Giáo án môn Sinh học 8 - Kì II - Bài 46: Trụ não, tiểu não, não trung gian

1. Ổn định: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 5’

 Trình bày cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tuỷ? Vì sao nói dây thần kinh tuỷ là dây pha?

3. Bài mới: 30’

a. Mở bài: 2’

Tiếp theo tủy sống là não bộ. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu vị trí và các thành phần của bộ não cũng như cấu tạo và chức năng của chúng.

b. Phát triển bài: 28’

Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí thành phần của não bộ

Mục tiêu: Xác định được giới hạn của trụ não, tiểu não, não trung gian

 

doc4 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 558 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 8 - Kì II - Bài 46: Trụ não, tiểu não, não trung gian, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 25 Ngày soạn:............................ Tiết: 50 Ngày dạy: ............................. Bài 46: TRỤ NÃO, TIỂU NÃO, NÃO TRUNG GIAN I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Xác định được vị trí các thành phần của vỏ não (trên hinh vẽ, mô hình và mẫu vật) và chức năng của trụ não. - Xác định được vị trí và chức năng của tiểu não. - Xác định được vị trí và chức năng chủ yếu của não trung gian. 2. Kĩ năng -Kỹ năng hợp tác, thảo luận nhóm. - Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin khi đọc SGK. 3. Thái độ Chuẩn bị bài đầy đủ trước khi lên lớp. II. Phương pháp Vấn đáp - tìm tòi, trực quan, dạy học nhóm. III- Thiết bị dạy học Tranh vẽ H46.1; H46.2; H46.3 Bảng 46. IV. Tiến trình dạy – học 1. Ổn định: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ Trình bày cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tuỷ? Vì sao nói dây thần kinh tuỷ là dây pha? 3. Bài mới: 30’ a. Mở bài: 2’ Tiếp theo tủy sống là não bộ. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu vị trí và các thành phần của bộ não cũng như cấu tạo và chức năng của chúng. b. Phát triển bài: 28’ Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí thành phần của não bộ Mục tiêu: Xác định được giới hạn của trụ não, tiểu não, não trung gian TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 7’ - Cho HS quan sát mô hình bộ não, đối chiếu với H 46.1 và trả lời câu hỏi: - Bộ não gồm những thành phần nào? - GV nhận xét. - Yêu cầu HS hoàn thành bài tập điền từ (SGK) mục I. - GV kiểm tra bài tập của HS, chính xác hoá lại thông tin. - GV gọi 1 HS chỉ trên tranh hoặc mô hình các thành phần trên. - HS quan sát kĩ tranh và mô hình, ghi nhớ chú thích. - 1 HS trả lời, HS khác nhận xét. - HS lắng nghe. - HS dựa vào chú thích hình vẽ, tìm hiểu vị trí, thành phần não, hoàn thành bài tập điền từ. - 1 vài HS đọc kết quả, lớp nhận xét, bổ sung. - 1 – Não trung gian; 2 – Não giữa; 3 – Cầu não; 4 – Não giữa; 5 – Cuống não; 6 – Củ não sinh tư; 7 – Tiểu não. I. Vị trí và các thành phần của não bộ - Thành phần: trụ não, tiểu não, não trung gian và đại não. - Vị trí: + Trụ não tiếp liền với tủy sống ở phía dưới. + Não trung gian nằm giữa trụ não và đại não. + Tiểu não nằm sau trụ não. Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo chức năng của trụ não Mục tiêu: So sánh cấu tạo chức năng của tủy sống và trụ não 10’ - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin Tr 144 và trả lời câu hỏi: - Nêu cấu tạo trụ não? - Chất trắng và chất xám ở trụ não có chức năng gì? - GV hoàn thiện kiến thức, giới thiệu 12 đôi dây thần kinh não (dây cảm giác, dây vận động, dây pha). - HS đọc kĩ và xử lí thông tin, trả lời câu hỏi: - Chất trắng: ở ngoài. Chất xám: ở trong - Chất xám: điều khiển điều hòa hoạt động của các nội quan. Chất trắng: dẫn truyền. - HS lắng nghe. II. Cấu tạo và chức năng của trụ não - Cấu tạo + Trụ não gồm não giữa, cầu não và hành não. + Chất trắng bao ngoài + Chất xám là các nhân xám - Chức năng: điều hòa hoạt động của các nội quan và dẫn truyền. Hoạt động 3: Tìm hiểu não trung gian Mục tiêu: Nêu được vị trí chức năng của não trung gian 5’ - Yêu cầu HS chỉ vị trí của não trung gian trên tranh (mô hình). - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin và trả lời: Nêu cấu tạo và chức năng của não trung gian? - 1 HS lên bảng chỉ. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. III. Não trung gian: - Cấu tạo: đồ thị và vùng dưới đồi. - Chức năng: điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt. Hoạt động 4: Tìm hiểu tiểu não Mục tiêu: Nêu được cấu tạo và chức năng của não bộ 7’ - Yêu cầu HS đọc thông tin mục IV, quan sát H 46.3 và trả lời câu hỏi: - Vị trí của tiểu não? Tiểu não có cấu tạo như thế nào? - Yêu cầu HS đọc thí nghiệm SGK (s) và trả lời: - Tiểu não có chức năng gì? - Yêu cầu HS rút ra kết luận. - Tại sao người tham gia giao thông bằng xe máy lại đội muc bao hiểm? - HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét bổ sung. - Tiểu não nằm sau trụ não, dưới bán cầu não. + Chất xám ở ngoài làm thành vỏ tiểu não. + Chất trắng ở trong. - HS nghiên cứu thông tin, hình vẽ và trả lời câu hỏi. - 1 HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung. - HS đọc thí nghiệm, rút ra chức năng của tiễu não. - Bảo vệ não bộ. IV. Tiểu não - Cấu tạo: + Chất xám nằm ngoài làm thành lớp vỏ tiểu não và các nhân + Chất trắng nằm ở phía trong là đường dẫn truyền nối vỏ tiểu não và các nhân với các phần khác của hệ thần kinh (tủy sống, trụ não, não trung gian, đại não). - Chức năng: + Điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp. + Giữ thăng bằng cho cơ thể. Bảng 46. Vị trí, chức năng của tủy sống và trụ não (KHÔNG DẠY) Tủy sống Trụ não Vị trí Chức năng Vị trí Chức năng Bộ phận trung ương Chất xám Ở giữa thành dải liên tục Là căn cứ thần kinh Ở trong phân thành các nhân xám Là căn cứ thần kinh Chất trắng Bao quanh chất xám Dẫn truyền Bao ngoài các nhân xám Dẫn truyền dọc Bộ phận ngoại biên (dây thần kinh) 31 đôi dây thần kinh tủy 12 đôi gồm 3 loại: dây cảm giác, dây vận động, dây pha CHỨC NĂNG CỦA 12 ĐÔI DÂY THẦN KINH ĐÔI I. Khứu giác II. Thị giác III. Vận nhãn chung: vận động mi mắt và nhãn cầu IV. Cảm động (Ròng rọc): nhìn mắt xuống dưới và ra ngoài V. Sinh ba (Tam thoa): nhai, cảm giác sờ và đau  mặt và miệng VI. Vận nhãn ngoài:  vận động cơ mắt ngoài VII. Mặt:  kiểm soát hầu hết các biểu lộ ở mặt, vị giác, tiết nước mắt và nước bọt VIII. Thính giác và thăng bằng (Tiền đình ốc tai) IX. Lưỡi hầu (Thiệt hầu): cảm giác lưỡi, hầu và vòm miệng mềm; vận động cơ vùng hầu và trâm hầu X. Phế vị: cảm giác tai, hầu, thanh quản và nội tạng; vận động hầu, thanh quản, lưỡi và các cơ trơn nội tạng, 2 phần: nhánh thanh quản trên và nhánh hồi qui thanh quản XI. Phụ (sống phụ):  vận động hầu, thanh quản, vòm miệng mềm và cổ XII. Dưới lưỡi (hạ thiệt): vận động các cơ dính vùng cổ, các bên trong và ngoài của lưỡi. 4. Củng cố: 2’ Gọi HS đọc khung màu hồng. 5. Kiểm tra đánh giá: 5’ 1/ Nêu sự khác nhau căn bản về mặt cấu tạo giữa trụ não và tủy sống? → Ở tủy sống chất xám làm thành một cột dọc; còn ở trụ não chất xám bị chất trắng chia cắt thành những nhân xám. 2/ Về mặt cấu tạo, tủy sống và trụ não giống nhau ở điểm căn bản nào nhất? → Điều gồm hai phần: Chất xám ở trong, chất trắng bao bọc bên ngoài. 3/ Vì sao người say rượu có biểu hiện chân nam đá chân chiều trong lúc đi? - Rượu đã ngăn cản, ức chế sự dẫn truyền qua xinap giữa các tế bào có liên quan đến tiểu não. - Khiến sự phối hợp hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể bị ảnh hưởng. 6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’ - Học bài, trả lời câu hỏi SGK. - Xem trước bài 47. 7. Nhận xét tiết học: 1’ V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy: Mía: Nước mía là một cách giải rượu rất nhanh và hiệu quả. Cam: Lấy 3 – 5 quả cam tươi hoặt quýt tươi bóc vỏ ăn trực tiếp hoặc ép thành nước uống. Quả lê: Lê gọt vỏ ăn trực tiếp hoặc xay ép thành nước để uống. Ăn chuối: Uống rượu quá nhiều có thể sẽ gây ra ngộ độc rượu, người bị ngộ độc nhẹ có thể lập tức ăn 3 – 5 quả chuối, như thế vừa giúp thanh lọc máu vừa nhuận phổi giải rượu. Đội mũ bảo hiểm để bảo vệ não bộ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc50C.doc