Giáo án mầm non lớp mầm - Kế hoạch giáo dục tháng 3/2018

1. Ổn định tổ chức: (2 -3 phút).

 Chào mừng các bé đến với lễ hội mùa xuân.

- Mở đầu lễ hội xin mời các bé cùng tham gia vũ điệu mùa xuân. Cô cùng trẻ vận động theo bài hát " Hoa lá mùa xuân"

- Đến với lễ hội mùa xuân Ban Tổ Chức mời chúng ta cùng tham quan phòng tranh hoa mùa xuân xin mời các bé cùng tham quan phòng tranh hoa mùa xuân.

(Cho trẻ quan sát, thảo luận tranh các loại hoa)

2.Phương pháp và hình thức tổ chức:(22-24 phút).

* Hoạt động 1: Quan sát và đàm thoại:

- Tìm hiểu bức tranh hoa đào?

+ Bạn nào có nhận xét về những bức tranh hoa đào?

+ Con có nhận xét gì về cánh hoa đào? Làm như nào để vẽ thành cánh hoa?

+ Ngoài hoa, nụ ra trên cành hoa đào còn gì?

+ Tác giả đã tô màu như thế nào để làm nổi bật nét đặc trưng của hoa đào?

+ Ai có ý kiến gì về bố cục bức tranh vẽ hoa đào?

+ Phương Bắc đào hồng tươi vây phương Nam có hoa gì đặc trưng trong ngày tết?

+ Bạn nào có nhận xét gì về bức tranh vẽ hoa mai?

 

