Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 24

Tiết 96:

CÂU TRẦN THUẬT

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu trần thuật và phân biệt được câu trần thuật với các kiểu câu khác.

- Nắm vững chức năng của câu trần thuật

2. Kĩ năng:

- Biết sử dụng câu trần thuật phù hợp với tình huống giao tiếp.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

 Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy.

 Ghi ví dụ ra bảng phụ.

2. Học sinh:

 Đọc trước ví dụ, trả lời các câu hỏi vào vở soạn.

III. Các hoạt động dạy - học

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

 H: Thế nào là câu cảm thán? Cho ví dụ?

3. Bài mới:

 Hoạt động 1: Giới thiệu bài

 

doc8 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 498 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ./../ 2018 Tuần: 24 Tiết 93,94: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 (VĂN THUYẾT MINH) I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Học sinh vận dụng kiến thức đã học về kiểu bài thuyết minh để viết bài văn thuyết minh cụ thể. - Đảm bảo yêu cầu về thể loại, làm nổi bật đối tượng của bài viết. 2. Kĩ năng: - Học sinh biết triển khai bài viết theo bố cục 3 phần, biết chuyển đoạn và liên kết đoạn; trình tự thuyết minh hợp lí. - Biết sử dụng phương pháp thuyết minh phù hợp. 3. Thái độ: - Có tình cảm chân thực, sâu sắc và thái độ khách quan với đối tượng thuyết minh. II. Chuẩn bị: GV: Đề kiểm tra. HS: Ôn tập văn thuyết minh về một đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày. III. Các bước lên lớp: 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra: Đề 1: Em hãy thuyết minh về chiếc cặp sách của em.(Lớp 8B ) Đề 2: Em hãy thuyết minh về chiếc nón lá.(Lớp 8A ) Đáp án và biểu điểm: * Phần mở bài: 1,5đ Giới thiệu kháI quát tên đồ dùng và công dụng của nó. * Phần thân bài: 7đ - Giới thiệu về nguồn gốc và cấu tạo của đồ dùng. - Nêu vai trò và công dụng của đồ dùng. - Cách sử dụng và bảo quản. * Phần kết bài: 1,5đ Khẳng định lại tầm quan trọng của đồ dùng đối với đời sống con người. 3. Thu bài: - Hết giờ giáo viên thu bài. - Nhận xét giờ làm bài của học sinh. 4. Hướng dẫn học bài: - Xem lại lí thuyết về kiểu bài để tự rút kinh nghiệm. - Chuẩn bị tiết sau: Câu cảm thán. IV. Rút kinh nghiệm: . Ngày soạn: ../../ 2018 Tiết 95: CÂU CẢM THÁN I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu cảm thán và phân biệt được câu cảm thán với các kiểu câu khác. - Nắm vững chức năng của câu cảm thán. 2. Kĩ năng: Biết sử dụng câu cảm thán phù hợp với tình huống giao tiếp. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy. Ghi ví dụ ra bảng phụ. 2. Học sinh: Đọc trước ví dụ, trả lời các câu hỏi vào vở soạn. III. Các hoạt động dạy - học 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: H: Câu như thế nào được gọi là câu cầu khiến? Cho ví dụ? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Ở tiết học trước, các em đều đã biết câu cầu khiến là những câu chứa các từ ngữ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào.. và chúng có chức năng khuyên bảo, động viên, yêu cầu...người khác thực hiện hành động được nói đến trong câu. Hôm nay, cô cùng các em sẽ được tìm hiểu thêm 1 loại câu mới: đó là câu cảm thán. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 2: * GV treo bảng phụ ghi các VD trong SGK. - Gọi HS đọc. H: Trong đoạn trích trên, câu nào bộc lộ tình cảm, cảm xúc? H: Đặc điểm hình thức nào cho ta biết đó là những câu bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói (người viết)? GV: Những câu có đặc điểm hình thức như trên được gọi là những câu cảm thán. H: Các câu cảm thán trên thực hiện chức năng gì? H: Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay trình bày kết quả của một thí nghiệm...có thể dùng câu cảm thán được không? Vì sao? -> Không thể dùng câu cảm thán. Vì ngôn ngữ trong đơn từ, biên bản, hợp đồng (thuộc kiểu VB hành chính công vụ) và ngôn ngữ khi trình bày kết quả 1 thí nghiệm (Thuộc kiểu Vb khoa học) là ngôn ngữ “duy lí”, ngôn ngữ của tư duy logic nên không thích hợp với viêc sử dụng những yếu tố ngôn ngữ bộc lộ tình cảm, cảm xúc. GV: Đưa thêm VD, gọi HS đọc và gạch chân từ ngữ cảm thán, dấu câu: + Ôi! Bức tranh đẹp quá! + Ồ! Em thân yêu! Đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men. + Ô hay! Cảnh cũng ưa người nhỉ? + Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế trong 1 đêm đông rét buốt, trước một lò sưởi thì khoái biết bao! H: Qua tìm hiểu các ví dụ, em hiểu thế nào là câu cảm thán? Chúng có đặc điểm hình thức như thế nào? - HS trả lời. GV chốt lại và đưa ra ghi nhớ. - Gọi HS đọc ghi nhớ GV: Lưu ý: Tất cả các câu cảm thán đều phải được đọc với giọng diễn cảm. Và khi viết đều được kết thúc bằng dấu chấm than. Chỉ có một số trường hợp cá biệt mới kết thúc bằng dấu chấm hoặc dấu chấm lửng. VD: Khốn nạn...Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu! (Dấu chấm lửng) Tuy nhiên, không phải tất cả các câu đều được đọc với giọng diễn cảm và cuối câu có dấu chấm than cũng đều là câu cảm thán cả. VD: Thế đê không sao cự lại được với thế nước! (Câu trần thuật nhưng vẫn kết thúc câu bằng dấu chấm than). Hoạt động 2 - Gọi HS đọc yêu cầu và các ngữ liệu - GV hướng dẫn học sinh làm. - Gọi HS nêu kết quả từng phần. - GV nhận xét, chữa. - GV nêu ra yêu cầu - Gọi HS đọc nội dung từng phần. - Chia HS thành 4 nhóm thảo luận, ghi kết quả ra bảng phụ. - Gọi đại diện từng nhóm nêu kết quả. - GV nhận xét, chữa. - GV nêu yêu cầu của BT. - Gọi HS lên bảng làm bài. - GV nhận xét, thống nhất đáp án. GV: Nêu yêu cầu BT. HS: Nhớ lại và trả lời. GV: Nhận xét và chốt lại. GV: Nêu yêu cầu BT. HS: Thực hiện làm BT theo yêu cầu. GV: Nhận xét, sửa lỗi. I. Đặc điểm hình thức và chức năng 1. Ví dụ: 2. Nhận xét: a. Hỡi ơi lão Hạc! b. Than ôi! * Đặc điểm hình thức: - Chứa những từ ngữ cảm thán: Hỡi ơi, Than ôi. - Kết thúc câu bằng dấu chấm than. * Chức năng: Dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc. * Ghi nhớ : (SGK- 44) II.Luyện tập. 1. Bài tập 1: * Không phải tất cả các câu trong đoạn trích đều là câu cảm thán, vì chúng không chứa những từ ngữ cảm thán và không bộc lộ t/cảm, c/xúc. * Chỉ có những câu cảm thán sau: a. Than ôi! Lo thay! b. Hỡi cảnh rừng...của ta ơi! c. Chao ôi!...thôi. 2. Bài tập 2: a. Lời than thở của người nông dân dưới chế độ PK b. Lời than thở của người chinh phụ trước nỗi truân chuyên do chiến tranh gây ra. c. Tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước cuộc sống. d. Sự ân hận của Dế Mèn trước cái chết thảm thương, oan ức của Dế Choắt. => Tuy đều bộc lộ tình cảm, cảm xúc nhưng không có câu nào là câu cảm thán vì không có dấu chấm than (Hình thức đặc trưng của kiểu câu này). 