Giáo án Ngữ văn 7 cả năm

Tuần 16. Ngữ Văn

Tiết 64 MÙA XUÂN CỦA TÔI

 VŨ BẰNG

I. Mục tiêu bài học : Giúp học sinh

- Cảm nhận được nét đặc sắc riêng của cảnh sắc mùa xâun ở Hà Nội và miền Bắc thể hiện trong (cảm xúc) bài tùy bút.

- Thấy được tình yêu quê hương đất nước thiết tha sâu đậm của tác giả được thê hiện qua ngòi bút tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc và hình ảnh.

II. Các bước lên lớp :

1. Ổn định lớp :

2. Kiểm tra bài cũ : - Sài Gòn tôi yêu

- Em hãy trình bày cảm nhận của mình về con người và thành phố Sài Gòn ?

- Đọc ghi nhớ

3. Bài mới :

 - Giới thiệu : Ở tiết trước các em đã được tìm hiểu về Thành phố Sài Gòn và phong cảnh cuợc sống ở đó.

doc173 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 448 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 cả năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ự cố định. * Những cụm từ này cô gọi là thành ngữ. Vậy em có nhận xét gì về cấu tạo của những thành ngữ này? * Tuy nhiên cũng có một số trường hợp khi sử dụng người ta có thể thay đổi chút ít kết cấu của thành ngữ chẳng hạn như những ví dụ sau - Châu chấu đá xe Được biến đổi thành : Dẫu cho thiêng liêng đành phận gái. Lẽ nào châu chấu đá ông voi ( Nguyễn Công Trứ) Hay Hồ Chí Minh có viết : lực lượng ta và địch so le nhiều như thế, cho nên lúc đó có nhiều người cho rằng cuộc kháng chiến của ta là châu chấu đá voi. Hoặc thành ngữ : đứng núi này trông núi nọ é biến thể. + Đứng núi này trông núi khác + Đứng núi nọ trông núi kia * Như vậy chúng ta đã biết được thành ngữ là gì. Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu nghĩa cùa thành ngữ. VD 3 : Tham sống sợ chết nghĩa đen là gì ? é hèn nhát. Bùn lầy nước đọng é lầy lội, ẩm thâùp, bẩn thỉu. Mẹ gáo con côi : sự đơn chiếc. é Đây là thành ngữ được hiểu trực tiếp é nghĩa đen VD 4 : Lá lành đùm lá rách (ẩn dụ) Đen như cột nhà cháy (so sánh) Lòng lang dạ thú (hoán dụ) é Các em thấy thành ngữ này có thể hiểu trực tiếp từ nghĩa đen được hay không? I. Thế nào là thành ngữ : - Thành ngữ là loại cụn từ có cấu tạo cố định, biểu thị 1 ý nghĩa hoàn chỉnh. ? é không (vì đây là thành ngữ có nghĩa hàm ẩn (nghĩa bóng) cho nên phải thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh thì mới hiểu được ). * Qua các ví dụ trên em nào có thể cho cô biết nghĩa của thành ngữ được hiểu như thế nào? Trong vốn thành ngữ Việt Nam, có một khối lượng không nhỏ các thành ngữ Hán Việt. Thành ngữ Hán Việt thường có 4 tiếng, được cấu tạo bằng các từ Hán Việt theo quy tắc kết hợp từ của tiếng Hán. Muốn hiểu nghĩa của thành ngữ Hán Việt thì phải hiểu nghĩa của các yếu tố Hán Việt. Nhưng quan trọng nhất vẫn là phải hiểu được ý nghĩa hàm ẩn của nó. VD : Khẩu phật tâm xà (Khẩu : miệng, phật : ý nói người hiền từ, tâm :lòng, xà : rắn) Nghĩa là miệng thì nói từ bi thương người màa lòng thì nham hiểm độc ác. * Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem thành ngữ được sử dụng như thế nào? Cô có 2 câu thơ của Hồ Xuân Hương VD 1 : Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non. Cô có 2 câu: 1 câu có sử dụng thành ngữ còn 1 câu thì không. các em thử nhận xét xem câu nào hay hơn. - Sáu tự đắc vì đã đi guốc