Giáo án môn Công nghệ lớp 8 - Trường THCS và THPT Quài Tở

 1. Ổn định lớp (1 phút)

 2. Kiểm tra bài cũ. (2 phút)

Câu hỏi: Em hãy lựa chọn các đồ dùng điện sau cho lưới điện một pha 220V.

a. Đèn sợi đốt 110V – 60W

b. Bàn là điện 220V – 1000W

c. Đèn ống huỳnh quang 220V – 40W

 d. Động cơ điện 110V – 90W

 3. Bài mới

 Giới thiệu bài (1 phút) Như chúng ta đã biết, khi lựa chọn các đồ dùng điện ta cần căn cứ vào điện áp định mức của lưới điện. Sao cho, điện áp định mức của lưới điện bằng điện áp định mức của đồ dùng điện. Nhưng vì một lí do nào đó mà điện áp định mức của đồ dùng điện thấp hơn hoặc cao hơn điện áp định mức của lưới điện. Để giải quyết vấn đề này ta cần có máy biến áp. Vậy máy biến áp có cấu tạo như thế nào? Chức năng và cách sử dụng ra sao các em cùng nghiên cứu .

 

doc103 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Công nghệ lớp 8 - Trường THCS và THPT Quài Tở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g 2: Tìm hiểu đặc điểm, số liệu kĩ thuật và công dụng của đèn ống huỳnh quang. (15phút) QS quá trình mồi phóng điện và cho HS thảo luận nhóm 3 phút theo câu hỏi sau: ? Em hãy nêu đặc điểm của đèn ống huỳnh quang? - GV tổng hợp các ý kiến của các nhóm sau đó kết luận. ? Đèn ống huỳnh quang có các số liệu kĩ thuật nào ? Em hãy giải thích ý nghĩa của các số liệu kĩ thuật đó? - GV hướng dẫn HS cách sử dụng đèn ống huỳnh quang. - Các nhóm thảo luận và trả lời. - HS lắng nghe, ghi chép các ý chính. - HS dựa vào SGK trả lời, em khác nhận xét, bổ sung - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép ý chính. 3. Đặc điểm của đèn ống huỳnh quang - Hiện tượng nhấp nháy: gây mỏi mắt. - Hiệu suất phát quang cao: 20 – 25 % là quang năng. - Tuổi cao: 8000 giờ. - Phải mồi phóng điện 4. Các số liệu kỹ thuật. (SGK) 5. Sử dụng. (SGK) Hoạt động 3: Tìm hiểu đèn compact huỳnh quang và so sánh đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang (5 phút) ? HS về cấu tạo và nguyên lý làm việc? ?Đặc điểm? HD về nhà hoàn thiện II. Đèn compac huỳnh quang Cấu tạo và nguyên lý làm việc tương tự như đèn huỳnh quang Khác là chấn lưu và tắc te đặt ở trong đuôi đèn.. III. So sánh đèn sợi đốt và đèn compac huỳnh quang HS về hoàn thiện vào vở 4. Củng cố bài, hướng dẫn tự học: (5 phút) * Các câu hỏi và bài tập củng cố bài GV: Cho 1 HS đọc ghi nhớ trong SGK. ? Phát biểu đặc điểm và nguyên lí làm việc của đèn huỳnh quang? ? Vì sao người ta thường dùng đèn huỳnh quang để chiếu sáng? * Dặn dò: Đọc bài 39 – chuẩn bị báo cáo thực hành Chuần bị vật liệu:1 cuộn băng dính cách điện, 2m dây dẫn điện 2 lõi. Ngày soạn: .............................. Ngày thực hiện: ..................... Điều chỉnh:. Ký duyệt Tiết 38 - Bài 40 THỰC HÀNH ĐÈN ỐNG HUỲNH QUANG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết được cấu tạo của đèn ống huỳnh quang, chấn lưu và tắc te. - Hiểu được nguyên lý làm việc của đèn ống huỳnh quang 2. Kĩ năng - Biết cách sử dụng đèn ống huỳnh quang. 