Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 5: Sông núi nước Nam

3. Tìm hiểu về từ Hán Việt

*Mục tiêu: - Hiểu được thế nào là yếu tố Hán Việt.

 - Cách cấu tạo đặc biệt của từ ghép Hán Việt.

 *Nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi trong tài liệu

*Phương thức hoạt động: HĐ nhóm

*Phương tiện: phiếu học tập

* Sản phẩm: Nội dung thảo luận

+ GV giao nhiệm vụ: câu hỏi trong tài liệu. HS làm việc cá nhân sau đó thảo luận nhóm và ghi lại những kết quả mình làm được vào vở hoặc giấy nháp.

+ HS thực hiện nhiệm vụ: Học sinh lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ.

- GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

+ Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

- Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV có thể gọi HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS khác lắng nghe, thảo luận thêm, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.

 

doc6 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 533 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 5: Sông núi nước Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/9 Ngày dạy: Tiết 17-18-19-20 Bài 5: SÔNG NÚI NƯỚC NAM I. Mục tiêu - Như tài liệu II. Chuẩn bị: GV: nghiên cứu bài, phiếu học tập HS: chuẩn bị bài III. Tiến trình - ổn định tổ chức lớp - Để tinh thần vui vẻ cô mời bạn CTHĐTQ lên cho các bạn chơi trò chơi hoặc hát 1 bài - Trò chơi kết thúc, CTHĐ mời cô giáo làm việc GV: Các em đều có tâm thế rất vui vẻ hôm nay chúng ta đi vào bài 5. ? Về nhà các em đã chuẩn bị bài tốt chưa, bài học hôm nay chúng ta cần đạt mục tiêu gì? - Hs trả lời Các em nắm vững mục tiêu bài học hôm nay cô trò chúng ta cùng đi vào các hoạt động. A. Hoạt động khởi động *Mục tiêu: Tích hợp với môn lịch sử để học sinh nắm bắt các sự kiện lịch sử và chiến công của từng nhân vật. *Nhiệm vụ: Câu hỏi trong tài liệu *Phương thức hoạt động: HĐ cặp đôi *Phương tiện: thông tin trong tài liệu * Sản phẩm: Biết được các nhân vật thuộc triều đại lịch sử nào + GV giao nhiệm vụ: câu hỏi trong tài liệu. HS làm việc cặp đôi và ghi lại những kết quả mình làm được vào vở hoặc giấy nháp. + HS thực hiện nhiệm vụ: Học sinh lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ. - GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. + Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: - Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV có thể gọi HS trình bày sản phẩm của mình. - HS khác lắng nghe, thảo luận thêm, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. GV chốt: - 1c; 2d, 3b, 4e, 5a - Các nhân vật trên thuộc triều đại Lý – Trần -> Từ những hiểu biết đã có của HS, GV dẫn dắt vào nội dung bài mới. B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Đọc văn bản *Mục tiêu: - Cho học sinh đọc để cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc. - Hiểu được thế nào là thơ trung đại. *Nhiệm vụ: HS đọc văn bản và theo dõi vào phần chú thích *Phương thức hoạt động: HĐ chung *Phương tiện: thông tin trong tài liệu * Sản phẩm: Cảm thụ được tác phẩm và hiểu được thể loại thơ trung đại. + GV giao nhiệm vụ: ? Về nhà các em đã chuẩn bị bài, với văn bản Sông núi nước Nam cần đọc với giọng ntn để hấp dẫn người đọc người nghe - Hs trả lời – gv bổ sung GV: các em đều có ý kiến rất đúng nhưng cô bổ sung thêm, cần đọc giọng dõng dạc, trang nghiêm thể hiện được khí phách hào hùng của bài thơ, nhịp 4/3. ? Các em vừa được nghe phần của cô cùng các bạn hướng dẫn, em nào đọc đúng hướng dẫn. + HS thực hiện nhiệm vụ: Học sinh lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ. - GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. + Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: - Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV có thể gọi HS trình bày sản phẩm của mình. *Chú thích ? Dựa vào phần chú thích em hãy nêu những hiểu biết của em về thơ trung đại Việt Nam. ? Cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ - Thơ trung đại VN được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, có nhiều thể: thơ Đường luật, song thất lục bát, lục bát...