Giáo án Ngữ văn 10 cả năm - GV Nguyễn Thị Dạ Ngân

Tiết 67. Làm văn.

PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH

A-MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Hiểu được tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh.

- Nắm được những kiến thức cơ bản về 1 số phương pháp thuyết minh thường gặp.

2. Kĩ năng:

- Nhận diện và phân tích hiệu quả của mỗi phương pháp thuyết minh qua các ví dụ cụ thể.

- Lựa chọn và vận dụng được những kiến thức đã học để viết được những văn bản thuyết minh phù hợp với đối tượng, làm nổi bật đặc điểm của đối tượng, có sức thuyết phục cao.

3. Tư duy, thái độ, phẩm chất:

- Thấy được việc nắm vững phương pháp thuyết minh là cần thiết không chỉ cho những bài tập làm văn trước mắt mà còn cho cuộc sống sau này.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

 HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

 

doc391 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 600 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 cả năm - GV Nguyễn Thị Dạ Ngân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3/12/2017 Tiết 53. Đọc văn. THƠ HAI - CƯ CỦA BA- SÔ A-MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Thơ hai-cư và đặc trưng của nó. - Thơ hai-cư của Ba-sô. - Hình ảnh thơ mang tính triết lí, giàu liên tưởng. 2. Kĩ năng: - Cách tìm hiểu thể thơ hai-cư. 3. Tư duy, thái độ, phẩm chất : - Tự giác đọc thêm về thơ hai-cư; tập làm thơ hai – cư. Trân trọng một nét đẹp trong văn hóa Nhật Bản; biết yêu quê hương, đất nước; biết yêu thiên nhiên. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ. B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng. HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo. C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp. D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: Lớp Thứ (Ngày dạy) Sĩ số HS vắng 10A2 10A3 10A8 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của hs và kiểm tra trong quá trình học bài trên lớp. 3. Bài mới Hoạt động 1. Khởi động Nếu dân tộc ta tự hào với thể thơ lục bát, người Trung Quốc tự hào vì có thơ Đường,... thì người Nhật Bản lại tự hào vì có thơ Hai-cư, một thể thơ có số lượng âm tiết ngắn nhất thế giới. Trong số rất nhiều thi sĩ làm thơ Hai-cư, M. Ba-sô được đánh giá là bậc thầy. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một số bài thơ Hai-cư tiêu biểu của ông. Hoạt động của GV&HS Nội dung kiến thức cơ bản Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới. Phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi trong SGK. GV HD HS tìm hiểu phần tiểu dẫn. Hs đọc phần tiểu dẫn-sgk. - Cuộc đời và sự nghiệp của Ba-sô có gì đáng chú ý? Trình bày bằng SĐTD Qua phần tiểu dẫn, em hãy nêu tóm tắt đặc điểm của thơ Hai-cư? Tinh thần Thiền tông: con người và vạn vật nằm trong mối quan hệ khăng khít với một cái nhìn nhất thể hóa. Những hiện tượng của tự nhiên có sự tương giao và chuyển hoá lẫn nhau. GV HD HS đọc – hiểu văn bản. Kĩ thuật: Chia nhóm Nhóm 1: Tình cảm thân thiết, gắn bó của nhà thơ với thành phố Ê-đô và nỗi niềm hoài cảm về kinh đô Ki-ô-tô đẹp đẽ đầy kỉ niệm được thể hiện qua các bài 1 và 2 ntn? - Ở bài số 1, em