3. Thái độ - Có ý thức thực hiện các quy trình về an toàn điện. 4. Năng lực, phẩm chất - Hình thành năng lực hợp tác, giao tiếp, tự học và giải quyết vấn đề. - Có trách nhiệm với cộng đồng thông qua việc sử dụng điện tiết kiệm. II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: + Thiết bị: 1 đèn ống huỳnh quang 220V, loại 0,6m, 1 bộ máng đèn cho loại 0,6m, 1 chấn lưu, 1 tắc te,1 phích cắm điện. + Vật liệu:1 cuộn băng dính cách điện, 2m dây dẫn điện 2 lừi. + Dụng cụ: Kìm cắt dây, kìm tuốt dây, tua vít. Nguồn 220V lấy ở ổ điện. 2. Chuẩn bị của học sinh: Mỗi tổ chuẩn bị trước 1 báo cáo thực hành theo mục III/Tr. 142_SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (4phút) ? Nêu cấu tạo của đèn huỳnh quang? Trên đèn huỳnh quang thường ghi các thông số nào? ? Đèn huỳnh quang có đặc điểm gì? Vì sao người ta thường dùng đèn huỳnh quang để chiếu sáng? 3. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Chuẩn bị (20 phút) Tìm hiểu đèn ống huỳnh quang 1. Đọc và giải thích ý nghĩa số liệu kỹ thuật. Điện áp định mức: 220V. Chiều dài ống: 0,6 m. Công suất: 20W. 2. Cấu tạo và chức năng từng bộ phận. - Chấn lưu: + Cấu tạo: Gồm dây quấn và lõi thép. + Chức năng: Tạo sự tăng thế ban đầu để làm việc, giới hạn dòng điện qua đèn khi đèn phát sáng. - Tắc te: + Cấu tạo: có 2 điện cực, trong đó có 1 điện cực động lưỡng kim + Chức năng: Tự động nối mạch khi U cao ở hai điện cực và ngắt mạch khi U giảm. Mồi đèn sáng lúc ban đầu - GV yêu cầu học sinh nhắc lại cấu tạo của đèn ống huỳnh quang. ? Hãy đọc và giải thích ý nghĩa số liệu KT ghi trên ống huỳnh quang? - GV kết luận, Y/C HS ghi vào mục 1 báo cáo. - GV yêu cầu HS các nhóm thảo luận nêu cấu tạo và chức năng từng bộ phận - GV bổ xung và kết luận, yêu cầu HS ghi vào mục 2 báo cáo. Yêu cầu học sinh ghi nhớ sơ đồ và vẽ lại sơ đồ vào vở bài tập - HS nhắc lại cấu tạo - HS thảo luận và trả lời . - HS thảo luận trong 5 phút. - HS lắng nghe và ghi vào báo cáo. Hoạt động 2: Tổ chức thực hành (10 phút) Quan sát sơ đồ mạch điện của đèn ống huỳnh quang 3. Sơ đồ mạch điện của đèn ống huỳnh quang. - GV: Cho HS trực quan sơ đồ mạch điện đã mắc sẵn. ? Cách nối các phần tử trong mạch điện như thế nào? (chấn lưu, tắc te, hai đầu dây của bộ đèn). - GV: Yêu cầu HS ghi nhớ và vẽ lại sơ đồ mạch điện vào bản báo cáo. - HS thảo luận và chi vào mục 3 của báo cáo thực hành. - HS thực hiện vẽ lại sơ đồ vào bản báo cáo. Hoạt động 3: Kết thúc thực hành (5 phút) Quan sát sự mồi phóng điện và đèn phát sáng 4. Sự mồi phóng điện và đèn phát sáng - GV đóng điện và chỉ dẫn HS quan sát các hiện tượng sau: Phóng điện trong tắc te, quan sát thấy sáng đỏ trong tắc te, sau khi tắc te ngừng phóng điện, quan sát thấy đèn phát sáng bình thường. - GV: Yêu cầu hs hoàn thiện báo cáo thực hành - HS quan sát, lắng nghe chỉ dẫn của GV 4. Đánh giá kết quả thực hành (5 phút) - Hướng dẫn học sinh kiểm tra chéo sản phẩm. - Hs đánh giá - Gv nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ, đánh giá kết quả thực hành. - GV: Thu báo cáo thực hành về chấm. * Dặn dò: Đọc trước bài học và tìm hiểu bàn là điện trước ở nhà Ngày soạn: ......................... Ngày thực hiện: .................. Điều chỉnh:.......................... Ký duyệt Tiết 39 - Bài 41 ĐỒ DÙNG LOẠI ĐIỆN NHIỆT BÀN LÀ ĐIỆN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu được nguyên lý làm việc của đồ dùng điện loại điện nhiệt. - Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc của bàn là điện. 2. Kĩ năng - Biết cách sử dụng bàn là điện. 3. Thái độ - Có ý thức nghiên cứu và tìm hiểu các vật dụng sử dụng điện của gia đình. 4. Năng lực, phẩm chất - Hình thành năng lực hợp tác, giao tiếp, tự học và giải quyết vấn đề. II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, bài giảng điện tử. 