Giáo án Lớp Bốn - Tuần thứ 30

TẬP ĐỌC

DÒNG SÔNG MẶC ÁO

I. Mục tiêu

- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ trong bài với giọng vui, tình cảm.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc được đoạn thơ khoảng 8 dòng).

- Giáo dục học sinh yêu thích cảnh đẹp của quê hương đất nước.

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 118 SGK. Phiếu hoạt động nhóm, SGK,.

III. Các hoạt động dạy học

 * Khởi động

- Việc 1: HĐTQ tổ chức HS đọc bài Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất.

- Việc 2: Chia sẻ cảm xúc sau khi chơi.

- Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học.

 

doc27 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp Bốn - Tuần thứ 30, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việc 1: HĐTQ tổ chức trò chơi yêu thích. - Việc 2: Chia sẻ kết quả sau khi chơi. - Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học. A. Hoạt động thực hành - Việc 1: HS lấy vở luyện Toán, đọc đề và làm bài tập sau: Bài 1: Một vườn cây có số cây dứa nhiều hơn số cây cam là 170 cây. Tìm số cây của mỗi loại, biết rằng số cây dứa gấp 6 lần số cây cam. Bài 2 : Chu vi của hình chữ nhật là 48 cm,Tính diện tích của hình chữ nhật đó, biết rằng chiều rộng bằng 2/3 chiều dài. Bài 3 : Số thứ nhất hơn số thứ hai 51 đơn vị, nếu thêm vào số thứ nhất 18 đơn vị thì số thứ nhất gấp 4 lần số thứ hai. Tìm hai số đó. Bài 4 : Số thứ nhất bằng 2/ 5 số thứ hai, nếu giảm số thứ nhất 12 đơn vị thì số thứ hai hơn số thứ nhất 42 đơn vị. Tìm hai số đó. - Việc 2: Em đổi vở, nhận xét bài và thống nhất kết quả với bạn. - Việc 3: Chia sẻ đánh giá , bổ sung( nếu thiếu) kết quả giữa các nhóm. B. Hoạt động ứng dụng - Trao đổi với bố mẹ cách giải toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số. ----------------- š&› ------------- Thứ ba ngày 27 tháng 3 năm 2018 CHÍNH TẢ : (NHỚ- VIẾT) ĐƯỜNG ĐI SA PA I. Mục tiêu - Nhớ - viết đúng bài chính tả; biết trình bày đúng đoạn văn trích. - Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ (BT2) HS có thể làm thêm bài 3. - Giáo dục cho các em ý thức giữ vở sạch viết chữ đẹp. II. Đồ dùng dạy học - SGK, vở ô ly, VBT .... . III. Các hoạt động dạy học * Khởi động - Việc 1: HĐTQ tổ chức thi viết tiếng bắt đầu bằng bằng ch / tr hoặc vần êt/êch. - Việc 2: Chia sẻ kết quả sau khi chơi. - Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học. A. Hoạt động cơ bản 1. Tìm hiểu nội dung bài viết - Việc 1: HS lắng nghe bạn đọc bài viết ở SGK trang 102; 103. - Việc 2: Cùng nhau trả lời câu hỏi: Phong cảnh Sa Pa thay đổi như thế nào? ? Vì sao Sa Pa được gọi là món quà diệu kì của thiên nhiên? - Việc 3: Luyện viết từ ngữ sau : thoắt cái, lá vàng rơi,khoảnh khắc,mưa tuyết, hây hẩy, nồng nàn, hiếm quý, diệu kì. 2. Nhớ- viết - Việc 1: HS gấp SGK lại, tự nhớ bài để viết vào vở ô ly. - Việc 2: HS đổi vở soát lỗi và sửa lỗi cho nhau. - Việc 3: Học tập chữ viết đẹp của bạn. + GV đánh giá, nhận xét bài viết của học sinh. B. Hoạt động thực hành - Việc 1: HS đọc nội dung, thảo luận làm bài vào VBT. + Tìm những tiếng có nghĩa ứng với mỗi ô trống. +Tìm những tiếng ứng với mỗi ô trống: bắt đầu bằng r, d hay gi; v, d hay gi. - Việc 2: Trao đổi nắm cách viết đúng tiếng có âm dễ lẫn r/d/gi hoặc v/d/gi * Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm. Đáp án a) Tiếng bắt đầu bằng r, d hay gi: Hồ nước ngọt lớn nhất thế giới là hồ Thượng ở giữa Ca-na-đa và Mĩ. Nó rộng trên 80.000 ki-lô-mét vuông. Trung Quốc là nước có biên giới chung với nhiều nước nhất - 13 nước. Biên giới của nước này dài 23840 ki-lô-mét. b) Tiếng bắt đầu bằng v,d hay gi: -  Ở thư viện quốc gia Luân Đôn hiện nay còn lưu giữ một cuốn sách nặng hơn 100 ki-lô-gam. Cuốn sách có bìa làm bằng vàng và đá quý. Bên trong có 50 chữ cũng làm bằng vàng. - Gần ba phần tư Trái đất được biển bao phủ. Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất bao phủ gần nửa thế giới. C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà tìm và viết đúng tiếng bắt đầu âm đầu : lẫn r/d/gi hoặc v/d/gi ----------------- š&› ------------- TOÁN TỈ LỆ BẢN ĐỒ I. Mục tiêu - Bước đầu nhận biết được ý nghĩa và hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì?. - Rèn kỹ năng giải toán cho HS thông qua bài tập 1; 2, HS có thể làm thêm bài 3. - GDHS tính chính xác trong khi làm bài tập. II. Đồ dùng dạy học - SGK, vở ô ly, phiếu học nhóm..bản đồ Việt Nam, bản đồ thế giới... III. Các hoạt động dạy học * Khởi động - Việc 1: HĐTQ tổ chức trò chơi yêu thích. - Việc 2: Chia sẻ sau khi tham gia trò chơi. - Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học. A. Hoạt động cơ bản Giới thiệu tỉ lệ bản đồ - Việc 1: Cùng nhau quan sát bản đồ trong SGK trang 154, và thông tin trang 155 để nắm được tỉ lệ bản đồ. +HS hiểu: Ở góc phía dưới của một bản đồ có ghi Tỉ lệ 1: 10 000 000; Tỉ lệ đó gọi là tỉ lệ bản đồ. - Việc 2: Chia sẻ với bạn tỉ lệ bản đồ. B. Hoạt động thực hành - Việc 1: Đọc yêu cầu và làm bài tập 1;2. HS có thể làm thêm bài 3 SGK/ 155. Bài 1: Trên bản đồ tỉ lệ 1:1000, mỗi độ dài 1mm, 1cm, 1dm ứng với độ dài thật nào đã cho. + Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000, độ dài 1 mm ứng với độ dài thật là bao nhiêu? + Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000, độ dài 1 cm ứng với độ dài thật trên là bao nhiêu? + Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000, độ dài 1 m ứng với độ dài thật là bao nhiêu? + HS nêu cách về hiểu ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ. Trên bản đồ tỉ lệ 1: 1000 ta có: Độ dài 1mm ứng với độ dài thật là 1000mm Độ dài 1cm ứng với độ dài thật là 1000cm Độ dài 1dm ứng với độ dài thật là 1000dm Bài 2: Viết sô thích hợp vào chỗ chấm. + Gợi ý thêm chiều “ngược lại”: Cho biết tỉ lệ bản đồ, nêu độ dài thật, nêu độ dài thu nhỏ trên bản đồ. *Nêu còn thời gian chữa thêm bài 3. Bài 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S. + HS nêu đáp án và giải thích cách lựa chọn đáp án đó. - Việc 2: HS đổi vở, nhận xét bài và thống nhất kết quả với bạn cùng nhóm. - Việc 3: Chia sẻ đánh giá, bổ sung kết quả giữa các nhóm. C. Hoạt động ứng dụng - Dặn HS ôn lại cách xác định tỉ lệ bản đồ. ----------------- š&› ------------- KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN Đà NGHE, Đà ĐỌC I. Mục tiêu - Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về du lịch hay thám hiểm. - Hiểu được ND chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể và biết trao đổi về ND, ý nghĩa của câu chuyện (đoạn truyện). HSKG kể được câu chuyện ngoài SGK. - Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt. II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh họa câu chuyện ở SGK, SGK, ... III. Các