thấy Ba-sô ghi lại sự thực gì trong cuộc đời của ông? Bài thơ gợi lên tình cảm gì? Liên hệ với thơ Chế Lan Viên về tình cảm này mà em biết? Nhóm 2: Tìm quý ngữ ở bài 2? - Gắn bài thơ với hiện thực cuộc đời Ba-sô để cắt nghĩa nó? Gv gợi mở: Bài thơ này được viết trong một hoàn cảnh tâm lí đặc biệt. Năm Ba-sô 40 tuổi, ông du hành đến vùng Ka-sai, nơi gần nhà nên đã ghé về thăm quê mới biết mẹ đã mất. Người anh đưa cho ông di vật của mẹ là một mớ tóc bạc... Nhóm 3: ý nghĩa của hình ảnh mái tóc bạc? - Tìm và phân tích ý nghĩa của quý ngữ? - Hình ảnh dòng “lệ trào nóng hổi” cho thấy tình cảm của tác giả với mẹ ntn? Gv gợi mở: Hồ Bi-oa- hồ lớn nhất của Nhật Bản, giống hình cây đàn tì bà, rất đẹp. Xung quanh hồ, người ta trồng rất nhiều hoa anh đào. Khi gió thổi, cánh hoa đào rụng lả tả như mưa hoa. Cánh hoa mong manh rụng xuống mặt hồ làm nó lăn tăn sóng gợn... Nhóm 4: Tìm quý ngữ trong bài thơ? - Em nhận xét gì về khung cảnh thiên nhiên mà bài thơ gợi lên? - Tìm mối tương giao của cảnh? Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của các bài thơ. ? Giá trị nội dung và nghệ thuật của các bài thơ ? Hoạt động 4. Hoạt động ứng dụng Hãy sáng tác một bài thơ Hai-cư với đề tài tự chọn. HS làm bài, trình bày. GV nhận xét, sửa chữa cho HS. I. Tìm hiểu chung 1. Vài nét về Ba-sô - Ma-su-ô Ba-sô (1644-1694). - Quê hương: U-ê-nô, xứ I-ga (nay là tỉnh Mi-ê) - Gia đình: võ sĩ cấp thấp. - 28 tuổi, ông chuyển đến kinh đô Êđô sinh sống và làm thơ Hai-cư, bút hiệu là Ba-sô (Ba Tiêu). - 10 năm cuối đời, ông du hành hầu khắp đất nước. - Con người: tài hoa, ưa lãng du. - Ông được đánh giá là bậc thầy về thơ Hai-cư. - Các tác phẩm: Phơi thân đồng nội (1685), Đoản văn trong đãy (1688), Cánh đồng hoang (1689), Áo tơi cho khỉ (1691), Lối lên miền Ô-ku (1689). 2. Thể thơ Hai-cư - Có 17 âm tiết (hơn một chút), ngắn nhất thế giới, được ngắt làm 3 đoạn (5-7-5). - Thường miêu tả thiên nhiên theo mùa (quý đề), sử dụng những từ miêu tả thiên nhiên mùa (quý ngữ). - Thấm đẫm tinh thần Thiền tông và văn hóa phương Đông. - Cảm thức thẩm mĩ: đề cao cái Vắng lặng, Đơn sơ, U huyền, Mềm mại, Nhẹ nhàng. - Ngôn ngữ: hàm súc, thiên về gợi, ko tả. -Thi pháp “chân không”: sử dụng những mảng trắng, khoảng trống trong bài thơ như một phương tiện làm nổi bật ý nghĩa của bài thơ. II. Đọc- hiểu văn bản 1. Bài 1 - Ghi lại sự thực về cuộc đời nhiều biến đổi, lãng du của Ba-sô: quê ở Mi-ê, lên Ê-đô (Tô-ki-ô) ở được 10 năm rồi trở về thăm quê. - Gợi tình cảm tha thiết, chân thành với miền đất từng gắn bó: Ê-đô. Cố hương- quê cũ" nơi gắn bó máu thịt. - Liên hệ: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn” (Tiếng hát con tàu- Chế Lan Viên). 2. Bài 2 - Quý ngữ: chim đỗ quyên " mùa hè. - Sự thực cuộc đời Ba-sô: ở kinh đô (10 năm) " về quê (20 năm) " trở lại kinh đô. - Ở kinh đô mùa hè (hiện tại) " nhớ kinh đô xưa- kỉ niệm đã qua " nỗi niềm hoài cổ. 3. Bài 3 - Hình ảnh mái tóc bạc " di vật của người mẹ đã mất; biểu tượng cho cuộc đời vất vả một nắng hai sương của người mẹ. - Quý ngữ: làn sương thu " hình ảnh đa nghĩa: + Giọt lệ như sương. + Tóc mẹ như sương. + Đời người như giọt sương- ngắn ngủi, vô thường. - Hình ảnh dòng “lệ trào nóng hổi” " nỗi xót xa, đau đớn vì mất mẹ " tình cảm mẫu tử cảm động. 4.Bài 6 - Quý ngữ: hoa anh đào " mùa xuân. - Cảnh những cánh hoa đào rụng lả tả làm mặt hồ lăn tăn sóng gợn " cảnh tĩnh, đơn sơ, giản dị và đẹp. - Triết lí Thiền tông: sự tương giao của các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ. III/ Tổng kết 1. Nghệ thuật - Câu thơ ngắn, hàm súc. - Hình ảnh thiên nhiên, tạo vật đầy gợi cảm trong liên tưởng. 