trong bụng họ, khoái chí cười hơ hớ. - Sáu tự đắc vì đã hiểu rất rõ họ rồi, khoái chí cười hơ hớ. é ( câu 1 hay hơn) vì sao? Vì câu 1 có sử dụng thành ngữ thì giàu hình tượng và có tính biểu cảm hơn. * Vậy các em thấy sử dụng thành ngữ có tác dụng gì? (và thành ngữ thường là những cụm từ như thế nào?) - Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh . II. Sử dụng thành ngữ : - Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ. - Thành ngữ ngắn gọn hàm xúc, có hình tượng, tính biểu cảm cao. III. Luyện tập : Bài tập 1 : Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ. A - Sơn hào hải vị : những thứ đồ ăn quí lấy ở núi, nhựng thứ đồ ăn quí lấy ở biển, chỉ những thứ đồ ăn quí hiếm. - Nem công chả phượng : Thứ đồ ăn làm bằng thịt con công bóp với thính, thịt con phượng nướng chín é chỉ các thức ăn quí hiếm. B - Khỏe như voi : Có sức mạnh như voi - Tứ cố vô thân : Không có ai là họ hàng gần gũi C - Da mồi tóc sương : Màu da người già lốm đốm như đồi mồi, màu tóc người già bạc như sương. Bài tập 2 : Kể vắn tắt các truyền thuyết ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ lai lịch của các thành ngữ ( học sinh về nhà làm ) Bài tập 3 : Điền thêm yếu tố thành ngữ để được trọn vẹn : - Lời ăn tiếng nói - Một nắng hai sương - Ngày lành tháng tốt - No cơm ấm cật - Bách chiến bách thắng - Sinh cơ lập nghiệp Bài tập 4 : Sưu tầm thêm các thành ngữ và cho biết nghĩa của nó. - Tham sống sợ chết - Bùn lầy nước đọng - Mưa to gió lớn - Mẹ góa con côi - Năm châu bốn biển - Ruột để ngoài da - Lòng lang dạ thú 4. Củng cố : Đọc lại ghi nhớ 5. Dăn dò : Học bài, làm bài tập số 2. Chuẩn bị bài tiếp theo Ngày soạn : Tuần 13. Ngữ Văn Tiết 49 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT I. Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh - Phát hiện được những điểm sai trong bài làm của mình. - Ôn lại những kiến thức cơ bản đã học. II. Các bước lên lớp : 1. Ổn định lớp : 2. Trả bài : 3. Sửa bài : - Giáo viên cho học sinh đọc lại lần lượt từng câu hỏi. - Gọi những học sinh có bài làm đúng lên bảng sửa. - Giáo viên giải thêm. - Học sinh sửa bài tập đúng vào vở. 4. Dặn dò : Chuẩn bị bài tiếp theo. Ngày soạn : Tuần 13. Ngữ Văn Tiết 50 CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC I. Yêu cầu: Giúp học sinh - Biết phát biểu cảm tưởng đánh giá - Phân tích bài văn mẫu, lập dàn ý cho một đề. II. Các bước lên lớp : 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : Gọi học sinh nhắc lại thế nào là văn biểu cảm 3. Bài mới : Nội dung – Phương thức hoạt động : Ghi bảng : - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kỹ văn bản cảm nghĩ về một bài ca dao trong sgk. - Văn bản trên viết về những bài ca dao nào? - Hãy đọc liền những bài ca dao đó? (đọc liên tiếp các câu với nhau.) - Phân tích các yếu tố tưởng tượng liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm của người viết? a. Bài ca dao 1. “ Đêm qua nhớ ai sao mờ” b. “ Đêm đêm hãy còn trơ trơ” - Các yếu tố tưởng tượng, suy ngẫm. - Thông qua bài ca dao đó, các em hãy cho cô biết các yêu cầu làm văn biểu cảm? - Cô mời một em đọc cho cô phần ghi nhớ. (học sinh đọc rõ to) - Về bố cục của bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học