Giáo án Ngữ văn 9 - Trần Thị Thắng (Học kỳ 1)

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Mở rộng kiến thức về văn bản tự sự đã học.

- Thấy được vai trò của nghị luận trong văn bnả tự sự.

- Biết cách sự dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :

1. Kiến Thức:

- Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.

- Mục đích của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn tự sự.

- Tác dụng của các yếu tố nghị tố nghị luận trong văn bản tự sự.

2. Kĩ năng:

- Nghị luận trong khi làm văn tự sự.

- Phân tích được các yếu tố nghị luận trong một văn bản tự sự cụ thể.

3. Thái độ:

- Vận dụng vào các bài viết của bản thân.

C. PHƯƠNG PHÁP:

- Vấn đáp, thảo luận nhóm

 

doc203 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 69829 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Trần Thị Thắng (Học kỳ 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êm rét chung chăn thành đôi tri kỉ " à Chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui trong cuộc sống thiếu thốn, gian khổ. - "Đồng chí!" -> 2 tiếng - 1từ - dấu chấm than - một nốt nhấn à Như một phát hiện, 1 lời khẳng định, lời kết lại có ý ở những câu thơ trên, đồng thời lại có vai trò như một cái bản lề gắn kết đoạn đầu và đoạn thứ 2 của bài thơ b2. Những biểu hiện của tình đồng chí: - " Ruộng nương anh …… nhớ người ra lính " -> Họ hiểu lòng nhau, thông cảm với nhau bởi họ có cùng một tâm tư nỗi nhớ. "Gian …mặc kệ gió lung lay" -> Câu thơ ngang tàng, đượm chất lãng mạn, như muốn nâng đỡ con người vượt lên cái bất đắc dĩ của hoàn cảnh. - " Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính " (ẩn dụ tu từ ) -> Không nói là mình nhớ, chỉ nói ai khác nhớ => Cách tự vựơt lên mình, không vì tình riêng vì sự nghiệp chung - "Anh với tôi biết ……chân không giày" -> Các câu thơ sóng đôi, đối ứng, tả thực => Cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn. Đó là sự đồng cảm sâu sắc giữa những người đồng đội. - " Thương nhau tay nắm lấy bàn tay " -> Tình cảm gắn bó sâu sắc giữa những người lính => Sức mạnh của tình cảm keo sơn gắn bó: giúp người lính vượt qua mọi gian khổ b3.Đoạn kết bài thơ: “Đầu súng trăng treo" - Rừng hoang sương muối là hình ảnh tả thực: cảnh rừng đêm giá rét - Trong thời gian và không gian nổi lên 3 hình ảnh: + Người lính + Khẩu sung + Vầng trăng -> Gắn kết với nhau: Sức mạnh của tình đồng đội giúp họ vượt lên những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ thiếu thốn, - "Đầu súng trăng treo" -> Hình ảnh được nhận ra từ những đêm hành quân phục kích của tác giả. + Súng và trăng: Gần và xa Thực tại và mơ mộng Chất chiến đấu và chất trữ tình Chiến sĩ và thi sĩ -> Hình ảnh diễn tả nhiệm vụ của người lính và tâm hồn lãng mạn của họ. 3. Tổng kết, ghi nhớ a. Nghệ thuật: Sử dụng ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian, thể hiện tình cảm chân thành. - Sử dụng bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn một cách hài hoà, tạo nên ảnh thơ đẹp mang ý nghĩa biểu tượng. b. Nội dung: Bài thơ ca ngợi tình cảm đồng chí cao đẹp giữa những người chiến sĩ trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân pháp gian khổ. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Hệ thống nội dung bài - Học bài + đọc thuộc lòng, diễn cảm bài thơ - Soạn bài : Bài thơ về tiểu đội xe không kính. E. RÚT KINH NGHIỆM: .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. TUẦN 9 TIẾT 44, 45 Ngày soạn: 03 - 10 - 2011 Ngày dạy: 13 - 10 – 2011 Tiếng việt: TỔNG KẾT TỪ VỰNG A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hệ thống hoá kiến thức đã học từ lớp 6 đến lớp 9 từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa. - Biết vận dụng những kiến thức đã học khi giao tiếp , đọc - hiểu và tạo lập văn bản. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG : 1. Kiến Thức: - Một số khái niệm liên quan đến từ vựng. 2. Kĩ năng: - Cách sử dụng từ hiệu quả trong nói, viết, đọc - hiểu và tạo lập văn bản. 3. Thái độ: - Tích cực học tập trau dồi thêm kiến thức từ vựng. C. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thực hành. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: Lớp 9A1.............................................................. 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s 3. Bài mới: Giới thiệu bài: - Để củng cố các kiến thức đã học từ lớp 6 đến lớp 9 về từ vựng , từ đó các em có thể nhận diện và vận dụng khái niệm , hiện tượng một cách tốt hơn, chúng ta cùng vào tìm hiểu giờ học hôm nay. HỌAT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1: Ôn tập từ đơn, từ phức HS nhớ lại kiến thức đã học và trả lời các câu hỏi ? Từ đơn là gì? Cho ví dụ. ? Từ phức là gì ? Cho VD. ? Từ phức gồm những loại nào? VD? GV kết luận. HS đọc. HS xác đinh theo tổ. * HOẠT ĐỘNG 2: Ôn tập thành ngữ ? Thành ngữ là gì? VD: mẹ tròn con vuông, mặt xanh nanh vàng, ăn cháo đá bát, chuột sa chĩnh gạo, hàm chó vó ngựa, chó cắn áo rách, mèo mả gà đồng, lên vai xuống chó, đầu voi đuôi chuột, ... GV lưu ý HS phân biệt tục ngữ với thành ngữ. HS tìm, giải thích, đặt câu. GV nhận xét, đánh giá. GV hướng dẫn HS làm bài tập. * HOẠT ĐỘNG 3: Ôn tập nghĩa của từ ? Thế nào là nghĩa của từ? GV: Hướng dẫn H/s làm BT HS: Trình bày BT trước lớp H/s khác nhận xét GV : Đánh giá * HOẠT ĐỘNG 4: Ôn tập từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. ? Nêu khái niệm từ nhiều nghĩa và hiện tưởng chuyển nghĩa của từ? GV gợi dẫn. HS trả lời. HS đọc, trả lời. GV: Hướng dẫn H/s làm BT HS: Trình bày BT trước lớp H/s khác nhận xét GV : Đánh giá * HOẠT ĐỘNG 5: Ôn tập từ đồng âm. Từ đồng nghĩa. Từ trái nghĩa. Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ. Trường từ vựng ? Thế nào là từ đồng âm? ? Phân biệt từ nhiều nghĩa với hiện tượng từ đồng âm? Cho VD? HS: Làm bài tập (mục V/SGK 124) ? Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho VD? HD H/s làm bài tập mục. - Chọn cách hiểu đúng trong những cách sau đây? Giải thích vì sao lại chọn như vậy? - Đọc yêu cầu BT 3 - Trình bày miệng trước lớp ? Nhắc lại khái niệm từ trái nghĩa? Cho VD HS: Đọc yêu cầu BT HS: Trình bày trước lớp GV: Diễn giảng thêm - Cùng nhóm với sống - chết có: chẵn - lẻ; chiến tranh - hoà bình (trái nghĩa lượng phân: biểu thị 2 khái niệm đối lập nhau và loại trừ nhau, thường không có khả năng kết hợp được với những từ chỉ mức độ: Rất, hơi, lắm, quá) - Cùng nhóm với già - trẻ: yêu - ghét, cao - thấp, nông - sâu, giàu - nghèo (trái nghĩa thang độ: biểu thị khái niệm có tính chất thang độ, khẳng định cái này không có nghĩa là phủ định cái kia, có khả năng kết hợp được với các từ chỉ mức độ: rất, hơi, lắm, quá) ? Nêu khái niệm về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ? Cho VD HS: 1 HS lên bảng, lập bảng hệ thống 1 H/s trình bày miệng H/s: Khác bổ sung ? Nhắc lại khái niệm trường từ vựng? Cho VD? HS: Trình bày trước lớp GV: Hướng dẫn H/s làm bài * Bài tập 2: Tìm các từ trái nghĩa trong 6 câu đầu trong "Kiều ở lầu Ngưng Bích", chỉ ra tác dụng của chúng * HOẠT ĐỘNG 6 : Hướng dẫn tự học GV nhắc nhở học sinh - Hệ thống bài -> Ôn lại các nội dung đó học - Soạn: Tiểu đội xe không kính. HS thực hiện I. TỪ ĐƠN, TỪ PHỨC 1. Khái niệm: a. Từ đơn : là từ chỉ gồm một tiếng. VD: nhà, cây, biển, đảo, trời đất. b. Từ phức : là từ gồm 2 hoặc nhiều tiếng. VD: quần áo, trầm bổng, lạnh lùng, đẹp đẽ. + Gồm 2 loại: - Từ ghép: gồm