Đường luật là luật thơ có từ đời ở Trung Quốc. - Theo truyền thuyết tác phẩm ra đời gắn liền với tên tuổi của LTK và trận chiến chống quân Tống xâm lược ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. 2. Tìm hiểu văn bản *Mục tiêu: HS nắm bắt được thể thơ, tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc được thể hiện trong bài thơ. *Nhiệm vụ: Câu hỏi trong tài liệu *Phương thức hoạt động: HĐ cặp đôi *Phương tiện: phiếu học tập * Sản phẩm: Nội dung thảo luận + GV giao nhiệm vụ: câu hỏi trong tài liệu. HS làm việc cặp đôi và ghi lại những kết quả mình làm được vào vở hoặc giấy nháp. + HS thực hiện nhiệm vụ: Học sinh lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ. - GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. + Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: - Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV có thể gọi HS trình bày sản phẩm của mình. - HS khác lắng nghe, thảo luận thêm, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. GV chốt: a.Thể thơ: - Thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật). - Bài thơ có 4 câu, mỗi câu có 7 tiếng. b. Như chú thích. c.- Ý 1: 2 câu đầu: nước Nam là của người Nam. Điều đó được sách trời định sẵn, rõ ràng. - Ý 2: 2 câu cuối: kẻ thù không được xâm phạm, xâm phạm thì thế nào cũng chuốc phải thất bại thảm hại. ->TNĐL là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào xâm phạm. d.* Nước Nam là của người Nam, điều đó đã được sách trời định sẵn, rõ ràng. GV: Hai câu đầu nêu lên 1 nguyên lí khách quan, tất yếu, có giá trị như lời tuyên ngôn. Nó là quyền độc lập và tự quyết của dân tộc ta. Đó là ý chí sắt đá của 1 dân tộc có bản lĩnh, có truyền thống đấu tranh. Hai câu thơ có giá trị mở đầu cho 1 tuyên ngôn độc lập ngắn gọn của nước Đại Việt hùng cường ở thế kỷ XI. Nói như vậy là để nhằm mục đích gì ? =>Khẳng định chủ quyền đất nước. Thể hiện tình y/nước, niềm tự hào dân tộc * Kẻ thù không được xâm phạm. Xâm phạm thì thế nào cũng chuốc phải thất bại thảm hại. => Đây là lời cảnh báo hành động xâm lược của kẻ thù và khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam. * Giọng điệu: hùng hồn, đanh thép, dõng dạc * Ngoài biểu ý còn có biểu cảm rất sâu sắc trong 2 trạng thái : + Lộ rõ: Bài thơ đã trực tiếp nêu rõ ý tưởng bảo vệ quyền độc lập và kiên quyết chống ngoại xâm. + Ẩn kín : bài thơ có sắc thái biểu hiện cảm xúc mãnh liệt, với ý chí sắt đá trong lời nói, người đọc phải suy nghĩ, nghiền ngẫm mới thấy ý tưởng đó GV: * Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta. Bài thơ có thể xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. * Nội dung - Là bản TNĐL đàu tiên khẳng định về chủ quyền về lãnh thổ của đất nước. - Nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược. 3. Tìm hiểu về từ Hán Việt *Mục tiêu: - Hiểu được thế nào là yếu tố Hán Việt. - Cách cấu tạo đặc biệt của từ ghép Hán Việt. *Nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi trong tài liệu *Phương thức hoạt động: HĐ nhóm *Phương tiện: phiếu học tập * Sản phẩm: Nội dung thảo luận + GV giao nhiệm vụ: câu hỏi trong tài liệu. HS làm việc cá nhân sau đó thảo luận nhóm và ghi lại những kết quả mình làm được vào vở hoặc giấy nháp. + HS thực hiện nhiệm vụ: Học sinh lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ. - GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. + Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: - Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV có thể gọi HS trình bày sản phẩm của mình. - HS khác lắng nghe, thảo luận thêm, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. GV: chốt kiến thức dựa trên kết quả tìm được của HS. + Nam-> phương Nam; quốc -> nước; sơn -> núi; hà -> sông + Có thể ghép: sơn hà; đế cư; phương Nam; phương Bắc + Từ “nam” có thể dùng độc lập nhưng các từ “ quốc, sơn, hà” không dùng độc lập mà nó phải đi kèm với yếu tố Hán hoặc yếu tố thuần Việt khác, hoặc phải dùng sang nghĩa thuần Việt: Sơn hà hoặc lội sông * Hoạt động 2: Hoạt động cặp đôi Mục tiêu: Giups HS nắm được đặc điểm cấu tạo của từ Hán Việt. GV: Cho HS thảo luận cặp đôi câu hỏi ? Phân biệt sự khác nhau giữa 3 nhóm