có gì khác văn biểu cảm về sự vật, con người? * Chúng ta sang phần luyện tập. * Cảnh khuya Giáo viên gợi dẫn : cảm xúc của người viết bắt nguồn từ gì? - Từ 1 sự so sánh mới mẻ, hấp dẫn (câu 1) - Từ những hình ảnh quấn quýt sinh động (câu 2) - Từ sự hài hòa giữa cảnh và người (câu 3 ) - Từ tâm hồn cao cả của Bác Hồ (cẫu 4 ) Có bóng một người đội khăn mặc áo dài một người quen tất cả tâm trí và mắt nhìn của tôi càng như dính vào mạng tơ rung rung trước gió lại chính là con sông có một người không có tên nhưng tôi lại thấy quen quen và thân thương vì nhớ mà buồn é Đọc kỹ tác phẩm để hình thành cảm xúc từ những chi tiết, hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc nhất. é Từ những cảm xúc ấy phát huy trí tưởng tượng,liên tưởng,hồi tưởng, rút ra những suy nghĩ về ý nghĩa của tác phẩm * Ghi nhớ :sgk II. Luyện tập : Phát biểu cảm nghĩ về bài cảnh khuya 4. Củng cố : Đọc lại ghi nhớ 5. Dặn dò : Học bài Các tổ chuẩn bị cho tiết luyện nói Ngày soạn : Tuần 13. Ngữ Văn Tiết 51,52 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 Làm Tại Lớp Đề : Cảm nghĩ về ông (bà) nội (ngoại) của em I. Yêu cầu: Giúp học sinh - Viết được bài văn biểu cảm, thể hiện được tình cảm chân thật đối với con người II. Các bước lên lớp : - Ổn định lớp - Chép đề lên bảng - Học sinh làm bài - Thu bài - Dặn dò : Chuẩn bị bài tiếp theo : Tiếng Gà Trưa Ngày soạn : Tuần 14. Ngữ Văn Tiết 53 TIẾNG GÀ TRƯA I. Mục tiêu bài học : Giúp học sinh - Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm tắm của những kỷ niệm về tuổi thơ và tình bà cháu thể hiện trong bài thơ - Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua những chi tiết tự nhiên, bình dị của tác giả. II. Các bước lên lớp : 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra phần soạn Tiếng Gà Trưa 3. Bài mới : - Giới thiệu : Tiếng gà trưa âm thanh mộc mạc, bình dị của làng quê Việt Nam vang lên, khơi gợi trong lòng người đọc bao điều suy nghĩ. Theo âm thanh ấy, Xuân Quỳnh đã dắt chúng ta trở về những kỷ niệm tuổi thơ với tình bà cháu thắm thiết. Để cảm ngận được trái tim chân thành, tha thiết của Xuân Quỳnh, chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ “Tiếng Gà Trưa”. Nội dung – Phương thức hoạt động Ghi bảng Giáo viên đọc bài thơ và phần chú thích - Cho học sinh xem chân dung Xuân Quỳnh. Dựa vào phần chú thích các em hãy cho cô biết vài nét về tác giả? - Nêu một số tác phẩm của bà? (giáo viên giới thiệu cho học sinh) - Và ở thơ Xuân Quỳnh như cánh chuồn chuồn trong dông bão mảnh mai mà trong suốt kiên cường. Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm. - Các em cho cô biết tiếng gà trưa được viết trong thời gian nào? Và được in ở đâu? * Chúng ta sang phần 2 - Giáo viên đọc bài thơ þ hướng dẫn học sinh cách đọc. + Khi đọc chúng ta đọc nhịp 3/2 hoặc 2/3 (tùy từng câu). + Chú ý nhấn mạnh điệp câu, điệp ngữ Tiếng Gà Trưa ở đầu các đoạn 2,3,4,7. + Đọc giọng vui, bồi hồi. - Sau khi đọc bài thơ, cho học sinh giải thích từ khó. + Gà mái mơ : Gà mái lọng màu hoa mơ, vàng nhạt, xen trắng lốm đốm + Lang mặt : Một bên nấm da, da trắng bệch thành từng đám trên mặt, trên tay, trên người þ lang ben þ Theo quan niệm (ngày