Giáo án môn Sinh học 8 - Kì I năm 2018 - Chủ đề: Hô hấp

1.Thông khí ở phổi

- Sự thông khí ở phổi nhờ cử động hô hấp (hít vào, thở ra).

+ Hít vào: cơ hoành co, cơ liên sườn co xương ức và xương sườn nâng lên làm lồng ngực nâng lên và mở rộng sang hai bên.

+ Thở ra: cơ hoành dãn cơ liên sường ngoài dãn, xương sườn hạ xuống làm lồng ngực thu nhỏ lại về vị trí cũ.

- Dung tích sống là thể tích không khí lớn nhất của một cơ thể có thể hít vào và thở ra.

- Dung tích sống phụ thuộc vào tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn.

- Dung tích phổi phụ thuộc vào các yếu tố:

tầm vóc, giới tính, tình trạng sức khỏe, sự luyện tập.

2. Trao đổi khí ở phổi và ở tế bào

- Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của:

+ Oxi từ phế nang vào máu.

+ Khí cacbonic từ máu vào phế nang.

- Trao đổi khí ở tế bào gồm sự khuếch tán của:

+ Oxi từ máu vào tế bào.

+ Khí cacbonic từ tế bào vào máu.

 Các khí trao đổi ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp.

 

docx10 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 8 - Kì I năm 2018 - Chủ đề: Hô hấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:/ / 2018 Tiết PPCT: 22,23,24,25 Ngày dạy:/ .. / 2018 CHỦ ĐỀ: HÔ HẤP I. Mục tiêu 1.Về kiến thức: - Nêu ý nghĩa hô hấp. - Mô tả cấu tạo của các cơ quan trong hệ hô hấp (mũi, thanh quản, khí quản và phổi) liên quan đến chức năng của chúng. - Trình bày động tác thở (hít vào, thở ra) với sự tham gia của các cơ thở. - Nêu rõ khái niệm về dung tích sống lúc thở sâu (bao gồm : khí lưu thông, khí bổ sung, khí dự trữ và khí cặn). - Phân biệt thở sâu với thở bình thường và nêu rõ ý nghĩa của thở sâu. - Trình bày cơ chế của sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào. - Trình bày phản xạ tự điều hoà hô hấp trong hô hấp bình thường. - Kể các bệnh chính về cơ quan hô hấp (viêm phế quản, lao phổi) và nêu các biện pháp vệ sinh hô hấp. Tác hại của thuốc lá. 2. Kỹ năng: - Sơ cứu ngạt thở-làm hô hấp nhân tạo - làm thí nghiệm để phát hiện ra CO2 trong khí thở ra. - Tập thở sâu. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ cơ quan hô hấp. - Giáo dục ý thức bảo vệ hệ hô hấp. - Có ý thức bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại. - Thực hành nghiêm túc. II. Những năng lực có thể phát triển ở học sinh - Năng lực tìm kiếm và xữ lí thông tin khi đọc SGK và quan sát hình để biết cấu tạo và hoạt động của hệ hô hấp. - Năng lực bảo vệ hô hấp và phòng bệnh cho hệ hô hấp của bản thân và người thân khi sống và làm việc trong môi trường bị ô nhiễm không khí. - Năng lực giải thích các hiện tượng thực tế liên quan. - Năng lực cứu người khi nạn nhân bị gián đoạn hô hấp. III. Phương pháp và KTDH có thể sử dụng - Phương pháp: thí nghiệm thực hành, vấn đáp, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, trực quan, liên hệ thực tế, làm gương. - Kỹ thuật dạy học: dạy học theo nhóm, thí nghiệm thực hành. IV. Phương tiện dạy học - Tranh phóng to hình 20 – 1; 20 – 2; 20 – 3; 21 – 1; 21 – 4; 23 – 1; 23 - 2 SGK. - Tư liệu: https://www.youtube.com/watch?v=4rOxaDybXY4 https://www.youtube.com/watch?v=-eOK-u157xE https://www.youtube.com/watch?v=nMEp4jxlhoo https://www.youtube.com/watch?v=NswII89Z-qY V. Tổ chức các hoạt động học của học sinh 1. HƯỚNG DẪN CHUNG Các bước Nội dung hoạt động Thời gian dự kiến Khởi động Đưa tình huống có vấn đề để HS giải quyết, gợi mở cho HS về nội dung của chủ đề tạo cơ sở cho việc hình thành kiến thức mới. 10p Hình thành kiến thức - Hô hấp và các cơ quan hô hấp. 30p - Hoạt động hô hấp. 30p - Vệ sinh hô hấp. 40p - Thực hành: sơ cứu cầm máu. 40p Luyện tập Vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi trắc nghiệm. 