docx51 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1924 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Kế hoạch giáo dục tháng 3/2018, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài : “Tổ ấm gia đình”. -6 cái ghế thể dục cao 30cm. 1. Ổn định tổ chức: ( 2 - 3 phút) - Giới thiệu hội thi: Bé khỏe bé ngoan 2. Phương pháp, hình thức tổ chức: (20-24 phút) * Hoạt động 1:Khởi động: - Cô cho trẻ đi vòng tròn và kết hợp đi các kiểu chân về đội hình 4 hàng dọc-chuyển 4 hàng ngang. * Hoạt động 2:Trọng động: BTPTC: +Tay:(3 lần x 4 nhịp ), + Chân: (3 lần x4 nhịp ), +Bụng: (2lần x4 nhịp) , + Bật: (2 lần x 4 nhịp) + VĐCB :Trèo lên xuống ghế. - Cô làm mẫu lần 1 (không phân tích) - Cô làm mẫu lần 2:Phân tích kĩ năng . - Một tay cô vịn thành ghế,1 tay cô tì vào cạnh ghế.Sau đó cô bước 1 chân lên ghế, chân còn lại cô đưa qua ghế và chạm đất, cô tiếp tục đưa chân trên ghế xuống đất và đi về cuối hàng. - Cô mời 2 trẻ khá lên tập trước cho cả lớp cùng quan sát và cô nhận xét. - Trẻ lần lượt thực hành 2-3 lần ( Cô sửa sai cho trẻ.) - Cô hỏi lại trẻ tên bài tập cơ bản, 1 trẻ khá lên tập lại . + TCVĐ: “Truyền bóng qua đầu và qua chân” - Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi. và cho trẻ cùng chơi + Cách chơi:Cô cho trẻ đứng thành 2 hàng, khi có hiệu lệnh các con truyền bóng cho nhau qua đầu cho bạn.Khi đến bạn cuối thì các con bắt đầu lại chuyền qua chân cho bạn. + Luật chơi:Nếu hang nào chuyền nhanh và không làm rơi bóng thì tổ đó thắng cuộc. - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần. Cô nhận xét trẻ chơi. - Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi. và cho trẻ cùng chơi. Cô nhận xét trẻ chơi. * Hoạt động 3- Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh lớp theo bài “Tổ ấm gia đình”.. 3. Kết thúc: (2 – 3 phút) - Cô nhận xét tiết học. Lưu ý Chỉnh sửa năm Hoạt động Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Thứ6, ngày 9/3/2018 HĐH- LQVT: Đo độ dài của mộtđối tượng bằng một đơn vị đo. 1. Kiến thức: - Trẻ biết cách đo chiều dài của một đối tượng bằng một đơn vị đo theo sự hướng dẫn của cô, trẻ biết nhận xét kết quả. -Nhận biết mục đích của phép đo là biểu diễn độ dài của 1 đối tượng qua độ dài của 1 vật chọn làm đơn vị. 2.Kỹ năng: - Phát triển tư duy so sánh tổng hợp, chú ý có chủ định, sử dụng đúng thuật ngữ toán học. - Tập đo độ dài của đối tượng bằng 1 đơn vị đo, làm quen với thao tác đó. 3. Thái độ: - Hứng thú khi học bài. -Trẻ biết cất đồ dùng đúng nơi quy định 1. Đồ dùng của cô - Thước đo, băng giấy dài 20cm, thẻ số từ1-5 2. Đồ dùng của trẻ: - Thước đo, băng giấy nhỏ hơn của cô, thẻ số từ 1-5, bút lông. 1. Ổn định tổ chức: (2-3 phút) - Cho trẻ hát “mùng 8-3” , trò chuyện về bài hát + Các con vừa hát bài hát gì? + Bài hát nói về điều gì? - Cô giáo dục trẻ. 2. Phương pháp, hình thức tổ chức: (22-24 )phút *Hoạt động 1: Ôn kiến thức cũ - Cô cho trẻ chơi trò chơi: “ Thi ai bật xa”cô nói cách chơi, mỗi lần chơi cô mời 2 bạn, các bạn đứng sát vạch chuẩn. Khi có hiệu lệnh của cô thì các bạn bật mạnh về phía trước, cô kiểm tra kết quả bằng cách mời 1 bạn lên đếm xem các bạn đã bật nhaỷ qua được bao nhiêu ô vuông cô đã vẽ trên tấm thảm. Bạn nào bật qua được nhiều ô vuông là thắng cuộc - Cô cho trẻ chơi 3-4 lần ( Cô động viên trẻ). *Hoạt động 2: Đo độ dài của một đối tượng bằng một đơn vị đo.