xưa) dân gian lưu truyền rằng xem gà đẻ sẽ bị lang mặt. I. Giới thiệu tác giả – tác phẩm : Xuân Quỳnh (1942 – 1988) Quê : La Khê, Ven thị xã Hà Đông Tỉnh Hà Tây. Là một trong những nhà thơ nữ nổi tiếng ở nước ta. (Tác phẩm : Tơ tằm – chồi biếc, Hoa dọc chiến hào, Hoa cỏ may, Sân ga chiều em đi, Tự sát ) Tiếng Gà Trưa được viết trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, in lần đầu trong tập thơ Hoa Dọc Chiến Hào (1968) và in lại trong Tập Sân Ga Chiều Em Đi của Xuân Quỳnh II. Tìm hiểu văn bản : + Chắt chiu : dành dụm, tiết kiệm từng chút và kiên trì. + Gà toi : Gà chết vì các bệnh dịch khác nhau. ( và chú thích sgk ) - Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu thể thơ. - Em nào cho cô biết bài thơ được viết theo thể thơ gì? þ Thể thơ 5 tiếng ( còn gọi là ngũ ngôn). Chúng ta thấy thơ ngũ ngôn thường được cấu tạo thành từng khổ 4 câu, vần liền ở câu 2,3 (cũng có thể dùng vần cách). Ví dụ : Anh đội viên thức dậy Thấy trời khuya lắm rồi Mà sao Bác vẫn ngồi Đêm nay Bác không ngủ. (- và các em thấy bài thơ này có phải câu nào cũng có 5 chữ hay không?. Có những câu chỉ có 3 chữ đứng đầu các đoạn 2,3,4,7. đó cũng là sáng tạo mới của nhà thơ, mục đích là tạo ra phép điệp trong bài thơ.) - Và các em thấy bài thơ này có thể chia làm mấy đoạn? 2 đoạn. ( 6 khổ đầu 1 đoạn, 2 khổ sau 1 đoạn). - Nội dung của 6 khổ đầu : Trên đường hành quân người chiến sĩ nghe tiếng gà và nhớ về những kỷ niệm ngày xưa. - Nội dung 2 khổ sau : Tiếng gà trưa đi vào cuộc chiến đấu, khắc sâu thêm tình cảm đối với quê hương, đất nước. * Bây giờ, em nào có thể cho cô biết cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ việc gì? þ Từ việc người chiến sĩ trên đường hành quân nghe tiếng gà, nhớ lại kỷ niệm ấu thơ, nhớ về người bà kính yêu. - Em nào có thể (diễn thành văn xuôi biểu cảm?) tóm tắt cho cô bài thơ này? - Qua đó em thấy bố cục của bài thơ như thế nào? Rõ ràng, mạch lạc - Và cảm xúc của bài thơ được bắt nguồn từ đâu? (những điều gần gũi, bình dị, những kỷ niệm của chính mình) ( hết tiết 1) Khổ 1 : Tiếng gà trên đường hành quân Khổ 2 : Nghe tiếng gà người chiến sỹ nhớ về những kỷ niệm ngày xưa ========================================================================= Ngày soạn : Tuần 14. Ngữ Văn Tiết 54 TIẾNG GÀ TRƯA ( Tiếp theo ) I. Mục tiêu bài học : Giúp học sinh - Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm tắm của những kỷ niệm về tuổi thơ và tình bà cháu thể hiện trong bài thơ - Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua những chi tiết tự nhiên, bình dị của tác giả. II. Các bước lên lớp : 1. Ổn định lớp : 2. Bài mới : Giới thiệu : Chúng ta học tiếp bài Tiếng Gà Trưa. Nội dung – Phương thức hoạt động Ghi bảng - Học sinh đọc lại bài thơ. - Học sinh đọc đoạn 1 (6 khổ tơ đầu) - Đây là lời của ai? ( anh bộ đội đang trên đường hành quân) - Trên đường hành quân xa, khi dừng chân bên xóm nhỏ thì anh bộ đội bắt gặp điều gì? (gà nhảy ổ, cục tác ta) - Vào thời gian nào? (buổi trưa) - Và tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí người chiến sĩ những hình ảnh và những kỷ niệm nào của tuổi thơ? + Hình ảnh con gà mái mơ và mái vàng với những ổ trứng hồng đẹp như trong