hoạt động dạy học * Khởi động: - Việc 1: HĐTQ tổ chức cho các bạn thi kể câu chuyện yêu thích. - Việc 2: Chia sẻ kết quả sau khi chơi. - Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học. A. Hoạt động cơ bản Tìm hiểu đề bài. - Việc 1: Cùng nhau đọc đề bài và gợi ý 1; 2 ở SGK trang 117. -Việc 2: Trao đổi với bạn trong nhóm tìm hiểu đề bài xác định đúng yêu cầu bằng các từ trọng tâm: được nghe, được đọc, nói về du lịch hay thám hiểm. - Việc 3: HS giới thiệu tên câu chuyện của mình với bạn . + Bạn chọn kể câu chuyện gì? Bạn đã nghe kể chuyện đó từ ai, đã đọc truyện đó ở đâu? B. Hoạt động thực hành 1. Kể chuyện. - Việc 1: HS tập kể câu chuyện trong nhóm. * Lưu ý: Khi kể các em cần kể có đầu, có đuôi, biết kết hợp lời kể với động tác, điệu bộ, cử chỉ. - Việc 2: Mỗi nhóm cử một bạn thi kể câu chuyện trước lớp. - Việc 3: Bình chọn bạn kể chuyện hấp dẫn nhất. *Gợi ý: Kể câu chuyện ngoài sách giáo khoa sẽ được cộng điểm. Kể câu chuyện phải có đầu, có kết thúc kết truyện theo lối mở rộng. 2. Trao đổi ý nghĩa câu chuyện. - Việc 1: Đối thoại cùng các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. Liên hệ ý nghĩa mà câu chuyện muốn truyền tải đến mọi người . ? Câu chuyện giúp bạn hiểu ra điều gì? - Việc 2: Bình chọn bạn trả lời được nhiều câu hỏi nhất của các bạn trong lớp. C.Hoạt động ứng dụng - Em hãy kể lại chuyện cho bố mẹ hay người thân cùng nghe. ----------------- š&› ------------- KHOA HỌC NHU CẦU CHẤT KHOÁNG CỦA THỰC VẬT I. Mục tiêu - HS có khả năng biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về chất khoáng khác nhau. II. Đồ dùng dạy học GV: Tranh ảnh, cây thật, bao bì quảng cáo cho các loại phân bón. III. Hoạt động dạy học * Khởi động 1. Kiểm tra bài cũ: Thực vật có nhu cầu về nước như thế nào? Lấy ví dụ? 2. Bài mới: Giới thiệu bài và nêu mục tiêu bào học A. Hoạt động cơ bản * HĐ1: Tìm hiểu vai trò của các chất khoáng đối với đời sống thực vật - YC học sinh quan sát hình các cây cà chua trang 118 SGK và thảo luận các câu hỏi: + Các cây cà chua ở hình b, c, d thiếu các chất khoáng gì? Kết qủa ra sao? + Trong các cây cà chua: a, b, c, d cây nào phát triển tốt nhất? Hãy giải thích tại sao? điều đó giúp em rút ra kết luận gì? + Cây cà chua nào phát triển kém nhất, tới mức không ra hoa kết quả được? Tại sao? điều đó giúp em rút ra kết luận gì? - Làm việc theo nhóm. - Đại diện các nhóm trả lời. - HS nhóm khác và GV nhận xét, kết luận như SGK trang 195 * HĐ2. Tìm hiểu nhu cầu các chất khoáng của thực vật. - Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh theo mẫu trong SGVtrang196 - Học sinh làm việc cá nhân vào phiếu - Học sinh trả lời theo nội dung trong phiếu - Giáo viên nhận xét,bổ sung rút ra kết luận như SGV trang197 C. Hoạt động ứng dụng - Chia sẽ với người thân vai trò của chất khoảng và nhu cầu của chất khoảng của thực vật mà em đã được học ----------------- š&› ------------- Thứ tư ngày 28 tháng 3 năm 2018 TOÁN ỨNG DỤNG CỦA TỈ LỆ BẢN ĐỒ I. Mục tiêu - Bước đầu biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ. - Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập: 1,2; HS có thể làm thêm bài 3. - Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán. II. Đồ dùng dạy học - Phiếu hoạt động nhóm, SGK, vở ô ly. III. Các hoạt động dạy học * Khởi động - Việc 1: HĐTQ tổ chức trò chơi yêu thích. - Việc 2: Chia sẻ sau khi tham gia trò chơi. - Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học. A. Hoạt động cơ bản 1. Bài toán 1 Việc 1: HS đọc bài toán 1 SGK / 156, cùng bạn quan sát bản đồ Trường mầm non xã Thắng Lợi và trao đổi cách giải bài toán. ? Độ dài thu nhỏ trên bản đồ dài mấy cm? Bản đồ trường mầm non vẽ theo tỉ lệ nào? ? 