những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. VD: điện máy, xăng dầu, máy nổrắng đen, chìm nổi, cá thu… - Từ láy: gồm các từ phức có quan hệ láy âm giữa tiếng. VD: dệp đẽ, lạnh lùng, nho nhỏ, bâng khuâng, xôn xao, xào xạc, tim tím, đo đỏ, chằm chằm, trơ trơ… 2. Bài tập: a, Xác đinh từ ghép, từ láy. + Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tôt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn. + Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh. b, Xác đinh từ láy tăng nghĩa và từ láy giảm nghĩa. - Giảm nghĩa: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp. - Tăng nghĩa: nhấp nhô, sạch sành sanh, sát sàn sạt. II. THÀNH NGỮ 1. Khía niệm: - Thành ngữ là loại cụm từ có cáu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ: bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen các từ tạo nên nó; thông qua một số phép như ẩn dụ, so sánh. 2. Xác định thành ngữ, tục ngữ: a. Thành ngữ: - Đánh trống bỏ dùi: làm việc khong đến nơi đến chốn, thiếu trách nhiệm. - Đực voi đòi tiên: lòng tham vô độ… + Nước mắt cá sấu: hành động giả dói được che đạy một cách tinh vi, rất dễ đánh lừa kẻ nhẹ dạ cả tin. b. Tục ngữ: - Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. - Chó treo mèo đậy. Bài tập 3: a. Các thành ngữ có yếu tố chỉ động vật. b. Các thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật. c. Các thành ngữ có yếu tố chỉ sự vật. III. NGHĨA CỦA TỪ 1. Nghĩa của từ là nội dung ( sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị. 2. Cách giải thích a, hợp lí. Có thể bổ sung các nét nghiã” người phụ nữ có con do mình sinh ra hoặc con nuôi, nói trong quan hệ với con”. - Cách giải thích b chưa hợp lí. Cách hiểu c có sự nhầm lẫn giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển ( thất bại là kinh nghiệm cho thành công). - Cách giải thích d sai, vì mẹ và bà có chung nét nghĩa người phụ nữ. 3. Cách giải thích b là đúng, vì dùng từ rộng lượng định nghĩa cho từ độ lượng ( giải thích bằng từ đồng nghĩa) phần còn lại cụ thể hoá cho từ rộng lượng. Cách giải thích a không hợp lí, vì dùng danh từ để định nghĩa tính từ. IV. TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ 1. Khái niệm: Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa . - Từ một nghĩa: xe đạp, máy nổ, bọ nẹt… - Từ nhiều nghĩa: chân, mũi, xuân… - Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra từ nhiều nghĩa. - Trong từ nhiều nghĩa có: + Nghĩa gốc: là nghĩa xuất hiện từ đầu , làm cơ sở để hình thành các nghía khác. + Nghĩa chuyển: là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc. - Thông thường, trong câu, từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên , trong một số trường hợp từ có thể hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển. VD: “ Mua xuân… nàng xuân”. ( HCM). 2. Bài tập: Từ “ hoa” trong “ thềm hoa” , “lệ hoa” được dùng theo nghĩa chuyển. Tuy nhiên không được xem đấy là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa, vì nghĩa chuyển này của từ hoa chỉ là nghĩa chuyển lâm thời, nó chưa làm thay đổi nghĩa của từ, chưa thể đưa vào từ điển. V. ÔN TẬP TỪ ( ĐỒNG ÂM, ĐỒNG NGHĨA, TRÁI NGHĨA), CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT NGHĨA CỦA TỪ, TRƯỜNG TỪ VỰNG. 1.Từ đồng âm: a. Khái niệm: - Từ đồng âm là những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau - Từ đồng âm: Ý nghĩa của các từ này không có mối liên hệ với nhau - Từ nhiều nghĩa: các nghĩa khác nhau của từ có liên quan đến nhau. b. Bài tập: *Từ lá ở đây là từ nhiều nghĩa: - Lá 1: nghĩa gốc, Lá 2 (lá phổi): Mang nghĩa chuyển - Đường 1: Đường ra trận, Đường 2: Như đường => Từ đồng âm-> Nghĩa khác nhau, không có nghĩa 2.Từ đồng nghĩa: a. Khái niệm: b. Bài tập: *Bài