từ sau đây: ái quốc, thủ môn, chiến thắng và thiên thư, thạch mã, tái phạm và thiên địa, nhật nguyệt, hoan hỉ. ? Qua đó em có nhận xét gì về cấu tạo của từ HV. HS: Nhận nhiệm vụ - nghiên cứu – trao đổi kết quả với bạn- thống nhất kết quả - xin báo cáo. GV : Quan sát HS làm bài – trợ giúp (nếu có) – cho 2-3 cặp báo cáo kết quả từng ý – các cặp khác nhận xét, bổ sung. GV: chốt kiến thức. + Nhóm từ: ái quốc, thủ môn, chiến thắng có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau. + Nhóm từ: thiên thư, thạch mã, tái phạm có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau. + Nhóm từ: thiên địa, nhật nguyệt, hoan hỉ không có yếu tố chính, yếu tố phụ. -> Từ HV có thể có 1 tiếng hoặc 2 tiếng trở lên, nghĩa của từ HV vừa mang tính hợp nghĩa vừa mang tính phân nghĩa. 4. Tìm hiểu chung về văn biểu cảm * Hoạt động 1: Hoạt động nhóm Mục tiêu: Giups HS nắm được những đặc điểm cơ bản của văn biểu cảm. GV: Cho HS thảo luận nhóm câu hỏi a,b,c, / 46,47 SHD. HS: Nhận nhiệm vụ - nghiên cứu – trao đổi kết quả với bạn- thống nhất kết quả - xin báo cáo. GV : Quan sát HS làm bài – trợ giúp (nếu có) – cho 2-3 nhóm báo cáo kết quả từng ý - nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: chốt kiến thức + Bài ca dao bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc + 2 đoạn văn bộc lộ gián tiếp tình cảm, cảm xúc thông qua việc miêu tả + Văn biểu cảm.tình cmr, cảm xúcthế giới xung quanhlòng đồng cảm yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu TQ, ghét những thói tầm thường, độc ác. C. Hoạt động luyện tập * Hoạt động 1: Hoạt động nhóm Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về bài thơ “Phò giá về kinh”. GV: Cho HS thảo luận nhóm bài tập 1 - câu hỏi a,b,c,/ 48 SHD. HS: Nhận nhiệm vụ - nghiên cứu – trao đổi kết quả với bạn- thống nhất kết quả - xin báo cáo. GV : Quan sát HS làm bài – trợ giúp (nếu có) – cho 2-3 nhóm báo cáo kết quả từng ý - nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: chốt kiến thức dựa trên kết quả tìm được của HS. a. - Tác giả: Trần Quang Khải (1241-1294). Ông là người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên xâm lược. - Tác phẩm:- Bài thơ viết năm 1285 - Thể thơ: ngũ ngôn tứ tuyệt (Đường luật) - Bài thơ có 4 câu, mỗi câu có 5 tiếng. b. Hai câu đầu: Hào khí chiến thắng -> Nói về thắng lợi của 2 trận đánh ở Chương Dương và Hàm Tử. -> Lời thơ rõ ràng, rành mạch - Làm sống dậy không khí trận mạc. => Ca ngợi chiến thắng hào hùng của dân tộc trong cuộc chiến chống quân Mông-Nguyên xâm lược. - Hai câu cuối : Khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc. -> Nói về việc xây dựng đất nước trong thời bình với 1 niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước. => Thể hiện niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước. * Nội dung - Thể hiện hào khí chiến thắng. - Khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời trần. c. Cách biểu ý và biểu cảm của bài Phò giá về kinh và bài Sông núi nước Nam có gì giống nhau ? (Nhận xét 2 bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh: - Hai bài thơ đều thể hiện 1 chân lí lớn lao và thiêng liêng đó là : Nước VN là của người VN, không ai được xâm phạm, nếu xâm phạm sẽ bị thất bại (bài 1). - bài 2 là ngợi ca khí thế hào hùng của dân tộc qua chiến đấu và khát vọng XD phát triển đất nước trong hoà bình. -Hai bài thơ đều là thể Đường luật. Một theo thể thất ngôn tứ tuyệt, 1 theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt. Cả 2 bài thơ đều diễn đạt ngắn gọn, xúc tích, cảm xúc và ý tưởng hoà làm một. * Hoạt động 2: Hoạt động cặp đôi Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức về từ Hán Việt. GV: Cho HS thảo luận cặp đôi bài tập 2,3,4/48,49 HS: Nhận nhiệm vụ - nghiên cứu – trao đổi kết quả với bạn- thống nhất kết quả - xin báo cáo. GV : Quan sát HS làm bài – trợ giúp (nếu có) – cho 2-3 cặp báo cáo kết quả từng ý – các cặp khác nhận xét, bổ sung. GV: chốt kiến thức dựa trên kết quả của HS. GV nhắc HS về nhà học thuộc bài thơ, đọc phần đọc thêm “Phò giá về kinh” * Nhận xét sau buổi học . . . .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài 5.doc