1 cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu ? ? 2 cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu ? - Việc 2: Đọc bài giải ở SGK/156 để nắm cách làm. - Việc 3: Chia sẻ những điều em vừa tìm hiểu với bạn. 2. Bài toán 2 Việc 1: HS đọc bài toán 2 SGK / 156, cùng bạn trao đổi cách giải bài toán. + Độ dài thu nhỏ ở BT2 là 102mm, do đó đơn vị đo của độ dài thật phải cùng tên đvị đo độ dài thu nhỏ trên bản đồ là mm. - Việc 2: Chia sẻ những điều em vừa tìm hiểu với bạn. B. Hoạt động thực hành - Việc 1: HS trao đổi với nhau làm bài 1;2. Nếu xong có thể làm thêm bài 3 SGK/157. Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm. +Biết tỉ lệ bản dồ, độ dài thu nhỏ , muốn tính độ dài thật ta làm như thế nào ? Bài 2: Giải toán + Bản đồ vẽ theo tỉ lệ nào? Chiều dài phòng học thu nhỏ trên bản đồ là bao nhiêu? Giải Chiều dài thật của phòng học là: 4 x 200 = 800 (cm) 800cm = 8 m Bài 3: Giải toán + Bản đồ vẽ theo tỉ lệ nào? Muốn tính độ dài thật của quảng đường TP Hồ Chí Minh- Quy Nhơn ta làm như thế nào? Giải Quãng đường Thành phố Hồ Chí Minh - Quy Nhơn dài: 27 x 250000 = 67500000 (cm) 67500000 cm = 675km. Đáp số: 675km - Việc 2: HS đổi vở, nhận xét bài và thống nhất kết quả với bạn cùng nhóm. - Việc 3: Chia sẻ đánh giá, bổ sung kết quả giữa các nhóm. B. Hoạt động ứng dụng - HS về nhà xem dạng toán liên quan đến ứng dụng tỉ lệ bản đồ vừa học. ----------------- š&› ------------- LUYỆN TỪ VÀ CÂU MRVT : DU LỊCH - THÁM HIỂM I. Mục tiêu - Biết một số từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch và thám hiểm; bước đầu biết vận dụng vốn từ đã học theo chủ điểm để viết được đoạn văn nói về du lịch hay thám hiểm. - HS vận dụng kiến thức để làm các bài trong SGK. - Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt. II. Đồ dùng dạy học - SGK, phiếu hoạt động nhóm, vở LTVC. III. Các hoạt động dạy học * Khởi động - Việc 1: HĐTQ tổ chức trò chơi thi đặt câu khiến ( Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yểu cầu, đề nghị) - Việc 2: Chia sẻ kết quả sau khi chơi. - Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học. A. Hoạt động thực hành Việc 1: HS đọc yêu cầu, làm bài tập SGK /116, viết kết quả vào vở LTVC. Bài 1: Hoạt động nhóm đôi * Tìm những từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch. Đáp án a) Đồ dùng cần cho chuyến du lịch: va-li, cần câu, quần áo, áo tắm, dây leo núi, máy ảnh, mũ, giày, máy quay phim, thức ăn, đồ uống,... b) Phương tiện giao thông và những sự vật có liên quan đến giao thông: tàu thủy, tàu hỏa, ôtô, xe máy, máy bay, thuyền chèo tay, bến tàu, bến xe, ga xe lửa, ga hàng không, sân bay,... c) Tổ chức, nhân viên phục vụ: khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ, quán trọ, hướng dẫn viên, người bán hàng, người đầu bếp, người lái xe, lái tàu,... d) Địa điểm tham quan: phố cổ, bãi biển, vịnh đẹp, núi cao, hang động, chùa đền cổ, di tích lịch sử, quê hương của danh nhân, những công trình kiến trúc đặc sắc, danh lam thắng