tập 2: - Chọn cách hiểu d: "các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế được cho nhau trong nhiều trường hợp sử dụng" *Bài tập 3: - Khi người ta đã ngoài 70 xuân…-> Từ xuân thay thế cho từ tuổi => Xuân một mùa trong năm đồng nghĩa 1 tuổi ( Lấy bộ phận để chỉ toàn thể - hình thức chuyển nghĩa theo hình thức hoán dụ ) - Từ xuân ở đây được sử dụng để tránh lặp từ, đồng thời thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả 3. Từ trái nghĩa a. Khái niệm: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau xét trên một cơ sở chung nào đó VD: Già >< Trẻ ( độ tuổi) b. Bài tập: *Bài tập 1: - Cặp từ có quan hệ trái nghĩa: Xấu - đẹp, xa - gần, rộng - hẹp *Bài tập 2: - Cùng nhóm với sống - chết có: chẵn - lẻ; chiến tranh - hoà bình - Cùng nhóm với già - trẻ: yêu - ghét, cao - thấp, nông - sâu, giàu - nghèo 4. Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ: a. Khái niệm: VD: Động vật: chó, mèo, gà, lợn b. Bài tập : - Từ: Từ đơn và từ phức - Từ phức: Từ ghép và từ láy + Từ ghép: Chính phụ + đẳng lập + Từ láy: Láy toàn bộ + láy bộ phận Láy bộ phận: Láy âm và láy vần - Giải thích nghĩa của những từ trong sơ đồ VD: Từ láy âm là từ láy các bộ phận phụ âm đầu 5. Trường từ vựng a. Khái niệm. VD: Trường từ vựng đồ dùng học tập: vở, sách bút… b. Bài tập: * Bài tập 1: Tìm các từ và cụm từ đồng nghĩa với chị Dậu qua lời dẫn truyện của tác giả trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" VI. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Hệ thống bài - Từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Từ nhiều nghĩa: - Các nội dung: : Từ, đồng âm, …, trường từ vựng -> Ôn lại các nội dung đó học - Soạn: Tiểu đội xe không kính E. RÚT KINH NGHIỆM: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ TUẦN 10 TIẾT 46 Ngày soạn: 15 - 10 - 2011 Ngày dạy: 17 - 10 – 2011 KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA: - Đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kỹ năng trong chương trình học kỳ I, với những nội dung: văn bản, tích hợp tập làm văn nhằm mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Hình thức: Trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận. - Cách thức tổ chức kiểm tra: học sinh làm kiểm tra phần trắc nghiệm + phần tự luận (45 phút) III. THIẾT LẬP MA TRẬN: - Các chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình phần Ngữ văn 9, học kỳ 1: Văn bản trung đại tích hợp tập làm văn ( viết đoạn văn ) Chọn các nội dung cần kiểm tra, đánh giá: văn biểu cảm ca dao, dân ca dựng đoạn văn về vấn đề cần nghị luận, … - Xác định khung ma trận. Cấp độ Phân môn Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL Tác phẩm “Truyền Kì Mạn Lục” Nhận biết thể loại truyện truyền kì Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Số câu: 1 Số điểm: 0.5 - Truyện Cũ Trong Phủ Chúa Trịnh - Hoàng Lê Nhất Thống Chí. Nhận biết thể loại tùy bút Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Quang Trung -Nguyễn Huệ Số câu: 2 Số điểm: 1 Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Số câu: 2 Số điểm: 1 - Truyện Kiều - Chị em Thúy Kiều - Kiều ở lầu Ngưng Bích Nhận biết nghệ thuật Tâm trạng nhân vật Thúy Kiều Cảm nhận vẻ đẹp nhân vật Thúy Kiều Số câu: 3 Số điểm: 6 Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Số câu: 1 Số điểm: 5 Số câu: 3 Số điểm: 6 Lục Vân Tiên Cứu Kiều Nguyệt Nga Khát vọng tác giả Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Nguyễn Đình Chiểu Trình bày hiểu biết về tác giả Số câu: 1 Số điểm: 2 Số câu: 1 Số điểm: 2 Số câu: 1 Số điểm: 2 Tổng số câu: 8 Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% Số câu: 3 Số điểm: 1.5 Tỉ lệ: 15% Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Số