( Trọng tâm) + Cô làm mẫu cho trẻ quan sát + Các con hãy nhận xét băng giấy này như thế nào? Dài hay ngắn? Muốn biết băng giấy dài bao nhiêu bây giờ các con hãy cùng quan sát xem cô đo và kết quả như thế nào nhé. Vừa đo cô vừa nói cách đo. - Đặt đầu thước trùng với đầu của băng giấy, dùng bút chì đánh dấu vào điểm cuối sau đó nhấc thước đo và đặt đầu thước đo vào nơi đánh dấu. Cứ lần lượt đo đến khi hết, sau khi đo xong dùng thẻ số gắn để xác định kết quả đo - Cô cho 1 trẻ lên thực hiện lại thao tác đo cho cả lớp xem và cho trẻ nhắc lại cách đo, dùng thẻ số gắn để xác định kết quả đo. + Trẻ thực hiện: - Chia trẻ thành 3 nhóm, cô phát cho mỗi trẻ 1 băng giấy, yêu cầu trẻ đo và gắn thẻ số + Băng giấy dài bằng bao nhiêu lần thước đo? - Cô bao quát và sửa sai cho trẻ * Củng cố: - Cho trẻ thực hành đo chiều dài của một số đồ vật trong lớp - Cô bao quát và hướng dẫn trẻ đo và nhận xét kết quả của trẻ - Cô hỏi trẻ xác định kết quả chính xác. *Hoạt động 3: Luyện tập - TC: Thi xem tổ nào nhanh + Cách chơi: Cô tặng các con rất nhiều quà và muốn lấy được những món quà đó các con sẽ cùng đo khoảng cách từ vạch xuất phát đến giỏ quà là mấy bàn chân bằng cách các con đi nối bàn chân .Khi bạn đi lấy quà các con ở phía sau sẽ đếm to số bàn chân mà bạn bước khi đi.Mỗi bạn lên sẽ nhận lấy 1 phần quà mang về cho đội của mình, nếu bạn nào đi không đúng thì phần quà không được tính, trong cùng một thời gian nếu đội nào lấy được nhiều quà thì đội đó giành chiến thắng - Cô cho trẻ chơi và sau khi trẻ nhận quà xong hỏi trẻ đã đo được mấy bàn chân và đo như thế nào. 3.Kết thúc :(2- 3) phút - Cô nhận xét giờ học và khen trẻ Lưu ý Chỉnh sửa năm KẾ HOẠCH NGÀY TUẦN 2: Giáo viên thực hiện ............................................. Hoạt động Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Thứ 2, ngày 12/3/2018 HĐH- TH Vẽ những bông hoa .( Đề tài) 1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết và vẽ những bông hoa hoa đào, hoa mai, hoa cúc....và biết vẽ tạo thành những bông hoa đẹp, với hình dáng và màu sắc khác nhau 2.Kỹ năng: - Kỹ năng cầm bút vẽ các đường nét cong, nét xiên, nét thẳng bố cục bức tranh hợp lí và biết tô màu  phù hợp.. - Trẻ rèn kỹ năng cơ bản và ý tưởng riêng biệt của mình để tạo thành bức tranh 3. Thái độ: - Trẻ yêu quý các con vật sống trong rừng - Yêu qúy sản phẩm làm ra. 1.Đồ dùng của cô: - 3 bức tranh vẽ các loại hoa hồng, hoa mai,cúc, đào.. - Hình ảnh về các vườn hoa. - Giấy vẽ bút mầu -Nhạc “ Hoa lá mùa xuân”, “màu hoa”, " Mùa xuân đến rồi". 2.Đồ dùng của trẻ: - Vở tạo hình ,bút mầu 1. Ổn định tổ chức: (2 -3 phút).  Chào mừng các bé đến với lễ hội mùa xuân. - Mở đầu lễ hội xin mời các bé cùng tham gia vũ điệu mùa xuân. Cô cùng trẻ vận động theo bài hát " Hoa lá mùa xuân" - Đến với lễ hội mùa xuân Ban Tổ Chức mời chúng ta cùng tham quan phòng tranh hoa mùa xuân xin mời các bé cùng tham quan phòng tranh hoa mùa xuân. (Cho trẻ quan sát, thảo luận tranh các loại hoa) 2.Phương pháp và hình thức tổ chức:(22-24 phút). * Hoạt động 1: Quan sát và đàm thoại: - Tìm hiểu bức tranh hoa đào? + Bạn nào có nhận xét về những bức tranh hoa đào? + Con có nhận xét gì về cánh hoa đào? Làm như nào để vẽ thành cánh hoa? + Ngoài hoa, nụ ra trên cành hoa đào còn gì? + Tác giả đã tô màu như thế nào để làm nổi bật nét đặc trưng của hoa đào? + Ai có ý kiến gì về bố cục bức tranh vẽ hoa đào? + Phương Bắc đào hồng tươi vây phương Nam có hoa gì đặc trưng trong ngày tết? + Bạn nào có nhận xét gì về bức tranh vẽ hoa mai? + Có gì khác với hoa đào? + Khi vẽ hoa mai chú ý điều gì? + Ngoài bức tranh hoa đào hoa mai ra chúng mình còn bức tranh vẽ hoa già nữa? - Tìm hiểutranh vẽ hoa Cúc? + Khi vẽ hoa cúc có điều gì đặc biệt khác với cách vẽ các loại hoa khác? + Các cánh của hoa cúc thì sao? + Lá hoa như thế nào? + Các bạn ơi trong những bức tranh này có một bức tranh vẽ về một loại hoa mà đặc trưng cho Đất nước Việt Nam của chúng ta vậy bạn