3. Bài tập 3: Ví dụ: - Mẹ ơi, tình yêu mà mẹ dành cho con thiêng liêng biết bao! - Chao ôi! Bình minh trên biển thật là đẹp! 4. Bài tập 4: Hãy nhắc lại đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán. * BT bổ sung: ( Dành cho lớp 8A ) cho HS làm BT 2 tr 208 trong sách Ngữ văn nâng cao lớp 8. 4. Củng cố: GV nêu câu hỏi: - Đặc điểm hình thức của câu cảm thán? - Chức năng của câu cảm thán? - Có phải tất cả các câu kết thúc bằng dấu chấm than đều là câu cảm thán không? 5. Hướng dẫn học bài: - Học bài theo quá trình tìm hiểu ví dụ - Học thuộc ghi nhớ, ôn tập lại kiến thức theo BT4 - Chuẩn bị tiết sau: Câu trần thuật. IV/ Rút kinh nghiệm: . Ngày soạn: ../../ 2018 Tiết 96: CÂU TRẦN THUẬT I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu trần thuật và phân biệt được câu trần thuật với các kiểu câu khác. - Nắm vững chức năng của câu trần thuật 2. Kĩ năng: - Biết sử dụng câu trần thuật phù hợp với tình huống giao tiếp. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy. Ghi ví dụ ra bảng phụ. 2. Học sinh: Đọc trước ví dụ, trả lời các câu hỏi vào vở soạn. III. Các hoạt động dạy - học 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: H: Thế nào là câu cảm thán? Cho ví dụ? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Gv nêu ví dụ: “Ngày mai cả nhà tớ sẽ đi Hà Nội chơi”. Rồi hỏi HS: Câu văn trên có giống với các kiểu câu: Nghi vấn, Cầu khiến, Cảm thán mà chúng ta đã học không? để dẫn vào bài. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 2: * GV treo bảng phụ ghi các VD trong SGK. - Gọi HS đọc. H: Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán? H: Những câu nào không có đặc điểm hình thức của những kiểu câu trên? -> Là những câu không có đặc điểm của câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán. H: Dựa vào đâu em xác định được những câu trên không phải là câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán? H: Em có nhận xét gì về cách kết thúc câu? H: Tác dụng của từng câu trong đoạn trích trên? GV: Các câu có đặc điểm hình thức và chức năng như vậy gọi là câu trần thuật. H: Trong các kiểu câu: Nghi vấn, Cầu khiến, Cảm thán, Trần thuật thì kiểu câu nào được sử dụng nhiều nhất? Vì sao? -> Câu trần thuật được sử dụng nhiều nhất vì: + Nó thoả mãn nhu cầu trao đổi thông tin và trao đổi tư tưởng, tình cảm của con người trong giao tiếp hàng ngày cũng như khi tạo lập VB. + Ngoài chức năng thông tin, thông báo, câu trần thuật còn được dùng để yêu cầu, đề nghị, bộc lộ tình cảm, cảm xúc -> nghĩa là câu trần thuật có thể thực hiện hầu hết chức năng của các kiểu câu khác. VD: + Cháu xin cảm ơn bác. -> Dùng để cảm ơn. + Cháu mời bà xơi cơm. -> Dùng để mời + Chúc mừng sinh nhật bạn. -> Dùng để chúc mừng + Chúng ta phải cố gắng học tập hơn. -> Yêu cầu, động viên. + Mẹ đi công tác rồi, ở nhà con thấy buồn lắm bố ạ. -> Bộc lộ t/c, c/x. + Rắn là loài bò sát không chân. -> Dùng để thông tin khoa học. H: Qua tìm