Giáo án Ngữ văn 6 tiết 32, 33: Phần tiếng Việt - Danh Từ

II. Quy tắc viết hoa DT riêng

 Khi viết DT riêng, ta phải viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Cụ thể:

1. Đối với tên người, tên địa lí Việt Nam và tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm qua âm Hán Việt: Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng.

VD:

- Hồ Chí Minh, Ba Tơ, Quảng Ngãi,

- Tập Cận Bình, Trung Quốc,.

2. Đối với tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm trực tiếp (không qua âm Hán Việt): Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó; nếu một bộ phận gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.

VD: - An-déc-xen

 - I-ta-li-a

 - Mi-an-ma, .

3. Tên của các cơ quan, tổ chức, các giải thưởng, danh hiệu, huân chương,.thường là một cụm từ. Chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành cụm từ này đều được viết hoa.

VD: Anh hùng Lao động, Cháu ngoan Bác Hồ,.

* Ghi nhớ (SGK trang 109)

 

doc6 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 501 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 tiết 32, 33: Phần tiếng Việt - Danh Từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ......./10/2018 Ngày dạy: ......./10/2018 (Theo điều chỉnh PPCT 2011-2012) Tiết 32, 33. Phần Tiếng Việt DANH TỪ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức Giúp học sinh hiểu được: - Các tiểu loại danh từ chỉ sự vật: danh từ chung và các danh từ riêng. - Quy tắc viết hoa danh từ. 2. Về kỹ năng: - Nhận biết danh từ chung và danh từ riêng. - Viết hoa danh từ riêng đúng quy tắc. 3. Về thái độ: - Giáo dục HS tình cảm yêu mến ngôn ngữ tiếng Việt. - Giáo dục cho học sinh có ý thức viết hoa danh từ. 4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tự đánh giá. II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC - Phương pháp: vấn đáp, nêu vấn đề,..... - Kĩ thuật: động não, trình bày,..... III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: Bảng phụ, SGK, ... - Học Sinh: Đọc và tìm hiểu kĩ bài học trong SGK IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP A. Hoạt động khởi động (5p) 1/ Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh trước khi vào bài học mới. 2/ Phương pháp/kĩ thuật: - Phương pháp: vấn đáp. - Kĩ thuật: động não. 3/ Phương tiện: máy tính, đèn chiếu 4/ Phương thức tổ chức: Học sinh hoạt động, làm việc cá nhân và báo cáo bằng miệng. 5/ Sản phẩm: trình bày miệng. - GV cho học sinh quan sát 1 số vật (viên phấn, cây thước, quyển sách, ...) cho học sinh nêu tên gọi chung của các vật đó là gì? - HS trả lời là danh từ. => GV dẫn vào bài mới: Vậy danh từ là gì? (Danh từ là những từ chỉ người, vật,....) Danh từ có 2 loại lớn: danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật. Để hiểu rõ danh từ chỉ sự vật, thầy cùng các em vào bài học mới. B. Hoạt động hình thành kiến thức (40p) 1. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Tìm hiểu DT chung và DT riêng. - Nhận diện đươc DT chung và DT riêng. 2. Phương pháp/kỹ thuật: vấn đáp, nêu vấn đề, động não. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân 4. Phương tiện: SGK 5. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng HĐ CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC SINH NỘI DUNG GHI BẢNG Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu DT chung và DT riêng Danh từ chỉ sự vật ? - GV yêu cầu HS đọc ngữ liệu Nêu tên từng loại, từng cá thể người, vật, hiện tượng - HS đọc ngữ liệu. I. Danh từ chung và danh từ riêng 1. Ngữ liệu (SGK trang 108) Tìm các danh từ trong đoạn văn trên? ? Dựa vào kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy điền các danh từ ở câu văn vào bảng phân loại? - GV treo bảng phụ (hoặc kẻ bảng). - Tìm danh từ - Hoạt động nhóm: điền vào bảng phân loại. 2. Phân tích ngữ liệu D.từ chung Vua, công ơn, tráng sĩ, đền thờ, làng, xã, huyện. D.từ riêng Phù Đổng Thiên Vương, Gióng, Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội. ? Trong các danh từ trên, danh từ nào chỉ chung cho một loại người, một loại sự vật ? ? Danh từ nào chỉ tên riêng của người, vật? - Vua, công ơn...chỉ chung cho một loại người, một loại sự vật - Phù Đổng Thiên Vương.. - Nhận xét về cách viết của các danh từ chỉ sự vật? - Những danh từ viết thường là tên gọi chung cho một loại người, một loại sự vật -> DT chung. - Những DT viết hoa là tên gọi riêng của người, từng vật, từng địa phương -> DT riêng. 