Giáo án Ngữ văn 6 cả năm - GV: Phùng Thị Thanh Huyền

Tiết 36: Tập làm văn

THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ

I. Mục tiêu: Giúp HS.

 1. Kiến thức trọng tâm:

 - Có hai cách kể - hai thứ tự kể: Kể “xuôi”, kể “ngược”.

 - Điều kiện cần có khi kể “ngược”.

 2. Kĩ năng:

 - Chọn thứ tự kể phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu thể hiện nội dung.

 - Vận dụng hai cách kể vào bài viết của mình.

 3. Thái độ:

 - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào kể truyện.

II. Chuẩn bị:

 1. GV: - Đọc và nghiên cứu bài.

 2.HS: - Đọc và nghiên cứu bài theo yêu cầu SGK.

III. Tiến trình tổ chức dạy - học.

 

docx170 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 cả năm - GV: Phùng Thị Thanh Huyền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, cân -> đơn vị đo lường sẽ thay đổi. * Nói 3 thúng gạo rất đầy được vì thúng là danh từ chỉ số lượng ước phỏng nên nó có thể được miêu tả bổ sung về số lượng. - Không thê nói “ 6 tạ thóc rất nặng” vì khi sự vật đã được tính, đếm đo lường chính xác = đơn vị quy ước thì nó không thể được miêu tả về lượng. * Ghi nhớ ( SGK) III. LUYỆN TẬP. Bài 1 * Danh từ: Đất, trời, cây, người, lợn, gà, công nhân, giáo viên, bác sĩ, học sinh ... * Đặt câu: - Tôi là học sinh lớp 6. - Bác sĩ đang khám bệnh cho em bé. Bài 2: - DT đứng trước DT chỉ người. + Ông, bà, cô, chú, bác, chị, ngài, viên, vị... + Cái , con, tấm, bức, quyển. Bài 3: - Mét, tạ, phân, li, kg, gam ( chính xác) - Mở, đoạn, nắm, bỏ ( ước chừng) 4. Củng cố : - Nêu đặc điểm của DT, chỉ rõ sự phân loại DT. - BT: thay từ lá trong lá thư bằng các từ: Bức, chiếc, cái, và giới thiệu rõ ý nghĩa từng tổ hợp từ. 5. Hướng dẫn học ở nhà - Xem lại nội dung bài. - Đặt câu và xác định chức năng ngữ pháp của danh từ trong câu. - Luyện viết chính tả một đoạn truyện đã học. - Đọc và nghiên cứu bài: Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự. Ngày dạy: 11/10/2017 Tiết 33: Tập làm văn NGÔI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ I. Mục tiêu :Giúp HS. 1. Kiến thức trọng tâm: - Khái niệm ngôi kể trong văn bản tự sự. - Sự khác nhau giữa ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất. - Đặc điểm riêng của mỗi ngôi kể. 2. Kĩ năng: - Lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn bản tự sự. - Vận dụng ngôi kẻ vào đọc - hiểu văn bản tự sự. 3. Thái độ: - Có ý thức lựa chọn ngôi kể thích hợp. II. Chuẩn bị: 1. GV: - Đọc và nghiên cứu bài, bảng phụ. 2.HS: - Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK. III. Tiến trình tổ chức dạy - học. 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ KT vở soạn bài của hs. 3. Các hoạt động dạy - học Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức HĐ 1: Tìm hiểu ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự. - GV dẫn dắt để HS hiểu ngôi kể là gì? Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện. Có 2 ngôi kể , ngôi thứ 3 và ngôi thứ 1. - HS đọc đoạn văn 1. ? Người kể gọi nhân vật bằng cách nào? - HS: Trả lời ? Khi dùng ngôi kể như trên thì tác giả có thể làm gì? Khi ấy tác giả ở đâu? ? Như vậy người kể đã dùng ngôi kể nào? - HS: Trả lời ? Dựa vào dấu hiệu nào để nhận ra ngôi kể thứ 3. - HS: Dựa vào việc nhật vật gọi tên = tên gọi của chúng. GV chốt: Khi kể chuyện theo ngôi thứ 3 người kể giấu mình đi , nhân vật được gọi bằng tên của chúng. - HS đọc đoạn văn 2. ? Trong đoạn văn này người kể xưng ntn? đó là ngôi kể thứ mấy. - HS: Nhân vật xưng hô tôi là tác giả thay Dế Mèn. ? Kể theo ngôi thứ nhất người kể có thể làm được những điều gì? GV chốt: kể theo ngôi thứ nhất người kể xưng tôi, trực tiếp kể ra những điều mình nghe, trải qua, trực tiếp nêu cảm tưởng ý nghĩ t/c... ? Trong 2 ngôi kể trên ngôi kể nào tự do không hạn chế, còn ngôi kể nào chỉ kể những gì mình đã biết và trải qua. ? Khi kể chuyện người kể có phải bắt buộc lựa chọn ngôi kể không? ? Mỗi ngôi có ưu nhược điểm gì? GV lưu ý: Ngôi 1 có 2 khả năng người kể là nhân vật hoặc chính tác giả khi sử dụng ngôi kể I vẫn có thể thay đổi người kể, nhân vật kể. ? Em hãy thay đổi ngôi kể đ1 , đoạn 2 và nhận xét? - HS: Trả lời GV chốt: khi kể theo ngôi thứ I người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, trải qua, có thể trực tiếp nói ra những cảm tưởng ý nghĩ của mình. - HS đọc SGK - GV nhấn mạnh lại HĐ 2: Luyện tập - HS: Đọc và nêu yêu cầu. ? Thay đổi ngôi kể I sang ngôi kể III ? Ngôi kể thứ 3 mang lại điều gì mới cho đoạn văn hãy so sánh. ? Thay đổi ngôi kể thứ 3 sang ngôi kể 1.Ngôi kể mới có sắc thái ntn? - HS: Làm, trả lời ? Cây bút thần được kể theo ngôi kể nào? Vì sao? - HS: Trả lời ? Vì sao truyện cổ tích hay được kể theo ngôi thứ 3. Bài 5,6 làm ở nhà I. NGÔI KỂ VÀ VAI TRÒ CỦA NGÔI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ 1. Các ngôi kể thường gặp trong văn tự sự. a. Ngôi kể thứ 3. * Đoạn văn SGK * Nhận xét - Người kể gọi tên nhân vật = chính tên của nhân vật ( vua, thằng bé, hai cha con). - Tác giả ( người kể) có thể giấu mình đi như không có mặt. - Người kể dùng ngôi kể thứ 3. b. Ngôi kể thứ I. * Đoạn văn. * Nhận xét - Người kể là Dế Mèn xưng tôi. Người kể theo ngôi thứ 1. - Kể theo ngôi thứ nhất người kể có thể kể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, thấy, trải qua, trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ t/c của mình. 2. Vai trò của ngôi kể trong văn tự sự. Ngôi kể thứ 3: Người kể được tự do, không hạn chế. Ngôi kể thứ 1: Người kể chỉ kể những gì mình biết và trải qua. - Người kể tự do lựa chọn ngôi kể. + Kể theo ngôi 1: Có điểm mạnh là chủ quan. Điểm yếu là khách quan. + Kể theo ngôi 3: có điểm mạnh là tính KQ còn điểm yếu là tính chủ quan. - Đoạn 2 có thể thay đổi ngôi kể được ( từ ngôi số 1 đến ngôi số 3) vì mọi sự cảm nhận vẫn là của Dế Mèn. Đoạn 1 không nên thay đổi ngôi kể vì nếu thay đổi thì phải cấu tạo nào cả đoạn văn, phá vỡ mạch kể ban đầu. ND phải thêm bớt mới phù hợp. 3. Ghi nhớ ( SGK) II. LUYỆN TẬP Bài 1 HS tự làm. Từ Tôi trong đoạn văn được Thay = từ “Mèn” hoặc Dế Mèn. Đoạn văn mới kể = ngôi 3 mang nhiều tính khách quan hơn ( đoạn cũ nhiều tính chủ quan hơn) sự việc như là đang xẩy ra , hiển hiện trước mắt người đọc qua giọng kể của người trong cuộc. Bài 2: - HS tự làm. + Thay từ Thanh, chàng bằng từ “Tôi” + Ngôi kể 1 tô đẬm thêm sắc thái tình cảm của đoạn văn. Bài 3: - Cây bút thần được kể theo ngôi thứ 3 vì không có nhân vật nào xưng tôi. Bài 4: - Vì kể theo ngôi thứ 3 thì nó giữ được không khí truyền thuyết, cổ tích hơn. Giữ khoảng cách rõ rệt giữa người kể và các nhân vật trong truỵên. 