Giáo án lớp 5 môn Tập đọc - Bài: Tranh Làng Hồ

Mỗi đất nước, mỗi dân tộc đều có những bản sắc văn hóa riêng. Bản săc văn hóa của dân tộc không chỉ thể hiện ở truyền thống và phong tục tập quán mà còn thể hiện ở những vật phẩm văn hóa. Bài tập đọc hôm nay, các em sẽ được tìm hiểu về một loại vật phẩm văn hóa đặc sắc đó là tranh nhân gian ở một làng thuộc tỉnh Bắc Ninh. Qua bài tranh làng Hồ của tác giả Nguyễn Tuân.

- Giáo viên ghi tên bài: Tranh làng Hồ.

- Giáo viên giới thiệu một số tranh làng Hồ hay gọi tên khác là tranh Đông Hồ.

3.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

Hoạt động 1: Luyện đọc

- Yêu cầu học sinh mở SGK/88

- Gọi 1 học sinh đọc toàn bài, cả lớp lắng nghe.

- Hỏi: Bài tập đọc này có thể chia làm mấy đoạn?

+ Đoạn 1: Từ ngày còn ít tuổi, , hóm hỉnh và vui tươi.

 

docx6 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 644 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Tập đọc - Bài: Tranh Làng Hồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Võ Thị Kim Ngân MSSV: DGT140430 Thứ hai, 19 tháng 03 năm 2018 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tuần: 27 MÔN: TẬP ĐỌC TRANH LÀNG HỒ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ khó trong bài. - Biết đọc diễn cảm bài tập đọc với giọng ca ngợi, tự hào. 2. Kĩ năng - Hiểu nghĩa từ trong bài tập đọc. - Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3. - Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hóa truyền thống đặc sắc. 3. Thái độ: - Biết quý trọng, giữ gìn những nét dẹp cổ truyền của văn hoa dân tộc. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Máy chiếu - Hình ảnh minh họa cho tranh làng Hồ 2. Học sinh: - Sách giáo khoa. III. CÁC HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Hội thổi cơm ti ở Đồng Văn bắt nguồn từ đâu? Câu 2: Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới. 3.1. Giới thiệu bài: Mỗi đất nước, mỗi dân tộc đều có những bản sắc văn hóa riêng. Bản săc văn hóa của dân tộc không chỉ thể hiện ở truyền thống và phong tục tập quán mà còn thể hiện ở những vật phẩm văn hóa. Bài tập đọc hôm nay, các em sẽ được tìm hiểu về một loại vật phẩm văn hóa đặc sắc đó là tranh nhân gian ở một làng thuộc tỉnh Bắc Ninh. Qua bài tranh làng Hồ của tác giả Nguyễn Tuân. - Giáo viên ghi tên bài: Tranh làng Hồ. - Giáo viên giới thiệu một số tranh làng Hồ hay gọi tên khác là tranh Đông Hồ. 3.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài Hoạt động 1: Luyện đọc - Yêu cầu học sinh mở SGK/88 - Gọi 1 học sinh đọc toàn bài, cả lớp lắng nghe. - Hỏi: Bài tập đọc này có thể chia làm mấy đoạn? + Đoạn 1: Từ ngày còn ít tuổi, , hóm hỉnh và vui tươi. + Đoạn 2: Phải yêu mến ca múa bên gà mái mẹ. + Đoạn 3: Đoạn còn lại. - Giáo viên cho học sinh đọc nối tiếp đoạn - Giáo viên cho học sinh tìm từ khó đọc. - Giáo viên ghi những từ dễ đọc sai lên bảng: thuần phác, khoáy âm dương, tranh lợn ráy, thâm thúy. - Giáo viên cho học sinh đọc lại từ khó - Hỏi: + Thuần phác có nghĩa là gì? ( GV giải thích nghĩa “thuần phác” có nghĩa là hiền lành, chất phác, mộc mạc) + Khoáy âm dương nghĩa là gì? ( GV giải thích nghĩa của từ “khoáy âm dương” khoáy vẽ trên hình con lợn trong tranh, có dạng hình tròn, giữa có nét cong như chữ S chia hình tròn thành hai mảng: sáng và tối) - Giáo viên cho học sinh xem hình khoáy âm dương. - Giáo viên đọc mẫu. - Giáo viên ghi các từ: tranh tố nữ, tranh lợn ráy, lĩnh, màu trắng điệp và yêu cầu học sinh giải thích nghĩa từ. + Đoạn 1, trong câu “từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ. Vậy, “tranh tố nữ” là gì? + Đoạn 2 có nhắc đến từ “tranh lợn ráy”. Vậy, “tranh lợn ráy là loại tranh như thế nào? + Đoạn 3, trong câu “Kĩ thuật tranh rất Việt Nam”. Vậy, từ lĩnh có nghĩa là gì? Ngoài ra còn có cụm từ màu trẵng điệp, vậy màu trắng điệp là màu như thế nào? - Giáo viên cho hoc sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài Tranh làng Hồ là loại tranh dân gian rất nổi tiếng, những nghệ nhân đã vẽ tranh dựa vào những hình ảnh rất bình dị, đời thường. Nó bình dị như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 1. - Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm. - Hỏi: + Kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam. àCác em quan sát lên màng hình, dây là các bức tranh vẽ lợn, gà chuột, ếch, cây dừa, tranh tố nữ. + Ngoài ra còn những tranh nào nữa? àGiáo viên chiếu tiếp các tranh khác. - Những nghệ sĩ dân gian làng Hồ tư bao đời nay đã kế tục và phát huy truyền thống của làng. Thiết tha yêu mến quê hương nên tranh của họ tạo ra luôn sống động, hóm hỉnh, tươi vui, đậm đà đến như thế. àNét riêng của tranh làng Hồ với