Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Hoạt động học: Kỹ năng sống - Đề tài: Nói được một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình

I. Mục đích - yêu cầu

- Trẻ biết về sự tích chú cuội và lễ hội đêm trung thu ( Rước đèn, phá cỗ.). Biết chơi trò chơi.

- Rèn kỹ năng quan sát, tập trung, chú ý.

- Yêu thích thiên nhiên, biết cách chơi an toàn.

II. Chuẩn bị

- Địa điểm quan sát sạch sẽ, mát mẻ.

- Đồ dùng, đồ chơi để tổ chức trò chơi cho trẻ.

III. Tiến hành thực hiện

 

docx18 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 3381 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Hoạt động học: Kỹ năng sống - Đề tài: Nói được một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Giới thiệu về bản thân chính là giới thiệu để cho mọi người biết mình là ai, tên gì, sống ở đâu đấy các bạn ạ. HĐ 2: Phát triển bài * Bé nói một số thông tin về bản thân (12-15 phút) Cô sẽ cho các con xem 1 đoạn video, các con chú ý xem các bạn đã giới thiệu về bản thân như nào nhé! - Cô cho trẻ  xem video “Giới thiệu về bản thân ” * Đàm thoại: - Trong video các con vừa xem có mấy bạn? - Các bạn trong video tên là gì? - Các bạn ấy nói mình mấy tuổi? Học ở trường nào ? Giới tính là gì ? - Bố mẹ bạn làm công việc gì? - Gia đình bạn sống ở đâu, có những ai ? Khi chúng ta đến lớp thì các bạn phải giới thiệu về bản thân mình để cho cô và các bạn trong lớp cùng biết cháu là ai, tên gì và sống ở đâu nhé ! - Cô cho trẻ thực hành : Nói 1 số thông tin quan trọng về bản thân *Trò chơi: « Bé nhanh trí » - Cô giới thiệu tên  trò chơi, cách chơi, luật chơi: Cô mời lần lượt từng bạn giới thiệu thông tin về bản thân. - Cô tổ chức cho trẻ chơi - Cô và trẻ cùng nhận xét HĐ3: Kết thúc - Cô cho trẻ hát bài : Trường chúng cháu là trường mầm non. - Cả lớp hát - Giới thiệu bản thân - Tuyệt vời - Là “tôi” - Trẻ lắng nghe - Trẻ chú ý quan sát - Trẻ đếm và trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - 4-5 Trẻ - Trẻ biết cách chơi và luật chơi - Trẻ hứng thú chơi - Trẻ hát và đi ra ngoài Hoạt Động Ngoài Trời HĐCCĐ: Quan sát chiếc đèn ông sao TCVĐ: Kéo co Chơi tự do: Vòng, bóng, phấn I. Mục đích yêu cầu. - Trẻ được đi dạo chơi, quan sát chiếc đèn ông sao. Biết chơi trò chơi. - Phát triển trí nhớ và ngôn ngữ cho trẻ. Chơi trò chơi đúng luật. - Trẻ có ý thức trong giờ học. II. Chuẩn bị; - Bài hát: Rước đèn dưới ánh trăng - Bóng nhựa; vòng - Phấn, đồ dùng góc chơi III. Tiến hành thực hiện. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ HĐ 1: Giới thiệu bài. - Cô cùng trẻ đi dạo chơi, hít thở không khí trong lành. Trò chuyện về thời tiết trong ngày. HĐ 2: Phát triển bài. *) HĐCCĐ: Quan sát chiếc đèn ông sao - Cô cùng trẻ hát bài: “Rước đèn dưới ánh trăng” đi dạo và đến bên chiếc đèn ông sao. Cô hỏi trẻ: - Chúng mình có biết sắp đến ngày gì không? + Tết trung thu có những gì ? + Chúng mình đã nhìn thấy đèn ông sao chưa ? - Trò chuyện về đèn ông sao + Đèn có hình gì ? + Có những màu gì? - Được làm từ những vật liệu gì không? - Được trang trí như thế nào? Bên trong đèn có gì? - Ngoài chiếc đèn ông sao thì chúng mình còn biết những loại đèn gì để rước đêm trung thu nũa không? -> Cô khái quát lại-> gd trẻ biết chơi an toàn trong đêm trung thu. *) TCVĐ: Kéo co +Cô giới thiệu cách chơi: - Cô chia trẻ thành 2 đội, mỗi đội 5-6 Trẻ đứng thành 2 hàng đối diện nhau. Mỗi đội sẽ cầm 2 bên đầu dây thừng có dây đỏ buộc ở giữa. Khi có hiệu lệnh kéo 2 đội sẽ cố gắng kéo dây về phía mình. Đội nào kéo dk dây đỏ về bên nhanh hơn sẽ là đội thắng cuộc - Trẻ chơi *) Chơi tự do. - Cô gợi ý cho trẻ chơi với phấn, vòng, bóng đồ dùng góc chơi Đồ chơi ngoài trời Theo ý thích của trẻ - Cô quan sát trẻ chơi an toàn 3. Hoạt động 3: Kết thúc. Cô nhận xét chung ->GD trẻ và cho trẻ đi vệ sinh, rửa tay. - Trẻ đi dạo và trò chuyện cùng cô. -Trẻ trả lời theo gợi ý của cô. - 5- 6 trẻ trả lời (Tết trung thu) - Chú cuội, chị hằng, đèn ông sao.. - 2- 3 trẻ trả lời - Hình ngôi sao - 3- 4 trẻ trả lời( Tre, gỗ..) - Trẻ trả lời - Đèn lồng - Cả lớp lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Lớp lắng nghe cô phổ biến cách chơi -Trẻ chơi theo hướng dẫn. - Trẻ chơi theo gợi ý của cô ở các góc chơi. - Trẻ đi rửa tay Hoạt động chiều Hướng dẫn trẻ chơi hoạt động góc (Góc phân vai, góc xây dựng, góc nghệ thuật) I. Mục đích, yêu cầu - Trẻ biết tên và cách sử dụng đồ chơi trong góc phân vai, góc xây dựng, góc nghệ thuật; Biết nhận vai chơi, biết nhiệm vụ vai chơi của mình và của bạn - Thể hiện được thao tác của vai chơi phù hợp, phối hợp hành động chơi trong nhóm, tạo ra được sản phẩm theo yêu cầu của vai chơi. - Hòa đồng với bạn bè trong nhóm chơi, chơi đoàn kết II. Chuẩn bị - Đồ dùng đồ chơi đầy đủ ở các góc phân vai, góc xây dựng III. Tiến hành thực hiện - Cho trẻ thực hiện * Nêu gương, cắm cờ, phát phiếu bé ngoan - Cô nhận xét chung các hoạt động trong ngày của trẻ. - Cô gợi ý trẻ nhận xét về mình và các bạn trong lớp(Bạn nào ngoan bạn nào chưa ngoan vì sao) - Cô nhận xét những trẻ đã đạt được và những trẻ chưa đạt được; Cô động viên, khuyến khích trẻ chưa đạt. - Cho từng trẻ cắm cờ vào ống; Cho trẻ đếm số cờ của từng tổ xem tổ nào được nhiều cờ hơn. - Phát phiếu bé ngoan. *GD:Trẻ chăm ngoan học giỏi và đi học đều Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày : + Sĩ số: + Tình trạng sức khỏe của trẻ: + Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: Kiến thức, kĩ năng của trẻ : ******************************************************* Thứ 3 ngày 26 tháng 9 năm 2017 Hoạt động học : Làm Quyen Với Toán Đề Tài: Nhận biết, phân biệt sự giống và khác nhau giữa các hình: (tròn và hình tam giác, hình vuông và chữ nhật. I. Mục đích, yêu cầu - Trẻ nhận biết tên gọi, đặc điểm nổi bật của các hình: hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật. Phân biệt sự giống và khác nhau giữa các hình - Rèn phát triển tư duy cho trẻ, rèn kĩ năng quan sát ghi nhớ - Trẻ yêu thích môn học, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi II. Chuẩn bị - Hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật cho cô và trẻ - Rổ con, một túi vải III. Tiến hành thực hiện Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ HĐ1. Giới thiệu bài - Cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài “Cái mũi” - Trò chuyện về bài hát và chủ đề HĐ2. Phát triển bài - Nghe tin lớp mình các bạn học rất ngoan và giỏi nên bạn Búp Bê đã gửi tặng lớp mình một món quà đấy, cô mời một bạn nên cùng khám phá món quà với cô nào - Cô và trẻ cùng mở hộp quà - Cô đưa hình tròn ra, hỏi bạn đã gửi tới chúng mình món quà đó là hình gì đây? + Ai có nhận xét gì về hình tròn? + Hình tròn có lăn được không? - Cô lăn hình tròn lên sàn cho trẻ quan sát - Cô đưa tam giác ra hỏi trẻ + Cô còn có hình gì nữa đây?