4. Củng cố - HS đọc bài đọc thêm. - Nhắc lại đặc điểm của ngôi kể thứ 1 và thứ 3. 5. Hướng dẫn học ở nhà - Xem lại bài học. Học thuộc ghi nhớ. - Tập kể chuyện bằng ngôi kể thứ nhất. - Đọc và soạn bài: Ông lão đánh cá và con cá vàng. ***************************************** Ngày dạy: 11/10/2017&14/10/2017 Tiết 34+35: Văn bản: ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG (Hướng dẫn đọc thêm - Truyện cổ tích Nga - Pus kin kể) I. Mục tiêu: Giúp HS. 1. Kiến thức trọng tâm: - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện một tác phẩm truyện cổ tích thần kì. - Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập của các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng hoang đường. 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì. - Phân tích các sự kiện trong truyện. - Kể lại được truyện. 3. Thái độ: - Ca ngợi lòng biết ơn, lên án lòng tham và sự bội bạc. II. Chuẩn bị: 1. GV: - Đọc và nghiên cứu bài, tranh minh hoạ. 2.HS: - Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK. III. Tiến trình tổ chức dạy - học. 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Nêu ý nghĩa của truyện Cây bút thần? - Cây bút thần thực hiện: a.Ước mơ công lí của nhân dân. b.Khẳng định tài năng phục vụ nhân dân, phục vụ chính nghĩa. c.Thể hiện niềm tin , ước mơ về khả năng kì diệu của con người. d. Cả a, b, c đều đúng (*) 3. Các hoạt động dạy - học Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức HĐ 1: Tìm hiểu chung văn bản - GV giới thiệu một vài nét về tác giả và truyện này . *GV đọc mẫu. - HS đọc nối tiếp nhau. - Lưu ý các chú thích 2,5,6,10,11,13. ? Hãy xác định bố cục truyện theo kết cấu 3 phần MT-TT-KT? Nêu nội dung từng phần? -GV : Yêu cầu HS tóm tắt. GV tóm tắt theo sự việc chính HĐ 2: Đọc tìm hiểu vb Cho hs thực hiện theo nhóm các câu hỏi Nhóm 1: ? Nêu những lần đòi hỏi của mụ vợ? Trước mỗi lần đòi hỏi mụ vợ có thái độ ntn với chồng? - HS: + Lần 1: đòi máng lợn. + Lần 2: cái nhà rộng + Lần 3: Muốn làm nhất phẩm phu nhân. + Lần 4: Muốn làm nữ hoàng. + Lần 5: Muốn làm long vương. Nhóm 1?Lần nào đáng được cảm thông? đáng ghét là những lần nào? Tại sao? - Đòi hỏi 5 lần. + Lần 1: đáng cảm thông vì là 1 yêu cầu bình thường. + Lần 2,3,4: đáng ghét vì tham giàu sang quyền lực. + Lần 5: đáng phê phán trừng phạt vì vong ân bội nghĩa. =>Tham lam vô độ. Nhóm 1? Nhận xét chung về nhân vật mụ vợ? - HS: Trả lời - GV chốt: Mụ vợ là một người tham lam với những đòi hỏi không có điểm dừng. Một kẻ ích kỉ, vong ân bội nghĩa. ? Sự việc “5 lần ông lão ra biển theo yêu cầu của mụ vợ” được lặp lại có tác dụng gì? Nhóm 2? Đối lập với nhân vật vụ vợ, nhân vật ông lão đánh cá là người ntn? GV chốt: Ông lão cơ bản là người tốt bụng, thật thà, không mưu mô thủ đoạn. ? Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng, biển thay đổi ntn? - HS: Trả lời ? Nhận xét về sự thay đổi này? Biển ở đây là ai? - HS: Trả lời Nhóm 3? Nhân vật cá vàng tượng trưng cho điều gì? GV chốt: Biển cả và cá vàng là biểu hiện thái độ của nhân dân- đất trời rất nhân hậu và cũng rất nghiêm khắc. Nhóm 4? Kết thúc truyện có ý nghĩa ntn đối với mối nhân vật. - HS: Trả lời ? Nhận xét về cách trừng phạt của cá vàng với mụ vợ? - HS: Cá vàng có thể trừng phạt mụ vợ = cái chết song cách đó không