các loại tranh khác không chỉ ở hình thù của tranh mà còn về chất liệu và kỷ thuật làm tranh. Để các em hiểu rõ hơn, cô mời 1 bạn đọc đoạn 3. - Hỏi: Em hãy cho biết kỹ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt? - Đọc thầm đoạn 2 và đoạn 3: Tìm những từ ngữ thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ. + Tranh lợn ráy có những khoáy âm dương rất có duyên. + Tranh vẽ đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ. + Kĩ thuật tranh làng Hồ đã đạt tới sự trang trí tinh tế. + Màu trắng điệp cúng là một sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc dân tộc trong hội họa, rất ưa nhìn. - Hỏi: Vì sao tác giả biết ơn những nghệ sĩ dân gian tranh làng Hồ? - Giáo viên nhận xét àYêu mến cuộc đời và quê hương, những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã tạo nên những bức tranh có nội dung rất sinh động, tươi vui. Kĩ thuật làm tranh làng Hồ đạt tới mức tinh tế. Các bưc tranh thể hiện đậm nét bản sắc văn hóa Việt Nam.Những người tạo nên những bức tranh đó xứng đáng với tên gọi trân trọng: Những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. - Hỏi: + Bài tập đọc muốn ca ngợi điều gì? + Là người Việt Nam, các em cần phải làm gì đối với nét đẹp cổ truyền của văn hóa dân tộc? - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. - Ý nghĩa, nội dung: Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn nhữngn ét đẹp cổ truyền của dan tộc Việt Nam. Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm -Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đoạn 1: “Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ. Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, long tôi thắm thía những nổi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình cho nhân dân. Họ đã đem vào cuộc sống một cách thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh vàn tươi vui.” - Các em theo dõi co đọc, phát hiện xem cô đã nhấn giọng ở những từ ngữ nào? Giọng đọc ra sao? (Giọng đọc vui tươi, thể hiện cảm xúc trân trọng) - Giáo viên gọi học sinh đọc diễn cảm - Giáo viên cho học sinh đọc diễn cảm theo nhóm đôi - Giáo viên cho học sinh thi đọc diễn cảm - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 4. Củng cố - Yêu cầu học sihn nhắc lại nội dung bài tập đọc. 5. Dặn dò: - Xem lại bài. - Chuẩn bị bài sau: “đất nước” - Nhận xét tiết học - Hội thổi cơm ti ở Đồng Văn bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ song Đáy xưa. - Khi tiếng trống hiệu vùa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh như sóc, thoăn thoăt leo lên bơn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm trên ngọn. có người leo lên, tụt xuống, lại leo lên, Khi mang đuợc nén hương xuống, người dự thi được phát ba que diêm để châm vào hương cho chấy thành ngọn lửa. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh nhắc lại tên bài. - Học sinh quan sát. - Học sinh mở SGK/88. - 1 học sinh đọc toàn bài, cả lớp lắng nghe. - Học sinh tự chia đoạn. - 3 học sinh đọc nối tiếp đoạn - Học sinh tìm từ - 3 học sinh đọc - thuần phác: chất phác, mộc mạc. - Khoáy âm dương: khoáy vẽ trên hình con lợn trong tranh, có dạng hình tròn, giữa có nét cong như chữ S chia hình tròn thành hai mảng: sáng và tối - Học sinh quan sát - Học sinh lắng nghe - Tranh tố nữ: tranh vẽ người con gái đẹp - Tranh lợn ráy: tranh vẽ con lơ j đứng bên bụi ráy (một thứ cây trồng ở nơi đất ẩm, gần giống cây khoai sọ, dùng làm thức ăn cho lợn) - Lĩnh: một thứ lụa đen bóng -Màu trắng điệp: màu trắng được lấy từ vỏ sò, vỏ điệp ở biển trộn với hồ loãng nấu bằng bột gạo nếp tạo thành. - 3 học sinh đọc nối tiếp đoạn - 1 học sinh đọc - Tranh vẽ lợn, gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh tố nữ. - Học sinh quan sát - Học sinh trả lời - hoc sinh lắng nghe - 1 học sinh đọc - Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm bếp, cói chiếu, lá tre mùa thu. Màu trắng làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp “nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn làm tang vẻ dẹp thâm thúy cho khuôn mặt”. - Học sinh đọc thầm và trả lời câu hỏi. - Vì những nghệ nhân làng Hồ đã vẽ những bức tranh rát đẹp, rát sinh động, bình dị, hóm hỉnh, tươi vui. - Vì họ đã đem vào tranh những cảnh vật càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và vui tươi. - Vì họ đã sáng tạo nên kĩ thuật vẽ tranh và pha màu tinh tế đặc sắc. - Học sinh suy nghĩ, trả lời. - Học sinh nhắc lại - Học sinh chú ý lắng nghe - 1 học sinh đọc - Học sinh đọc theo nhóm đôi - 2 – 4 học sinh GVHD NGƯỜI SOẠN NGÔ HOÀNG HẢI VÕ THỊ KIM NGÂN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTuan 27 Tranh lang Ho_12314735.docx