Giáo án môn Số học lớp 6 - Bài 13: Ước và bội

GV treo bảng phụ ghi đề bài:

Cho các tổng sau:

1263 + 564 (1)

432 + 1278 (2)

1263 + 561 (3)

a) Tổng nào chia hết cho 3? Vì sao?

b) Tổng nào chia hết cho 9? Vì sao?

c) Tổng nào chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9? Vì sao?

- Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét bài của HS trên bảng?

- GV nhận xét bài làm của HS trên bảng và thu chấm hai bài của HS dưới lớp.

 

doc4 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Số học lớp 6 - Bài 13: Ước và bội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần Ngày soạn: Tiết Ngày dạy: §13. ƯỚC VÀ BỘI I. MỤC TIÊU: * Kiến thức: Biết các khái niệm: ước và bội. Kí hiệu tập hợp các ước, các bội của một số. * Kĩ năng: Tìm được các ước, bội của một số, các ước chung, bội chung đơn giản của hai hoặc ba số. * Thái độ: HS biết xác định ước và bội trong các bài toán thực tế đơn giản. II. CHUẨN BỊ: - GV: Phấn màu, bảng phụ, Sgk, Sgv. - HS: Sgk, dụng cụ học tập và đọc trước nội dung bài học. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (7 phút) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV treo bảng phụ ghi đề bài: Cho các tổng sau: 1263 + 564 (1) 432 + 1278 (2) 1263 + 561 (3) a) Tổng nào chia hết cho 3? Vì sao? b) Tổng nào chia hết cho 9? Vì sao? c) Tổng nào chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9? Vì sao? - Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét bài của HS trên bảng? - GV nhận xét bài làm của HS trên bảng và thu chấm hai bài của HS dưới lớp. - HS lên bảng trả lời câu hỏi: - HS dưới lớp làm vào bảng phụ. a) Tổng chia hết cho 3: * 1263 + 264 vì 12633 và 2643. * 432 + 1278 vì 4323 và 12783 * 1263 + 261 vì 12633 và 5613 b) Tổng chia hết cho 9: * 1263 + 264 vì 12639 và 2649 * 432 + 1278 vì 4329 và 12789 c) Tổng chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9: * 1263 + 561 vì 12633, 9 và 5613, 9 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Ước và bội (10 phút) - Khi chia a cho b ta có công thức tổng quát nào? - Vai trò của a, b, q, r? - Số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b (b ¹ 0) khi nào? - Trường hợp a chia hết cho b ta có khái niệm mới là ước và bội. - GV giới thiệu ước và bội: Nếu có số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì ta có a là bội của b, còn b gọi là ước của a. - GV yêu cầu HS làm ?1 + Số 18 có là bội của 3 không? Có là bội của 4 không? + 4 có là ước của 12? Là ước của 15? a = b.q + r - HS: a: số bị chia;b: số chia; q: thương; r: số dư. - Khi r = 0. - HS đứng tại chỗ làm ?1 18 là bội của 3 vì 18 3 18 không là bội của 4 vì 18 4 4 là ước của 12 vì 12 4 4 không là ước của 15 vì 15 4 1. Ước và bội: a) Nhận xét: SGK tr.43 b) 18 3 thì 18 là bội của 3 và 3 là ước của 18 ; 30 6 thì 30 là bội của 6 và 6 là ước của 30. Hoạt động 3: Cách tìm ước và bội (19 phút) - Để tìm các ước và các bội của 8 ta làm như thế nào? a) Tìm ước: Hoạt động nhóm (5 phút) - Tìm tất cả các ước của 8? - Tìm tất cả các ước của 15? - Hãy chỉ rõ cách tìm các ước như thế nào? - GV giới thiệu ước của a và ước của b kí hiệu Ư(a) và Ư(b) b) Tìm bội: - Tìm các bội của 7. - Nêu cách tìm bội tổng quát của một số a khác 0? - GV nêu ký hiệu tập hợp các bội của a là: B(a) = {0, a, 2a, 3a, } - Nhận xét số phần tử của tập hợp các ước của a và số phần tử của tập hợp các bội của a? Ví dụ: Tìm các bội nhỏ hơn 30 của 7? Tìm B (1)=? Ư(1)=? - Nêu các chú ý về ước và bội của số 1. - Tìm B (0)=? Ư(0)=? - Nêu các chú ý về ước và bội của số 0? - Tất cả các ước của 8 là: 1, 2, 4, 8. - Tất cả các ước của 15 là: 1, 3, 5, 15. - Cách tìm ước của 8: Lần lượt chia 8 cho 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8. Ta thấy 8 chỉ chia hết cho các số 1, 2, 4 và 8. Suy ra 8 chỉ có ước là 1, 2, 4, 8. - Cách tìm ước của 15: Lần lượt chia 15 cho 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15. Ta thấy 15 chỉ chia hết cho các số 1, 3, 5 và 15. Suy ra 15 chỉ có ước là 1, 3, 5, 15. Ư(8) ={1, 2, 4, 8} Ư(15) = {1, 3, 5, 15} - Bội của 7 là: 0, 7, 14, 28, Nhân a lần lượt với 0, 1, 2, 3, được các số 0, a, 2a, 3a, là các bội của a - Số phần tử các ước của a là hữu hạn. - Số phần tử các bội của a là vô hạn. - Ta lần lượt nhân 7 với 0, 1, 2, 3, 4 B(7) = {0, 7, 14, 21, 28} Ư (1) = {1} - Số 1 chỉ có một ước là 1. Số 1 là ước của bất kỳ số tự nhiên nào. - Số 0 là bội của mọi số TN khác 0. - Số 0 không là ước của bất kỳ số tự nhiên nào. 2. Cách tìm ước và bội: Ví dụ 1: Ư(a) = {là tập hợp các ước của a} Ư(8) ={1, 2, 4, 8} Ư(15) = {1, 3, 5, 15} Ví dụ 2: B(a)={0,a,2a,3a,} B(7) = {0, 7, 14, 21, 28} Hoạt động 3: Củng cố (7 phút) Bài 111 tr.44 SGK a) Tìm các bội của 4 trong các số 8, 14, 20, 25. b) Viết tập hợp các bội của 4 nhỏ hơn 30. c) Viết dạng tổng quát các số là bội của 4. Bài 112 tr.44 SGK - GV yêu cầu 2 HS lên bảng làm Yêu cầu HS dưới lớp làm vào vở. - HS lên bảng làm bài. - 2 HS lên bảng làm bài. HS dưới lớp làm vào vở. Bài 111. (tr.44 SGK) a) Các bội của 4: 8, 20. b) Tập hợp các bội của 4 nhỏ hơn 30. B(4)= {0,4,,12,16,20,24,28} c) 4k (k ÎN) Bài 112. (tr.44 SGK) Ư(4) = {1; 2; 4} Ư(6) = {1; 2; 3; 6} Ư(9) = {1; 3; 9} Ư(13) = {1, 13} 4. Hướng dẫn về nhà: (1 phút) - Học kĩ bài đã học. Làm bài tập 113, 114 tr.44, 45 Sgk.. Đọc trước §14. IV. RÚT KINH NGHIỆM:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChuong I 13 Uoc va boi_12348037.doc
Tài liệu liên quan