(Cô gọi nhiều cá nhân trẻ trả lời) + Hình tam giác có đặc điểm gì? Mầu gì, có cạnh không? Có mấy cạnh? (Cho trẻ đếm số cạnh của hình) + Hình tam giác có lăn được không? - Cô đưa hình vuông ra hỏi trẻ + Cô còn có hình gì nữa đây? (Cô gọi nhiều cá nhân trẻ trả lời) + Hình vuông có đặc điểm gì? Mầu gì, có cạnh không? Có mấy cạnh? (Cô cho trẻ đếm số cạnh của hình) + Hình vuông có lăn được không? - Cô đưa hình chữ nhật ra hỏi trẻ + Cô còn có hình gì nữa đây? (Cô gọi nhiều cá nhân trẻ trả lời) + Hình chữ nhật có đặc điểm gì? Mầu gì, có cạnh không? Có mấy cạnh? (Cô cho trẻ đếm số cạnh của hình) + Hình chữ nhật có lăn được không? *So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các hình - Khác nhau: + Hình tròn lăn được còn hình vuông, chữ nhật, tam giác không lăn được +Hình tròn có đường bao cong còn các hình tam giác, chữ nhật và hình vuông có đường bao thẳng + Hình tam giác có 3 cạnh còn hình vuông và chữ nhật có 4 cạnh - Giống nhau: - Hình tam giác, chữ nhật và hình vuông có đường bao thẳng - Hình vuông và chữ nhật có 4 cạnh * Trẻ thực hiện + Cháu tìm cho cô hình tròn để ra phía trước! + Tìm nhanh hình tam giác và đọc to! + Để hình tròn ở phía bên phải, hình tam giác ở phía bên trái! - Cô cho trẻ sờ vào đường bao của các hình và lăn chúng trên sàn và hỏi trẻ hình nào lăn được hình nào không lăn được - Cô cho trẻ nhận xét hình lăn được là hình gì? Vì sao? Hình không lăn được là hình gì? Vì sao? - Tiếp tục lần lượt yêu cầu trẻ xếp các hình còn lại ra theo yêu cầu và cho trẻ nhận xét về đặc điểm - Cô khái quát lại *Liên hệ thực tế - Cô cho trẻ tìm trong lớp học những đồ vật đồ chơi có dạng hình tròn, hình tam giác (Vòng đeo tay, bánh xe ô tô; mái nhà, cờ đuôi nheo, cánh buồm....) Trò chơi: Chiếc túi kì lạ - Cách chơi: Trẻ lên cho tay vào túi sờ vào hình và nói tên hình đã cầm, đặc điểm của hình, sau đó mới đưa ra cho cả lớp cùng kiểm tra HĐ3. Kết thúc - Cho trẻ đọc bài thơ '' Lời chào'' - Trẻ hát và vận động - Trẻ trò chuyện cùng cô - - Trẻ lên khám phá món quà cùng cô - Trẻ trả lời: Là hình tròn - Trẻ trả lời: Hình tròn mầu đỏ, không có cạnh - Trẻ trả lời: Hình tròn lăn được - Nhiều cá nhân trẻ trả lời - Trẻ trả lời: Hình tam giác - Trẻ trả lời: Hình tam giác mầu xanh,có 3 cạnh - Trẻ trả lời: Không lăn được - Trẻ trả lời: Hình vuông - Trẻ trả lời: Hình vuông vàng, có 4 cạnh - Trẻ trả lời: Không lăn được - Trẻ trả lời: Hình chữ nhật - Trẻ trả lời: Hình chữ nhật có màu hồng,có 4 cạnh - Trẻ trả lời: Không lăn được - Trẻ so sánh theo hiểu biết dưới sự gợi ý của giáo viên - Trẻ tìm theo yêu cầu của cô và gọi đúng tên hình - Trẻ tìm theo yêu cầu của cô - 2- 3 trẻ nhận xét - Trẻ tìm trong lớp - Từng trẻ lên chơi - Trẻ đọc thơ và ra chơi Hoạt Động Ngoài Trời HĐCCĐ: Trò chuyện về rước đèn đêm trung thu. TCVĐ: Mèo đuổi chuột. Chơi tự do: Vòng, bóng, phấn I. Mục đích - yêu cầu - Trẻ biết về sự tích chú cuội và lễ hội đêm trung thu ( Rước đèn, phá cỗ..). Biết chơi trò chơi. - Rèn kỹ năng quan sát, tập trung, chú ý. - Yêu thích thiên nhiên, biết cách chơi an toàn. II. Chuẩn bị - Địa điểm quan sát sạch sẽ, mát mẻ. - Đồ dùng, đồ chơi để tổ chức trò chơi cho trẻ. III. Tiến hành thực hiện Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ HĐ1. Giới thiệu bài - Cô cho trẻ hát cùng cô bài ‘’Chiếc đèn ông sao” và xếp hàng đi ra sân. HĐ2. Phát triển bài *Quan sát thời tiết mùa thu - Cô cho trẻ đi dạo 1 vòng xung quanh sân trường. Cô hỏi trẻ: + Thời tiết hôm nay như thế nào?