câu: 3 Số điểm: 1.5 Tỉ lệ:15% Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ: 50% Tổng số câu: 8 Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA PHẦN I: TRẮC NGHIỆM ( Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất - 3 điểm) Câu 1: Em hiểu như thế nào về tên tác phẩm”Truyền Kì Mạn Lục” A. Những câu chuyện hoang đường. B. Ghi chép lại những câu truyện kì lạ C. Ghi chép lại những câu chuyện kì lạ được lưu truyền. D. Ghi chép tản mạn nhưng câu chuyện được lưu truyền trong dân gian. Câu 2: “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh “ được viết theo thể loại nào? A. Tiểu thuyết chương hồi B. Tuỳ bút C. Truyền kì D. Truyện ngắn. Câu 3: Đoạn trích “ Hoàng Lê Nhất Thống Chí” hồi thứ 14, em thấy vua Quang Trung Nguyễn Huệ là người như thế nào? A. Quyết đoán, dũng mãnh nhưng không có tài cầm quân. B.Có trí tuệ thông minh nhưng bồng bột. C. Một thiên tài quân sự, một anh hùng dân tộc D. Không lắng nghe ý kiến của quần thần. Câu 4: Dòng nào nói không đúng về nghệ thuật của "Truyện Kiều" A. Sử dụng ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát một cách điêu luyện B. Nghệ thuật dẫn chuyện hấp dẫn C. Trình bày diễn biến sự việc theo chương hồi D. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật tài tình Câu 5: Đoạn thơ “Kiều ở lầu Ngưng Bích” đã nói lên bao nỗi nhớ và buồn thương của Thuý Kiều. Đó là nỗi buồn thương và nhớ ai? A. Nhớ về tuổi thơ vui vẻ, hạnh phúc. B. Nhớ quê nhà C. Nhớ hai em D. Nhớ cha mẹ và Kim Trọng. Câu 6: Đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" thể hiện khát vọng gì của tác giả? A. Có công danh hiển hách B. Cứu người giúp đời. C. Trở nên giàu sang phú quý. D. Có tiếng tăm vang dội PHẦN II: TỰ LUẬN: (7đ) Câu 1 : Viết đoạn văn ngắn ( từ 10 – 12 dòng ) trình bày những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Đình Chiểu. (2đ) Câu 2 : Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau : (5đ ) …………………… ‘‘Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn Làn thu thủy, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh Một hai nghiêng nước, nghiêng thành Sắc đành đòi một tài đành họa hai Thông minh vốn sẵn tính trời, Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm. Cung thương lầu bậc ngũ âm, Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương Khúc nhà tay lựa nên chương, Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân’’ (Truyện Kiều, Nguyễn Du) V. HƯỚNG DẪN CHẤM, ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM PHẦN I: TRẮC NGHIỆM ( 3đ) Mỗi câu trả lời đúng được ( 0,5đ ) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án D B C C D B PHẦN II: TỰ LUẬN ( 7đ) Câu Hướng dẫn chấm Điểm Câu 1 Học sinh phải trả lời đầy đủ về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. - Cuộc đời : + Nguyễn Đình Chiểu ( 1822- 1888) tên thường gọi là Đồ Chiểu + Sinh tại quê mẹ ở Gia Định - TP Hồ Chí Minh. Quê cha ở Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. + Ông thi đỗ tú tài năm 21 tuổi, 6 năm sau ông bị mù. + Không đầu hàng số phận ông về Gia Định dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân. + Khi TD Pháp xâm lược ông tích cực tham gia kháng chiến, Khi cả Nam Kì rơi vào tay giặc, ông về sống và mất tại Ba Tri (Bến Tre) và không ra làm quan cho giặc Pháp. - Sự nghiệp : Là nhà thơ lớn của dân tộc, để lại nhiều tác phẩm văn chương có giá trị : + Truyền bá đạo lí làm người: Truyện Lục Vân Tiên (Truyện thơ Nôm), Dương Từ - Hà Mậu. + Ý chí cứu nước : Chạy giặc; Văn tế nghĩa sĩ Cần Guộc, Thơ điếu Trương Định ... (2đ) Câu 2 Học sinh phải trả lời đầy đủ các yêu cầu sau : - Hình thức : trình bày rõ bố cục theo 3 phần, bài làm rõ ràng, sạch sẽ, đúng chính