Giáo án Sinh học 9 - Học kì I - Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

1. Ổn định lớp: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Đột biến gen là gì? Có những dạng nào?

- Nêu nguyên nhân phát sinh và vai trò của đột biến gen

3. Bài mới:

a. Mở bài: 2’

Trong dạng đột biến di truyền ngoài đột biến gen còn có đột biến NST, đột biến NST ở cấu trúc và số lượng. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về

 

doc3 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Học kì I - Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 13 Ngày soạn: Tiết: 25 Ngày dạy: Bài 22 ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trình bày được khái niệm và các dạng đột biến cấu trúc NST. - Nêu được nguyên nhân và vai trò của đột biến cấu trúc NST. 2. Kĩ năng - Kĩ năng hợp tác, ứng xử/ giao tiếp, lắng nghe tích cực. - Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh, phim, intenet... để tìm hiểu khái niệm , nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến và tính chất cấu trúc NST. - Kĩ năng tự tin bày tỏ ý kiến 3. Thái độ - Chuẩn bị bài trước khi đến lớp. - Tích cực xây dựng bài. II. Phương pháp Vấn đáp - tìm tòi, trực quan, dạy học nhóm, hỏi và trả lời III. Thiết bị dạy học - Tranh Một số dạng đột biến cấu trúc NST. - Phiếu học tập. - Bảng phụ. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Đột biến gen là gì? Có những dạng nào? - Nêu nguyên nhân phát sinh và vai trò của đột biến gen 3. Bài mới: a. Mở bài: 2’ Trong dạng đột biến di truyền ngoài đột biến gen còn có đột biến NST, đột biến NST ở cấu trúc và số lượng. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về b. Phát triển bài: Hoạt động 1: Khái niệm đột biến cấu trúc NST Mục tiêu: Trình bày được khái niệm và các dạng đột biến cấu trúc NST. TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 12’ - Nghiên cứu thông tin SGK, quan sát hình 22. - Thảo luận nhóm: hoàn thành phiếu học tập. - Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - Đột biến cấu trúc NST là gì? Gồm những dạng nào? - Gọi HS khác nhận xét, bổ sung. - GV thông báo: ngoài 3 dạng trên còn có dạng đột biến chuyển đoạn. - HS nghiên cứu thông tin, quan sát tranh. - Thảo luận, hoàn thành phiếu học tập. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - 1 vài HS phát biểu ý kiến. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. - HS nghe và tiếp thu kiến thức. I. Đột biến cấu trúc NST là gì? - Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST. - Các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, Phiếu học tập: Tìm hiểu các dạng đột biến cấu trúc NST STT NST ban đầu NST sau khi bị biến đổi Tên dạng đột biến a Gồm các đoạn ABCDEFGH Mất đoạn H Mất đoạn b Gồm các đoạn ABCDEFGH Lặp lại đoạn BC Lặp đoạn c Gồm các đoạn ABCDEFGH Trình tự đoạn BCD đảo lại thành DCB Đảo đoạn Hoạt động 2: Nguyên nhân phát sinh, tính chất của đột biến cấu trúc NST Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân và vai trò của đột biến cấu trúc NST. 16’ - Nghiên cứu thông tin SGK. - Có những nguyên nhân nào gây đột biến cấu trúc NST? - Tìm hiểu VD 1, 2 trong SGK và cho biết có dạng đột biến nào? có lợi hay có hại? - Hãy cho biết tính chất (lợi, hại) của đột biến cấu trúc NST? - GV bổ sung: một số dạng đột biến có lợi (mất đoạn nhỏ, đảo đoạn gây ra sự đa dạng trong loài), với tiến hoá chúng tham gia cách li giữa các loài, trong chọn giống người ta làm mất đoạn để loại bỏ gen xấu ra khỏi NST và chuyển gen mong muốn của loài này sang loài khác. - Liên hệ THGDMT: Cơ sở khoa học và nguyên nhân của một số bệnh ung thư ở người Giáo dục học sinh có thái độ đúng trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường đất, nước. - HS tự nghiên cứu thông tin SGK. - Nguyên nhân: do tác nhân vật l‎ý và hóa học của ngoại cảnh phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại đoạn NST. - HS nghiên cứu VD và nêu được VD1: mất đoạn, có hại cho con người VD2: lặp đoạn, có lợi cho sinh vật. - HS tự rút ra kết luận. - Lắng nghe GV giảng và tiếp thu kiến thức. - Ghi nhận. II. Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể - Nguyên nhân: do tác nhân vật l‎ý và hóa học của ngoại cảnh phá vỡ cấu trúc nhiễm sắc thể hoặc gây ra sự sắp xếp lại đoạn nhiễm sắc thể. - Tính chất: + Xuất hiện cả trong điều kiện tự nhiên và nhân tạo. + Làm thay đổi số lượng và cách sắp xếp các gen trên NST nên thường gây hại cho sinh vật. - Vai trò: đột biến cấu trúc NST là nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống. 4. Củng cố: 3’ - Gọi HS đọc khung màu hồng. - GV nhắc lại trọng tâm bài học: khái niệm, phân loại, nguyên nhân phát sinh, vai trò của đột biến cấu trúc NST. 5. Kiểm tra đánh giá: 5’ - Bài tập: Điền từ thích hợp vào chỗ trống a. Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong của từng NST riêng rẽ do đột biến. b. Các dạng đột biến cấu trúc NST: mất đoạn, , lặp đoạn. - Đáp án: a-cấu trúc-tác nhân, b-đảo đoạn. 6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’ - Học bài, trả lời câu hỏi SGK. - Xem trước bài 23. 7. Nhận xét tiết học: 1’ V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25D.doc