( Trời nắng hay trời mưa?) + Hãy nhìn ngắm xem phía trước mặt các bạn có gì? + Vậy chúng mình có biết mùa nào mới xuất hiện đèn ông sao không? + Tết Trung thu vào ngày tháng nào trong năm? + Đêm trung thu có những gì? + Trong đêm trung thu các bạn được làm gì? + Khi đi rước đèn các bạn phải đi như thế nào? - GD trẻ yêu thích thiên nhiên và chơi an toàn - Cô cho trẻ hát bài ‘’Ánh trăng hòa bình’’. *) Trò chơi “Mèo đuổi chuột.” - Cô nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi, luật chơi - Cô tổ chức cho trẻ chơi, cô động viên trẻ *) Chơi tự do - Trẻ chơi cô động viên khuyến khích trẻ. HĐ3. Kết thúc - Cho trẻ Đọc thơ ‘’Trăng ơi từ đâu đến’ và vào lớp - Trẻ hát và xếp hàng ra sân - Trẻ đi dạo vòng quanh sân trường và quan sát thời tiết. - Trẻ trả lời: Mát mẻ, dễ chịu.Trời nắng - Trẻ trả lời: Chiếc đèn ông sao - Mùa thu - 15/8 - Trăng,Chú cuội, chị hằng, bánh trung thu - Đi rước đèn, văn nghệ, phá cỗ) - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ hát - và nắm được cách chơi, luật chơi - Trẻ chơi cùng cô - Trẻ chơi tự do theo ý thớch - Trẻ đọc thơ và vào lớp Hoạt động chiều Bé Tìm Hiểu về lễ hội mùa thu. - Cho trẻ hát bài hát: “Cháu đi mẫu giáo”. - Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề lớp học của bé. - Cô giới thiệu về mùa thu - Cô trò chuyện với trẻ thời tiết mùa thu như thế nào - Mùa thu có lễ hội: Rước đèn trung thu.. Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày : + Sĩ số: + Tình trạng sức khỏe của trẻ: + Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: Kiến thức, kĩ năng của trẻ : ***************************************************** Thứ 4 ngày 27 tháng 9 năm 2017 Hoạt động học : Thể Dục Kĩ Năng Đề tài: - Đi khụy gối - TCVĐ: Chuyền bóng I. Mục đích - yêu cầu - Trẻ biết đi khụy gối hơi khom người, đầu gối hơi khụy xuống. Biết vung tay để giữ thăng bằng. - Rèn luyện và phát triển cơ chân, phối hợp sức mạnh của toàn thân, phát triển khả năng di chuyển cho trẻ - Trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt động, có ý thức tổ chức trong giờ học, có tinh thần phối hợp với bạn của mình để hoàn thành bài tập II. Chuẩn bị - Xắc xô, bóng nhựa, rổ đựng bóng - Bài hát trong chủ điểm, bài thơ ‘’Tâm sự của cái mũi’’ - Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng - Vòng thể dục đủ cho cô và trẻ. III. Tiến hành thực hiện Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ HĐ1. Khởi động - Cô cho trẻ đọc bài thơ : Nhớ ơn + Chúng mình vừa đọc bài thơ gì? + Bài thơ nói về cái gì ? + Để cảm ơn công lao của cha mẹ thì chúng mình phải làm gì? - Cho trẻ hát bài ‘’Cả nhà thương nhau’’ thực hiện các kiểu đi, chạy về 2 hàng ngang tập bài tập phát triển chung. HĐ2. Trọng động a. Bài tập phát triển chung (Tập kết hợp với quả bông ) - Tay 2: Đưa ra trước lên cao (3 lần 4 nhịp) - Chân 2: Đứng 1 chân đưa ra trước,khụy gối (2 lần 4 nhịp) - Bụng 1: Đứng cúi về trước .