hiểu các ví dụ, em hiểu thế nào là câu trần thuật? - HS trả lời. GV chốt lại và đưa ra ghi nhớ. - Gọi HS đọc ghi nhớ Hoạt động 3: - Gọi HS đọc yêu cầu và các ngữ liệu - GV hướng dẫn học sinh làm. - Gọi HS nêu kết quả từng phần. - GV nhận xét, chữa. - GV nêu ra yêu cầu - Gọi HS đọc câu 2 phần dịch nghĩa và câu 2 phần dịch thơ. - Yêu cầu HS nhận xét về nghĩa - GV nhận xét: 2 câu thơ đều diễn đạt 1 nội dung ý nghiã: đêm trăng gây sự xúc động mãnh liệt cho nhà thơ, khiến nhà thơ muốn làm một điều gì đó nhưng lại thấy bối rối. - Gọi HS nêu yêu cầu của BT. - GV hướng dẫn HS làm bài. - Gọi từng HS nêu kết quả. - GV nhận xét, thống nhất đáp án. - HS đọc các câu văn H: Các câu văn trên có phải là câu trần thuật không? Dùng để làm gì? GV: Nêu yêu cầu BT và hướng dẫn cách làm. HS: Thực hiện yêu cầu theo hướng dẫn. GV: Nhận xét, sửa lỗi. GV: Nêu yêu cầu BT. HS: Thực hiện theo yêu cầu. GV: Nhận xét, sửa lỗi. GV: Nêu yêu cầu BT. HS: Thực hiện theo yêu cầu. GV: Nhận xét, sửa lỗi. I. Đặc điểm hình thức và chức năng 1. Ví dụ: 2. Nhận xét: - Ví dụ d. Ô Tào Khê! (Là câu cảm thán) - Các câu còn lại: -> Là câu trần thuật. * Đặc điểm hình thức: - Không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu: NV, CK, CT - Kết thúc câu bằng dấu chấm, dấu chấm lửng, dấu chấm than. * Chức năng: a. Câu 1, 2: Trình bày suy nghĩ Câu 3: Yêu cầu, nhắc nhở. b. Câu 1: Kể và tả Câu 2: Thông báo c. Miêu tả ngoại hình người. d. Câu 2: Nhận định, đánh giá Câu 3: Bộc lộ tình cảm, cảm xúc. * Ghi nhớ : (SGK- 46) II.Luyện tập. 1. Bài tập 1: a. Tất cả đều là câu trần thuật: Câu 1: dùng để kể Câu 2, 3: dùng bộc lộ tình cảm, cảm xúc. b. Câu 1 là câu trần thuật -> dùng để kể Câu 2: là câu cảm thán (có từ quá) -> Bộc lộ tình cảm, cảm xúc. 2. Bài tập 2: * Câu 2 trong phần dịch nghĩa: “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?” -> Là câu nghi vấn. * Câu 2 trong phần dịch thơ: “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ” -> Là câu trần thuật. => Hai câu tuy khác nhau về kiểu câu nhưng cùng diễn đạt 1 ý nghĩa. 3. Bài tập 3: a. Câu cầu khiến: -> Dùng để ra lệnh, yêu cầu. b. Câu nghi vấn -> Đề nghị nhẹ nhàng c. Câu trần thuật -> Đề nghị nhẹ nhàng. * Nhận xét: 3 câu có sự khác nhau về kiểu câu nhưng lại có chức năng giống nhau (Thể hiện ý cầu khiến). 4. Bài tập 4: - Tất cả đều là câu trần thuật: + Câu a. Dùng để cầu khiến + Câu b1. Dùng để kể + Câu b2: Dùng để cầu khiến. 5. Bài tập 5: Đặt câu trần thuật để hứa hẹn, xin lỗi, cảm ơn, chúc mừng, cam đoan. Ví dụ:- Em xin cảm ơn cô. - Anh xin chúc mừng em. 6. Bài tập 6: Viết một đoạn đối thoại ngắn có sử dụng cả bốn kiểu câu đã học. ( Dành cho lớp 8A ). * BT bổ sung: ( Dành cho lớp 8A ) cho HS làm BT 2,3 tr 213 trong sách nâng cao Ngữ văn 8. 4. Củng cố: GV nêu câu hỏi: - Thế nào là câu trần thuật? - Chức năng của câu trần thuật? 5. Hướng dẫn học bài: - Học bài theo quá trình tìm hiểu ví dụ - Học thuộc ghi nhớ, Hoàn thành BT 5, BT6 vào vở - Chuẩn bị tiết sau: Soạn bài: Chiếu dời đô. IV. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tân Thạnh, Ngày.....tháng.....năm 2018 Ký duyệt của tổ trưởng:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGA van 8 tuan 24 nam 2016 (1).doc
Tài liệu liên quan