Giáo án môn Đại số 8 - Tiết 21, 22

I/ MỤC TIÊU

+ Kiến thức: HS nắm vững định nghĩa phân thức đại số. Hiểu rõ hai phân thức bằng nhau.

+ Kỹ năng: HS lấy được ví dụ về phân thức đại số. Vận dụng định nghĩa để kiểm tra hai phân thức bằng nhau trong những trường hợp đơn giản.

II/ CHUẨN BỊ

- GV: Bảng phụ.

- HS: Kiến thức về phân số, hai phân số bằng nhau.

III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sĩ số HS.

2. Nêu vấn đề:

? Nhắc lại định nghĩa số hữu tỉ? Cho ví dụ?

GV: Từ tập hợp Z ta thiết lập được tập hợp Q. Khi đó mỗi số nguyên cũng là một số hữu tỉ. Tương tự, từ tập hợp các đa thức ta sẽ thiết lập một tập hợp mới gồm những biểu thức gọi là những phân thức đại số. Vậy phân thức đại số được định nghĩa như thế nào? Tiết học hôm nay ta sẽ đi tìm hiểu điều đó.

 

doc5 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đại số 8 - Tiết 21, 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/11/2017. Ngày dạy: 17/11/2017 - 8D. Tiết 21. KIỂM TRA 45 PHÚT I/ MỤC TIÊU + Kiến thức: Kiểm tra việc nắm kiến thức cơ bản của chương I của học sinh. + Kỹ năng: Kiểm tra việc vận dụng kiến thức đã học để tính toán và kiểm tra việc trình bày lời giải của học sinh. + Thái độ: GD cho HS ý thức chủ động, tích cực, tự giác, trung thực trong học tập. II/ CHUẨN BỊ GV chuẩn bị đề ra có nội dung như sau (In sẵn trên giấy A4). HS: Kiến thức trong chương I. MA TRẬN RA ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG I CHỦ ĐỀ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Nhân đa thức. 1 2 1 2 Các hằng đẳng thức đáng nhớ 1 0,5 1 0,5 1 1 3 2 Phân tích đa thức thành nhân tử 3 1,5 1 2 4 3,5 Chia đa thức 1 0,5 1 2 2 2,5 Tổng 1 0,5 2 1 7 8,5 10 10 ĐỀ RA I. Phần trắc nghiệm khách quan (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: Câu 2: Để biểu thức x2 + 2x + a là bình phương của một tổng, giá trị của số a là: a. 9 b. 25 c. 1 d. Một đáp số khác Câu 3: Câu nào sai trong các câu sau đây: a. (x + y )2 = x2 + y2 + 2xy b. (x - y)3 = x3 – 3x2y + 3xy2 – y3 c. x2 + y 2 = (x – y)(x + y) d. x3 - 1 = (x - 1)(x2 + x + 1) Câu 4: Phân tích đa thức A = 2x3 + 2x thành nhân tử được kết quả là : a. x(2x2 + x) b. 2x(x2 + 1) c. 2x(x2 + x) d. Một đáp số khác. Câu 5: Dư của phép chia đa thức x2 – 2x + 3 cho đa thức x – 1 là: a. 3 b. 5 c. 4 d. 2 Câu 6: Giá trị của biểu thức 75.12,5 + 25.12,5 là: a. 1250 b. 1450 c. 1260 d. 1350 II. Phần tự luận (7 điểm) Câu 7: Làm tính nhân: (x + 1).(x2 – x + 1) Câu 8: Phân tích đa thức thành nhân tử: x2 + 2x – y2 + 1 Câu 9: Làm phép tính chia: (x2 + 2x + 1) : (x + 1) Câu 10: Tìm a để đa thức A = x2 - 2x + a chia hết cho đa thức B = x - 1 III/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY 1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sĩ số. 2. Tiến hành kiểm tra: - GV phát đề cho HS. - Theo dõi HS làm bài. - Thu bài vào cuối giờ. 3. Hướng dẫn về nhà: - Kiểm tra lại bài làm của mình. - Chuẩn bị bài: §12. Hình vuông (Phần hình học). Xem lại kiến thức hình chữ nhật và hình thoi, nghiên cứu trước bài học. IV/ ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Phần trắc nghiệm (3 điểm): Câu 1a 2c 3c 4b 5d 6a Điểm 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ Phần tự luận (7 điểm) Câu Đáp án Điểm 7 Ta có : (x + 1).(x2 – x + 1) = x3 – x2 + x + x2 – x + 1 = x3 + 1 1đ 1đ 8 Ta có : x2 + 2x – y2 + 1 = (x2 + 2x + 1) – y2 = (x + 1)2 – y2 = [(x + 1) – y].