tranh và hình ảnh người bà. Và kỷ niện tuổi thơ dại tò mò xem trộm gà đẻ bị bà mắng. À như vậy là kỷ niệm tuổi thơ gắn liền với hình ảnh người bà, mà kỷ niệm đầu tiên hiện lên trong ký ức là lời mắng yêu. - Trẻ thơ dù gái hay trai đều sợ nhất là xấu xí, xấu trai, xấu gái mà lang mặt là bệnh đáng sợ hơn cả. Vậy mà vẫn không thắng nổi tính tò mò trẻ thơ, vẫn cứ nhìn, cứ nghe gà đẻ, để rồi nghe bà mắng mà trong lòng cứ lo sợ, lấy gương để xem mình có bị lang mặt không. Vì thế kỷ niệm ấy đã khắc sâu vào ký ức, nên bây giờ nghe tiếng gà đẻ kêu vang lại nhớ đến lời mắng yêu của bà da diết. - Lần theo ký ức thì các em thấy hình ảnh người bà hiện lên ntn? Cô mời 1 em đọc cho cô khổ kế tiếp. þ Sau lời mắng yêu là hình ảnh người bà với đôi bàn tay già nua, nhăn nheo chắt chiu soi từng quả trứng hồng hồng vẫn đang còn nóng hổi để tìm những quả tốt nhất dành cho gà mái ấp Cô mời 1 em đọc cho cô khổ kế tiếp þ Ở khổ thơ này ta thấy với khuôn mặt và đôi mắt đục mờ của bà ngước lên bầu trời màu đông đang chuyển gió buốt lạnh mà lo lắng cho đàn gà con chịu rét, chịu sương muối sẽ bị chết toi. Nhưng có phải bà chỉ nghĩ vậy thôi hay không? (không) þ Bởi vì bà lo nếu gà chết toi thì có lẽ tết năm nay cháu sẽ không có quần áo mới để mặc tết, chắc cháu bà sẽ buồn lắm. Vì thế mà bà chăm chút từng quả trứng khi gà mới đẻ, hi vọng là đàn gà sinh sôi nảy nở nhiều hơn, tốt hơn để mang lại cho cháu niềm vui của trẻ con là có quần áo mới để mặc têùt. Qua đó ta thếy được hình ảnh của người bà ở đây như thế nào? đầy lòng yêu thương, chắt chiu, dành dụm, chăm lo cho cháu. Bảo ban nhắc nhở cháu ngay cả khi có trách mắng cũng chỉ là lời trách yêu. Và cũng xuất phát từ lòng yêu thương cháu mà thôi * Và theo em tình cảm của người cháu đối với bà, với quê hương, đất nước được thể hiện như thế nào? Cô mời 1 em đọc cho cô khổ cuối - Tiếng gà trưa ở khổ thơ cuối thể hiện tình cảm gì của tác giả? (Tiếng gà gợi lên hình ảnh của làng quê, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước) - Trong bài lòng yêu nước của nhà văn Liên Xô E-Ren-Bua, yêu nước là yêu những gì tầm thường nhất xung quanh nhà như là yêu cái cây đầu ngõ, yêu dòng sông Nhà thơ Đỗ Trung Quân thì quê hương là hình ảnh thân thuộc nhất đó là cây khế ngọt, là chiếc cầu tre, là hình ảnh mẹ Còn ở tác phẩm này thì là tiếng gà cục tác, là hình ảnh của bà. - Vì những hình ảnh tốt đẹp ấy, người cháu đã có những suy nghĩ và hành động gì? (chiến đấu và bảo vệ tổ quốc giữ cho xóm làng vọng mãi tiếng gà trưa) - Các em nhận xét cho cô nghệ thuật gì được sử dụng ở đây? ( Điệp từ ) - Nhằm mục đích gì? Nhấn mạnh khắc sâu tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước. - Tiếng gà trưa đựoc lặp đi lặp lại nhiều lần trong bài thơ ở những vị trí nào? và có tác dụng ra sao? þ Đầu các đoạn þ nó như sợi dây nối liền mạch cảm xúc qua các khổ, các đoạn. Em có nhận xét gì về nội dung và nghệ thuật? 