3. Kết luận - DT chung là tên gọi một loại sự vật. VD: thầy giáo, giáo viên, bàn, ghế,... - DT riêng là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương. VD: Châu, Đinh, Vũ, Con Rã, Ba Bích,... Hoạt động 2: HD cách viết hoa danh từ riêng ? Quy tắc viết hoa tên người tên địa lí Việt Nam? Cho ví dụ. - Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng. VD: Hồ Chí Minh, Nguyễn Ái Quốc, Ba Tơ, Quảng Ngãi, Sơn Hà, ... II. Quy tắc viết hoa DT riêng Khi viết DT riêng, ta phải viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Cụ thể: 1. Đối với tên người, tên địa lí Việt Nam và tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm qua âm Hán Việt: Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng. VD: - Hồ Chí Minh, Ba Tơ, Quảng Ngãi, - Tập Cận Bình, Trung Quốc,... ? Quy tắc viết hoa tên người tên địa lí nước ngoài phiên âm qua âm Hán Việt? Cho ví dụ. - Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng. VD: Trung Quốc, Tập Cận Bình,... ? Quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm trực tiếp (không qua âm Hán Việt)? - Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó; nếu một bộ phận gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối. VD: - An-déc-xen - I-ta-li-a - Mi-an-ma, ... 2. Đối với tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm trực tiếp (không qua âm Hán Việt): Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó; nếu một bộ phận gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối. VD: - An-déc-xen - I-ta-li-a - Mi-an-ma, ... + Quy tắc viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, các danh hiệu, giải thưởng, huân chương,... - Thường là một cụm danh từ. Chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành cụm từ này đều được viết hoa. 3. Tên của các cơ quan, tổ chức, các giải thưởng, danh hiệu, huân chương,...thường là một cụm từ. Chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành cụm từ này đều được viết hoa. VD: Anh hùng Lao động, Cháu ngoan Bác Hồ,... - GV gọi 1HS đọc ghi nhớ. - HS đọc ghi nhớ SGK. * Ghi nhớ (SGK trang 109) C. Hoạt động luyện tập (33p) 1. Mục tiêu: Học sinh vận dụng lí thuyết vừa học vào việc giải quyết bài tập. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: vấn đáp, động não 3. Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân 4. Phương tiện dạy học: SGK 5. Sản phẩm: học sinh làm được bài tập Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung * Bài tập 1 - GV cho HS thực hiện bài tập1 bằng hình thức làm bài tập nhanh để chấm điểm Xác định danh từ chung và danh từ riêng: II. Luyện tập * Bài tập 1/109. Xác định danh từ chung và danh từ riêng: - ngày xưa, miền, đất, nước, thần, nòi, rồng, con trai, tên " Danh từ chung. - ngày xưa, miền, đất, nước, thần, nòi, rồng, con trai,tên. " Danh từ chung. - Lạc Việt, Bắc Bộ, Long Nữ, Lạc Long Quân" Danh từ riêng - Lạc Việt, Bắc Bộ, Long Nữ, Lạc Long Quân " Danh từ riêng * Bài tập 2 - GV hướng dẫn HS làm bài tập 2 bằng cách xác định từ loại. Xác định loại danh từ: - Các từ in đậm là danh từ riêng. - Các chữ cái đầu mỗi tiếng đều được viết hoa. Bài tập 2/109. Xác định loại danh từ: - Các từ in đậm là danh từ riêng. - Các chữ cái đầu mỗi tiếng đều được viết hoa. * Bài tập 3 - Đọc yêu cầu bài. - Kthuật: động não - Cá nhân làm bài - 1HS lên bảng - lớp nhận xét, chữa. * Bài tập 3/109. Viết hoa lại các DT riêng trong đoạn thơ: Tiền Giang, hậu Giang, Đồng Tháp, Pháp, Khánh Hoà, Phan Giang, Phan Thiết, Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc, miền Trung, Sông Hương, Bến Hải, Cửa Tùng, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa * Bài tập 4 GV đọc - HS chép chính tả (1HS viết bảng) – nhận xét, chữa lỗi. * Bài tập 4. Chép chính tả Đoạn văn: (SGK trang 31) Từ “Một hôm” đến “ vào bàn bạc” D/ Hoạt động vận dụng (10p) 1. Mục tiêu: HS làm thêm được bài tập ở ngoài SGK 2. Phương pháp/ kỹ thuật: nêu vấn đề, động não 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân 4. Phương tiện: bảng phụ... 5. Sản phẩm hoạt động: học sinh làm được bài tập ngoài sách giáo khoa Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung GV cho HS - Viết tên của bản thân, địa chỉ nhà, địa chỉ trường. - Đặt câu với từ ngữ tìm được. Hoạt động cá nhân * Yêu cầu: - HS viết đúng từ, đúng quy tắc viết. - Đặt câu đúng ngữ pháp E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (2ph) 1. Mục tiêu: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức đã học 2. Phương pháp/ kỹ thuật: động não 3. Hình thức tổ chức hoạt động : Hoạt động cá nhân 4. Phương tiện: SGK - ................................ - Học bài phần ghi nhớ - Nghiên cứu bài: Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự * RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI HỌC ...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 8 Danh tu_12445088.doc
Tài liệu liên quan