cảnh,... + Trao đổi thêm nghĩa của một số từ vừa tìm được. Bài 2: Hoạt động nhóm lớn Tìm những từ ngữ liên quan đến hoạt động thám hiểm. + Lưu ý HS tìm đúng từ ngữ liên quan đến hoạt động thám hiểm. Đáp án a) Đồ dùng cần cho cuộc thám hiểm: la bàn, lều trại, dây leo, thang dây, móc leo núi, quần áo lặn, bình hơi để lặn, đèn chiếu sáng, máy ảnh, máy quay phim,... b) Những khó khăn, nguy hiểm cần vượt qua: báo lũ, thú dữ, khí độc, hang sâu, dốc cao, biển sâu,... c) Những đức tính cần thiết của người thám hiểm: kiên trì, dũng cảm, cẩn thận, tỉ mỉ, bình tĩnh,... Bài 3: Viết một đoạn văn nói về hoạt động du lịch hay thám hiểm... + HS có thể lựa chọn nội dung viết về du lịch hay thám hiểm. - Việc 2: Chia sẻ kết quả, nhận xét và bổ sung cho nhau. * Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm. Bài viết tham khảo Trong dịp nghỉ hè vừa qua, em đã được tham gia một chuyến du lịch thật lí thú do gia đình tổ chức: ra thăm bãi biển Vũng Tàu. Trước khi đi, cả nhà đã xếp quần áo và đồ đạc vào va li một cách gọn gàng. Chiếc xe du lịch bảy chỗ ngồi do ba em thuê đã đậu sẵn trước cửa nhà vào lúc năm giờ sáng. Cả nhà lên xe và xe bắt đầu chuyển bánh. Ngồi trong xe, em thích ngắm cảnh làng mạc, đồng ruộng và phố xá hai bên đường. Đến mười giờ sáng thì xe đã tới Vũng Tàu. Cả nhà cùng ra bãi tắm rồi thay quần áo và xuống tắm. Bãi tắm rất đông người. Nhiều chiếc dù xanh đỏ cắm dài trên bãi cát. Mặt cát phẳng và mịn. Sóng biển bồng bềnh chạy từ xa tới rồi đổ ập vào bờ, tung bọt trắng xóa. Em sung sướng ngâm mình trong làn nước biển trong xanh và mặn. Thỉnh thoảng em cũng nhảy lên theo sóng. Tắm biển xong, cả nhà kéo vào nhà hàng ăn trưa rồi lại ra bãi biển ngồi nghỉ ngơi dưới bóng mát các cây dù. Gió biển thổi vào mát rượi. Nhìn ra ngoài biển xa nơi mênh mông bất tận chỉ có nắng sáng lóa trên đầu sóng. Có những con chim hải âu bay chập chờn, hẳn là chúng đang tìm cơ hội lao xuống bắt mồi. Một vài con tàu chạy ở ngoài xa như đang đi về phía những đám mây trắng lửng lơ cuối chân trời. Đến ba giờ chiều, xe lại chuyển bánh đưa gia đình em trở về nhà. Tới nhà, em thấy hơi mệt nhưng niềm vui của chuyến đi vẫn xốn xang trong lòng như những lớp sóng biển dập dờn không dứt. B. Hoạt động ứng dụng - HS về nhà hoàn chỉnh bài tập 3. ----------------- š&› ------------- Thứ năm ngày 29 tháng 3 năm 2018 TẬP ĐỌC DÒNG SÔNG MẶC ÁO I. Mục tiêu - Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ trong bài với giọng vui, tình cảm. - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc được đoạn thơ khoảng 8 dòng). - Giáo dục học sinh yêu thích cảnh đẹp của quê hương đất nước. II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 118 SGK. Phiếu hoạt động nhóm, SGK,... III. Các hoạt động dạy học * Khởi động - Việc 1: HĐTQ tổ chức HS đọc bài Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất. - Việc 2: Chia sẻ cảm xúc sau khi chơi. - Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học. A. Hoạt động cơ bản 1. Quan sát tranh, trải nghiệm. - Việc 1: Cá nhân xem tranh SGK trang 118. - Việc 2: Chia sẻ những gì em biết khi quan sát tranh vẽ với bạn. 2. Nghe bạn (hoặc giáo viên) đọc bài. - HS lắng nghe bạn (hoặc GV) đọc bài. Các bạn theo dõi, đọc thầm. 3. Luyện đọc. - Việc 1: HS tìm từ cảm thấy khó đọc trong bài và cùng nhau luyện đọc. Nghỉ hơi đúng, tự nhiên giữa các dòng thơ. - Việc 2: HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn trong bài.