nào giỏi đoán xem đó là hoa gì? - Bức tranh vẽ hoa gì? - Vẽ như thế nào? - Tương tự giới thiệu tranh hoa hồng. => Tất cả những bức tranh trên tuy bố cục có khác nhau, nhưng tất cả đêu thể hiện ý tưởng về hoa mùa xuân rất là đẹp. - Đến với Lễ hội mùa xuân hôm nay Ban tổ chức có tổ chức hội thi “Bé khéo tay” để chúng mình hãy dùng những đôi bàn tay xinh đẹp và khéo léo của mình vẽ lên những bông hoa mùa xuân thật rực rỡ chúng mình có đồng ý với cô không nào? - Cô trao đổi về ý định của trẻ: + Con sẽ vẽ những loài hoa gì của mùa xuân? + Con vẽ như thế nào? + Để bức tranh sinh động và đẹp sau khi vẽ con làm gì? tô màu gì? * Hoạt động 2: Trẻ thực hiện:( Trọng tâm) - Cô quan sát, khuyến khích trẻ yếu hoàn thiện sản phẩm. - Cô nhắc trẻ chú ý kỹ năng vẽ, kĩ năng tô màu,chọn màu,bố cục bức tranh sao cho hơp lí.,...... * Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm: -Cô cho trẻ đem tranh về góc nghệ thuật. - Cá nhân trẻ tự nhận xét. - Cô tóm tắt, nhận xét chung các sản phẩm, động viên nhắc nhở những bài chưa hoàn thiện giờ sau cần cố gắng hơn.. - Vân động bài “Màu hoa” 3. Kết thúc :2-3 phút. - Cô nhận xét giờ học. Lưu ý Chỉnh sửa hằng năm Hoạt động Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Thứ 3, ngày 13/3/2018 HĐH-KP - Tìm hiểu về lễ hội làng chu quyến 1. Kiến thức: - Dạy trẻ nhận biết và tìm hiểu đặc điểm của từng lễ hội , truyền thống ở làng Chu Quyến: như lễ đấu vật, bơi chải, hát giao duyên, rước nước. , nói lên đặc điểm riêng của chúng. 2. Kỹ năng: - Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, So sánh tổng hợp ghi nhớ. - Diễn đạt thành câu. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết nền văn hoá của lễ hội . 1.Đồ dùng của cô và trẻ:  Băng hình và tranh ảnh về một số hình ảnh về lễ hội . 1. Ổn định tổ chức: (2-3 phút) - Cô đọc câu đố: Mùa gì cho lá xanh cây Cho bé thêm tuổi má hây hây hồng? Là mùa gì? - Vào mùa xuân trên đất nước Việt Nam chúng mình thường tổ chức những lễ hội gì? - Đặc biệt ở địa phương chúng mình nhân dân thường tổ chức những lễ hội gì? Vào ngày nào hàng năm? 2.Phương pháp và hình thức tổ chức: (22-24 phút). ( Trọng tâm) * Hoạt động 1: Trò chuyện về lễ hội - Cho trẻ về 4 nhóm thảo luận về các tranh về lễ hội - Gọi trẻ nêu ý kiến hiểu biết của mình  * Cho trẻ xem những hình ảnh về lễ hội l - Trò chuyện về những hình ảnh đó ,nói lên một vài đặc điểm và công dụng ? * Cô giới thiệu về nghi lễ - rước nước: - Hỏi trẻ đây là hình ảnh gì ? mọi người đang làm gì ?( Cô lần lượt cho trẻ xem slide mọi người làm nghi lễ trong lễ hội.) - Mọi người đã thể hiện NTN? Mặc trang phục NTN?... Mọi người lấy nước để làm gì? - Cô khái quát: - Đây là lễ hội lớn của làng Chu Quyến với khá nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật và tín ngưỡng tâm linh và cứ ngày 15 tháng riêng hàng năm dân làng tổ chức lễ hội và mọi người lấy nước ở sông hồng để tắm cho phật. - Trong lễ hội mọi người mặc trang phục nghiêm trang, đi theo hàng để làm nghi lễ, không chen lấn nhau, thể hiện sự tôn nghiêm trong ngày hội. * Cô giới thiệu về slide những trò chơi : Hỏi trẻ hình ảnh gì ?nhữngtrò chơi gì?... -Trò chơi dân gian như hát quan họ, giao lưu đối đáp, đấu võ, đấu vật, bơi chải, thi cờ người). + Đặt câu hỏi cho trẻ nóivề các trò chơi. - Giáo dục trẻ biết yêu những phong tục của quê hương, đất nước. Hoạt động 2: - So sánh sự giống và khác nhau giữa các trò chơi trong lễ hội. - Giống nhau: Là những trò chơi được tổ chức trong lễ hội truyền thống của địa phương,làm vui trong ngày lễ hội, đều được tổ chức vào mùa xuân. - Khác nhau: + Trò chơi đấu vật: Mỗi lần chơi có 2 người + Trò chơi bơi chải: Được tổ chức