2. Nội dung: Thơ Ba – sô đã thức dậy nỗi nhớ da diết trong lòng những người xa quê hương xứ sở. Yêu cầu : - Về hình thức : đúng hình thức nghệ thuật của thơ Hai-cư. - Về nội dung : đề tài tự chọn. Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung 4. Củng cố: - Giá trị phong phú về nội dung và đặc sắc nghệ thuật của thơ Hai-cư. 5. Dặn dò: - Học bài cũ. Tìm hiểu mối liên hệ gần gũi giữa ý thơ của Ba-sô với các nhà thơ khác của Việt Nam. - Chuẩn bị bài : Trả bài làm văn số 4. Ngày soạn : 24/12/2017 Tiết 54. Làm văn. TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 4 A-MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Hệ thống hóa những kiến thức và kĩ năng làm bài : Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; Bài văn có đủ ba phần có hình thức và nội dung; Xây dựng luận điểm – luận cứ - luận chứng rõ ràng. Thấy được những ưu điểm và hạn chế của bài viết để tiến bộ hơn trong học kì sau. 2. Kĩ năng: - Tự đánh giá những ưu - nhược điểm trong bài làm của mình đồng thời có được những định hướng cần thiết để làm tốt hơn những bài viết sau. 3. Tư duy, thái độ, phẩm chất : - Tự giác về sửa chữa lại bài. Ý thức nỗ lực vươn lên trong học tập. Chăm chỉ, tự giác. Phương hướng phát huy ưu điểm, sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, để tiến bộ hơn trong học kì sau. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ. B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN Gv kết hợp phương pháp đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, hướng dẫn HS xây dựng dàn ý chuẩn xác, sửa lỗi trong bài viết cho HS. D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: Lớp Thứ (Ngày dạy) Sĩ số HS vắng 10A2 10A3 10A8 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình trả bài. 3. Bài mới Hoạt động 1. Khởi động Các em đã viết bài làm văn số 4 – bài kiểm tra học kì tại lớp. Hôm nay là tiết trả bài. Để các em biết được kết quả của bài viết số 4, nhận ra ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình, từ đó phát huy và rút kinh nghiệm cho những bài viết sau, chúng ta đi vào bài học hôm nay: Trả bài làm văn số 4. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 3. Hoạt động thực hành ? GV yêu cầu hsinh nhắc lại đề. ? Xác định yêu cầu của đề? ? Lập dàn ý ? BIỂU ĐIỂM: - Điểm 9 - 10 : Đáp ứng tốt các yêu cầu của đề, bố cục sáng rõ, văn viết mạch lạc, có cảm xúc, cảm nhận độc đáo, sâu sắc, sáng tạo. - Điểm 7- 8 : Đáp ứng khá tốt các yêu cầu của đề, bố cục hợp lí, có một số lỗi về diễn đạt - Điểm 5- 6: Đáp ứng ở mức trung bình các yêu cầu của đề. - Điểm 3 - 4 : Hiểu đề chưa thấu đáo, bài làm còn chung chung, diễn đạt thiếu trôi chảy - Điểm 1- 2: Chưa hiểu đề, bài làm hoặc quá sơ sài, hoặc lan man, kiến thức thiếu