(2 lần 4 nhịp) - Bật : Bật tiến về phía trước ( 2 lần x 4 nhịp ) b.Vận động cơ bản - Cô giới thiệu bài tập sau đó cô tập mẫu. + Lần 1: Cô tập mẫu + Lần 2: Cô tập và giải thích: Từ đầu hàng cô đi đến vạch xuất phát, cô thực hiện đi thường trước được khoảng 3m sau đó cô hơi khom người, đầu gối hơi khụy xuống và tiếp tục đi khoảng 2m nữa, cô vừa đi vừa vung tay để giữ thăng bằng. - Cho 3 - 4 trẻ lên tập thử - Cô nhận xét sửa sai cho trẻ động viên trẻ tập - Trẻ thực hiện: Mỗi trẻ thực hiện 3- 4 lần. + Lần 2: Tổ chức thi đua giữa 3 tổ - Cô chú ý quan sát bao quát trẻ tập, động viên, sửa sai cho trẻ c. TCVĐ ‘Chuyền bóng” - Cô giới thiệu tên trò chơi: Chuyền bóng - Cô nêu cách chơi luật chơi: Cô cho trẻ đứng thành 3 đội, đứng theo hàng dọc cách nhau 1 cánh tay, chân dang rộng bằng vai.Bạn đứng đầu hàng cầm bóng bằng 2 tay quay người ra phía sau đưa bóng cho bạn phía sau. Bạn phía sau đón bóng bằng 2 tay và đưa tiếp cho bạn đứng phía sau lần lượt cho đến bạn cuối hàng. Bạn cuối hàng cầm bóng chạy lên mang bóng cho vào rổ. Đội nào nhanh là đội thắng cuộc. - Cô tổ chức cho trẻ chơi HĐ3. Hồi tĩnh - Cho trẻ giả làm cánh chim bay nhẹ nhàng vận động 2- 3 vòng quanh sân tập, đi vệ sinh vào lớp. - Trẻ đọc thơ cùng cô - Nhớ ơn - Công ơn của cha mẹ - Chăm ngoan học giỏi. - Tập thể dục sáng - Trẻ hát và thực hiện các kiểu đi, chạy theo hiệu lệnh của cô. - Trẻ tập cùng cô các động tác của bài tập phát triển chung - 3 lần 4 nhịp - 2 lần 4 nhịp - 2 lần 4 nhịp - Trẻ chú ý quan sát cô tập - Trẻ chú ý quan sát cô tập và nghe giải thích động tác - Trẻ chú ý lên tập - Trẻ thực hiện bài tập hào hứng và sôi nổi - Trẻ chú ý nghe cô phổ biến cách chơi, luật chơi nắm được cách chơi, luật chơi - Tham gia trò chơi sôi nổi , hào hứng -Trẻ thực hiện Hoạt Động Ngoài Trời Đề tài: - HĐCCĐ: Làm quen với bài hát: “Gác trăng” - TCVĐ: Chuyền bóng - Chơi tự do: Vòng, gậy, bóng nhựa, chơi với đồ chơi góc vận động. I. Mục đích - yêu cầu - Trẻ thuộc bài hát, thể hiện sự vui tươi, hồn nhiên theo đúng giai điệu của bài hát. Hát múa đúng giai điệu, hát đồng đều và hát rõ lời bài hát - Phát triển các giác quan, rèn luyện tai nghe nhạc và tự tin tham gia hoạt động âm nhạc. - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động âm nhạc. II. Chuẩn bị - Đàn nhạc bài hát “Gác trăng” III. Tiến hành thực hiện Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ HĐ1. Giới thiệu bài - Cô cho trẻ đọc bài thơ ‘Trăng ơi từ đâu đến’’ + Chúng mình vừa đọc bài thơ có tên là gì? + Bài thơ nói về gi? + Chúng mình biết gì về trăng ? + Khi nào mới có trăng? - 1 mùa thu nữa và 1 cái tết trung thu nữa lại đến với các e thiếu nhi. Để càm nhận được không khí của tết trung thu thi hôm nay cả lớp mình sẽ cùng cô làm quyen với 1 bài hát nói về ánh trăng nhé! HĐ2. Phát triển bài *Dạy hát bài ‘Gác trăng’’ - Cô giới thiệu bài hát “Gác trăng’’”, tên nhạc sỹ sáng tác - Cho trẻ nhắc lại tên bài hát, tên tác giả - Cô hát cho trẻ nghe 1 lần. - Cô hỏi trẻ: + Cô vừa hát bài gì? + Do ai sáng tác? - Cô hát lần 2 và giảng nội dung bài hát: Bài hát nói về hiện tượng tự nhiên là vào buổi tối ngày 15-16 sẽ có trăng tròn đấy các bạn ạ - Cô cho trẻ hát dưới các hình thức: + Cả lớp + Tổ + Các bạn nam hát, nữ hát (Cô dùng phấn vẽ lên bảng, khi trẻ lên cô vẽ vòng