nhiều người. * Hoạt động 3: Luyện tập Trò chơi: Chèo thuyền - Cô giới thiệu cách chơi, tổ chức cho trẻ chơi. - Động viên trẻ chơi. - Cho trẻ vận động bàimùa xuân đến rồi. 3.Kết thúc:2 -3 phút - Cô nhận xét khen trẻ Lưu ý Chỉnh sửa hằng năm Hoạt động Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Thứ 4 ngày 14/03/2018 HĐH - LQVH - Thơ: Hoa kết trái 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên tác giả, tác phẩm, hiểu được nội dung bài thơ. -Trẻ thuộc thơ. 2.Kỹ năng: - kỹ năng đọc thơ diễn cảm, theo đúng vần điệu, nhịp điệu,ngắt nghỉ đúng câu, . - Phát triển ngôn ngữ. Biết trả lời câu hỏi. 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú đọc thơ. Đồ dùng của cô và trẻ: - Tranh Thơ: Hoa kết trái. 1. Ổn định tổ chức: (2 -3 phút) - Cho trẻ hát bài: Em yêu cây xanh. 2.Phương pháp và hình thức tổ chức: (22-24 phút). *HĐ1: Dạy trẻ đọc thơ( Trọng tâm) Cô đọc lần 1: giới thiệu tên tác phẩm, tác giả. - Cô đọc lần 2: có tranh minh hoạ cô giới thiệu nội dung bài thơ.:hoa đào nở tức là tết sấp đến rồi đấy. - Cô đọc lần 3: đàm thoại tác phẩm tác giả nội dung bài thơ. - Cô đọc bài thơ gì? nhà thơ nào sáng tác? - Bài thơ nói về những loại hoa gì ? - Những loại hoa được miêu tả màu sắc NTN? - Tác giả đã nhắn nhủ các bạn nhỏ NTN? - Giáo dục trẻ không ngắt hoa bẻ cành * Dạy cho trẻ đọc thơ theo cô. - Cô cho trẻ đọc dưới nhiều hình thức: cả lớp,tổ, nhóm cá nhân, cho trẻ thi đua đọc.( Cô sửa sai) - Cô mời 1 trẻ khá đọc lại bài thơ một lần , hỏi tên bài thơ,tên tác giả? *HĐ2: Cô ngâm thơ cho trẻ nghe. 3. Kết thúc: (2-3 phút). Cho trẻ vận động nhịp nhàng theo nhạc bài hát:Màu hoa. Lưu ý Chỉnh sửa hằng năm Hoạt động Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Thứ 5, Ngày15/03/2018 HĐH – PTTC VĐCB:Bò chui qua cổng TCVĐ: Mưa to mưa nhỏ 1. Kiến thức:. - Trẻ biết tên bài tập vận động cơ bản. - Trẻ biết bò chui qua cổng. 2.Kỹ năng: - Rèn sự khéo léo, kỹ năng phối hợp tay, chân các bộ phận, giác quan. 3. Thái độ: Trẻ có ý thức bảo vệ ,rèn luyện sức khoẻ . - Hứng thú tập luyện 1.Đồ dùng của cô và trẻ: -Đàn ghi bài hát: “cho tôi đi làm mưa, tập rửa mặt” - 2 cổng chui. 1. Ổn định tổ chức ( 2 – 3 phút): - Giới thiệu hội thi: Bé khỏe bé khéo 2. Phương pháp, hình thức tổ chức: ( 22 – 24 phút) *Hoạt động 1: Khởi động: - Cô cho trẻ đi vòng tròn và kết hợp đi các kiểu chân về đội hình 4 hàng dọc chuyển hàng ngang. * Hoạt động 2:Trọng động: BTPTC: ( Trọng tâm) +Tay:(6 lần x 4 nhịp ), +Bụng: (4lần x4 nhịp) + Chân: (6 lần x4 nhịp ), + Bật: (4 lần x 4 nhịp) + VĐCB:  - Bò chui qua cổng - Cô làm mẫu lần 1:(không phân tích) - Cô làm mẫu lần 2:Phân tích kĩ năng . - Chuẩn bị vào vạch xuất phát, cúi người xuống , hai bàn tay đặt trước vạch, mũi bàn tay hướng về phía trước , cẳng chân đặt sát sàn .Khi có hiệu lệnh “Bò” mắt cô nhìn về phía trước và bò tiến lên phối hợp tay nọ chân kia khi đến cổng cô khéo léo bò chui qua cỏng và không chạm cổng sau đó cô đứng dậy và đi về cuối hàng. - Cô mời 2 trẻ khá lên tập trước cho cả lớp cùng quan sát và nhận xét. - Trẻ lần lượt thực hành nối tiếp nhau ( Cô sửa sai cho trẻ.) - Cô cho 2 tổ thi đua và nhận xét , động viên, khen trẻ. - Cô hỏi lại trẻ tên bài tập cơ bản, 1 trẻ khá lên tập lại . + Trò chơi : “ “Mưa to mưa nhỏ” khi cô nói mưa to thì trẻ chạy thật nhanh và che tay lên đầu, khi cô nói mưa nhỏ trẻ đi chậm và bỏ tay xuống. Khi cô nói trời tạnh trẻ đứng im *Hoạt động 3:- Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh lớp theo bài“ cho tôi đi làm mưa với”. .3.Kết thúc ( 2-3 phút ): - Cô nhận xét giờ học. Lưu ý Chỉnh sửa năm Hoạt động Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Thứ 6 ngày 