Giáo án môn Số học 6 - Tiết 24: Ước và bội

Hoạt động 1: Ước và bội (13’)

Một cách tổng quát ta có khái niệm ước và bội như sau:

---> ghi bảng: Nếu có số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì ta nói a là bội của b, còn b là ước của a.

Theo khái niệm ước và bội thì có hai lưu ý quan trọng sau đây:

1. Khái niệm ước và bội chỉ có khi phép chia là phép chia hết.

2. Nếu a b thì SBC a là bội của SC b và ngược lại SC b là ước của SBC a

 

doc2 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 431 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Số học 6 - Tiết 24: Ước và bội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 24 Ngày Soạn : 13/10/2017 Ngày Giảng: 6A: 19/10/2017 §13. ƯỚC VÀ BỘI I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS biết được định nhgĩa ước và bội của một số, ký hiệu tập hợp các ước, các bội của một số. 2. Kỹ năng: HS biết kiểm tra một số có hay không là ước hoặc là bội của một số cho trước, biết tìm ước và bội của một số cho trước trong các trường hợp đơn giản 3. Tư duy và thái độ: HS biết xác định ước và bội trong các bài toán thực tế đơn giản. II Chuẩn bị: - GV: SGK,SBT, giáo án, thước thẳng - HS: SGK, xem trước bài. III. Phương pháp dạy học: thuyết trình, giảng giải, gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề,... IV Tiến trình bài học: 1. Ổn định lớp (1’): 6A..... 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp bài mới 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng Hoạt động 1: Ước và bội (13’) Một cách tổng quát ta có khái niệm ước và bội như sau: ---> ghi bảng: Nếu có số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì ta nói a là bội của b, còn b là ước của a. Theo khái niệm ước và bội thì có hai lưu ý quan trọng sau đây: 1. Khái niệm ước và bội chỉ có khi phép chia là phép chia hết. 2. Nếu a b thì SBC a là bội của SC b và ngược lại SC b là ước của SBC a. HS lắng nghe. bội của a b ước của 1. Ước và bội Nếu có số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì ta nói a là bội của b, còn b là ước của a. Hoạt động 2: Cách tìm ước và bội. (23’) Trước hết, các em ghi nhớ hai kí hiệu quan trọng là tập hợp các ước và tập hợp các bội của 1 số. Ta xét ví dụ 1: Các em hãy nghiên cứu phần giải của VD1 và trả lời câu hỏi sau : + Để tìm bội của 7 ta làm như thế nào ? + Hãy tìm các bội của 7 nhỏ hơn 30? Một cách tổng quát, em hãy nêu cách tìm các bội của một số khác 0 ? Yêu cầu HS nêu lại cách tìm bội của một số khác 0. Áp dụng cách làm trên các em hãy làm ?2 VD2: Tìm tập hợp Ư(8) Các em hãy nghiên cứu phần giải của VD2 và trả lời câu hỏi sau : + Để tìm ước của 8 ta có thể làm như thế nào ? + Hãy viết Ư(8) Một cách tổng quát, em hãy nêu cách tìm các ước của một số a ? GV lưu ý HS: trong cách tìm ước này thì thông thường nếu ta tìm được 1 ước thì sẽ có ngay ước tiếp theo là thương của phép chia. VD: 8 có ước là 2 thì ta cũng tìm ngay được ước 4. Các em làm ?3. Hs chú ý nghe và ghi vào vở 2 kí hiệu: Ư(a) B(a) HS đọc SGK và trả lời. + nhân 7 lần lượt với 0, 1, 2, 3, 4. + 0 ; 7 ; 14 ; 21 ; 28. HS nêu theo SGK 1 HS lên bảng làm. HS đọc SGK và trả lời. + Chia 8 cho các số từ 1--> 8, xét xem 8 chia hết cho những số nào thì số đó là ước của 8 + Ư(8) = {1 ;2 ; 4, 8} 2. Cách tìm ước và bội. Kí hiệu: Tập hợp các ước của a: Ư(a) Tập hợp các bội của a: B(a) VD1: Tìm các bội nhỏ hơn 30 của 7. Bội nhỏ hơn 30 của 7 là : 0 ; 7 ; 14 ; 21 ; 28. Cách tìm bội: Ta có thể tìm các bội của một số khác 0 bằng cách nhân số đó lần lượt với 0; 1; 2; 3;.... VD2: Tìm tập hợp Ư(8) Ư(8) = {1 ;2 ; 4, 8} Cách tìm ước: Ta có thể tìm các ước của a (a >1) bằng cách lần lượt chia a cho các số tự nhiên từ 1 đến a để xét xem a chia hết cho những số nào, khi đó các số ấy là ước của a. 4. Củng cố: (7’) Như vậy, qua bài học này chúng ta đã cùng tìm hiểu về ước và bội. Ở bài học các em cần ghi nhớ: 2 khái niệm ước và bội chỉ có khi có phép chia hết. Lưu ý phân biệt Ước với Bội . Đặc biệt khi tìm ước hay bội chúng ta nên tìm theo quy trình có thứ tự, khoa học thì kết quả sẽ nhanh hơn và tránh được thiếu sót. 5. Hướng dẫn học ở nhà: (1’) Học thuộc quy tắc tìm bội và ước. Làm BT trong SGK * Rút kinh nghiệm ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiết 24.doc
Tài liệu liên quan