15p Vận dụng, tìm tòi mở rộng Vận dụng kiến thức vào giải thích các tình huống thực tiễn. 15p 2. KẾ HOẠCH DẠY HỌC A. Hoạt động khởi động (10p) Mục tiêu Đưa tình huống có vấn đề để HS giải quyết, gợi mở cho HS về nội dung của chủ đề tạo cơ sở cho việc hình thành kiến thức mới. Nội dung - Khái niệm hô hấp và vai trò của hô hấp đối với cơ thể sống. - Mô tả và xác định được trên hình các cơ quan hô hấp ở người và nêu chức năng của chúng. - Bảo vệ hô hấp. Gợi ý tổ chức hoạt động - Yêu cầu HS quan sát một số hình ảnh và video GV cung cấp theo cá nhân. - Hoạt động HS: nhận nhiệm vụ, cá nhân trình bày ý kiến. - Hoạt động GV: theo dõi HS trả lời gợi ý biết được: + Khái niệm hô hấp và vai trò của hô hấp đối với cơ thể sống. + Mô tả và xác định được trên hình các cơ quan hô hấp ở người và nêu chức năng của chúng. + Bảo vệ hô hấp. Sản phẩm mong đợi B. Hoạt động hình thành kiến thức a. Hô hấp và các cơ quan hô hấp (30p) Mục tiêu - Trình bày được khái niệm hô hấp và vai trò của hô hấp đối với cơ thể sống. - Mô tả và xác định được trên hình các cơ quan hô hấp ở người và nêu chức năng của chúng. Nội dung - Khái niệm hô hấp. - Các cơ quan trong hệ hô hấp của người và chức năng của chúng. Gợi ý tổ chức hoạt động - Yêu cầu HS hoạt động nhóm trả lời câu hỏi q trang 64, 66. - Hoạt động HS: nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi q, ghi chép và báo cáo. - Hoạt động GV: theo dõi HS hoạt động, hướng dẫn hỗ trợ, đánh giá kết quả và kết luận về hô hấp và các cơ quan hô hấp. Sản phẩm mong đợi 1. Khái niệm hô hấp - Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể. - Ý nghĩa: cung cấp oxi cho tế bào tạo năng lượng cho hoạt động sống của tế bào của cơ thể và thải cacbonic ra khỏi cơ thể. - Hô hấp gồm 3 giai đoạn: sự thở, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào. 2. Các cơ quan trong hệ hô hấp ở người: - Đường dẫn khí: + Cấu tạo: mũi, thanh quản, khí quản, phế quản. + Chức năng: dẫn khí O2 và CO2, ngăn bụi, làm ấm, làm ẩm không khí và diệt vi khuẩn. - Phổi: + Cấu tạo: lá phổi phải có 3 thùy, lá phổi trái có 2 thùy. + Chức năng: thực hiện sự trao đổi khí O2 và CO2 giữa cơ thể và môi trường ngoài. b. Hoạt động hô hấp (30p) Mục tiêu - Trình bày được các đặc điểm chủ yếu trong cơ chế thông khí ở phổi (hoạt động của các cơ, sự thay đổi thể tích lồng ngực). - Nêu được khái niệm dung tích sống và các yếu tố tác động tới dung tích sống. - Trình bày được cơ chế trao đổi khí ở phổi và ở tế bào. Nội dung - Thông khí ở phổi. - Trao đổi khí ở phổi và tế bào. Gợi ý tổ chức hoạt động - Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm. Cử 1 HS trình bày kết quả, trình bày rỏ, tự tin, giải quyết được vấn đề đặt ra và có nhận xét, bổ sung. - Hoạt động HS: HS nhận nhiệm vụ, tiến hành thực hiện theo các yêu cầu: + Thực hiện lênh q trang 69. + Thực hiện lênh q