tròn hoặc đường thẳng yêu cầu xếp hàng như cô vẽ). - Cá nhân trẻ hát múa. Cô chú ý sửa sai. * Trò chơi vận động: Chuyền bóng - Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi - Cô tổ chức cho trẻ chơi. HĐ3. Kết thúc - Cô cho trẻ đọc thơ “Nhớ ơn” đi theo hàng ra chơi. - Trẻ đọc thơ và trò chuyện cùng cô giáo - Trẻ trả lời: Bài thơ ‘Trăng ơi từ đâu đến’ - Trẻ trả lời: Trăng - Trẻ trả lời theo ý hiểu - Trẻ trả lời: Rằm, tết trung thu - Chú ý lắng nghe - Trẻ nghe cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả - Trẻ nhắc lại tên bài hát, tác giả - Chú ý lắng nghe - Bài hát: “Gác trăng” - Nhạc sỹ - Chú ý lắng nghe và quan sát - Cả lớp hát 2 lần - 3 tổ hát - Trẻ nam, nữ hát và xếp hàng theo yêu cầu của cô - 3- 4 Trẻ thực hiện - Lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ đọc thơ và đi ra chơi cùng cô. Hoạt động chiều Ôn KTC: Nhận biết phân biệt các hình đã học - Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề lớp học của bé. - Cô cho trẻ gọi tên về các hình đã học - Cho trẻ nói đặc điểm hình dạng của các hình đã học: Hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật. Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày : + Sĩ số: + Tình trạng sức khỏe của trẻ: + Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: Kiến thức, kĩ năng của trẻ : Thứ 5 ngày 28 tháng 9 năm 2017 Hoạt động học : VĂN HỌC Đề tài: Dạy trẻ đọc thuộc bài thơ: “Nhớ Ơn” I. Mục đích – yêu cầu: - Trẻ nhớ tên bài, tên tác giả, hiểu nội dung bài, trẻ đọc thuộc bài thơ: Nhớ ơn - Rèn trẻ kỹ năng ghi nhớ, đọc thuộc thơ. - Trẻ biết yêu quý, biết ơn công sức của bố mẹ II. Chuẩn bị : - Tranh minh họa nội dung bài thơ. - Bài hát, bài thơ về chủ đề. III.Tiến hành thực hiện Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ HĐ1: Giới thiệu bài - Cô và trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau”, trò chuyện với trẻ về gia đình của trẻ. HĐ 2: Phát triển bài - Cô đọc bài thơ lần 1, giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả. - Cô đọc bài thơ lần 2 kết hợp tranh minh họa, giảng nội dung bài thơ: Nói về mỗi bữa ăn chúng ta có dều là nhờ công sức lao động của bố mẹ làm việc suốt ngày đêm mới có được.Vì vậy chúng ta phải biết giữ gìn,chăm ngoan học giỏi và nge lời ông bà bố mẹ nhé. - Cô đọc trích dẫn bài thơ. * Đàm thoại: - Cô vừa đọc bài thơ gì? - Bài thơ của tác giả nào? - Bài thơ nói về điều gì? - Chúng ta có cơm để ăn là nhờ ai? - Vậy để biết ơn những gi bố mẹ đã làm thì chúng mình phải làm gì? - Cô giáo dục trẻ phải yêu quý, giữ gìn, chăm ngoan,biết giúp đỡ mọi người trong gia đình. * Dạy trẻ đọc thơ: - Cho trẻ đọc thơ theo lớp 4,5 lần. - Trẻ đọc theo tổ - Cho trẻ đọc luân phiên. - Cho cá nhân trẻ đọc - Cô lắng nghe và sửa sai cho trẻ, rèn trẻ đọc thuộc thơ. HĐ 3: Kết thúc: - Hát: “Cả nhà thương nhau” - Trẻ hát, vận động và trò chuyện cùng cô. - Trẻ chú ý lắng nghe. - Trẻ lắng nghe, nhớ nội dung bài. - Bài thơ: Nhớ ơn - Dân tộc jrai - Công sức của bố mẹ. - Bố mẹ. - Biết giữ gìn... - Trẻ lắng nghe. - Trẻ đọc thơ theo: Lớp, tổ nhóm, cá nhân. - Trẻ hát 2 lần HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Đề tài: - HĐCCĐ: Dạo chơi vẽ theo ý thích trên sân. - TCVĐ: Bịt mắt bắt dê - Chơi tự do: Vòng, gậy, bóng nhựa, chơi với đồ chơi góc vận động. I. Mục