chắc chắn, diễn đạt hạn chế - Điểm 0: Không làm bài, bỏ giấy trắng Dựa vào phần trên yêu cầu hsinh tự nhận xét ưu - nhược điểm bài viết của mình. GV nhận xét chung về ưu nhược điểm bài viết của HS . - Sai chính tả : chiều đại, chụi khó, ca giao - Sai thể thơ : thể thất ngôn bát cú Đường luật - Dùng từ sai : bài thơ “Tỏ lòng” là một siêu phẩm, Phạm Ngũ Lão là người có con mắt non xanh. Tổ chức sửa chữa lỗi bài viết * GV nêu lên các lỗi mà HS thường gặp. * GV hướng dẫn HS trao đổi để nhận thức lỗi và hướng sửa chữa, khắc phục. * Ví dụ một số bài viết : - Hình thức bài viết chưa đẹp, chữ xấu : + 10A2 : Huy, Hưng + 10A3 : Hường, Tiến +10A8 : Trường, Tùng - Dùng từ thuộc văn nói : rất chi là, rất là hay - Bài viết phân tích sơ sài, không có trọng tâm : + 10A2 : Công, Quân + 10A3 : Tuyền, Hiếu + 10A8 : Tú, Nam GV: Đọc những bài viết khá giỏi của học sinh => tuyên dương để học sinh khác học tập. + 10A2 : Thanh. + 10A3 : Điển. + 10A8 : Hải. GV trả bài. Hsinh xem bài, sửa chữa lỗi. GV tổng kết kết quả bài viết của học sinh. I. Đề bài và đáp án biểu điểm Xem tiết 49-50. II. Nhận xét chung 1. Ưu điểm. - Phần lớn hsinh đã cố gắng làm bài, bài viết trình bày rõ ràng, sạch đẹp. - Một số em bố cục bài viết rõ ràng, hành văn lưu loát. – Học sinh biết cách làm phần đọc hiểu văn bản, bài nghị luận văn học. – Vận dụng tốt các thao tác lập luận. – Ít mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Nhược điểm. - Khi chỉ ra biện pháp tu từ, chưa chỉ rõ biện pháp tu từ đó thể hiện ở từ ngữ nào. - Còn lúng túng trong triển khai, đáp ứng chưa tốt yêu cầu của đề. - Kể lan man, chưa có những sự việc, chi tiết tiêu biểu. - Bố cục chưa rõ ràng, hành văn còn vụng. - Viết sai chính tả. - Diễn đạt mang tính chất như văn nói. III. Chữa lỗi. 1. Lỗi hình thức - Chữ xấu, đặc biệt ở học sinh nam, chữ nghiêng về bên trái. Viết tắt. Tên riêng không viết hoa. - Sai chính tả : ch-tr, s-x, l-n, ngh-ng, r-d-gi. - Lỗi viết câu sai ngữ pháp : không có chủ ngữ - Lỗi hành văn lủng củng, dùng lối văn nói. - Bố cục bài viết chưa rõ ràng, hình thức trình bày chưa đẹp. Phần thân bài chỉ có 1 đoạn văn. - Thiếu ý, thiếu trọng tâm, ý không rõ, sắp xếp ý không hợp lí. - Sự kết hợp các thao tác lập luận chưa hài hòa. 2. Lỗi nội dung - Khi được hỏi thông điệp từ văn bản, học sinh chưa chỉ ra được bài học sâu sắc rút ra là gì, hoặc điều tác giả muốn gửi gắm là gì. - Trong bài nghị luận văn học, phần liên hệ đến lí tưởng sống của thanh niên ngày nay, học sinh phải viết thành đoạn văn ở cuối phần thân bài, nhưng hầu hết chỉ viết được vài câu liên hệ ở phần kết bài. - Nội dung phân tích sơ sài, không có liên hệ mở rộng, không hấp dẫn. IV. Bài viết tiêu biểu - Bài viết tốt (7-8 điểm): + 10A2 : Ngọc Anh, Chiến, Dương + 10A3 : Điển, Hoàng, Tuyết + 10A8 : Hà, Hương, Liên - Bài viết đạt yêu cầu (5-6 điểm): + 10A2 : Bảo, Chung, Ngân + 10A3 : Chiến, Cường, Minh + 10A8 : Bắc, Hiệp, Trang. - Bài viết yếu, kém (dưới 5): Không V. Tổng kết kết quả Thống kê 10A2 10A3 10A8 Điểm giỏi: 0 0 0 Điểm khá: 21 9 13 Điểm TB: 19 32 25 Điểm kém: 0 0 0 Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung 4. Củng cố: - Những kinh nghiệm rút ra từ bài làm văn số 4. GV nhắc lại một số vấn đề cần lưu ý khi làm bài đọc hiểu văn bản và khi viết văn (bố cục, diễn đạt, câu văn, chính tả). 