Giáo án Sinh học 11 tiết 28: Cảm ứng ở động vật điện thế nghỉ

b. hoạt động của hệ thần kinh dạng ống.

- Hệ thần kinh dạng ống hoạt động theo nguyên tắc phản xạ.

- Có 2 loại phản xạ:

+ Phản xạ không điều kiện: là phản xạ sinh ra đã có không cần phải qua quá trình rèn luyện, mang tính bản năng, có tính di truyền và tồn tại vĩnh viễn suốt đời.

+ Phản xạ có điều kiện: là những phản xạ có được trong đời sống, được hình thành trong những điều kiện nhất định, dễ bị mất đi nếu không được củng cố, tập luyện. Mang tính cá nhân, không di truyền.

 

docx6 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 543 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 tiết 28: Cảm ứng ở động vật điện thế nghỉ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy Lớp dạy 11B3 11B4 Sĩ số Tiết 28: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT ĐIỆN THẾ NGHỈ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được sự phân hóa về cấu tạo của hệ thần kinh dạng ống. - Trình bày được ưu điểm trong hoạt động của hệ thần kinh dạng ống. - Trình bày được các đặc điểm của phản xạ có điều kiện và không điều kiện, phân tích các bộ phận của cung phản xạ. - Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện. - Trình bày ý nghĩa tiến hóa của hệ thần kinh dạng ống. - Nêu được khái niệm điện sinh học, phân biệt được khái niệm điện tĩnh và điện động. 2. Kỹ năng - Rèn luyện các kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp. 3. Thái độ - Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng thực tế. 4. Phát triển năng lực - Năng lực tự học, sáng tạo: khả năng suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi, biết tự tìm kiếm thông tin qua tài liệu, hình ảnh... - Năng lực giải quyết vấn đề: biết nhận thức và giải quyết các tình huống trong học tập thông qua họat động cá nhân hoặc nhóm. - Năng lực hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ: chủ động trong giao tiếp, biết vận dụng ngôn ngữ phù hợp đặc thù bộ môn, tinh thần hợp tác, chia sẻ. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Bài soạn theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. - SGK và tài liệu tham khảo. 2. Chuẩn bị của học sinh - Học bài và chuẩn bị bài ở nhà. III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra. 2. Bài mới a. Hoạt động khởi động (3’) * Mục tiêu: - Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh. - Giúp học sinh huy động kiến thức, kỹ năng của bản thân có liên quan đến bài học mới, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới. - Giúp giáo viên tìm hiểu mức độ kiến thức của học sinh liên quan đến bài học. * Các hoạt động cụ thể: GV: Đưa ra câu hỏi cho HS suy nghĩ trả lời. + Cho một số loài động vật sau: thủy tức, giun dẹp, đỉa, cá, chim, người, côn trùng. Những động vật nào thuộc hệ thần kinh dạng lưới? Những động vật nào thuộc hệ thần kinh dạng chuỗi hạch? HS: Suy nghĩ trả lời. GV: Người, chim, cá thuộc dạng hệ thần kinh nào? HS: Hệ thần kinh dạng lưới. GV: Nhận xét. Dẫn dắt vào bài. - Có thể nói loài người chúng ta là một sinh vật đạt đến sự thành công trên con đường tiến hóa về cả hình dáng và trí tuệ. Con người có khả năng thích ứng với nhiều môi trường sống khác nhau và có khả năng cải tạo thiên nhiên. Đó là nhờ vào sự tiến hóa của hệ thần kinh dạng ống, đặc biệt là sự phát triển của não bộ. Như vậy, hệ thần kinh dạng ống có đặc điểm gì ưu thế hơn các dạng hệ thần kinh còn lại về cấu tạo và hoạt động ?Chúng ta cùng tìm hiểu ở bài 27 Cảm ứng ở động vật (tt). b. Hoạt động hình thành kiến thức mới (35’) Hoạt động của GV và HS Nội dung bài giảng Hoạt động 1: (25phút) Tìm hiểu cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống * Mục tiêu: - HS chỉ ra được sự phân hóa về cấu tạo của HTK dạng ống. - HS nêu được tính ưu việt trong hoạt động của HTK dạng ống GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi: + Hệ thần kinh dạng ống gặp ở những động vật nào? + Hệ thần kinh dạng ống được cấu tạo từ những bộ phận nào? + Điền tên các bộ phận của hệ thần kinh dạng ống vào các ô chữ nhật ở hình 27.1 SGK– 111. HS: Trả lời câu hỏi. GV: Nhận xét, bổ sung. - Tất cả các ĐVCXS đều có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch nằm ở phía lưng, được phân hóa thành não, tủy sống, các dây TK và hạch TK. + Não và tủy sống: hệ TK trung ương, được bảo vệ trong hộp sọ và ống xương sống. + Dây thần kinh và hạch thần kinh: thần kinh ngoại biên. GV: Não có vai trò gì trong cấu tạo HTK dạng ống? HS: Điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. GV: Nhận xét, bổ sung. GV: Hệ thần kinh dạng ống tiến hóa hơn so với hệ thần kinh dạng chuỗi hạch và dạng lưới như thế nào? HS: Có sự phân hóa rõ rệt thành các phần và sự chuyển hóa về chức năng, cấu tạo phức tạp. - Có sự phân hóa về cấu tạo. - Số lượng tế bào lớn. - Có sự liên kết phối hợp hoạt động của các tế bào tạo thành hệ thống liên tục. GV: Nhận xét, bổ sung. GV: Bổ sung - Căn cứ vào chức năng của HTK: HTK vận động và HTK sinh dưỡng. + HTK vận động: điều khiển hoạt động của cơ vân trong hệ vận động à đó là hoạt động có ý thức (theo ý muốn). + HTK sinh dưỡng: điều hòa hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và sinh sản à đó là hoạt động tự động, không theo ý muốn. GV: Yêu cầu HS quan sát hình 27.2 SGK- 112 trả lời câu hỏi: - Cho biết cung phản xạ trên gồm những bộ phận nào? - Giải thích tại sao khi bị kim nhọn châm vào đầu ngón tay thì ngón tay co lại? - Phản xạ co ngón tay khi bị kích thích là phản xạ có điều kiện hay phản xạ không có điều kiện? Tại sao? HS: Quan sát tranh kết hợp với thông tin SGK trả lời câu hỏi. - Cung phản xạ gồm 3 bộ phận. - Khi kim châm vào tay à ngón tay co lại đó là phản xạ tự vệ khi kim châm vào tay, thụ quan đau ở da sẽ đưa thông tin về tủy sống và phân tích, từ đây lện vận động đến cơ ngón tay làm ngón tay co lại. - Phản xạ co ngón tay là phản xạ không điều kiện vì sinh ra đã có, bền vững suốt đời. GV: Thế nào là phản xạ không điều kiện? HS: Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có không cần phải qua quá trình rèn luyện, mang tính bản năng và tồn tại vĩnh viễn suốt đời. GV: Chốt kiến thức. GV: Yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi: * Giả sử bạn đang đi chơi bắt gặp con chó dại ngay trước mặt. - Bạn sẽ có hành động như thế nào? - Hãy cho biết bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận xử lí thông tin và quyết định hành động, bộ phận thực hiện của phản xạ tự vệ khi gặp cho dại? - Hãy ghi lai tất cả các suy nghĩ diễn ra trong đầu của bạn khi đối phó với chó dại? - Đây là phản xạ không điều kiện hay phản xạ có điều kiện? Tại sao? HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi. - Phản ứng nhiều dạng khác nhau như bỏ chạy, đứng im, ném đá, - Bộ phận tiếp nhận kích thích là mắt, bộ phận xử lí thông tin và quyết định hành động là não, cơ tay chân thực hiện. - Suy nghĩ diễn ra trong đầu da dạng: nếu bị chó dại cắn phải đi viện hoặc chết à nên chống lại bằng bất kì giá nào. - Đây là phản xạ có điều kiện vì phải học tập, suy nghĩ, rút kinh nghiệm. GV: Thế nào là phản xạ có điều kiện? HS: Trả lời - Phản xạ có điều kiện: phản xạ có điều kiện là những phản xạ có được trong đời sống, được hình thành trong những điều kiện nhất định, dễ bị mất đi nếu không được củng cố, tập luyện. Mang tính cá nhân, không di truyền.  