trang 70. - Hoạt động GV: theo dõi HS hoạt động, hướng dẫn hỗ trợ, đánh giá kết quả và kết luận. Sản phẩm mong đợi 1.Thông khí ở phổi - Sự thông khí ở phổi nhờ cử động hô hấp (hít vào, thở ra). + Hít vào: cơ hoành co, cơ liên sườn co xương ức và xương sườn nâng lên làm lồng ngực nâng lên và mở rộng sang hai bên. + Thở ra: cơ hoành dãn cơ liên sường ngoài dãn, xương sườn hạ xuống làm lồng ngực thu nhỏ lại về vị trí cũ. - Dung tích sống là thể tích không khí lớn nhất của một cơ thể có thể hít vào và thở ra. - Dung tích sống phụ thuộc vào tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn. - Dung tích phổi phụ thuộc vào các yếu tố: tầm vóc, giới tính, tình trạng sức khỏe, sự luyện tập. 2. Trao đổi khí ở phổi và ở tế bào - Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của: + Oxi từ phế nang vào máu. + Khí cacbonic từ máu vào phế nang. - Trao đổi khí ở tế bào gồm sự khuếch tán của: + Oxi từ máu vào tế bào. + Khí cacbonic từ tế bào vào máu. Các khí trao đổi ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp. c. Vệ sinh hô hấp (40p) Mục tiêu - HS hiểu rõ cơ sở khoa học của hô hấp nhân tạo. - Nắm được trình tự các bước tiến hành hô hấp nhân tạo. - Biết phương pháp hà hơi thổi ngạt và phương pháp ấn lồng ngực. Nội dung - Cần bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại. - Cần tập luyện để có một hệ hô hấp khỏe mạnh. Gợi ý tổ chức hoạt động - Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm. Cử 1 HS trình bày kết quả, trình bày rỏ, tự tin, giải quyết được vấn đề đặt ra và có nhận xét, bổ sung. - Hoạt động HS: HS nhận nhiệm vụ, tiến hành thực hiện theo các yêu cầu: + HS nghiên cứu mục n và thực hiện lệnhq trang 72. + HS nghiên cứu mục n và thực hiện lệnhq trang 73. - Hoạt động GV: theo dõi HS hoạt động, hướng dẫn hỗ trợ, đánh giá kết quả và kết luận. Sản phẩm mong đợi 1. Cần bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại - Tích cực xây dựng môi trường sống và làm việc có bầu không khí trong sạch bằng các biện pháp như: trồng nhiều cây xanh, không xả rác bừa bãi, không hút thuốc lá, - Đeo khẩu trang khi làm vệ sinh hay hoạt động trong môi trường có bụi. - Hạn chế sử dụng các thiết bị thải ra các chất khí độc hại. - Tuyên truyền, vận dộng mọi người cùng thực hiện. 2. Cần tập luyện để có một hệ hô hấp khỏe mạnh - Luyện tập thể dục thể thao phối hợp tập thở sâu. - Giảm nhịp thở thường, từ bé. d. Thực hành: Hô hấp nhân tạo (40p) Mục tiêu - Trình bày được phản xạ tự điều hòa hô hấp trong hô hấp bình thường. - Kể các bệnh chính về cơ quan hô hấp (viêm phế quản, lao phổi) và nêu các biện pháp vệ sinh hô hấp. Tác hại của thuốc lá. Nội dung - Nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp. - Phương pháp hà hơi thổi ngạt. - Phương pháp ấn lồng ngực. Gợi ý tổ chức hoạt động - Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm. Cử 1 HS trình bày kết quả, trình bày rỏ, tự tin, giải quyết được vấn đề đặt ra và có nhận xét, bổ sung. - Hoạt động HS: HS nhận nhiệm vụ, tiến hành thực hiện theo các yêu cầu: + Các nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp. + Xem video https://www.youtube.com/watch?v=nMEp4jxlhoo https://www.youtube.com/watch?v=NswII89Z-qY + Nêu các bước của phương pháp hà hơi thổi ngạt. + Nêu các bước của