(Mỗi khổ thơ là một đoạn) * Lưu ý :Toàn bài đọc với giọng vui, tha thiết, thể hiện niềm vui, sự bất ngờ của tác giả khi phát hiện ra sự đổi sắc muôn màu của dòng sông quê hương. Nhấn giọng ở từ ngữ: điệu làm sao, thướt tha, thơ thẩn, hây hây ráng vàng, ngẩn ngơ, nở nhoà,.... - Việc 3: HS nhận xét, bổ sung cách đọc cho bạn. 4. Trả lời câu hỏi. - Việc 1: HS đọc bài, trả lời các câu hỏi trong SGK trang119 và trả lời thêm câu hỏi: ? Vì sao tác giả nói là dòng sông "điệu"? Tác giả nói dòng sông "điệu" vì nó cứ liên tục thay đổi màu sắc trong ngày, giống như con người đổi màu áo. ? Vì sao tác giả lại nói sông mặc áo lụa đào khi nắng lên, mặc áo xanh khi trưa đến? ? Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong ngày? Màu sắc của dòng sông thay đổi liên tục trong một ngày: buổi sáng sông mặc áo lụa đào, buổi trưa sông mặc áo xanh, chiều sông mặc áo màu vàng, tối áo của sông lấp lánh ánh trăng sao, khuya sông mặc áo đen, sáng ra sông mặc áo trắng màu hoa bưởi ? 8 dòng thơ đầu miêu tả gì ? 6 dòng thơ cuối cho em biết điều gì? + GDHS yêu cảnh đẹp quê hương và có ý thức giữ gìn vẻ đẹp đó. - Việc 2: Chia sẻ câu trả lời với bạn để bạn có ý kiến đánh giá, bổ sung ( nếu thiếu). B. Hoạt động thực hành: Đọc diễn cảm- Học thuộc lòng - Việc 1: HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm và học thuộc lòng từng khổ thơ. - Việc 2: Cử bạn thi đọc diễn cảm, thuộc lòng bài thơ trước lớp với nhóm bạn. - Việc 3: Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt. * Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm. C. Hoạt động ứng dụng - HS đọc thuộc bài và chuẩn bị bài “Ăng -co Vát” ----------------- š&› ------------- TOÁN ỨNG DỤNG CỦA TỈ LỆ BẢN ĐỒ ( TIẾP THEO) I. Mục tiêu - Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ. - HS vận dụng kiến thức đê làm bài 1;2 HS có thể làm thêm bài 3. - Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán. II. Đồ dùng dạy học - Phiếu hoạt động nhóm, SGK, vở ô ly. III. Các hoạt động dạy học * Khởi động - Việc 1: HĐTQ tổ chức trò chơi yêu thích. - Việc 2: Chia sẻ sau khi tham gia trò chơi. - Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học. A. Hoạt động cơ bản 1. Bài toán 1 Việc 1: HS đọc bài toán 1 SGK / 157, cùng bạn quan sát bản đồ khoảng cách giữa hai điểm trên sân trường và trao đổi cách giải bài toán. + Độ dài thật là bao nhiêu mét ? Trên bản đồ có tỉ lệ nào? Phải tính độ dài nào ? + Vì sao cần phải đổi đơn vị đo của độ dài thật ra xăng-ti-mét. - Việc 2: Chia sẻ những điều em vừa tìm hiểu với bạn. 2. Bài toán 2 Việc 1: HS đọc bài toán 2 SGK / 157, cùng bạn trao đổi cách giải bài toán. + Lưu ý đổi 41km = 41 000 000mm - Việc 2: Chia sẻ những điều em vừa tìm hiểu với bạn. B. Hoạt động thực hành - Việc 1: HS trao đổi với nhau làm bài 1;2. Nếu xong có thể làm thêm bài 3 SGK/158. Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm. +Tính độ dài thu nhỏ trên bản đồ theo độ dài thật và tỉ lệ bản đồ đã cho rồi viết kết quả vào ô trống tương ứng. Bài 2: Giải toán + Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Bài toán thuộc dạng toán gì đã học? + Độ dài thật là bao nhiêu km ? Trên bản đồ có tỉ lệ nào? Phải tính độ dài nào ? + Lưu ý HS đổi 12km = 1 200 000 cm Giải 12 km = 1200000 cm Quãng đường từ bản A đến bản B trên bản đồ dài: 1200000 : 100000 = 12 (cm) Đáp số: 12cm Bài 3: Giải toán + HS tính được độ dài thu nhỏ của chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật. - Việc 2: HS đổi vở, nhận xét bài và thống nhất kết quả với bạn cùng nhóm. - Việc 3: Chia sẻ đánh giá, bổ sung kết quả giữa các nhóm. Giải Ta có: 15m = 1500 cm; 10m = 1000cm Chiều dài của hình chữ nhật trên bản đồ là : 1500 : 500 = 3 (cm) Chiều rộng của hình chữ nhật trên bản đồ là: 1000 : 500 = 2 (cm) Đáp số: chiều dài: 3cm Chiều rộng: 2cm B. Hoạt động ứng dụng - HS về nhà xem dạng toán liên quan đến ứng dụng tỉ lệ bản đồ vừa học. ----------------- š&› ------------- TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP QUAN SÁT CON VẬT I. Mục tiêu - Nêu được nhận xét về cách quan sát và miêu tả con vật qua bài văn Đàn ngan mới nở (BT1,2); bước đầu biết cách quan sát một con vật để chọn lọc các chi tiết nổi bật về ngoại hình, hoạt động và tìm từ ngữ để miêu tả con vật đó (BT3,4). - Rèn kỹ năng dùng từ, đặt câu và viết một đoạn văn miêu tả con vật. - Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt từ đó thêm yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học - SGK, tranh ảnh về con vật. III. Các hoạt động dạy học * Khởi động - Việc 1: HĐTQ tổ chức các bạn trò chơi yêu thích. - Việc 2: Chia sẻ nội dung sau khi tham gia trò chơi. - Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học. A. Hoạt động thực hành Bài 1; 2 - Việc 1: HS đọc bài Đàn ngan con ở SGK trang 119 và 120. + Cùng nhau quan sát tranh ở SGK trang 120 , thảo luận nhóm theo câu hỏi: ? Để miêu tả đàn ngan, tác giả quan sát những bộ phận nào của chúng? ? Những câu văn nào miêu tả đàn ngan mà em cho là hay? + Lưu ý HS nêu được những từ ngữ, hình ảnh miêu tả trong bài văn. - Việc 2: HS chia sẻ kết quả với nhau để nắm cách quan sát, miêu tả con vật. Bài 3 - Việc 1: Nhóm trưởng HD các bạn quan sát tranh ảnh con chó hoặc con mèo, kiểm tra dàn ý miêu tả ngoại hình con mèo hoặc con chó đã chuẩn bị trước. - Việc 2: Viết lại kết quả quan sát các đặc điểm ngoại hình con vật vào vở. + Viết kết quả quan sát các đặc điểm ngoại hình của con mèo hoặc con chó(bộ lông, cái đầu, hai tai, đôi mắt, bộ ria, bốn cái chân, cái đuôi). + Lưu ý: HS quan sát đặc điểm ngoại hình của con vật chú ý phát hiện ra đặc điểm phân biệt khác con chó hay con mèo khác. -Việc 3: HS đọc đoạn văn miêu tả các đặc điểm ngoại hình của con vật dựa vào kết quả quan sát. Bài 4 - Việc 1: HS đọc yêu cầu, kiểm tra dàn ý miêu tả hoạt động thường xuyên của con mèo hoặc con chó của các bạn đã chuẩn bị trước. -Việc 2: Viết lại kết quả quan sát các hoạt động thường xuyên của con vật vào vở. + Lưu ý HS tìm ra nét hoạt động thường xuyên của con mèo hoặc con chó và chú ý phát hiện ra đặc điểm phân biệt khác con chó hay con mèo khác. -Việc 3: HS đọc đoạn văn miêu tả các hoạt động thường xuyên của con vật dựa vào kết quả quan sát. * Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm. B. Hoạt động ứng dụng - HS quan sát các bộ phận của con vật mình yêu thích để chuẩn bị bài sau ----------------- š&› ------------- KHOA HỌC NHU CẦU KHÔNG KHÍ CỦA THỰC VẬT I. Mục tiêu - HS có khả năng biết mỗi loài thực vật, mối giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về không khí khác nhau. II. Đồ dùng dạy học - Tranh