hay = việc đưa mụ trở về cuộc sống ban đầu. Mụ phải sống trong sự nuối tiếc ân hận cách trừng phạt này cũng thể hiện sự công bằng. HĐ 3: Hướng dẫn tổng kết. ? Kể và tả lòng tham và sự bội bạc của mụ vợ tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? ? Chỉ rõ sự việc thắt nút, cao trào và mở nút trong truyện? - HS: + Sự việc thắt nút: Mụ vợ biết được cá vàng sẽ đến đền ơn liền nổi lòng tham. + Sự việc cao trào: Mụ vợ đòi làm long vương bắt cá vàng hầu hạ. + Sự việc mở nút: Mụ vợ bị trừng phạt trở về thân phận cũ. HĐ 4: Luyện tập ? Nhắc lại nghệ thuật tiêu biểu và nội dung ý nghĩa của truyện? - Đọc lại truyện ? Suy nghĩ gì nếu đặt tên truyện là “Mụ vợ ông lão đánh cá”. I.ĐỌC- TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả- tác phẩm( SGK) 2. Đọc - tìm hiểu chú thích 3. Bố cục và tóm tắt truyện * Bố cục: 3 phần - Mở truyện: giới thiệu nhân vật và hoàn cảnh. - Thân truyện: ông lão đánh bắt và thả cá vàng. Cá vàng nhiều lần đền ơn. - Kết truyện: Vợ chồng ông lão trở lại cuộc sống nghèo khổ như xưa. * Tóm tắt: II. ĐỌC- PHÂN TÍCH 1. Về nội dung a. Nhân vật mụ vợ. * Thái độ đối với chồng. Lần 1: mắng chồng Lần 2: quát to Lần 3: mắng như tát nước vào mặt. Lần 4: giận dữ, nổi trận lôi đình, tát Lần 5: nổi cơn thịnh lộ sai người bắt ông lão -> sự bội bạc ngày 1 tăng. Đối xử tệ bạc với chồng, cắt bỏ tình cảm vợ chồng. * Thái độ đối với cá vàng: - Lần đòi hỏi thứ 5-> Sự bội bạc trớ trêu, giáo hoảnh. => Là một người tham lam, ích kỉ, vong ân bội nghĩa. b. Nhân vật ông lão . - Là một người tốt bụng. - Là một người có phần nhu nhược, yếu đuối ( làm theo lệnh của mụ vợ, bắt cá vàng đền ơn nhiều lần). c. Hình ảnh biển cả và cá vàng. * Sự thay đổi của biển. Lần 1: gợn sóng êm ả Lần 2: nổi sóng Lần 3: nổi sóng dữ dội Lần 4: nổi sóng mù mịt Lần 5: Một cơn gông tố .... ầm ầm. ->thái độ tức giận ngày càng rõ nét => là thái độ của ND, của đất trời, bất bình trước lòng tham, thói xấu. * Hình ảnh cá vàng. - Tượng trưng cho lòng biết ơn. - Tượng trưng cho khả năng diệu kì của con người. - Tượng trưng cho công lí, lẽ phải *Ý nghĩa của kết thúc truyện. - Với ông lão: Không mất gì, trở về cuộc sống yên bình. - Với mụ vợ : từ đỉnh cao của giàu sang quyền lực quay trở về địa vị thấp hèn nghèo khổ. 2. Nghệ thuật: * Nghệ thuật kể chuyện và tả: thủ pháp nghệ thuật lặp lại và tăng tiến. - Biện pháp lặp lại ( cấu trúc vòng) có chủ ý của truyện nhằm tạo tình huống gây hồi hộp. - Yếu tố tưởng tượng. - Đối lập tương phản. III. Tổng kết. 1. Nội dung: + ca ngợi lòng biết ơn với người nhân hậu. + Nêu bài học đích đáng cho những kẻ tham lam bội bạc. 2. NT: + kết cấu vòng. + tương phản. IV. LUYỆN TẬP - Tên truyện do Pus kin đặt phù hợp hơn. - Tên mới này không phù hợp. - Dù mụ vợ là nhân vật chính nhưng nhân vật ông lão đánh cá mới là nhân vật trung tâm là cầu nối giữa mụ vợ và con cá vàng. Mối quan hệ giữa ông lão đánh cá và cá vàng thể hiện suốt trong tác phẩm. 2 nhân vật này đại diện cho cái thiện lòng tốt, đại diện cho tinh thần ND. 4. Củng cố * Mụ vợ ông lão đánh cá bị trừng phạt vì tội gì? A. Không biết người biết ta. C. Tham lam, độc ác, bội bạc.