phương pháp ấn lồng ngực. - Hoạt động GV: theo dõi HS hoạt động, hướng dẫn hỗ trợ, đánh giá kết quả và kết luận. Sản phẩm mong đợi * Nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp - Khi bị chết đuối: cần loại bỏ nước khỏi phổi bằng cách vừa cõng nạn nhân ở tư thế dốc ngược vừa chạy. - Khi bị điện giật: tìm vị trí cầu dao hay công tắc điện để ngắt dòng điện. - Khi bị thiếu khí để thở hay môi trường nhiều khí độc, phải khiêng nạn nhân ra khỏi khu vực đó. 1. Phương pháp hà hơi thổi ngạt - Các bước tiến hành: + Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau. + Bịt mũi bằng hai ngón tay. + Tự hít một hơi đầy lồng ngực rồi ghé môi sát miệng nạn nhân và thổi hết sức vào phổi nạn nhân, không để không khí thoát ra ngoài chỗ tiếp xúc với miệng. + Ngừng thổi để hít vào rồi lại thổi tiếp. + Thổi liên tục với 12 - 20 lần/ phút cho tới khi quá trình tự hô hấp của nạn nhân được ổn định bình thường. - Chú ý: + Nếu miệng nạn nhân bị cứng, hó mở có thể dùng tay bịt miệng và thở vào mũi. + Nếu tim nạn nhân đồng thời ngừng đập có thể vừa thổi ngạt, vừa xoa bóp tim (H 23.2). 2. Phương pháp ấn lồng ngực - Cách tiến hành: + Đặt nạn nhân nằm ngửa, dưới lưng kê cao bằng một gối mềm để đầu hơi ngửa ra phía sau. + Cầm nơi cẳng tay hay cổ tay nạn nhân và dùng sức nặng cơ thể ép vào ngực nạn nhân cho không khí trong phổi bị ép ra ngoài (khoảng 200ml), sau đó dang tay nạn nhân ra đưa về phía đầu nạn nhân. + Thực hiện liên tục như thế với 12 - 20 lần/ phút, cho tới khi sự hô hấp tự động của nạn nhân ổn định bình thường. - Lưu ý: + Đặt nạn nhân nằm sấp đầu nghiêng về một bên. + Đặt nạn nhân nằm ngửa ra giúp đường dẫn khí được mở rộng. C. Hoạt động luyện tập (15p) Mục tiêu Chuẩn hóa kiến thức và luyện tập. Nội dung Củng cố kiến thức liên quan qua dạng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận Gợi ý tổ chức hoạt động - Yêu cầu HS hoàn thành các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận. - Hoạt động HS: HS nhận nhiệm vụ, tiến hành thực hiện theo các yêu cầu - Hoạt động GV: theo dõi HS hoạt động, hướng dẫn hỗ trợ, đánh giá kết quả và kết luận. Sản phẩm mong đợi Bài tập 1: Trả lới các câu hỏi sau 1. Nêu các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp. 2. Theo em cần phải làm gì để giữ cho môi trường luôn sạch đẹp và hạn chế bệnh lây qua đường hô hấp? Bài tập 2: Bài tập trắc nghiệm 1. Sự thông khí ở phổi do: a. Lồng ngực nâng lên hạ xuống. b. Cử động hô hấp hít vào thở ra. c. Thay đổi thể tích lồng ngực. d. Cả a, b, c g b. 2. Cơ quan hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể? a. Là nơi trao đổi O2 và CO2 giữa cơ thể và môi trường. b. nhờ cơ quan hô hấp, O2 từ môi trường ngoài được đưa vào từng tế bào, CO2 do tế bào thải ra được đưa ra môi trường ngoài c. Cung cấp O2 cho mọi tế bào để tế bào ôxi hoá các chất sinh năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động sống của cơ thể, mặt khác thải CO2 hơi nước, của tế bào ra môi trường ngoài. d. Đảm bảo sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường. g c. 3. Khi thức ăn xuống thực quản thì không khí có qua được khí quản không? a. Không, vì thực quản phình to ra đè bẹp khí quản b. Có nhưng ít, vì khí quản bị thu hẹp do thực quản phình to. c. Qua lại bình thường, vì