ảnh,phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học * Khởi động 1.KTBC: Thực vật có nhu cầu về chất khoáng như thế nào? Lấy ví dụ. 2. Bài mới: Giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học A. Hoạt động cơ bản * HĐ1: Tìm hiểu về sự trao đổi khí của thực vật trong quá trình quanh hợp và hô hấp - Làm việc theo nhóm đôi. + Yêu cầu học sinh quan sát hình 1, 2 trang 120, 121 SGK và thảo luận các câu hỏi. ? Trong quang hợp thực vật hút khí gì và thải ra khí gì? ? Trong hô hấp thực vật hút khí gì và thải ra khí gì? ? Quá trình quang hợp xảy ra khi nào? ? Quá trình hô hấp xảy ra khi nào? ? Điều gì xảy ra với thực vật nếu một trong 2 quá trình trên ngừng hoạt động? + Đại diện các nhóm trình bày từng câu của nhóm mình + Nhóm khác nhận xét, giáo viên chốt lại (như SGV trang 199). * HĐ2: Tìm hiểu một số ứng dụng thực tế về nhu cầu không khí của thực vật. - Giáo viên nêu vấn đề: Theo em thực vật ăn gì để sống? Nhờ đâu thực vật thực hiện được điều kì diệu đó? - Yêu cầu học sinh đọc phần kênh chữ trong SGK để trả lời - Giáo viên nhận xét bổ sung (Như SGV trang 199) C. Hoạt động ứng dụng - Chĩa sẽ với người thân về nhu cầu không khí của thực vật trong mỗi thời kì phát triển khác nhau. ----------------- š&› ------------- ĐỊA LÍ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG I. Mục tiêu - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Nẵng. - Chỉ được thành phố Đà Nẵng trên bản đồ. - KT mở rộng: HS biết các loại đường giao thông từ TP Đà Nẵng đi tới các tỉnh khác. II. Đồ dùng dạy học - Bản đồ tự nhiên Việt nam, III. Hoạt động dạy học * Khởi động 1. KT bài cũ: Nêu một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Huế 2. Dạy Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp. A. Hoạt động cơ bản 1. HĐ1: ĐàNẵng - thành phố cảng - Yêu cầu HS quan sát lược đồ và TLCH. + Đà Nẵng nằm cạnh con sông nào và ở phía nào của đèo Hải Vân? Đà Nẵng có những cảng nào? (Đà Nẵng nằm ở phía nam đèo Hải Vân, bên sông Hàn, . . .) + ở Đà Nẵng có những loại phương tiện giao thông nào? (tàu biển, tàu sông, ô tô, tàu hỏa, máy bay) - YC học sinh thảo luận theo nhóm đôi trả lời các câu hỏi trên. - Đại diện học sinh nêu ý kiến của mình, giáo viên chốt lại SGV trang 117. KL: Đà nẵng là đầu mối giao thông. . . . . . đường không. 2 HS nhắc lại 2. HĐ2: Đà Nẵng - trung tâm công nghiệp - Học sinh dựa vào bảng thống kê tên các mặt hàng chuyên chở bằng đường biển ở Đà Nẵng để trả lời câu hỏi trong SGK. - Học sinh thảo luận theo nhóm đôi và trình bày kết quả thảo luận trước lớp. - Các nhóm trình bày kết quả làm việc. - Học sinh khác nhận xét, giáo viên bổ sung SGV trang 118. 3. HĐ3: Đà Nẵng - địa điểm du lịch - Giáo viên - YC học sinh đọc phần kênh chữ trong SGK và quan sát hình 1 và cho biết những đia điểm nào của Đà nẵng thu hút đựơc nhiều khách du lịch? Giải thích lý do vì sao Đà Năng thu hút được nhiều khách du lịch? (do Đà Nẵng nằm trên bờ biển có nhiều cảnh đẹp, có nhiều bãi tắm thuận lợi cho du khách nghỉ ngơi, . . . có bảo tàng Chăm) - 1 số học sinh trả lời. - Học sinh khác nhận xét, giáo viên bổ sung nh SGV trang 118. KL: Đà Nẵng là một điểm du lịch hấp dẫn, có hệ thống bãi tắm đẹp, có danh lam thắng cảnh đẹp. (2 HS nhắc lại) C. Hoạt động ứng dụng - Chia sẽ với

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuần 30.doc
Tài liệu liên quan