Giáo án Ngữ văn lớp 6 tiết 89: Văn bản: Buổi học cuối cùng (Chuyện của một em bé người An - Dat) An – phông – xơ – đô - đê

I/Tìm hiểu chung

1. Đọc

2. Tìm hiểu chú thích:

a. Tác giả. (1840-1897)

- Là nhà văn Pháp, tác gỉa của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng

b. Văn bản.

- Hoàn cảnh sáng tác : Sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ (1870-1870), vùng An-dát và Lo-ren rơi vào tay nước Phổ.

 - Là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp tại 1 học của thầy Ha - men ở 1 trường vùng làng An - dát .

c/ Giải thích từ khó: (sgk)

3/ Thể loại: Truyện ngắn.

4/ bố cục. 3 phần

 

docx4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1051 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 6 tiết 89: Văn bản: Buổi học cuối cùng (Chuyện của một em bé người An - Dat) An – phông – xơ – đô - đê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 NS: 15.1.15 Tiết 89 ND: Bài 22:Văn bản: BUỔI HỌC CUỐI CÙNG (Chuyện của một em bé người An - dat) An – phông – xơ – đô - đê œ {  I/ Mức độ cần đạt 1/ Kiến thức Cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, người kể chuyện, lời đối thoại và lời độc thoại trong tác phẩm. Ý nghĩa, giá trị của tiếng nói dân tộc. Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong truyện. 2/ Kĩ năng Kể tóm tắt truyện. Tìm hiểu, phân tích nhân vật cậu bé Phrăng và thầy giáo Ha – men qua ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động. Trình bày được suy nghĩ của bản thân về ngôn ngữ dân tộc nói chung và ngôn ngữ dân tộc mình nói riêng. 3/ Thái độ: Có thái độ yêu tiếng nói của dân tộc mình và quyết tâm cố gắng học tập. II/ Chuẩn bị GV: - Phương pháp:: Thảo luận, sinh hoạt nhóm, đàm thoại. - Phương tiện: Giáo án, sgk. HS: SGK, tập ghi, tập soạn. III/ Tiến trình lên lớp Ổn định Bài cũ: Tóm tắt văn bản Vượt Thác. Qua văn bản em cảm nhận ntn về hình ảnh thiên nhiên và con người lao động ở đây ? Em học tập được gì về nghệ thuật miêu tả từ văn bản này ? Bài mới: * Giới thiệu: Sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871), nước Pháp thua trận, hai vùng An – dát và Lo – ren (biên giới nước Phổ) bị nhập vào nước Phổ (Phổ là một nước chuyên chế trong lãnh thổ Đức trước đây). Cho nên các trường học ở 2 vùng này bị buộc học tiếng Đức. Truyện viết về BHCC bằng tiếng Pháp ở 1 trường tiểu học thuộc vùng làng An – dát. Chính trong tình huống và hoàn cảnh đặc biệt ấy mà từ thầy giáo Ha – men đến các học trò và cả những người dân đều cảm thấy thấm thía. Điều quan trọng và thiêng liêng lúc này là phải biết trau dồi và giữ gìn tiếng Pháp, tiếng mẹ đẻ - ngôn ngữ dân tộc – khi quê hương của họ đang bị kẻ khác chiếm đóng và có ý đồ đồng hóa trước hết bằng ngôn ngữ. Lòng yêu nước, tình cảm dân tộc ở đây được thể hiện cụ thể trong tình yêu tiếng nói dân tộc mình. Để hiểu được điều đó chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động của GV và HS Nội dung Bổ sung - Gọi HS tóm tắt văn bản 1 lần ? Dựa vào chú thích dấu sao hãy cho biết những nét chính về tác giả ? ? Văn chương được sáng tác trong hoàn cảnh nào ? Ở đâu ? HS đọc chú thích từ sgk ? Văn bản thuộc thể loại nào ? - Yêu cầu HS chia bố cục văn bản, nêu ý chính của mỗi phần ? - Từ đầu -> vắng mặt con: Trước buổi học - Tiếp -> nhớ mãi buổi học cuối cùng này: Diễn biến BHCC - Còn lại: Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng. ? Qua việc tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác em hiểu ntn về tên truyện BHCC ? ? Truyện được kể bằng lời của nhân vật nào ? Thuộc ngôi kể thứ mấy ? ? Cách lựa chọn ngôi kể như thế có tác dụng gì ? + Phrăng có thể kể trực tiếp những gì mình nghe, thấy, trải qua, nói được suy nghĩ của mình. ? Nhân vật chính trong truyện là ai ? ? Truyện còn có những nhân vật nào khác ? ? Nhân vật học trò Phrăng được khắc họa trong những thời điểm nào ? ? Trước khi diễn ra buổi học cuối cùng, Phrăng có tâm trạng ntn ? ? Chú bé Phrăng cảm nhận thấy điều gì khác lạ khi trên đường đến trường, quang cảnh ở trường, không khí trong lớp ? + Sự việc nghiêm trọng, khác thường nào đã xảy ra - Tâm trạng của Phrăng trong BHCC thể hiện cụ thể ở thái độ học tiếng Pháp và thái độ đ/v thầy Ha - men? + Nhắc HS theo dõi đoạn từ chỗ “Tôi ngạc nhiên -> tội nghiệp thầy ” ? Khi được thầy Ha – men nói cho biết “Đây là buổi học cuối cùng” Phrăng có tâm trạng ntn ? ? Em cảm nhận được sự thay đổi trong tâm trạng của Phrăng khi biết đây là buổi học cuối cùng ntn ? + Từ choáng váng -> ân hận tiếc nuối nghỉ học ham chơi -> xấu hổ, giận mình vì không thuộc bài rầu rĩ không dám ngẩng mặt lên. ? Chính trong tâm trạng ấy, khi nghe thầy giảng ngữ pháp. Phrăng có tâm trạng ntn ? Cậu đã thấu hiểu điều gì ? + Rõ ràng, dễ hiểu “Tôi kinh ngạc” + Hiểu ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp, tha thiết được trau dồi tiếng nói dân tộc nhưng không còn cơ hội nữa. ? Diễn biến thái độ của Phrăng đ/v thầy Ha – men được thể hiện ntn ? + Sợ thầy, lẻn vào chỗ ngồi, đỏ mặt tía tai khi thấy cây thước khủng khiếp của thầy. + Thân thiện, quý trọng thầy, để ý thấy thầy mặc đẹp, nghĩ đến việc thầy ra đi thấy tội nghiệp cho thầy, hiểu lời khuyên của thầy. ? Khi nghe tiếng nói của bọn lính Phổ đi tập về ? Phrăng cảm nhận được điều gì trước hình ảnh của thầy ? ? Qua đó giúp em hiểu ntn về thái độ của cậu bé Phrăng đ/v thầy ? ? Những chi tiết miêu tả về chú bé Phrăng đã làm hiện lên 1 chú bé ntn trong tâm tưởng của em ? I/Tìm hiểu chung Đọc Tìm hiểu chú thích: a. Tác giả. (1840-1897) - Là nhà văn Pháp, tác gỉa của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng b. Văn bản. - Hoàn cảnh sáng tác : Sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ (1870-1870), vùng An-dát và Lo-ren rơi vào tay nước Phổ. - Là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp tại 1 học của thầy Ha - men ở 1 trường vùng làng An - dát . c/ Giải thích từ khó: (sgk) 3/ Thể loại: Truyện ngắn. 4/ bố cục. 3 phần II/ Đọc-hiểu văn bản. 1/ Nội dung - N/v chính: học trò Phrăng, thầy Ha-men - N/v khác chỉ được kể thoáng qua. a. Nhân vật Phrăng. * Trước buổi học. - Định trốn học vì trễ giờ, chưa học bài. - Cưỡng lại được ý định, chạy đến trường. - Cảnh trên đường đi, quang cảnh lớp học -> Phrăng ngạc nhiên. * Diễn biến tâm trạng Phrăng trong buổi học cuối cùng. - Choáng váng, sững sờ khi biết đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng . - Ân hận, tiếc nuối về những ngày lừa học,ham chơi. - Phrăng tiếp thu bài rất nhanh thiết tha muốn được trau dồi tiếng Pháp nhưng đã mất cơ hội. -> Tình yêu tiếng Pháp biểu hiện của tình yêu đất nước. * Kết thúc buổi học: Phrăng thấy thầy thật lớn lao. -> Chú bé hồn nhiên, chân thật biết lẽ phải, yêu tiêng Pháp, quí trọng thầy. Củng cố: ? Phân tích diễn biến tâm trạng của Phrăng trong BHCC ? ? Qua việc tìm hiểu nhân vật Phrăng, em rút ra được bài học gì cho bản thân ? Dặn dò: - Nhắc HS học bài, soạn tiếp câu 5, 6, 7 + Tập kể tóm tắt truyện + Chọn những chi tiết mà em thích để vẽ tranh minh họa.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtiet 89.docx
Tài liệu liên quan