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài học và tìm hiểu bàn là điện trước ở nhà III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Giới thiệu bài: (1phút) Giờ trước các em đã tìm hiểu về đồ dùng loại điện quang. Hôm nay, cô giới thiệu cho các em một đồ dùng điện tiếp theo, không thể thiếu được trong đời sống hàng ngày của chúng ta đó là dồ dùng loại điện – nhiệt. Đồ dùng loại điện - nhiệt, biến điện năng thành nhiệt năng ví dụ như bếp điện, nồi cơm điện, ấm điện, bình nước nóng, bàn là điện... Vậy chúng có cấu tạo và nguyên lý làm việc như thế nào? Ta vào bài ngày hôm nay: “Đồ dùng loại điện – nhiệt, bàn là điện”. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu đồ dùng loại điện - nhiệt (8pút) - Các em nghiên cứu SGK nguyên lý làm việc của đồ dùng loại điện nhiệt. ? Nguyên lý làm việc của đồ dùng điện nhiệt dựa vào đâu? ? Năng lượng đầu vào? ? Năng lượng đầu ra? - Quan sát sơ đồ nguyên lý của đồ dùng loại điện nhiệt. - GV phân tích. ? Em hãy kể tên một số đồ dùng loại điện nhiệt mà em biết? ? Bộ phận nào biến điện năng thành nhiệt năng? - GV kết luận: Các đồ dùng điện nhiệt đều có dây đốt nóng nơi đây biến điện năng thành nhiệt năng vì vậy dây đốt nóng làm bằng dây điện trở. - Dây đốt nóng toả nhiệt rất lớn vậy nó làm bằng vật liệu gì và cần có yêu cầu nào? Các em cùng nghiên cứu phần tiếp theo. - HS tự nghiên cứu SGK. - Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện chạy trong dây đốt nóng biến điện năng thành nhiệt năng. - Điện năng - Nhiệt năng - HS quan sát - HS lắng nghe. - Ấm điện, nồi cơm điện, .... - Dây đốt nóng. I. Đồ dùng loại điện -nhiệt 1. Nguyên lý làm việc - Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện chạy trong dây đốt nóng biến đổi điện năng thành nhiệt năng. - Dây đốt nóng làm bằng dây điện trở. Hoạt động 2: Tìm hiểu các yêu cầu kĩ thuật của dây đốt nóng (8 phút) - GV đưa ra công thức và giải thích. ? Điện trở của dây đốt nóng phụ thuộc vào các đại lượng nào? Gv kết luận. Khi đồ dùng điện nhiệt làm việc chúng toả ra nhiệt độ rất cao. Vậy dây đốt nóng cần đảm bảo yêu cầu kỹ thuật nào? ? Vì sao dây đốt nóng phải làm bằng chất liệu có điện trở suất lớn? ? Vì sao dây đốt nóng phải chịu được nhiệt độ cao. - Em hãy kể một số vật liệu làm dây đốt nóng mà em biết? Các em cùng quan sát hình ảnh của dây đốt nóng, gv phân tích. - GV nhận xét, bổ xung và kết luận. - HS lắng nghe, tiếp thu HS trả lời: - Hs trả lời + Vì điện trở suất tỉ lệ thuận với công suất. + Vì trong quá trình làm việc nhiệt lượng toả ra lớn. Niken – Crom và Phero crom. 2. Dây đốt nóng a. Điện trở của dây đốt nóng Trong đó: l: chiều dài dây S: tiết diện dây : điện trở xuất) b. Các yêu cầu KT của dây đốt nóng. - Có điện trở suất lớn. - Chịu được nhiệt độ cao. Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý làm việc, số liệu kĩ thuật và cách sử dụng bàn là điện, nồi cơm điện (24 phút) - Cho HS quan sát tranh vẽ, bàn là điện còn tốt. ? Em hãy cho biết cấu tạo bàn là điện có mấy bộ phận chính? ? Chức năng của dây đốt nóng là gì? ? Dây đốt nóng thường được làm bằng gì? - GV nhận xét, bổ xung và kết luận. - GV giới thiệu về phần vỏ bàn là. ? Đế của bàn là làm bằng vật liệu gì? ? Đế bàn là có nhiệm vụ gì? ? Nắp làm bằng vật liệu gì? ? Nắp có nhiệm vụ gì? Gv kết luận.... Nắp làm bằng nhựa chịu nhiệt sẽ an toàn hơn. GV nêu thêm các bộ phận phụ của bàn là và chức năng của từng bộ phận phụ đó. - Bàn là điện là đồ dùng điện nhiệt nên nó có nguyên lý của đồ dùng điện nhiệt. ? Dựa vào nguyên lý làm việc của đồ dùng điện-nhiệt. Em hãy phân tích nguyên lý làm việc của bàn là điện? Gv kết luận chuyển ý. ? Bàn là điện có các số liệu kỹ thuật nào? Các em hãy quan sát tranh và đọc số liệu kĩ thuật có ghi trên bàn là điện? Khi sử dụng bàn là điện nhiệt độ toả ra rất lớn, để đảm bảo an toàn chúng ta cần làm gì? Các em cùng nghiên cứu phần tiếp theo. ? Bàn là điện dùng để làm gì? ? Khi sử dụng bàn là điện cần chú ý điều gì? - GV kết luận và yêu cầu HS học theo SGK. - Dây đốt nóng - Vỏ bàn là. Biến đổi điện năng thành nhiệt năng Hợp kim niken –crom - Hs trả lời - Tích nhiệt. - Hs trả lời. - Cách li nguồn điện và nhiệt để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. - Khi đóng điện dòng điện chạy qua dây đốt nóng toả nhiệt, nhiệt được tích vào đế của bàn + Điện áp định mức: 127V, 220V (hiện nay chỉ có loại 220V) + Công suất định mức: 300W đến 1000W là làm nóng bàn là. - Hs trả lời - Dùng để là quần áo và các hàng may mặc, ... - Hs trả lời. II. Bàn là điện. 1. Cấu tạo a. Dây đốt nóng - Làm bằng hợp kim Niken-Crôm chịu được nhiệt độ cao. b. Vỏ bàn là. - Cấu tạo gồm đế và nắp + Đế: làm bằng gang hoặc hợp kim nhôm được đánh bóng hoặc mạ Crôm. + Nắp: làm bằng đồng, thép mạ crôm hoặc nhựa chịu nhiệt. Trên có gắn tay cầm bằng nhựa cứng chịu nhiệt. 2. Nguyên lý làm việc. - Khi đóng điện dòng điện chạy qua dây đốt nóng toả nhiệt, nhiệt được tích vào đế của bàn là làm nóng bàn là. 3. Các số liệu KT + Điện áp định mức: V + Công suất định mức: W 4. Sử dụng (SGK) 4. Củng cố bài, hướng dẫn tự học: (4 phút) - GV: Yêu cầu hs nhắc lại một số kiến thức vừa học. - 1 HS đọc ghi nhớ. - Hs trả lời một số câu hỏi củng cố. - Về nhà các em đọc trước bài 44. Đồ dùng loại điện cơ Ngày soạn:................................ Ngày thực hiện: ........................ Điều chỉnh:................................. Ký duyệt Tiết 40 Bài 44 ĐỒ DÙNG ĐIỆN LOẠI ĐIỆN CƠ QUẠT ĐIỆN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc - HS hiểu được nguyên lý làm việc 2. Kĩ năng - Biết công dụng của động cơ điện 1 pha - Biết cách sử dụng quạt điện, máy bơm nước. 3. Thái độ - Có ý thức sử dụng an toàn điện 4. Năng lực, phẩm chất - Hình thành năng lực hợp tác, giao tiếp, tự học và giải quyết vấn đề. II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh vẽ, mô hình động cơ điện, quạt điện, máy bơm nước. Các mẫu vật về lá thép, lõi thép, dây cuốn, cánh quạt điện, động cơ điện đã tháo rời và quạt điện, máy bơm nước còn tốt. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định lớp (1 phút) Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Giới thiệu bài: (1 phút) Động cơ điện là thiết bị dùng để biến đổi điện năng thành cơ năng làm quay máy công tác . Động cơ điện được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực và ở mọi nơi như các nhà máy, viện nghiên cứu, trường học, các cơ quan, hộ gia đình Động cơ điện là nguồn động lực để kéo máy bơm, quạt, máy nén khí và các máy công tác khác. Để hiểu cấu tạo, nguyên lý làm việc của các thiết bị này, chúng ta cùng nghiên cứu bài: “Đồ dùng điện loại điện-cơ. Quạt điện, máy bơm nước” Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của động cơ điện một pha (10 phút) GV: Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và động cơ điện một pha. H: Chỉ ra 2 bộ phận chính và nêu cấu tạo, chức năng của chúng? H: Nêu cấu tạo, vật liệu và chức năng của Rô to? H: Hãy nêu vị trí của dây cuốn Stato? H: Hãy nêu vị trí của dây cuốn Rôto kiểu lồng sóc? H: Hãy nêu vị trí của lõi thép Stato? GV: Nhấn mạnh cấu tạo dây cuốn Rôto lồng sóc gồm: Thanh dẫn và vòng ngắn mạch H: Vòng ngắn mạch được nối với các thanh dẫn Rôto như thế nào? HS: Quan sát hình vẽ HS: Kết hợp nghiên cứu tài liệu- Trả lời HS: Nghiên cứu tài liệu- Trả lời miệng, cả lớp bổ sung. HS: Trả lời HS: Trả lời HS: Trả lời HS: Trả lời I. Cấu tạo của động cơ điện một pha * Cấu tạo Stato gồm: - Lõi thép làm bằng lá thép kỹ thuật điện. - Dây cuốn làm bằng dây điện từ - Chức năng: tạo ra từ trường quay * Rôto (lồng sóc) gồm: - Lõi thép làm bằng lá thép kỹ thuật điện. - Dây cuốn gồm các thanh dẫn (bằng Cu, Al), vòng ngắn mạch. * Chức năng: làm quay máy công tác - Dây cuốn Stato được cuốn xung quanh cực từ. - Dây cuốn Rôto kiểu lồng sóc gồm các thanh dẫn (bằng Cu, Al) đặt trong các rãnh lõi thép. - Lõi thép Stato nằm sát trong vỉ máy. - Hai đầu các thanh dẫn được nối tắt với nhau bằng vòng ngắn mạch. Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên lý làm việc của động cơ điện một pha (10 phút) H: Hãy cho biết tác dụng từ của động cơ điện được biểu hiện như thế nào trong động cơ điện một pha? H: năng lượng đầu vào và đầu ra của động cơ điện là gì? GV: Cho HS bổ sung để hoàn thiện nội dung HS: Nghiên cứu tài liệu trả lời II. Nguyên lý làm việc của động cơ điện một pha - Khi đóng điện sẽ có dòng điện chạy trong dây cuốn Stato và dòng điện cảm ứng chạy trong dây cuốn Rôto, tác dụng từ của dòng điện làm cho Rô to động cơ quay với tốc độ n (H 44.3) - Điện năng đưa vào động cơ điện được biến đổi thành cơ năng. Cơ năng của động cơ điện dùng làm động lực cho các máy: quạt điện, máy bơm nước, máy xay, máy điện Hoạt đông 3: Tìm hiểu số liệu kỹ thuật và sử dụng (10 phút) H: Nêu số liệu kỹ thuật và công dụng của động cơ điện trong đồ dùng điện gia đình H: Hãy nêu yêu cầu về sử dụng động cơ điện? III. Số liệu kỹ thuật và sử dụng * Các số liệu kỹ thuật: - Uđm: 127V; 220V - Pđm: Từ 35W ->300W * Cụng dụng: - Dùng để chạy máy tiện, máy khoan, máy xay - Dùng cho tủ lạnh, bơm, quạt điện Hoạt đông 4: Tìm hiểu quạt điện (10 phút) GV: Cho HS quan sát mô hình quạt điện còn tốt H: Cấu tạo của quạt điện gồm chững bộ phận chính nào? H: Các chức năng của động cơ điện là gì? H: Chức năng của cánh quạt là gì? H: Coi quạt điện là một trong các ứng dụng của động cơ điện một pha hãy phát biểu nguyên lý làm việc của quạt điện? H: Cần phải làm gì để quạt tốt, bền, lâu tuổi thọ cao? Gồm hai phần chính: Động cơ điện và cánh quạt - Động cơ điện làm quay cánh quạt - Cánh quạt tạo ra gió khi quay * Nguyên lý hoạt động: Khi đóng điện, động cơ điện quay, kéo