23/02/2018 HĐH - LQVT Dạy trẻ thêm bớt, phân chia nhóm đồ vật có số lượng 5 làm 2 phần. Số 5 (Tiết 3) 1. Kiến thức - Trẻ nhận biết cách thêm bớt chia nhóm có số lượng 5 ra làm 2 phần. - Trẻ biết số 5 là số lẻ, có 2 cách chia. 2. Kỹ năng - Trẻ biết cách chia 5 đối tượng ra làm 2 phần bằng các cách chia khác nhau: 1- 4, 2 - 3. - Trẻ có kỹ năng diễn đạt kết quả sau mỗi lần chia. 3. Thái độ - Trẻ hứng thú học tập. - Hợp tác với các bạn trong nhóm để hoàn thành bài tập, TC. 1. ĐD của cô - 5 hoa cúc, 5 hoa hồng, thẻ số từ 1 đến 5. -Đàn nhạc,Xắc xô 2.Đồ dùng của trẻ - Đồ dùng giống của cô kích thước nhỏ hơn. - 3 bức tranh vẽ một số nhóm hoa, mỗi nhóm có số lượng là 5. - Sỏi mỗi trẻ 5 viên. 1.Ổn định tổ chức ( 2 – 3 phút) Hát bài: “ Gà trống,mèo con và cún con ” trò chuyện về BH. 2. Phương pháp, hình thức tổ chức: ( 22 – 24 phút) HĐ1: Luyện tập nhận biết nhóm đồ vật có số lượng 5. - Cho trẻ quan sát góc học tập, đếm và thêm bớt trong phạm vi 5. HĐ2: Dạy trẻ phân chia 5 đối tượng thành 2 phần ( Trọng tâm) - Trẻ lấy rổ về chỗ ngồi, kiểm tra trong rổ có gì? - Cô chia mẫu 5 bông hoa hồnglàm 2 phần (1-4 và 2-3 ) trẻ đoán cách chia của cô . - Trẻ chia - cô đoán và trẻ diễn đạt cách chia của mình. - Trẻ sử dụng đồ dùng của mình để chia tự do . + Con chia thành mấy phần ? + Mỗi phần có số lượng là mấy ? - Trẻ chia theo yêu cầu của cô. - Cô củng cố cách chia bằng cách cặp thẻ số. - Trẻ đặt thẻ số vào mỗi phần chia HĐ3. Luyện tập:* TC1- Tách nhóm bạn. + Yêu cầu về nhóm và đếm số bạn trong nhóm. + Cách chơi: Từ 5 bạn trong nhóm thực hiện tách thành hai nhóm nhỏ, một nhóm trong hình vuông, một nhóm ngoài hình vuông. Trẻ vừa đi vòng quanh vừa đọc bài vè tách gộp. + Lần 1: Tách thành hai nhóm 2 và 3. + Lần 2: Tách thành hai nhóm 1 và 4 - Cô kiểm tra kết quả sau mỗi lần chơi. - Trò chơi 2: Tập tầm vông + Cho trẻ lắc nhẹ hộp quà và đoán có gì? ( sỏi) + Trẻ mở quà, cầm sỏi trên tay và đếm. + Cách chơi: Từ 5 viên sỏi các bạn tách cho cô thành hai phần nhưng không phải tách bằng mắt mà bằng tay. Lần lượt cho trẻ tách theo nhóm 2 : 3; 1 : 4. * TC3: - Cô giới thiệu cách chơi. - Chia làm 3 đội thi đua khoanh tròn chia các nhóm con vật có số lượng là 5 thành 2 phần bằng các cách chia khác nhau. - Cô nhận xét. - Hôm nay cô con mình cùng chia mấy đối tượng thành 2 phần? - Có mấy cách chia tất cả? 3. Kết thúc: ( 2 – 3 phút) -Cô nhận xét giờ học. Hát bài :Màu hoa Lưu ý Chỉnh sửa năm KẾ HOẠCH NGÀY TUẦN 3: Giáo viên thực hiện ............................................. Hoạt động Mục đích – yêucầu Chuẩn bị Cách tiến hành Thứ 2,Ngày 19/3/2018 HĐH- TH: - Vẽ quần áo mùa hè (ĐT) 1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết 1 số loại quần áo mùa hè và biết vẽ tạo thành những bộ quần áo và tô màu đẹp. 2.Kỹ năng: - Kỹ năng vẽ các nét cơ bản tạo thành hình quần áo, váy... - Bố cục bức tranh đẹp. - Cảm nhận thẩm mỹ. 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú học bài - Yêu quý, giữ gìn sản phẩm làm ra. 1. Đồ dùng của cô: - Một số quần áo ,váy ,mũ mùa hè - tranh vẽ quần áo váy mùa hè 2. Đồ dùng của trẻ: -Vở vẽ,bút mầu. 1. ổn định tổ chức: (2-3 phút). - Hát bài “Mùa hè đến”. Trò chuyện về nội dung bài hát. 2.Phương pháp và hỡnh thức tổ chức:22-24 phút. * Hoạt động 1: Quan sát và Đàm thoại - Trẻ quan sát và trò chuyện về một số áo,quần ,váy thật.. + Cô đưa tranh vẽ quần áo mùa hè ra hỏi trẻ. + Bức tranh này cô có những gì? (Quần ỏo mựa hố) + Chiếc quần cú màu gỡ? Quần cú chõn ntn? + Áo cú màu gỡ? Tay ỏo ntn? + Để có những chiếc quần áo này cô đã làm như thế nào? + Cụ dựng những màu gỡ để tô? + Bức tranh này được làm nên từ chất liệu gì?.... Cô hỏi ý tưởng