5. Dặn dò - Sửa chữa những lỗi sai của bài viết ở nhà. Viết lại bài cho hoàn thiện hơn. - Soạn: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh. Ngày soạn : 28/12/2017 Tiết 55. Làm văn. CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH A-MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức – Văn thuyết minh, các loại văn bản thuyết minh. – Yêu cầu xây dựng văn bản thuyết minh. – Một số hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh. 2. Kĩ năng: – Nhận diện và phân tích sự hợp lí về hình thức kết cấu trong một số văn bản thuyết minh. – Xác định hình thức kết cấu của một số vấn đề thuyết minh. – Vận dụng các hình thức kết cấu phù hợp để viết bài văn thuyết minh. 3. Tư duy, thái độ, phẩm chất : - Tự giác làm thêm bài tập luyện tập. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ. B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN Gv tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp các phương pháp: hướng dẫn hs trao đổi - thảo luận, trả lời các câu hỏi. D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: Lớp Thứ (Ngày dạy) Sĩ số HS vắng 10A2 10A3 10A8 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của hs và kiểm tra trong quá trình học bài trên lớp. 3. Bài mới Hoạt động 1. Khởi động Trong thực tế cuộc sống, vì điều kiện và hoàn cảnh thực tế, chúng ta có thể ko được đi tham quan mọi thắng cảnh, di tích lịch sử- văn hóa nổi tiếng, thưởng thức các sản vật quý của nhiều vùng quê, ko biết hết về cuộc đời, sự nghiệp của nhiều danh nhân hay các tác giả, tác phẩm VH nổi tiếng, có giá trị,... Nhưng chúng ta cũng có thể nắm bắt được những đặc điểm của chúng qua các bài văn thuyết minh. ở cấp II, các em đã được học về văn thuyết minh về một thể loại văn học, một phương pháp và một danh lam thắng cảnh. Vậy VB thuyết minh có các hình thức kết cấu ntn? Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề đó. Hoạt động của GV&HS Nội dung kiến thức cơ bản GV HD HS ôn tập về khái niêm và phân loại VB TM. - Nhắc lại k/n về VBTM? - Các loại VB thuyết minh? Loại thiên về trình bày, giới thiệu gồm 3 thể nhỏ: + Thuyết minh về một tác giả, tác phẩm VH. + Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. + Thuyết minh về một phương pháp. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới GV HD HS tìm hiểu mục I. - Em hiểu thế nào là kết cấu VB? - Kết cấu VB phụ thuộc vào các yếu tố nào? Hs đọc VB. Gv chia hs thành 4 tổ thảo luận, trả lời các câu hỏi trong sgk: - Xác định đối tượng và mục đích thuyết minh? - Nội dung thuyết minh của VB? - Phân tích cách sắp xếp ý trong VB? Giải thích cơ sở của cách sắp xếp ấy? Hs đọc VB, thảo luận, trả lời các câu hỏi: - Đối tượng và mục đích thuyết minh của VB 2? - Nội dung thuyết minh của VB 2? - Phân tích cách sắp xếp ý trong VB? - Giải thích cơ sở của cách sắp xếp ấy? - Từ việc tìm hiểu 2 VD trên, em hãy nêu các hình thức kết cấu chủ yếu của văn bản thuyết minh? Hoạt động 3. Hoạt động thực hành GV HD HS luyện tập. Yêu cầu hs thảo luận, thực hành làm bài tập 1: Thuyết minh về bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão? - Xác định hình thức kết cấu VB thuyết minh? - Nội dung thuyết minh? - Thuyết minh về di tích Đền Hùng? - Xác định các nội dung chính cần thuyết minh? * Khái niệm và phân loại - K/n: VB thuyết minh là kiểu VB nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị,... của một sự vật, hiện tượng, một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội và con người. - Phân loại: có nhiều loại, với 2 loại chính: + Chủ yếu thiên về trình bày, giới thiệu. + Chủ yếu thiên về miêu tả. I. Kết cấu của văn bản thuyết minh * Kết cấu VB: là sự tổ chức, sắp xếp các thành tố của VB thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa. Kết cấu phụ thuộc vào đối tượng, mục đích và người tiếp nhận văn bản. 1. Tìm hiểu ngữ liệu a. VB 1: Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân - Đối tượng thuyết minh: Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân- Đồng Tháp - Đan Phượng - Hà Tây" một lễ hội dân gian. - Mục đích thuyết minh: Giúp người đọc (người nghe) hình dung được thời gian, địa điểm, diễn biến, ý nghĩa của lễ hội. - Nội dung thuyết minh: + Địa điểm: làng Đồng Vân, xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây. + Thời gian: ngày rằm tháng giêng hàng năm. + Diễn biến: Thi nấu cơm:- Thủ tục bắt đầu. - Lấy lửa. - Nấu cơm. Chấm thi:- Tiêu chuẩn. - Cách chấm. + Ý nghĩa của lễ hội đối với đời sống tinh thần của nhân dân. - Cách sắp xếp các ý: + Theo trình tự lôgic: Giới thiệu thời gian, địa điểm, diễn biến, ý nghĩa của lễ hội đối với đời sống tinh thần của người dân. + Theo trình tự thời gian: phần kể về diễn biến của lễ hội được sắp xếp theo trình tự thời gian: thủ tục bắt đầu cuộc thi, diễn biến cuộc thi, chấm thi. b. VB 2: Bưởi Phúc Trạch. - Đối tượng thuyết minh: bưởi Phúc Trạch- Một loại trái cây nổi tiếng. - Mục đích thuyết minh: Giúp người đọc (người nghe) nhận biết được đặc điểm và giá trị của bưởi Phúc Trạch. - Nội dung thuyết minh: + Các loại bưởi nổi tiếng của Việt Nam. + Đặc điểm của bưởi Phúc Trạch: hình dáng quả, đặc điểm vỏ, cùi bưởi; vẻ ngon lành, hấp dẫn của múi bưởi, tép bưởi. + Giá trị và sự bổ dưỡng của bưởi. + Danh tiếng của bưởi Phúc Trạch. - Cách sắp xếp các ý: + Quan hệ không gian: từ ngoài vào trong. + Quan hệ lôgíc: các phương diện khác nhau của quả bưởi (hình dáng, vỏ, múi tép, màu sắc, hương vị, cảm giác). + Quan hệ nhân- quả: giá trị " danh tiếng của bưởi Phúc Trạch. " Quan hệ hỗn hợp. - Cơ sở sắp xếp: Do mục đích thuyết minh. 2. Các hình thức kết cấu: - Theo trình tự thời gian. - Theo trình tự không gian. - Theo trình tự lôgíc. - Theo trình tự hỗn hợp. III. Luyện tập: Bài 1: Thuyết minh về bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão. - Hình thức kết cấu: hỗn hợp. - Nội dung thuyết minh: + Giới thiệu về tác giả Phạm Ngũ Lão- một người văn võ toàn tài, một vị tướng giỏi, trước là môn khách sau là con rể của Trần Quốc Tuấn. + Giới thiệu về nội dung bài thơ: Hai câu đầu: Vẻ đẹp, sức mạnh của con người và quân đội nhà Trần đồng thời là bức chân dung tự họa của dũng tướng Phạm Ngũ Lão. Hai câu sau: Chí làm trai và tâm tình của tác giả. Bài 2: Nội dung thuyết minh cơ bản về di tích Đền Hùng: - Đường đến, địa điểm. - Khung cảnh thiên nhiên... - Cụm di tích văn hóa: Đền Hạ, đền Trung, đền Thượng và đền Giếng. -Vài nét về truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ. - Lễ hội Đền Hùng hằng năm. Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung 4. Củng cố - Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh. 5. Dặn dò - Học bài cũ. Hoàn thiện bài tập. - Viết bài văn thuyết minh về di tích lịch sử ở địa phương em. - Chuẩn bị bài : Lập dàn ý bài văn thuyết minh. Ngày soạn : 29/12/2017 Tiết 56. Làm văn. LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH A-MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Dàn ý và yêu cầu của mỗi phần trong dàn ý của một bài văn thuyết minh. - Cách lập dàn ý khi triển khai bài văn thuyết minh. 2. Kĩ năng: - Vận dụng một cách khoa học những kiến thức đã học về dàn ý bài văn thuyết minh và kĩ năng lập dàn ý thuyết minh có đề tài gần gũi quen thuộc 3. Tư duy, thái độ, phẩm chất : - Tự giác làm thêm bài tập luyện tập. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ. B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN Gv tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp các phương pháp: hướng dẫn hs trao đổi - thảo luận, trả lời các câu hỏi. D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: Lớp Thứ (Ngày dạy) Sĩ số HS vắng 10A2 10A3 10A8 2. Kiểm tra bài cũ: - Văn bản thuyết minh có những hình thức kết cấu nào ? 3. Bài mới Hoạt động 1. Khởi động Lập dàn ý là một khâu quan trọng trong quá trình làm văn. Đối với bài văn thuyết minh cũng vậy. Song việc lập dàn ý cho bài văn thuyết minh có gì giống và khác với việc lập dàn ý cho các kiểu VB khác ? Chúng ta hãy tìm hiểu trong bài hôm nay. Hoạt động của GV&HS Nội dung kiến thức cơ bản Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Nhắc lại bố cục của một bài làm văn và nhiệm vụ của mỗi phần? - Bố cục 3 phần của một bài làm văn có phù hợp với đặc điểm của bài văn thuyết minh ko? Vì sao? - So sánh sự giống và khác của phần mở bài và kết bài trong bài văn tự sự với bài văn thuyết minh? - Nêu trình tự sắp xếp ý ở phần thân bài của VB thuyết minh? - Những nội dung chính cần nêu ở phần mở bài bài văn thuyết minh? - Yêu cầu đối với mở bài của VB thuyết minh? - Các bước cần làm để có dàn ý phần thân bài? - Các việc cần làm ở phần kết bài? Hoạt động 3. Hoạt động thực hành Yêu cầu hs thảo luận, lập dàn ý cho 2 bài văn thuyết minh: Đề 1: Trình bày cách chế biến món đậu phụ rán? Đề 2: Giới thiệu về tác giả văn học Nguyễn Trãi? HS trình bày. GV chuẩn xác kiến thức. I. Dàn ý văn thuyết minh 1. Bố cục và nhiệm vụ các phần của bài văn - Mở bài: Giới thiệu sự vật, sự việc, nội dung cần đề cập. - Thân bài: Triển khai nội dung chính của bài viết. - Kết bài: Bày tỏ suy nghĩ, đánh giá, cảm xúc của người viết. " Phù hợp với VB thuyết minh. Vì VB thuyết minh cũng là kết quả của thao tác làm văn, người viết cũng cần giới thiệu, trình bày rõ các nội dung thuyết minh, có lúc cần miêu tả, nêu cảm xúc, trình bày sự việc,... 