tả - Nội dung : Mb : Giới thiệu đoạn trích Chị em Thúy Kiều của Nguyễn Du. Tb : - Khái quát đặc điểm nhân vật: sắc sảo, mặn mà. ( Sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn) + Thu thuỷ.. xuân sơn” : Nghệ thuật ước lệ, tượng trưng. + Không miêu tả tỉ mỉ ® tập trung đôi mắt + Hình ảnh làn nước mùa thu dợn sóng ® gợi lên sự sống động vẻ đẹp đôi mắt sáng trong, long lanh, linh hoạt + Hình ảnh “ nét xuân sơn” ( nét núi mùa xuân) gợi đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung + “ Một hai nghiêng nước nghiêng thành” điển cố (thành ngữ)® giai nhân® Vẻ đẹp sắc sảo, trẻ trung, sống động. - Tài: Đa tài ® đạt đến mức lí tưởng + Cầm, kỳ, thi, hoạ ® đều giỏi ® ca ngợi cái tâm đặc biệt của Thuý Kiều. + Đặc biệt tài đàn: là sở trường, năng khiếu ( Nghề riêng): Vượt lên trên mọi người ( ăn đứt ) + Cung “ Bạc mệnh” Kiều sáng tác ® ghi lại tiếng lòng 1 trái tim đa sầu đa cảm. ® Dự báo số phận éo le, đau khổ. Kiều đẹp toàn diện cả nhan sắc, tài năng, tâm hồn Kb : Cảm nhận chung của em về đoạn trích trên. ( 1đ) (4đ) (1đ) VI. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA. TUẦN 10 TIẾT 47 Ngày soạn: 15 - 10 - 2011 Ngày dạy: 17 - 10 – 2011 Văn bản: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH - Phạm Tiến Duật - A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn những năm tháng đánh Mĩ ác liệt và chất giọng hóm hỉnh, trẻ trung trong một bài thơ của Phạm Tiến Duật. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG : 1. Kiến Thức: - Những hiểu biết ban đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật. - Đặc điểm của thơ Phạm Tiến Duật qua một sáng tác cụ thể: Giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãn mạn. - Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản án trong tác phẩm; vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng….của những con người làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc hoạ trong bài thơ. 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu một bài thơ hiện đại. - Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhười chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ. - Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ. 3. Thái độ: - Cảm phục, tôn kính những anh hùng của thế hệ thanh niên đánh Mĩ. C. PHƯƠNG PHÁP: - Thuyết giảng, vấn đáp D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: Lớp 9A1.............................................................. 2. Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng bài thơ “ Đồng Chí ” của Chính Hữu. ? Những biểu hiện của tình đồng chí là gì? 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Cuối những năm 60 đầu những năm 70, ở Việt Nam, xuất hiện một lớp nhà thơ trẻ tài năng, mỗi người một vẻ: Lưu Quang Vũ và Bằng Việt, Vũ quần Phương và Phạm Tiến Duật, Xuân Quỳnh và Phan Thị Thanh Nhàn……..Phạm Tiến Duật nổi lên như một nhà thơ chiến sĩ của những chàng lái xe dũng cảm và vui tính, những cô tanh niên xung phong xinh xắn , dũng cảm trên những nẻo đường Trường Sơn đầy bon đạn ,Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính góp một tiếng nói nghệ thuật mới mẻ vào đề tài thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1 : Giới thiệu chung ? Giới thiệu những nét chính vềT/g? HS: Trả lời theo phần chú thích sao trong SGK ? Tác phẩm sáng tác trong hoàn cảnh nào? ? Xác định thể thơ của VB? (Em có nhận xét gì về các câu thơ) HS: Suy nghĩ trả lời. GV: Chốt sửa sai. * HOẠT ĐỘNG 2 : Đọc hiểu văn bản - Hướng dẫn H/s đọc: giọng vui , khoẻ khoắn, dứt khoát. GV đọc mẫu -> H/s đọc tiếp ? Tìm bố cục củaVB? HS: Thảo luận nhóm trình bày. ? Em có nhận xét gì về nhan đề bài thơ? (So với nhan đề các bài khác ) ? T/g thêm 