(*) B. Không thuỷ chung. D. Độc ác, chuyên quyền. * Bài học rút ra sau khi học xong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” là gì? 5. Hướng dẫn học ở nhà - Đọc kĩ truyện, tập kể diễn cảm bằng ngôi thứ nhất theo trình tự sự việc. - Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một chi tiết đặc sắc trong truyện. - Đọc và nghiên cứu bài Thứ tự kể trong văn tự sự. Ngày dạy: 16/10/2017 Tiết 36: Tập làm văn THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ I. Mục tiêu: Giúp HS. 1. Kiến thức trọng tâm: - Có hai cách kể - hai thứ tự kể: Kể “xuôi”, kể “ngược”. - Điều kiện cần có khi kể “ngược”. 2. Kĩ năng: - Chọn thứ tự kể phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu thể hiện nội dung. - Vận dụng hai cách kể vào bài viết của mình. 3. Thái độ: - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào kể truyện. II. Chuẩn bị: 1. GV: - Đọc và nghiên cứu bài. 2.HS: - Đọc và nghiên cứu bài theo yêu cầu SGK. III. Tiến trình tổ chức dạy - học. 1.Ổn định tổ chức 2 .Kiểm tra bài cũ - Có mấy ngôi kể trong văn bản tự sự? Vai trò của các ngôi kể trong văn bản tự sự? .............................................................................................................................. 3. Các hoạt động dạy - học Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức HĐ 1: Thứ tự kể trong văn bản tự sự - HS đọc bài tập - GV cho HS thảo luận nhóm ( Theo bàn) - GV giao nhiệm vụ: ? Hãy tóm tắt sự việc chính trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng? - HS: Các nhóm thảo luận ghi ra phiếu học tập - GV nhận xét, kết luận-> treo bảng phụ ghi lại sự việc chính trong truyện. ? Các sự việc ấy được trình bày theo thứ tự nào ? ? Kể theo thứ tự đó tạo nên hiệu quả nghệ thuật gì? - Nếu không kể theo thứ tự ấy thì ý nghĩa của truyện có được nổi bật không? - HS: Không nổi bật - Kể chuyện như văn bản Ông lão đánh cá và con cá vàng là kể theo trình tự thời gian, vậy em hiểu thế nào là kể theo trình tự thời gian ? - HS: Trả lời ? Vậy em thấy kể theo trình tự thời gian có ưu điểm, nhược điểm gì ? GV chốt: Các sự việc trong truyện được trình bày theo trình tự thời gian ( thứ tự tự nhiên). Đó là đặc điểm của truyện cổ dân gian, chỉ có một cốt truyện.- Kể theo trình tự TG có tác dụng làm cốt truyện mạch lạc, sáng tỏ dễ theo dõi nhưng dễ đơn điệu, gây nhàm tẻ. - HS ®äc ®o¹n v¨n ? Hãy nêu các sự việc chính của văn bản? ? V¨n b¶n ®­îc kÓ theo ng«i thø mÊy? ? C¸c sù viÖc trong ®o¹n v¨n nµy cã ®­îc tr×nh bµy theo tr×nh tù thêi gian nh­ v¨n b¶n ¤ng l·o ®¸nh c¸ vµ con c¸ vµng kh«ng ? ? Cho biết các sự việc trên được kể theo thứ tự nào? ? Thứ tự kể trên có ưu nhược điểm gì? GV chốt: Trong văn tự sự có 2 -Thứ tự trình bày sự viêc. Thứ tự tự nhiên ; việc gì xảy ra trước kể trước, việc xảy ra sau kể sau. - Thứ tự kể theo mạch cảm xúc kể kết quả trước, nguyên nhân sau. - HS đọc SGK HĐ2: Hướng dẫn luyện tập - HS đọc yêu cầu bài tập - GV cho HS hoạt động nhóm ( theo bàn ) ? Câu chuyện được kể theo thứ tự nào ? Chuyện kể theo ngôi nào ? Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò như thể nào trong truyện ? - HS: Các nhóm thảo luận ghi ra phiếu học tập - GV chọn 4 nhóm treo lên bảng- nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, kết luận chữa bài lên bảng. - HS đọc yêu cầu bài tập 2 - HS suy nghĩ làm bài tập - GV gợi ý: Đề văn thuộc dạng đề gì ? yêu cầu kể cái gì ? - gv gợi ý: phần lập dàn bài có thể theo 2 cách : kể xuôi hoặc kể ngược : Kể ấn tượng về câu chuyện à kể về chuyến đi . - GV gọi một số học sinh trình bày lập dàn bài của mình ->HS khác nhận xét - GV nhận xét, kết luận qua bảng phụ. - Lập dàn bài trên được kể theo thứ tự nào ? ( Kể xuôi ) - GV yêu cầu HS viết phần mở bài cho dàn bài trên. - GV gọi 2-3 HS trình bày bài viết của mình. - HS khác nhận xét- GV nhận xét, kết luận. I. TÌM HIỂU THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ. 1. Bài tập 1 * Nhận xét - Tóm tắt sự việc trong truyện: "Ông lão đánh cá và con cá vàng" - Giới thiệu ông lão đánh cá - Ông lão bắt được cá vàng và thả cá vàng, nhận lời hứa của cá vàng - Năm lần ra biển gặp cá vàng và kết quả mỗi lần. -> Trình bày theo trình tự thời gian, mức độ tăng dần. -> tố cáo và phê phán lòng tham của mụ vợ - Kể theo trình tự thời gian: các sự việc liên tiếp nhau, việc gì sảy ra trước kể trước, việc gì sảy ra sau kể sau. -> làm cho cốt truyện mạch lạc, sáng tỏ, dễ theo dõi, tăng cường kịch tính của truyện. 2. Bài tập 2: * Nhận xét. - Ngỗ bị chó dại cắn nhưng không ai ra cứu giúp. - Ngỗ mồ côi cha mẹ ở với bà ngoại lêu lổng bỏ học. - Ngỗ đốt cỏ giả vờ kêu cháy lừa mọi người. - Mọi người giận Ngỗ, bà ngoại khuyên nhưng Ngỗ không nghe lời. - Sự việc trên trình bày theo mạch cảm xúc, tâm trạng của nhân vật và người kể ( ngôi 3). -> Kể theo mạch cảm xúc: sự việc phong phú hấp dẫn, KQ nhưng làm người đọc khó theo dõi, có thể trùng lặp. * Ghi nhớ. II. LUYỆN TẬP: Bài tập 1 (Tr 98-99) - Truyện kể ngược theo dòng hồi tưởng . - Kể theo ngôi kể thứ 1 . - Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò cơ sở cho việc kể truyện ngược . Bài tập 2 ( Tr 99 ) * Tìm hiểu đề : - Văn kể chuyện ( Tự sự ) . - Kể chuyện trong 1 lần đầu em được đi chơi xa. * Dàn bài: a. Mở bài: Giới thiệu khái quát lí do được đi chơi, thành phần cùng tham gia, địa điểm đến chơi. b. Thân bài: - Kể những gì em trông thấy trong chuyến đi: Cảnh vật, con người. - Điều làm em thích thú và nhớ mãi. - Tình cảm, thái độ của em và mọi người về nơi mình đến chơi. c. Kết bài: - Ấn tượng trong và sau chuyến đi - Mong ước của em về những chuyến đi chơi xa tiếp theo. 4. Củng cố: - Trong văn tự sự có thể kể theo những thứ tự nào? - Sự khác biệt giữa kể xuôi và kể ngược. 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Học thuộc phần ghi nhớ SGK - Vận dụng kiến thức kể theo thứ tự ngược làm bài tập 1 SGK Tr 98-99 - Soạn bài "Ếch ngồi đáy giếng" ******************************************** Ngày dạy: 18/10/2017 Tiết 37-38 : VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 I. Mục tiêu: Giúp HS. 1. Kiến thức: - Kiểm tra nhận thức của HS về văn tự sự: Hs biết kể một câu chuyện có ý nghĩa, dùng ngôi kể phù hợp, lựa chọn thứ tự kể hiệu quả. 2. Kĩ năng: - Lập ý, lập dàn ý, viết văn theo bố cục 3 phần, diễn đạt rõ ràng, mạch lac 3. Thái độ: - Có ý thức học tập bộ môn. II. Chuẩn bị: 1. GV: - Ra đề, đáp án và biểu điểm. 2. HS: - Ôn lại kiến thức về văn tự sự. III. Tiến trình tổ chức dạy - học. 1.Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: I. Đề bài: 1. Kể về người bạn mà em quý mến. 2. Kể về một lần em mắc lỗi với bố mẹ hoặc thầy cô giáo (nói dối, bỏ học, không làm bài....) * Yêu cầu: - Thể loại: Văn tự sự ( kể chuyện) - Nội dung: kể về người bạn người bạn mà em quý. II. Đáp án: 1. Đề 1: * Mở bài : Giới thiệu chung về người bạn. * Thân bài : Kể chi tiết - Hình dáng - Tính tình - Việc làm - Một kỉ niệm sâu sắc giữa em và bạn. - Tình cảm của bạn đối với mình * Kết bài : Cảm nghĩ của em về người bạn. 2. Đề 2 * Mở bài: Giới thiệu tình huống mắc lỗi và ấn tượng chung của mình về lấn mắc lỗi ấy. * Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện. - Hoàn cảnh mắc lỗi - Nguyên nhân mắc lỗi?( VD: mải chơi, xem ti vi, chơi games... Tâm trạng khi phạm lỗi. - hậu quả của việc mắc lỗi. - Tâm trạng của mình khi phải nhận hậu quả ntn? * Kết bài: - Bài học cho bản thân trong c/s cũng như trong học tập. III. Biểu điểm - Điểm 9-10: Bài viết lưu loát, có cảm xúc biết lựa chọn những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu khi kể, trình bày sạch. - Điểm 7- 8: Hành văn mạch lạc, tình cảm sâu sắc, bố cục bài hợp lý, còn mắc một vài lỗi chính tả. - Điểm 5- 6: Bài viết đủ 3 phần, song chưa biết lựa chọn những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu khi kể, còn mắc một vài lỗi chính tả. - Điểm 3- 4: Bố cục bài chưa hợp lý, diễn đạt chưa lưu loát, còn mắc nhiều lỗi. - Điểm 1- 2: Bố cục bài chưa hoàn chỉnh, diễn đạt yếu, còn mắc quá nhiều lỗi - Điểm 0: Bỏ giấy trắng. 3. Củng cố: - Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra. 4. Hướng dẫn học ở nhà: - Xem lại kiến thức về thể loại văn tự sự. Ngày dạy: 21/10/2017&23,25/10/2017 Chủ đề 1: Tiết 39-41: TRUYỆN NGỤ NGÔN I. Mục tiêu chủ đề: Giúp HS. 1. Kiến thức trọng tâm: - Đặc điểm nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn. - Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn. - Nghệ thuật đặc sắc của truyện: Mượn chuyện loài vật , đồ vật để nói chuyện con người, ẩn bài học triết lí; tình huống bất ngờ, hài hước, độc đáo. 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn. - Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế. - Kể lại được truyện. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tinh thần học hỏi, mở mang kiến thức để có thể nhìn xa trông rộng nhiều vấn đề của cuộc sống . - Qua nội dung bài học, giáo dục học sinh cách nhận thức sự vật: để đánh giá đúng sự vật, sự việc cần xem xét chúng một cách toàn diện. - Rút ra bài học về sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. II. Chuẩn bị: 1. GV: - Đọc và nghiên cứu bài. 2.HS: - Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK. * Bảng mô tả các mức độ đánh giá theo định hướng năng lực của chủ đề: Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Ếch ngồi đáy giếng - Đặc điểm của truyện ngụ ngôn: nhân vật, sự kiện, cốt truyện - Nghệ thuật đặc sắc của truyện: Mượn chuyện loài vật , đồ vật để nói chuyện con người, ẩn bài học triết lí; tình huống bất ngờ, hài hước, độc đáo. - Nội dung ý nghĩa bài học của truyện - rút ra bài học liên hệ bản thân trong học tập và cuộc sống - Kể diễn cảm được truyện - Giải thích thành ngữ ếch ngồi đáy giếng bằng 2->3 câu văn Thầy bói xem voi Chân, ta,tai, mắt miệng. - Đặc điểm nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn. - Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn. - Cách kể chuyện ý vị, tự nhiên, độc đáo. - Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn. - Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế. - Qua