2. So sánh phần mở bài và kết bài của bài văn tự sự và bài văn thuyết minh - Giống: cơ bản tương đồng ở phần mở bài. - Khác: ở phần kết bài. + VB tự sự: chỉ nêu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật (người viết). + VB thuyết minh: vừa trở lại đề tài thuyết minh vừa lưu lại cảm xúc, suy nghĩ lâu bền trong lòng độc giả. 3. Trình tự sắp xếp ý ở phần thân bài - Thời gian: xưa " nay. - Không gian: xa " gần; ngoài " trong; dưới " trên,... - Nhận thức: dễ " khó; quen " lạ. - Trình tự chứng minh: phản bác- chứng minh. II. Lập dàn ý bài văn thuyết minh 1. Xác định đề tài Xác định rõ đối tượng thuyết minh: - Một danh nhân văn hóa. - Một tác giả văn học. - Một nhà khoa học. - Một danh lam thắng cảnh. - Một phương pháp... 2. Lập dàn ý a. Mở bài - Nội dung chính: nêu được đề tài (giới thiệu được đối tượng thuyết minh). - Yêu cầu: + Giúp người đọc nhận ra kiểu bài thuyết minh. + Thu hút được sự chú ý của người đọc b. Thân bài - Nội dung chính: triển khai các nội dung chính cần thuyết minh. - Các bước cần làm: + Tìm ý, chọn ý. + Sắp xếp các ý theo trình tự không gian, thời gian, nhận thức hoặc trình tự chứng minh. c. Kết bài - Trở lại đề tài của bài văn thuyết minh. - Lưu lại những suy nghĩ, cảm xúc. III. Luyện tập Đề 1 Trình bày cách chế biến món đậu phụ rán. - MB: Giới thiệu món đậu phụ rán. - TB: + Nguyên liệu. + Cách chế biến. + Yêu cầu thành phẩm. - KB: + Trở lại vấn đề. + Nêu suy nghĩ, đánh giá. Đề 2 Giới thiệu về tác giả văn học Nguyễn Trãi. - MB: Giới thiệu sơ lược về tác giả Nguyễn Trãi (tên, hiệu, quê hương, gia đình và tầm vóc của ông trong lịch sử văn học dân tộc.) - TB: + Giới thiệu các sự kiện nổi bật trong cuộc đời Nguyễn Trãi. + Giới thiệu về sự nghiệp thơ văn - KB: + Đánh giá vị trí của Nguyễn Trãi trong lịch sử dân tộc. + Nêu cảm xúc, suy nghĩ. Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung 4- Củng cố: - Vai trò của việc lập dàn ý với bài văn thuyết minh. - Học sinh làm bài tập. Đề: Em hãy lập dàn ý bài thuyết minh của mình về 1 công việc mà em yêu thích. + Cách thưa gửi như thế nào? + Công việc em yêu thích là gì? + Tại sao lại yêu thích? 5- Dặn dò - Hoàn thành bài tập SGK. - Chuẩn bị bài : Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu). Ngày soạn : 01/01/2018 Tiết 57. Đọc văn. PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG -Trương Hán Siêu- A-MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài phú qua hoài niệm về quá khứ và lòng tự hào về truyền thống dân tộc của tác giả - Niềm tự hào về truyền thống yêu nước và truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc. - Thấy được những đặc trưng cơ bản của thể phú : Sử dụng lối "chủ - khách đối đáp", cách dùng hình ảnh điển cố chọn lọc, câu văn tự do phóng túng,... - Tích hợp: Chiến tranh và môi trường. 2. Kĩ năng: Biết phân tích 1 bài phú theo đặc trưng thể loại. 3. Tư duy, thái độ, phẩm chất : -Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, ý thức trân trọng những địa danh lịch sử, những danh nhân lịch sử. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ. B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp. D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: Lớp Thứ (Ngày dạy) Sĩ số HS vắ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGIAO AN CA NAM 20172018_12400511.doc
Tài liệu liên quan