đích, yêu cầu - Trẻ biết vẽ theo ý thích trên sân bằng phấn như lá cây, vẽ các hình đã học.. theo ý thích. - Trẻ biết chơi trò chơi cùng nhau II. Chuẩn bị - Phấn, giẻ lau tay. - Sân rộng, sạch sẽ. III. Tiến hành thực hiện Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ HĐ1. Giới thiệu bài - Cho trẻ hát “Khúc hát dạo chơi” đi dạo quanh sân trường trò chuyện với trẻ về thời tiết. + Các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào? + Bây giờ đang là mùa gì? + Vào mùa thu, cây cối và thơi tiết như thế nào? - Cô giáo dục trẻ: Mặc quần áo, đội mũ, đi giày, dép phù hợp. HĐ2. Phát triển bài *Vẽ theo ý thích trên sân - Cô giới thiệu: Hôm nay các con vẽ theo ý thích trên sân về những gì chúng mình đã học nhé Hỏi trẻ: + Con hãy kể tên một số hình chúng mình đã học nào? + Con thích vẽ hình gì? Ngoài ra chúng mình có thể vễ những bông hoa, hình lá cây như trên sân thể dục nhé. - Cô bao quát, hỏi ý tưởng của trẻ vẽ gì và giúp trẻ thực hiện - Cô và trẻ nhận xét các bài vẽ. + Con thích bài vẽ nào nhất? Vì sao? - Cô động viên, khen trẻ. * TCVĐ: Bịt mắt bắt dê - Cô tổ chức cho trẻ chơi *Chơi tự do - Cô nhắc trẻ chơi đoàn kết, cho trẻ chơi tự do. - Cô bao quát trẻ. HĐ3. Kết thúc - Cho trẻ hát bài ‘’Cháu vẽ ông mặt trời’’ và đi vào lớp - Trẻ hát, trò chuyện cùng cô - Trời nắng - Mùa thu - Thời mát mẻ - Trẻ lắng nghe - Chú ý lắng nghe - Trẻ kể: Hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật - Trả lời theo ý thích (5-6 trẻ) - Trẻ thực hiện vẽ trên sân - Trẻ cùng cô nhận xét theo ý thích - Lắng nghe - Trẻ chơi cùng cô - Chơi tự do trên sân - Trẻ hát vào vào lớp Hoạt động chiều Hướng dẫn trẻ chơi trò chơi: Thi ai chọn đúng - Cô cùng trẻ trò chuyện về trò chơi: Thi ai chọn đúng. - Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi. - Cô tổ chức cho trẻ chơi. Động viên khuyến khích trẻ. Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày : + Sĩ số: + Tình trạng sức khỏe của trẻ: + Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: Kiến thức, kĩ năng của trẻ : Thứ 6 ngày 29 tháng 9 năm 2017 Hoạt động học : Tạo Hình Đề tài: - Nặn( Theo đề tài) I. Mục đích - yêu cầu - Trẻ biết nặn theo đề tài mà cô hướng dẫn( Nặn quả có trong gia đình: Quả chuối, quả cà chua, quả ớt..) - Trẻ biết nặn bằng cách khác nhau : xoay tròn,ấn dẹt để nặn theo đặc trưng của sản phẩm. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm II.Chuẩn bị - Mẫu nặn của cô - Đất nặn,bảng.... III.Tiến hành thực hiện Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ HĐ1 : Giới thiệu bài - Cô cho trẻ hát và vận động bài Cả nhà thương nhau. - Cô cháu mình vừa hát bài hát gì? - Bài hát nói về gì? - Gia đình có những ai? - Gia đình cháu có những ai? - Mọi người trong gia đình phải như thế nào với nhau? Cô giáo dục trẻ. - Hôm nay cô sẽ tổ chức cho chúng mình tham gia hôị thi “Bé khéo tay” HĐ2 : Phát triển bài : * Nặn quả (Quả cà chua,quả ớt, quả chuối,..) a.Phần thi ai tinh mắt. - Cô cho trẻ quan sát mẫu nặn các loại quả và hỏi trẻ: - Trên bàn cô có những loại quả gì ? - Cô nặn quả ớt bằng những nét gì ? - Cô dùng mầu gì để nặn quả ớt ? - Còn quả cà chua thì sao ? - Quả cà chua có dạng hình gì? Tương tự cô hỏi các loại quả còn lại: Quả chuối tìm hiểu về đặc điểm, màu sắc, cách nặn - Mỗi loại quả đều có hình