cánh quạt quay theo tạo ra gió làm mát. IV. Tìm hiểu quạt điện * Cấu tạo: Gồm hai phần chính: Động cơ điện và cánh quạt - Động cơ điện làm quay cánh quạt - Cánh quạt tạo ra gió khi quay * Nguyên lý hoạt động: Khi đóng điện, động cơ điện quay, kéo cánh quạt quay theo tạo ra gió làm mát. * Để cánh quạt quay nhẹ nhàng, không bị lắc, rung, không làm vướng cánh thì quạt sẽ bền, lâu. 4. Củng cố bài, hướng dẫn tự học: (3 phút) GV: Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ cuối bài * Các câu hỏi và bài tập củng cố bài - Hướng dẫn GS trả lời câu hỏi 1,2,3 * Dặn dò - Học bài theo SGK và vở ghi - Đọc trước bài máy biến áp một pha. Ngày soạn: . Ngày thực hiện: Điều chỉnh:.............................. Ký duyệt Tiết 41 - Bài 46 MÁY BIẾN ÁP MỘT PHA I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS hiểu được cấu tạo và công dụng của máy biết áp 1 pha 2. Kĩ năng - Hiểu được chức năng và cách sử dụng máy biến áp một pha 3. Thái độ - Có ý thức sử dụng điện an toàn 4. Năng lực, phẩm chất - Hình thành năng lực hợp tác, giao tiếp, tự học và giải quyết vấn đề. II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: Mô hình máy biến áp một pha, bài powerpoint 2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài theo hướng dẫn III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ. (2 phút) Câu hỏi: Em hãy lựa chọn các đồ dùng điện sau cho lưới điện một pha 220V. Đèn sợi đốt 110V – 60W Bàn là điện 220V – 1000W Đèn ống huỳnh quang 220V – 40W d. Động cơ điện 110V – 90W 3. Bài mới Giới thiệu bài (1 phút) Như chúng ta đã biết, khi lựa chọn các đồ dùng điện ta cần căn cứ vào điện áp định mức của lưới điện. Sao cho, điện áp định mức của lưới điện bằng điện áp định mức của đồ dùng điện. Nhưng vì một lí do nào đó mà điện áp định mức của đồ dùng điện thấp hơn hoặc cao hơn điện áp định mức của lưới điện. Để giải quyết vấn đề này ta cần có máy biến áp. Vậy máy biến áp có cấu tạo như thế nào? Chức năng và cách sử dụng ra sao các em cùng nghiên cứu ..... Trong thực tế có máy bến áp một pha hoặc máy biến áp 3 pha.... Trong phạm vi bài học này các em cùng nghiên cứu về máy biến áp một pha tức là thiết bị dùng để biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều một pha. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo máy biến áp một pha (22 phút) GV: Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ và mô hình máy biến áp. ? Máy biến áp có mấy bộ phận nào? Gv nhấn mạnh - Quan sát máy biến áp trong thực tế và lên bảng chỉ cho cô các vị trí của các bộ phận cấu tạo máy biến áp. - Trong các bộ phận trên bộ phận nào là bộ phận chính. Gv kết luận. Gv yêu cầu hs thảo luận nhóm hoàn thành nội dung bảng sau: Bộ phận chính Lõi Thép Dây quấn Vật liệu chế tạo Đặc điểm cấu tạo Chức năng - Gv chốt kiến thứ ? Quan sát hình 46.4. và cho cô biết kí hiệu của báy biến áp HS: Quan sát - Hs trả lời - Hs lên bảng trả lời. Hs ghi bài - Hs thảo luận nhóm và hoàn thành bảng - Hs báo cáo kết quả thảo luận nhóm, các nhóm khác bổ sung. - Hs trả lời 1. Cấu tạo - MBA 1 pha có hai bộ phận chính: Lõi thép và dây quấn. - Ngoài ra còn có vỏ máy, đồng hồ đo điện, đèn tín hiệu, núm điều chỉnh, aptomat, .... a. Lõi thép - Lõi thép được làm bằng các lá thép kỹ thuật điện dày từ 0,35->0,5 mm, ghép cách