nội dung bài học, giáo dục học sinh cách nhận thức sự vật: để đánh giá đúng sự vật, sự việc cần xem xét chúng một cách toàn diện. - Kể diễn cảm được truyện Kể những trường hợp ở trường lớp có biểu hiện kiểu “thầy bói xem voi” - Đặc điểm thể loại của ngụ ngôn trong văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. - Nét đặc sắc của truyện: Cách kể ý vị với ngụ ý sâu sắc khi đúc kết bài học về sự đoàn kết. - Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn theo đặc trưng thể loại. - hiểu ngụ ý của truyện. - Cá nhân không tách rời tập thể cộng đồng - Mối quan hệ giữa người với người phải biết nương tựa vào nhau để tồn tại .- Kể lại được truyện. - Liên hệ bản thân về sự đoàn kết, mối quan hệ giữa cá nhân vơi tập thể. . III. Tiến trình tổ chức dạy - học 1.Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ -Văn bản Ông lão đánh cá và con cá vàng phản ánh nội dung gì ? ........................................................................................................................ 3. Các hoạt động dạy - học Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức HĐ 1: Tìm hiểu khái niệm truyện ngụ ngôn. - HS đọc chú thích * ? Thế nào là truyện ngụ ngôn? - HS: Trả lời. HĐ 2: Tìm hiểu văn bản. - GV đọc mẫu - HS đọc ? Chú thích 2 -3 giải nghĩa theo cách nào? - HS: Cách dùng từ đồng nghĩa. - GV: Lưu ý HS đây là văn bản ngắn, phần mở truyện gắn liền với thân truyện. ? Truyện kể về ai ? ( Một chú Ếch ) ? Có mấy sự việc xoay quanh nhân vật chú ếch này ? - HS: Hai sự việc: Kể chuyện ếch khi ở trong giếng; ếch khi ra khỏi giếng. ? Mở đầu văn bản giới thiệu môi trường sống của Ếch ở đâu ? ? Giếng là một không gian như thế nào? - HS: Trật hẹp, không thay đổi ? Em có nhận xét gì về môi trường sống của Ếch ? - Hàng xóm của Ếch gồm có những ai ? - HS: vài con nhái, cua, ốc -> là những con vật nhỏ bé, còn Ếch chỉ cần kêu ồm ộp là khiến những con vật kia hoảng sợ ? Trong môi trường ấy Ếch có tầm nhìn và hiểu biết như thế nào ? ? Tác giả dân gian sử dụng nghệ thuật gì để diễn tả nhận thức của Ếch ? ? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật này ? ? Nói về tầm nhìn và hiểu biết của Ếch, nhưng tác giả dân gian ám chỉ ai ? - HS: nói về con người, con người sống trong môi trường hạn hẹp cũng dễ khiến người ta không biết mình, biết người - Theo em với cách nhìn nhận về thế giới xung quanh của Ếch thì điều tất yếu nào sẽ sảy ra ? - HS: Chính Ếch sẽ tự hại mình ? Việc Ếch ra khỏi giếng do ý muốn chủ quan hay khách quan ? ? Em có nhận xét gì về môi trường sống của Ếch lúc này ? ? Ếch có nhận ra sự thay đổi đó không ? ? Ếch có thái độ và hành động nào? ? Tại sao Ếch lại có thái độ " nhâng nháo" và " chẳng thèm để ý" như thế ? ? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để diễn tả thái độ và hành động của Ếch? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy ? ? Kết cục chuyện gì đã sảy ra với Ếch ? Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Ếch là gì ? ? Truyện kể về một con Ếch nhưng thực chất nói về ai ? - GV cho học sinh thảo luận nhóm theo bàn. - GV giao nhiệm vụ: Truyện "Ếch ngồi đáy giếng" ngụ ý phê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an ca nam_12308103.docx
Tài liệu liên quan