[(x + 1) + y] = (x – y + 1)(x + y + 1) 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 9 Ta có: (x2 + 2x + 1) : (x + 1) = (x + 1)2 : (x + 1) = x + 1 1đ 1đ 10 Ta có (x2 - 2x + a ) = (x - 1)(x -1) + a - 1 Để A chia hết cho B thì a – 1 = 0 a = 1 0,5đ 0,25đ 0,25đ Lưu ý: Các cách trình bày lời giải khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa. Ngày soạn: 23/11/2017. Ngày dạy: 24/11/2017 – 8D. CHƯƠNG II: PHÂN THỨC ĐẠI SỐ Tiết 22. §1. PHÂN THỨC ĐẠI SỐ I/ MỤC TIÊU + Kiến thức: HS nắm vững định nghĩa phân thức đại số. Hiểu rõ hai phân thức bằng nhau. + Kỹ năng: HS lấy được ví dụ về phân thức đại số. Vận dụng định nghĩa để kiểm tra hai phân thức bằng nhau trong những trường hợp đơn giản. II/ CHUẨN BỊ - GV: Bảng phụ. - HS: Kiến thức về phân số, hai phân số bằng nhau. III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sĩ số HS. 2. Nêu vấn đề: ? Nhắc lại định nghĩa số hữu tỉ? Cho ví dụ? GV: Từ tập hợp Z ta thiết lập được tập hợp Q. Khi đó mỗi số nguyên cũng là một số hữu tỉ. Tương tự, từ tập hợp các đa thức ta sẽ thiết lập một tập hợp mới gồm những biểu thức gọi là những phân thức đại số. Vậy phân thức đại số được định nghĩa như thế nào? Tiết học hôm nay ta sẽ đi tìm hiểu điều đó. 3. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung GV : Hãy quan sát và nhận xét các biểu thức sau: a) b) c) HS: Đều có dạng , A và B là những đa thức. GV: Giới thiệu đó là những phân thức đại số. ? Hãy phát biểu định nghĩa? GV dùng bảng phụ đưa định nghĩa. ? Em hãy nêu ví dụ về phân thức? ? Đa thức sau có phải là PTĐS không: 2x + y ? Hãy viết 4 PTĐS ? ? Một số thực a bất kì có phải là PTĐS không? Vì sao? ? Số 0 có phải là PTĐS không? Vì sao? GV: Cho phân thức và phân thức (D 0) Khi nào thì ta có thể kết luận được = ? ? Có thể kết luận hay không? ? Xét 2 phân thức: và có bằng nhau không? HS lên bảng trình bày. GV: Dùng bảng phụ đưa nội dung ?5. Bạn Quang nói: = 3. Bạn Vân nói: = . Bạn nào nói đúng? Vì sao? HS lên bảng trình bày. 1. Định nghĩa Quan sát các biểu thức a) b) c) đều có dạng là những phân thức đại số. Định nghĩa: Phân thức đại số (phân thức) là biểu thức có dạng , trong đó A, B là các đa thức, B khác đa thức không. * Chú ý: Mỗi đa thức cũng được coi là phân thức đại số có mẫu =1. ?1. x + 1, , 1, z2 + 5. ?2. Một số thực a bất kỳ cũng là một phân thức đại số vì luôn viết được dưới dạng . * Chú ý: Một số thực a bất kì là PTĐS (VD: 0,1 - 2, , ) 2. Hai phân thức bằng nhau * Định nghĩa: = nếu AD = BC * Ví dụ: vì (x-1)(x+1) = 1.(x2-1). ?3. vì 3x2y.2y2 = x. 6xy2 (vì cùng bằng 6x2y3) ?4. = vì x(3x+6) = 3(x2 + 2x). ?5. Bạn Vân nói đúng vì: (3x + 3).x = 3x(x + 1) - Bạn Quang nói sai vì 3x + 3 3.3x 4. Củng cố: GV: Cho HS làm bài tập 1 a, b, c. Dùng định nghĩa hai phân thức bằng nhau chứng tỏ: a) ; b) ; c) ; HS: Thực hiện chứng minh. GV: Gọi một số HS lên bảng. * Nếu còn thời gian GV cho HS làm tiếp bài 1.e (SGK). GV: Cũng cố lại cách làm. GV: Một lần nữa nhấn mạnh đ/n phân thức đại số và đ/n hai phân thức bằng nhau. Bài tập 1: Ta có a) 5y.28x = 140xy 7.20xy = 140xy 5y.28x = 7.20xy . b) 3x(x + 5).2 = 6x2 + 30x 2(x + 5).3x = 6x2 + 30x 3x(x + 5).2 = 3x(x + 5).2 . c) (x + 2).(x2 - 1) = x3 + 2x2 - x - 2 (1) (x - 1)(x +2)(x +1) = (x +2)(x -1)(x +1) = (x + 2).(x2 - 1) = x3 + 2x2 - x - 2 (2) Từ (1) và (2) suy ra (x + 2).(x2 - 1) = (x - 1)(x + 2)(x + 1) . 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Xem lại bài học. - Làm các bài tập: 1(d, e); 2; 3 (SGK - Tr 36) và các bài tập ở SBT. - Hướng dẫn: Bài 1.d, e làm tương tự các ý đã làm trong bài 1. Bài 2: Dùng định nghĩa hai phân thức bằng nhau xét từ cặp hai phân thức. Bài 3. Kiểm tra tích A.D và B.C theo đ/n hai phân thức bằng nhau đối với từng đa thức đã cho trong bài toán. - Tiết sau: Ôn tập chương I (Phần hình học). Xem lại toàn bộ kiến thức chương I.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiết 21,22 -Đại 8.doc
Tài liệu liên quan