điện thành một khối * Chức năng: - Dùng để dẫn từ và làm khung cuốn dây. b. Dây quấn - Làm bằng dây điện từ + Dây quấn sơ cấp được nối với nguồn điện có điện áp U1, có N1 vòng dây. + Dây quấn thứ cấp nối với phụ tải có điện áp U2, có N2 vòng dây - Chức năng để dẫn điện cho máy biến áp. Gv giới thiệu về nguyên lý làm việc của máy biến áp. 2. Nguyên lý làm việc của MBA Sgk Hoạt động 2: Tìm hiểu số liệu kỹ thuật và công dụng (15 phút) ? Em hãy cho biết các số liệu kỹ thuật của máy biến áp? Gv chốt Quan sát tranh và yêu cầu học sinh chỉ vị trí các số liệu định mức. Gv chốt ? Hãy giải thích ý nghĩa của các đại lượng định mức? Gv chốt ? Máy biến áp sử dụng để làm gì? Gv chốt ? Khi sử dụng máy biến áp ta cần chú ý điều gì để đảm bảo sử dụng bền lâu và an toàn? - Gv chốt - Hs trả lời - Hs trả lời - Hs trả lời - Hs trả lời - Hs trả lời. 3. Số liệu kỹ thuật. + Công suất định mức (đơn vị VA, KVA) + Điện áp sơ cấp định mức (đơn vị V) + Điện áp thứ cấp định mức (đơn vị là V) + Dòng điện định mức (A) 4. Sử dụng - Dùng để biến đổi điện áp của lưới điện một pha sao cho phù hợp với đồ dùng điện. * Yêu cầu sử dụng: - Điện áp đưa vào máy biến áp không lớn hơn điện áp định mức. - Không để máy biến áp làm việc quá công suất định mức. - Đặt máy biến áp ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng, ít bụi. - Máy mới mua hoặc để lâu không sử dụng trước khi dùng cần phải dùng bút thử điện để kiểm tra có bị rò điện ra vỏ không 4. Củng cố bài, hướng dẫn tự học: (3 phút) * Các câu hỏi và bài tập củng cố bài - Hs đọc phần ghi nhớ. - Hs trả lời các câu hỏi cuối bài * Dặn dò: - Đọc trước bài 48 sử dụng hợp lí điện năng. Ngày soạn: .................... Ngày thực hiện: ................. Điều chỉnh:........................ Ký duyệt Tiết 42 – Bài 48 SỬ DỤNG HỢP LÍ ĐIỆN NĂNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết một số khái niệm trong sử dụng, tiêu thu điện năng 2. Kĩ năng - Biết các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng. 3. Thái độ - Có ý thức sử dụng tiết kiệm điện năng trong các hoạt động sản xuất và sinh hoạt. 4. Năng lực, phẩm chất - Hình thành năng lực hợp tác, giao tiếp, tự học và giải quyết vấn đề. - Có trách nhiệm với cộng đồng thông qua việc sử dụng điện tiết kiệm. II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: Máy chiếu . 2. Chuẩn bị của học sinh: Nắm chắc các kiến thức bài trước . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5phút) ? Em hãy cho biết cấu tạo của máy biến áp 1 pha? 3. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu về giờ cao điểm (10phút) ?Trong thực tế em hiểu thế nào gọi là giờ cao điểm? ?Giờ cao điểm tiêu thụ điện năng là gì? GV nhấn mạnh. ? Vậy giờ cao điểm trong ngày là khoảng mấy giờ ? GV nhấn mạnh. - Giờ cao điểm là những giờ được sử dụng nhiều nhất. - HS trả lời. I. Nhu cầu tiêu thụ điện năng 1. Giờ cao điểm tiêu thụ điện năng - Giờ cao điểm là những giờ tiêu thụ nhiều điện năng. - Giờ cao điểm dùng điện trong ngày là khoảng18h – 22 h Hoạt động 2 : Tìm hiểu về đặc điểm của giờ cao điểm (10 phút) ?Tại giờ cao điểm các đồ dùng điện có đặc điểm gì ? GV nhấn mạnh. ?Em hãy cho biết khi điện áp của mạng điện bị giảm xuống ,sự phát sáng của đèn điện ,tốc độ quay của quạt điện,thời gian đun sôi nước của bếp