khí quản được cấu tạo bởi các vòng sụn. d. Khí quản được cấu tạo bởi các vòng sụn, chỗ tiếp giáp với thực quản là cơ trơn nên cả hai quá trình lưu thông khí và nuốt thức ăn đều diễn ra bình thường. g c. 4. Thực chất sự trao đổi khí ở phổi và tế bào là: a. Sự tiêu dùng O2 ở tế bào cơ thể. b. Sự thay đổi nồng độ các chất khí. c. Chênh lệnh nồng độ các chất khí dẫn đến khuếch tán. d. Cả 3 đáp án trên. g c. 5. Chất nào dưới đây có nhiều trong khói thuốc lá? a. Nicôtin. b. Nitơ ôxit. c. Lưu huỳnh ôxit. d. Câu b và c. g a. 6. Hiệu quả hô hấp sẽ tăng khi: a. Thở sâu và giảm nhịp thở. b. Thở bình thường. c. Tăng nhịp thở. d. Cả A, B, C đều sai. g a. 7. Các bệnh nào dễ lây qua đường hô hấp: a. Bệnh Sars, bệnh lao phổi b. Bệnh cúm, bệnh ho gà. c. Bệnh thương hàn, tả, kiết lị , bệnh về giun sán. d. Hai câu A,B đúng g d. D. Hoạt động vận dụng và mở rộng (15p) Mục tiêu Vận dụng được kiến thức giải thích các hiện tượng trong thực tiễn đời sống. Nội dung - Vì sao khi vừa ăn vừa nói chuyện hoặc cười lại bị sặc? - Tại sao nói hút thuốc lá lại có hại cho hệ hô hấp? - Tại sao đi đường nên đeo khẩu trang? - Nghĩ con trúng gió, vợ chồng anh Hùng, chị Kiều đã đốt than củi đặt dưới gầm giường sưởi ấm cho con. Tuy nhiên, con nhỏ của hai vợ chồng đã tử vong; anh Hùng, chị Kiều hôn mê. (theo thanhnien.vn ngày 10/12/2015) Gợi ý tổ chức hoạt động - Yêu cầu HS vận dung kiến thức để giải thích các câu hỏi liên quan với thực tiễn. - Hoạt động HS: HS nhận nhiệm vụ, tiến hành thực hiện theo các yêu cầu và giải thích ngay trên lớp học. - Hoạt động GV: theo dõi HS hoạt động, hướng dẫn hỗ trợ, đánh giá kết quả và kết luận. Sản phẩm mong đợi - Vì vừa ăn vừa nói hoặc vừa cười nói thì thanh môn mở trong lúc hầu họng có thức ăn nên dễ bị sặc. Khi vừa ăn vừa nói hoặc vừa cười sẽ khiến nắp thanh quản không kịp phản ứng, khi nắp thanh quản đang đậy khí quản để nuốt thức ăn, thì bộ não lại ra lệnh: mở cửa khí quản để không khí đi ra, lúc này thức ăn có thể sẽ rơi vào đường khí quản, khiến bị sặc. (Mở rộng: đối với người già, không cho ăn vật cứng và khi ăn nên ở tư thế ngồi, nên ăn thức ăn xay nhừ, uống nước hoặc ăn thức ăn quá lỏng (dễ gây sặc) phải vừa uống vừa cúi đầu và uống từ từ. Đối với trẻ nhỏ, người lớn nên đút thức ăn từng muỗng nhỏ, từ từ, chọn thức ăn phù hợp, nhất là thời kỳ ăn giặm. Thận trọng khi trẻ vừa ăn vừa khóc, nói chuyện, hoặc la hét, chơi đùa nghịch ngợm. Trẻ chưa mọc đủ răng hàm thì không cho ăn thức ăn cứng như hạt đậu phộng, trái cây sống còn cứng như mận, ổi, củ cải, cà rốt sống, ). - Hút thuốc lá có hại: các chất độc hại (nicotin, nitrôzamin) có trong khói thuốc lá làm liệt lớp lông rung phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí. Có thể gây ung thư phổi; Ngoài ra khói thuốc lá còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của những người xung quanh, đặc biệt là các em nhỏ và người già . - Mật độ bụi khói trên đường nhiều khi quá lớn, vượt quá khả năng làm sạch của đường dẫn khí của hệ hô hấp, bới vậy nên đeo khẩu trang chống bụi khi đi đường và khi lao động, vệ sinh. - Do ngộ độc khí (CO) nên đứa con nhỏ tử vong trong lúc sưởi ấm bằng than củi. Giáo viên biên soạn Bùi Thị Nhi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxCHU DE SINH 8.docx