của trẻ vẽ quần hay áo? vẽ NTN?.... * Hoạt động 2: Trẻ thực hiện: ( Trọng tâm) Cô bao quát , hướng dẫn trẻ . Chú ý kỹ năng vẽ, bố cục bức tranh * Hoạt động 3:Nhận xét sản phẩm: - Trưng bày về góc nghệ thuật . - Cá nhân trẻ tự giới thiệu. - Cô tóm tắt, động viên và nhắc nhở trẻ chưa hoàn thành sản phẩm giờ sau tiếp tục. 3.Kết thúc: 1-2 phút - Vận động bài “Mùa hè đến” Lưu ý Chỉnh sửa hằng năm Hoạt động Mục đích – yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Thứ3 20/03/18 HĐH- KP: -Trò chuyện về mùa hè. 1. Kiến thức: - Trẻ biết những dấu hiệu đặc trưng nổi bật của mùa hè: Trời nắng nóng, hay có mưa rào, sấm sét. - Biết những thói quen sinh hoạt của con người trong mùa hè: mặc quần áo mỏng mát, lăng tắm rửa sạch sẽ. 2.Kỹ năng: - Phân biệt mùa hè với các mùa khác trong năm. - Phát triển kĩ năng quan sát, so sánh - Biết diến đạt ý của mình cho người khác hiểu, trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc. 3. Thái độ: - Yêu thích mùa hè. - Biết giữ gìn vệ sinh trong mùa hè. - Chăm tắm gội, giữ thân thể và quần áo sạch sẽ, khi đi nắng phải đội nón mũ 1. Đồ dùng của cô và trẻ: - Tranh về mùa hè và các hoạt động của con người trong mùa hè. 2. Đồ dùng của trẻ. - Lô tô các loại đồ dùng trang phục mùa hè. Mùa đông. 1. Ổn định tổ chức: (2-3 phút) - Hát bài: Mùa hè đến. Và trò chuyện về bài hát. - Mời 3-4 trẻ lên kể chuyện về ấn tượng về mùa hè mà trẻ đã được trải qua: Trẻ đi tắm biển, được nghỉ học và về quê chơi ông bà nội ngoại, được ăn kem và hoa quả mát. 2.Phương pháp và hỡnh thức tổ chức: 22-24 phút. * Hoạt động 1: Trẻ biết những dấu hiệu đặc trưng nổi bật của mùa hè: Trời nắng nóng, hay có mưa rào, sấm sét. ( Trọng tâm) - Cho trẻ xem lần lượt tranh về mùa hè: thời tiết (nắng, mưa rào, cây cối xanh tốt, có nhiều hoa quả, con vật có nhiều ong bướm ve sầu, chim hót, con người mặc quần áo mỏng, áo ngắn tay) hay tắm gội. Và đàm thoại về nội dung các bức tranh. - Trũ chuyện về bức tranh. - Đây là mùa gỡ? - Bầu trời và thời tiết như thế nào? - Cây cối, cảnh vật như thế nào? - Ông mắt trời như thế nào? - Cô nhấn mạnh cho trẻ biết về đặc điểm rừ nột của mựa hố. - Cất tranh và đàm thoại lại. - Giáo dục trẻ yêu thích mùa hè, giữ gìn vệ sinh quần áo và cơ thể, chăm tắm giặt, thay quần áo, đi nắng phải đội mũ nón, không ăn nhiều kem, ăn nhiều hoa quả mát, không đùa nghịch nhiều. * Hoạt động 2: Mở rộng: Cho trẻ xem tranh ảnh về các mùa trong năm như màu đông, mùa xuân, mùa thu... * Hoạt động 3: - Trò chơi: Lựa chọn trang phục mùa hè của bé. - Chia lớp làm 2 đội, thi đua chọn trang phục áo quần dép cho mùa hè để dán lên bảng của đội mình. - Xem tranh các hoạt động của con người trong mùa hè, đi tắm biển chăm sóc cây cối, ăn hoa quả, trang phục - Hỏi lại trẻ các hình ảnh vừa được xem. 3.Kết thúc: 2-3 phút. - Vận động theo bài “Mùa hè đến”. Lưu ý Chỉnh sửa hằng năm Hoạt động Mục đích – yêu cầu Chuẩn bị Cách tến hành Thứ 4, 21/3/2018 HĐ - AN Dạy hát: “Sau mưa” TG “ Nguyễn Văn Chung” Nội dung kết hợp: Nghe hát: “Cùng múa hát mừng xuân” Trò chơi: “Vận động theo tiết tấu nhanh chậm 1. Kiến thức: - Trẻ nhớ tờn bài hỏt: Sau mưa TG : Nguyễn Văn Chung - Trẻ hiểu nội dung bài hát: sau mưa cây cối trở lên tươi tốt có sự sống. - Trẻ biết chơi trò chơi. 2.Kỹ năng: - Trẻ có kỹ năng nghe và hát đúng nhịp, đúng giai điệu. - Biết lắng nghe cô hát, nghe chọn vẹn BH. - Trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng. - Chơi TC đúng luật. 3. Thái độ: - Giỏo dục trẻ tình yêu thiên nhiên, không đi dưới trời mưa trời nắng 1. Đồ dùng của cô: - Đàn ghi âm các bài hát: Sau mưa” “Cùng múa hát mừng xuân”. 