điện sẽ như thế nào ? GV nhấn mạnh. HS trả lời -Sự phát sáng của đèn giảm. Tốc độ quay của quạt điện chậm lại . Thời gian đun sôi nước kéo dài. 2. Đặc điểm của giờ cao điểm - Điện năng tiêu thụ rất lớn trong khi khả năng cung cấp điện của các nhà máy điện không đáp ứng đủ. -Điện áp của mạng điện bị giảm xuống, ảnh hưởng xấu đến chế độ làm việc của đồ dùng điện. Hoạt động 3 : Tìm hiểu về các biện pháp sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng (15phút ) GV : Vậy khi chúng ta đã biết các đặc điểm của giờ cao điểm như vậy thì chúng ta có những cách gì để tiết kiệm điện ? GV yêu cầu HS phân tích kĩ hơn về biện pháp này . GV cho HS lấy VD GV: Vậy ngoài cách đó chúng ta còn có những biện pháp gì để tiết kiệm điện ? GV yêu cầu HS phân tích kĩ hơn về biện pháp này . GV: Vậy ngoài cách đó chúng ta còn có những biện pháp gì để tiết kiệm điện ? Gv yêu cầu HS điền vào Sgk các cụm từ LP và TK và trả lời câu hỏi trong Sgk - Cách1 là giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm : Bằng cách: chúng ta phải cắt điện một số đồ dùng điện không thiết yếu - Sử dụng đồ dùng điện hiệu suất cao để tiết kiệm điện năng: - Ta sử dụng đèn huỳnh quang thì sẽ tiết kiệm điện gấp 5 lần so với đèn sợi đốt . - Không sử dụng lãng phí điện năng HS : Trả lời GV tổng kết lại Để tổng kết lại bài GV cho HS đọc ghi nhớ HS1: Đọc ghi nhớ HS 2: Đọc lại GV tổng kết lại II. Sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng 1. Giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm : - Bằng cách cắt điện một số đồ dung điện không thiết yếu, ví dụ : + Cắt điện bình nước nóng,lò sưởi, +Cắt điện một số đèn không cần thiết + không là quần áo . 2. Sử dụng đồ dùng điện hiệu suất cao để tiết kiệm điện năng: ( Sgk / 166) 3. Không sử dụng lãng phí điện năng : ( Sgk / 166 ) Ghi nhớ : ( Sgk/ 167 ) 4. Củng cố bai, hướng dẫn tự học (4phút) * Các câu hỏi và bài tập củng cố bài - GV cho HS nhắc lại thế nào là giờ cao điểm . - GV cho HS tìm các VD thực tế về các biện pháp tiết kiệm điện . - Đọc phần có thể em chưa biết. * Dặn dò : + Học thuộc lý thuyết . + Trả lời câu hỏi 1-2-3 ( Sgk/167 ) + Chuẩn bị báo cáo thực hành bài 49 và mang máy tính. Ngày soạn: ..................... Ngày thực hiện: ................... Điều chỉnh:............................ Ký duyệt Tiết 43 - Bài 49 THỰC HÀNH TÍNH TOÁN TIÊU THỤ ĐIỆN NĂNG TRONG GIA ĐÌNH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết tính toán điện năng tiêu thụ trong gia đình 2. Kĩ năng - Rèn kỹ năng tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình. 3. Thái độ - Có ý thức đảm bảo an toàn khi sử dụng điện và sử dụng tiết kiệm điện 4. Năng lực, phẩm chất - Hình thành năng lực hợp tác, giao tiếp, tự học và giải quyết vấn đề. - Có trách nhiệm với cộng đồng thông qua việc sử dụng điện tiết kiệm. II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: chuẩn bị báo cáo thực hành 2. Chuẩn bị của học sinh: Báo cáo thực hành. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (3 phút) Câu 1: Tại sao phải tiết kiệm điện năng? Câu 2: Tại sao phải giảm bớt điện năng ở giờ cao điểm? Nêu các biện pháp mà gia đình em đó sử dụng để giảm bớt tiêu thụ điện năng ở giờ c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 2_12399906.doc
Tài liệu liên quan