Giáo án Ngữ văn 10: Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối

I. Ôn lại lí thuyết

(chỉ ghi tên các đề mục)

1. Phép điệp

 Phép điệp là biện pháp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, từ, cụm từ, câu ) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật.

 Phân loại:

 + Điệp từ

 + Điệp ngữ

 + Điệp cú pháp

 2. Phép đối

 Phép đối là cách sử dụng từ ngữ tạo nên sự cân xứng về cấu trúc, hài hoà về âm thanh, nhịp điệu tạo nên nét nghĩa tương phản hoặc tương đồng nhằm nhấn mạnh một nội dung nào đó.

 

docx4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 809 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10: Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Thị Thanh Lan. Người soạn: Dương Thị Quỳnh Lan. Đối tượng: Học sinh lớp 10A15 Ngày soạn: 02/03/2017. A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Củng cố và nâng cao kiến thức về phép điệp và phép đối trong việc sử dụng tiếng Việt. 2. Kỹ năng: - Có kĩ năng nhận diện, phân tích cấu tạo và tác dụng của hai phép tu từ trên và có khả năng sử dụng được các phép tu từ đó khi cần thiết. 3. Thái độ: - Thấy được vẻ đẹp của tiếng Việt để từ đó yêu quý, tôn trọng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Giáo viên. - Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 10, tập 2 - ban cơ bản. - Giáo án giảng dạy. 2. Học sinh. - Sách giáo khoa, vở soạn, bút, vở ghi C. Phương pháp, phương tiện dạy học 1. Phương pháp dạy học: sử dụng kết hợp các phương pháp: phát vấn, đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề 2. Phương tiện dạy học: bảng đen, phấn, phiếu trả lời câu hỏi D. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy trình bày cấu trúc của văn bản văn học? Và chọn phan tích một tầng trong cấu trúc của văn bản văn học? 3. Bài mới: * Vào bài mới: Người ta thường nõi “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Tiếng Việt ta vốn phong phú và giàu nhịp điệu được tạo nên bởi các thanh sắc, ngôn ngữ địa phương và quan trọng là việc sử dụng các biện pháp tu từ. Trong chương trình THCS ở cấp hai các em đã được tìm hiểu và phần nào đã có những kiến thức cơ bản về các biện pháp tu từ, trong số đó có phép điệp và phép đối. Vì vậy, hôm nay, cô và cả lớp sẽ cùng nhau thực hành hai phép tu từ: phép điệp và phép đối. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh ôn lại lí thuyết GV hỏi: Hãy trình bày khái niệm về phép điệp? GV hỏi: Em hiểu như thế nào về phép đối? Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thực hành phép điệp và phép đối Thực hành phép điệp Chia lớp thành 4 nhóm. Thảo luận trong 10 phút và ghi câu trả lời vào phiếu bài tập Câu hỏi: Hãy tìm, phân loại và phân tích các câu thơ, câu văn có sử dụng phép điệp mà em biết. Thực hành phép đối Chia lớp thành 4 nhóm. Có thể chơi 3 hoặc 5 hiệp (tùy vào thời gian). GV đưa ra câu đối, các nhóm sẽ có 2 phút để thảo luận và đưa ra câu đối đối lại. Nhóm nào đối hay và chỉnh nhất sẽ chiến thắng. Các câu đối lần lượt được đưa ra: +Trời xanh, mây trắng, nắng vàng + Lớp học năm xưa nhiều kỉ niệm + Tết trong nhà, Tết ra ngoài phố + Đêm ba mươi nghe tiếng pháo nổ Đùng!...ờ ờ Tết + Trên trời có đám mây xanh (GV sẽ chỉnh sửa, nhận xét xem đối chỉnh hay chưa chỉnh về số từ, thanh điệu, từ loại, nghĩa). Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập (nếu còn thời gian) Điền từ còn thiếu vào các câu sau và phân tích tác dụng của các phép điệp,phép đối được sử dụng: Mai về miền Nam dâng trào nước mắt làm con chim hót quanh lăng Bác làm đóa hoa tỏa hương đâu đâu đây làm cây tre trung hiếu chốn này (Viếng lăng Bác- Viễn Phương) rượu, tiền,đệ tử cơm, rượu,ông tôi (Thói đời- Nguyễn Bỉnh Khiêm) Ôn lại lí thuyết (chỉ ghi tên các đề mục) 1. Phép điệp Phép điệp là biện pháp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật. Phân loại: + Điệp từ + Điệp ngữ + Điệp cú pháp   2. Phép đối Phép đối là cách sử dụng từ ngữ tạo nên sự cân xứng về cấu trúc, hài hoà về âm thanh, nhịp điệu tạo nên nét nghĩa tương phản hoặc tương đồng nhằm nhấn mạnh một nội dung nào đó. Thực hành phép điệp và phép đối Phép điệp (GV sẽ chữa và chốt ý vào phiếu bài tập của các nhóm) Thực hành phép đối Ghi lại 5 câu đối hay nhất của học sinh lên bảng. Luyện tập Muốn... Muốn... Muốn... Phép điệp và phép đối: nhấn mạnh ước muốn, tình cảm của tác giả với Bác. Còn rượu, còn tiền, còn đệ tử Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi (Thói đời- Nguyễn Bỉnh Khiêm) Phép điệp và phép đối: nhấn mạnh, lên án xã hội đồng tiền đã ảnh hưởng, chi phối mọi mối quan hệ trong xã hội. E. Củng cố, dặn dò -Gọi học sinh nhắc lại khái niệm phép điệp, phép đối. - Làm phần Luyện tập vào vở bài tập. - Chuẩn bị bài Nội dung và hình thức của văn bản văn học. F. Rút kinh nghiệm ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTuan 29 Lap luan trong van nghi luan_12329114.docx
Tài liệu liên quan