4. Củng cố : Đọc lại ghi nhớ 5. Dặn dò : Xem trước bài mới 1.Tiếng gà trong thực tại trên đường hành quân - “ trên đường thơ” þ Điệp từ þ Khi nghe tiếng gà cục tác trong buổi trưa nắng nảy lửa như thế đã làm cho anh chiến sĩ cảm thấy như thế nào? þ ( nghe thơ) þ Điệp từ þ niềm vui sướng của anh chiến sĩ trên đường hành quân khi nghe tiếng gà trưa. - Các em thấy nghệ thuật gì được sử dụng ở khổ thơ này? Kỷ niệm đầu tiên về hình ảnh người bà là kỷ niệm nào? - Tiếng gà trưa ổ rơm màu nắng. 2. Kỷ niệm thời thơ ấu : - “gà đẻ mà mày cứ nhìn rồi sau này lang mặt” þ lời mắng yêu của bà - Tiếng gà trưa Tay bà khum soi trứng Dành từng quả chắt chiu Bà lo đàn gà toi Mong trời đừng sương muối Để cuối năm bán gà Cháu được quần áo mới þ Điệp từ, điệp câu þ Những kỷ niệm đẹp đẽ về tình bà cháu. 3. Lúc trưởng thành : - Cháu chiến đấu hôm hay Vì Vì Vì þ Điệp từ þ tình cảm yêu thương kính trọng biết ơn bà, đã khắc sâu thêm tình cảm quê hương, đất nước. * Ghi nhớ : sgk. Ngày soạn : Tuần 14. Ngữ Văn Tiết 55 ĐIỆP NGỮ I. Mục tiêu bài học : Giúp học sinh - Hiểu thế nào là điệp ngữ và giá trị của điệp ngữ. - Biết sử dụng điệp ngữ khi cần thiết. II. Các bước lên lớp : 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : Thế nào là thành ngữ? Cho ví dụ Cách sử dụng thành ngữ 3. Bài mới : Giới thiệu : Khi tiếp xúc với cácóac phẩm văn học (các bài văn xuôi, các bài thơ, hoặc ca dao ) ta sẽ bắt gặp 1 số văn bản có những từ ngữ được lặp đi lặp lại với một dụng ý, một mục đích nào đấy. Điều đó sẽ gây cho ta một sự chú ý, một ấn tượng sâu sắc về nội dung biểu hiện của tác phẩm ấy. Đó cũng là nội dung bài học mà cô muốn trình bày với các em trong bài học hôm nay về phép “điệp ngữ”. Nội dung – Phương thức hoạt động Ghi bảng Giáo viên ghi các ví dụ lên bảng VD 1 : Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ. Học sinh ghi các ví dụ lên bảng þ Nhận xét vị trí điệp ngữ nó đứng như thế nào, có liền nhau hơn không? VD 2 : Hành trang Bác chẳng có gì Một đôi dép mỏng đã lì chông gai Cho con tháng rộng ngày dài Cho con lưỡi kiếm đã mài nghìn năm Cho con những ánh trăng rằm Cho quê hương thắm đượm trăm ân tình. - Ở 2 ví dụ trên các em thấy có những từ ngữ nào hay câu nào được lặp lại. (giáo viên gạch chân) - Từ vì, cho con được lặp đi lặp lại như thế nhằm mục đích gì? VD 3 : Hồ Chí Minh muôn năm Hồ Chí Minh muôn năm Hồ Chí Minh muôn năm Phút giây thiêng anh gọi Bác ba lần - Muốn nhấn mạnh điều gì? - Giáo viên giới thiệu : VD1 (vì) cháu đi chiến đấu là vì yêu quê hương, vì yêu tổ quốc, vì yêu xóm làng, đặc biệt là vì yêu bà và yêu ổ trứng gà hồng hồng của tuổi thơ. VD 2 (cho con) hành trang của Bác chỉ có đôi dép cao su mỏng manh, nhưng đôi dép ấy Bác đã dẫn dắt cả một dân tộc đứng lên đánh đuổi bọn xâm lược; þ Bác đã ra đi để tìm đường cứu nước và với đôi dép ấy VD 3 (Hồ Chí Minh muôn năm) đây là lời của anh - Trước lúc anh hi sinh anh bị bọn giặc bắn, anh đã gọi to tên Bác 3 lần như thế. - Vậy các em thấy những từ ngữ, những câu được lặp đi lặp lại như thế nào nhằm mục đích gì? Hoặc có tác dụng gì? ( làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.) * Vậy khi nói hoặc viết người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ hoặc cả một câu để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ. * Chúng ta đã tìm hiểu điệp ngữ và tác dụng của nó rồi. Bây giờ điệp ngữ có những dạng nào? Giáo viên treo ví dụ lên bảng VD 4 : Ở đâu nghèo đói gọi xung phong. Lon nước, mo cơm lội khắp đồng