2. Đồ dùng của trẻ: - Dụng cụ âm nhạc 1. Ổn định tổ chức: (2-3 phút). - Hỏi trẻ thời tiết hôm qua như thế nào? - Trũ chuyện với trẻ về trời mưa - Có một bài hát rất hay về cảnh trời mưa các bé cùng lắng nghe cô hát nhé. 2.Phương phaprs và hỡnh thức tổ chức: 22-24 phút. * Hoạt động 1: Dạy hát: Sau mưa” TG “ Nguyễn Văn Chung ( Trọng tâm) -Ht mẫu: Cô hát lần1: Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả? - Cô hát lần 2: Tóm tắt nội dung bài hát: sau mưa cây cối trở lên tươi tốt có sự sống. - Cô hát lần 3: Đàm thoại nội dung: + Sau mưa núi trở nên ntn? + Sau khi trời mưa cây cối có gì thay đổi? + Em bé thương ai làm vất vả giữa trời mưa? - Giáo dục trẻ tình yêu thiên nhiên, không đi dưới trời mưa trời nắng + Dạy trẻ hát: - Day trẻ hát dưới nhiều hình thức: tổ,nhóm,cá nhân. - Cô bao quát sửa sai cho trẻ * Hoạt động 2: Trò chơi: “Vận động theo tiết tấu nhanh chậm” + Trò chơi: “ Vận động theo tiết tấu nhanh chậm” - Trẻ đi vòng tròn và lắng nghe tiết tấu trong đàn, tiết tấu nhanh thì chạy nhanh , tiết tấu chậm thì chạy chậm, tiết tấu dừng thì trẻ dừng. - Cho trẻ chơi 2 – 3 lần. * Hoạt động 3: Nghe hát : “Cùng múa hát mừng xuân”, tác giả Hoàng Hà. cô hát cho trẻ nghe 2- 3 lần, tóm tắt nội dung bài, mời trẻ vận động nhịp nhàng theo bài cùng cô. 3.Kết thúc: (2 -3 phút ). - Cô nhận xét giờ học Lưu ý Chỉnh sửa hằng năm Hoạt động Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Thứ5, ngày22/03/2018 HĐH - PTTC Ném xa bằng 1 tay kết hợp chạy nhanh 10m 1.Kiến thức - Trẻ biết tên bài tập vận động cơ bản . - Trẻ biết ném xa bằng 1 tay kết hợp chạy nhanh 10m . 2 .Kỹ năng -Rèn sự khéo léo,kỹ năng phối hợp tay,chân các bộ phận ,giác quan. 3.Thái độ -Trẻ có ý thức bảo vệ sức khỏe. -Hứng thú tập luyện. 1. Đồ dùng của cô và trẻ - Đàn nhạc - Sân bãi sạch sẽ. -10 túi cát. 1. Ổn định tổ chức: (2-3 phút) - Giới thiệu hội thi bé khỏe, bé khéo 2. Phương pháp, hình thức tổ chức: (22-24 phút) * Hoạt động 1: + Khởi động: + Khởi động:- Cho trẻ đi vòng tròn theo nhạc bài “Cả nhà thương nhau”, kết hợp đi các kiểu chân, rồi về vị trí 3 hàng dọc ( Theo hiệu lệnh xắc xô) * Hoạt động 2: Trọng động: Chuyển đội hình 6 hàng ngang. a. Tập BTPTC: + Tay : Hai tay đưa lên cao, sang ngang. ( 6lần 4 nhịp) + Bụng: Đứng cúi người về phía trước. .(4 lần4 nhịp) + Chân: Hai tay đưa sang ngang, về phía trước, khuỵu gối. 6lx4n + Bật : Bật chụm, tách chân. ( 4 lần 4 nhịp) b. VĐCB: Ném xa bằng 1 tay kết hợp chạy nhanh 10m - Trẻ về đội hình 2 hàng ngang đối diện nhau. Cô làm mẫu. + Lần 1: không phân tích + Lần 2: phân tích kỹ năng. -TTCB: Cô đứng chân trước chân sau,tay cùng phía chân sau cầm túi cát đưa ra trước lăng nhẹ ra sau lấy đà và ném mạnh về phía trước , sau đó cô chạy nhanh 10m về đích và đi nhẹ nhàng về cuối hàng . + Cho trẻ thực hiện bài tập. - Mời 2 trẻ lên tập trước, cô và cả lớp nhận xét. - Cho lần lượt 2 trẻ của 2 tổ lên tập. - Cô quan sát sửa sai cho trẻ. - Hai tổ thi đua. Cô nhận xét. - Hỏi lại trẻ tên bài tập vận động, mời 2 trẻ khá lên tập lại bài tập * Hoạt động 3.- Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh lớp 3.Kết thúc: (2-3 phút). - Cô nhận xét giờ học và chuyển hoạt động. Lưu ý Chỉnh sửa năm Hoạt động Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Thứ 6 ngày 23/03/2018 HĐH- LQVT - Sắp xếp theo quy tắc 2-2 1.Kiến thức: - Trẻ biết sắp xếp 2 đối tượng theo quy tắc 2– 2. 2.Kỹ năng: - Trẻ có kỹ năng xếp các đối tượng theo quy tắc 1 - 2 và 1 - 1. - Có kỹ năng chơi trò chơi. -Ghi nhớ,So sánh,phân biệt, diễn đạt kết quả. 3. Thái độ: - Hăng hái hoạt động tích cực. 1.Đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxKe hoach thuc hien thang 3_12296025.docx
Tài liệu liên quan