dáng và màu sắc khác nhau.Quả ớt có màu đỏ,thuôn dài.Quả cà chua có dạng hình dài. Quả chuối có dạng cong - Cô hỏi trẻ: - Con sẽ nặn quả gì ? - Con sẽ nặn quả ớt bằng những nét gì ? - Con sẽ sử dụng màu gì để nặn quả cà chua ? - Cô nhắc nhở trẻ về cách chia đất,về cách chọn màu.Khuyến khích trẻ nặn các loại quả khác nhau. b. Bé khéo tay: - Ở phần thi "bé khéo tay"này các nghệ nhân hãy hãy sử dụng tài năng của mình để nặn những loại quả khác nhau mà hàng ngày gia đình chúng mình hay ăn - Cô hỏi trẻ : - Con sẽ nặn quả ớt bằng những nét gì. - Cho trẻ nêu lại kỹ năng vẽ. * Trẻ thực hiện: - Cô cất mẫu gợi ý. - Nhắc nhở trẻ về cách ngồi và cho trẻ nặn các loại quả khác nhau. - Cô bao quát trẻ trong quá trình trẻ thực hiện. c. Sản phẩm của bé. - Cô cho trẻ quan sát sản phẩm của cả lớp,chọn ra những bài vẽ đẹp. - Cô mời trẻ nhận xét bài của bạn. - Con thích sản phẩm của bạn nào? - Tại sao con lại thích sản phẩm của bạn? - Cô nhận xét bài của cả lớp. - Cô trao giải thưởng * GD: Trẻ giữ gìn sản phẩm tạo ra HĐ3.Kết thúc. Cho trẻ đọc bài thơ " Nghe lời cô giáo" và đi ra ngoài. - Trẻ hát và vận động cùng cô. - Cả nhà thương nhau - Bài hát nói về tình cảm của mọi người trong gia đình - Trẻ kể tên - Trẻ kể tên - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ quan sát. - Quả ớt,quả cà chua.. - Nét thẳng,uốn cong... - Màu xanh. - Màu đỏ - Dạng hình tròn - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời - Bằng nét thẳng,uốn cong.. - Màu đỏ. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Nét thẳng,uốn cong.... - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. -Trẻ thực hiện - Trẻ quan sát. -Trẻ nhận xét. -Trẻ trả lời. -Trẻ lắng nghe. - Trẻ đọc thơ. Hoạt Động Ngoài Trời Đề Tài: - HĐCCĐ: Ôn thơ: “Nhớ ơn” - TCVĐ: Tập tầm vông - Chơi tự do: Vòng, gậy, bóng nhựa, chơi với đồ chơi góc vận động.. I. Mục đích yêu cầu - Trẻ thuộc bài thơ, nhớ tên bài thơ “Nhớ ơn ”. Hiểu nội dung bài thơ, cảm nhận được công sức lao động vất vả của bố mẹ - Rèn khả năng đọc thơ cho trẻ - yêu quý gia đình II. Chuẩn bị: - Tranh vẽ bài thơ”Nhớ ơn” III. Tiến hành thực hiện. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ HĐ1: Giới thiệu bài - Cô và trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau”, đi ra sân dạo chơi hít thở không khí trong lành. HĐ 2: Phát triển bài - Cô đọc bài thơ lần 1, giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả. - Cô đọc bài thơ lần 2 mời trẻ đọc cùng cô * Đàm thoại: - Cô và chúng mình vừa đọc bài thơ gì? - Bài thơ của tác giả nào? - Bài thơ nói về điều gì? - Chúng ta có cơm để ăn là nhờ ai? - Vậy để biết ơn những gi bố mẹ đã làm thì chúng mình phải làm gì? - Cô giáo dục trẻ phải yêu quý, giữ gìn, chăm ngoan,biết giúp đỡ mọi người trong gia đình. * Cho trẻ đọc thơ: - Cho trẻ đọc thơ theo lớp 4,5 lần. - Trẻ đọc theo tổ - Cho trẻ đọc luân phiên. - Cho cá nhân trẻ đọc - Cô lắng nghe và sửa sai cho trẻ, rèn trẻ đọc thuộc thơ. * Trò chơi vận động: Tập tầm vông - Cô giới thiệu cách chơi - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần * Chơi tự do - Trẻ chơi tự do theo ý thích trên sân với: bóng gậy.. các đồ chơi ngoài trời. HĐ 3: Kết thúc: - Hát: “Cả nhà thương nhau” - Trẻ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTuần 4.docx
Tài liệu liên quan