Ở đâu tiền tuyến kêu anh đến Tay súng, tay cờ lại tiến công - Xác định cho cô các điệp ngữ trong ví dụ trên? (ở đâu) - Các em thấy điệp ngữ trong ví dụ này như thế nào? nó có nối tiếp nhau không? ( cách quãng ) VD 5 : Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu Cô gái ở Thạch Kim Thạch Nhạn Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều [ ] Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa Thương em, thương em, thương em biết mấy. - Em nào có thể xác định cho cô các điệp ngữ trong ví dụ này? - Em thấy các điệp ngữ này (khăn xanh, khăn xanh) như thế nào với nhau? (nối tiếp nhau) þ Như vậy dạng điệp ngữ như thế này người ta gọi là điệp ngữ nối tiếp. VD 6 : Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngát một màu Lòng chàng ý thiếp ai sâu hơn ai - Còn ở ví dụ này em nào có thể xác đinh cho cô các điệp ngữ được sử dụng (thấy, ngàn dâu) - Em có nhận xét gì về các điệp ngữ được sử dụng ở đâu? (chuyển tiếp, điệp ngữ vòng) * Vậy qua các ví dụ trên, em nào có thể cho cô biết có mấy dạng điệp ngữ? Đó là những dạng điệp ngữ nào? Chúng ta tiến hành làm bài tập: * Ghi nhớ : Sgk - Điệp ngữ có nhiều dạng : điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng) Bài tập 1a : Tìm điệp ngữ trong đoạn trích và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh điều gì? - Một dân tộc gan góc - Năm nay. - Dân tộc đó phải được. þ Tác giả dùng điệp ngữ trên nhằm nhấn mạnh ý dân tộc ta phải được tự do, độc lập, xứng đáng được tự do độc lập. Bài tập 1b : - Đi cấy þ Nhấn mạnh công việc làm - Trông þ Nhấn mạnh sự lo lắng của người nông dân, trông ngóng cho thời tiết được thuận lợi để công việc cày cấy đỡ vất vả. Bài tập 2 : Tìm điệp ngữ và cho biết đó là dạng điệp ngữ gì? - xa nhau þ điệp ngữ cách quãng - Một giấc mơ þ điệp ngữ nối tiếp Bài tập 3 : A Đoạn văn trên việc lặp đi lặp lại một số từ ngữ không cần thiết làm cho câu văn rườm rà, không có tác dụng biểu cảm. B Chữa lại Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Em trồng rất nhiều hoa: nào cúc, thược dược, đồng tiền, hồng và nagy cả lay ơn. Ngày phụ nữ quốc tế, em hái hoa sau vườn nhà để tặng mẹ và chị em. Bài tập 4 : Vềø nhà làm 4. Củng cố : Xem lại ghi nhớ 5. Dặn dò : Học bài, chuẩn bị bài tiếp theo. Ngày soạn : Tuần 14. Ngữ Văn Tiết 56 LUYỆN NÓI PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC I. Mục tiêu bài học : Giúp học sinh - Rèn luyện kỹ năng nói, phát biểu cảm tưởng, đánh giá đối với tác phẩm văn học. - Tập phát biều càm tưởng trước lớp, trước đám đông. II. Các bước lên lớp : 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : Thế nào là phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học? Bố cục của bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học? 3. Bài mới : Giới thiệu : Như vậy đây là lần thứ 2 chúng ta luyện nói trên lớp trong học kỳ 1 này. Bởi vì chúng ta biết cần phải rèn luyện năng lực nói vì đó là phương tiện giao tiếp hữu ích, đạt kết quả cao nhất. * Bước chuẩn bị : - Yêu cầu học sinh chuẩn bị trước ở nhà (giáo viên cho đề và chỉ định từng tổ, từng bài) - Chia thành 4

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 1 Cong truong mo ra_12410422.doc
Tài liệu liên quan