2 chữ "bài thơ" vào nhan đề trên có tác dụng gì? HS: Thảo luận trình bày GV: Những con người sống giữa hiểm nguy nhưng vẫn sôi nổi, lạc quan. ? Hình ảnh những chiếc xe không kính trong bài thơ được hiện lên qua những câu thơ nào? ? Nhận xét gì về hình ảnh của những chiếc xe không kính ở đây (T/g sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? ) ? Qua đây em hiểu được gì về T/g? HS: Hình ảnh xe cộ, tàu thuyền xưa nay đưa vào trong thơ thường được "mĩ lệ hoá", "lãng mạn hoá" và mang ý nghĩa tượng trưng hơn tả thực. VD: Chiếc xe tam mã (thơ Puskin), tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên ) ? Hình ảnh người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn được thể hiện trong những câu thơ nào? ? Tư thế của người lính lái xe như thế nào? ? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì khi nói về tư thế ấy? HS: Trình bày. ? Ngồi trên những chiếc xe không kính chiến sĩ lái xe có ấn tượng và cảm giác gì? GV: Người lái xe tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài, họ cảm nhận được những cảm giác, từng vẻ đẹp của thiên nhiên (bầu trời, cánh chim ) ùa vào trong buồng lái. Đó là cảm giác mạnh đột ngột khi xe chạy nhanh trên đường băng, khi trời tối thì trước mắt là sao trời, khi đường cua đột ngột trên dốc thì đột ngột thấy cánh chim ( Người lái xe phải đối mặt với địa thế con đường cheo leo hiểm nguy và cũng đầy thú vị ) ? Với những chiếc xe không có kính, người chiến sĩ lái xe đó thể hiện thái độ gì? HS: Thảo luận ,trìng bày. ? Qua những câu thơ trên và các câu "Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha - gặp bè bạn…Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi" em hiểu được gì về tác phong của người lái xe Trường Sơn? ? Em có suy nghĩ gì về hai câu thơ cuối? ? Qua phần phân tích trên đây, hãy nhận xét chung về người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa? ? Nhận xét về những đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ? ? Nội dung chính của bài thơ? HS: Suy nghĩ trả lời GV: Chốt, ghi bảng * HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học - Hệ thống bài - Hướng dẫn H/s về nhà - Học bài + làm bài tập (SBT) - Soạn "Tổng kết từ vựng…" - Ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra 1 tiết văn học trung đại I. GIỚI THIỆU CHUNG: 1. Tác giả: - Phạm Tiến Duật (1941- 2007 ) - Quê: Thanh Ba- Phú Thọ - Là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ 2. Tác phẩm: - Sáng tác: Năm 1969 , in trong tập thơ Vầng Trăng Quầng Lửa. - Bài thơ ở trong chùm thơ của Phạm Tiến Duật được tặng giải nhất cuộc thi thơ do báo văn nghệ năm 1969 - 1970 tổ chức 3. Thể loại Thể loại thơ tự do II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: 1. Đọc – tìm hiểu từ khó: 2.Tìm hiểu văn bản: a. Bố cục: - 7 khổ thơ: Xoay quanh và làm nổi bật chủ đề: Cảm xúc và suy nghĩ của tác giả về những chiếc xe không kính và những người chiến sĩ lái xe trên Trường Sơn thời chống Mĩ b. Phân tích : b1.Nhan đề bài thơ và hình ảnh những chiếc xe không kính: * Nhan đề bài thơ "Bài thơ…không kính" -> dài - Tưởng như có chỗ thừa (các từ "bài thơ về") -> Mới lạ và độc đáo, thu hút người đọc => Chất thơ của hiện thực khốc liệt trong chiến tranh, đó cũng là chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung, vượt lên thiếu thốn, gian khổ, nguy hiểm của chiến tranh. * Hình ảnh những chiếc xe không kính: - "Bom giật bom rung kính vỡ mất rồi" - "Không có kính rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước" => Tả thực, giọng điệu thản nhiên. => Hồn thơ nhạy cảm với nét ngang tàng và tinh nghịch, thích cái mới lạ. b2.Hình ảnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiáo án Ngữ văn 9 HK1.doc