GV: Chốt kiến thức. GV: Lấy cho HS một số ví dụ về ứng dụng của phản xạ có điều kiện: - Chăn dắt bằng hiệu lệnh kẻng, còi, - Vắt sữa đúng giờ, cố định người vắt sữa. - Dạy thú làm xiếc, luyện chó trinh sát, Hoạt động 2 (10 phút): Tìm hiểu điện thế nghỉ * Mục tiêu: - HS nêu được khái niệm hưng phấn, điện thế nghỉ và cách đo điện thế nghỉ. GV giảng giải: - Điện sinh học gồm: điện thế nghỉ và điện thế hoạt động. - Điện sinh học (điện tế bào): là chỉ số để đánh giá tế bào, mô có hưng phấn hay không. GV nêu vấn đề: - Hưng phấn là gì? HS: Nghiên cứu thông tin SGK để trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung. GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu quan sát hình 28.1 SGK- 114 và cho biết cách do điện thế nghỉ trên tế bào thần kinh mực ống. HS: Suy nghĩ trả lời - Dòng diện kế có 2 điện cực 1 và 2. - Điện cực 1 đặt sát màng ngoài của tế bào, điện cực 2 cắm vào phía trong màng. - Quan sát kim của điện kế bị lệch. - Phía ngoài của màng mang điện dương, phía trong màng mang điện âm. GV: Nhận xét, đánh giá và bổ sung. GV: Vậy điện thế nghỉ là gì? Nguyên nhân nào làm xuất hiện điện thế nghỉ? HS: Trả lời GV: Chốt kiến thức. 3. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống a. Cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống. - Đại diện: các ĐVCXS như cá, lưỡng cư, bò sát, - Hệ thần kinh dạng ống được cấu tạo từ 2 phần: * Thần kinh trung ương gồm: + Não: 5 phần Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và hành não. + Tủy sống: trong cột sống. * Thần kinh ngoại biên: dây thần kinh, hạch thần kinh. - Hệ thần kinh ống cấu tạo phức tạp và hoàn thiện dần nên các hoạt động của động vật ngày càng hoàn thiện và chính xác hơn. b. hoạt động của hệ thần kinh dạng ống. - Hệ thần kinh dạng ống hoạt động theo nguyên tắc phản xạ. - Có 2 loại phản xạ: + Phản xạ không điều kiện: là phản xạ sinh ra đã có không cần phải qua quá trình rèn luyện, mang tính bản năng, có tính di truyền và tồn tại vĩnh viễn suốt đời. + Phản xạ có điều kiện: là những phản xạ có được trong đời sống, được hình thành trong những điều kiện nhất định, dễ bị mất đi nếu không được củng cố, tập luyện. Mang tính cá nhân, không di truyền.  III. Điện thế nghỉ. - Hưng phấn là sự biến đổi lí hóa xảy ra trong tế bào khi bị kích thích. - Khái niệm điện sinh học: là khả năng tích điện của tế bào, cơ thể. - Điện sinh học bao gồm điện thế nghỉ (điện tĩnh) và điện thế hoạt động. - Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào nghỉ ngơi (không bị kích thích), phía trong màng tế bào tích điện âm so với phía ngoài màng tích điện dương. * Nguyên nhân là do: sự chênh lệch nồng độ Na+, K+ hai bên màng; tính thấm của màng đối với ion K+ (cổng Kali mở để ion kali đi từ trong ra ngoài); lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu; hoạt động của bơm Na – K. c. Hoạt động luyện tập (5’) * Mục tiêu: - HS vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học được ở hoạt động hình hành kiến thức mới để giải quyết bài tập. - Giúp GV nắm được mức độ tiếp thu kiến thức đã học của HS ở mức độ nào. * Các hoạt động cụ thể: GV: Chia lớp 2 bàn một nhóm. Yêu cầu HS lấy ví dụ về phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện. Thời gian 5 phút. Nhóm nào lấy được nhiều ví dụ đúng là nhóm giành chiến thắng. HS: Thảo luận nhóm suy nghĩ trả lời câu hỏi. GV: Nhận xét. Khuyến khích HS bằng cách cho điểm. d. Hoạt động vận dụng, mở rộng (2 phút) * Mục tiêu: - Giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giải quyết các vấn đề thực tế. - Khuyến khích HS nghiên cứu, sáng tạo. * Các hoạt động cụ thể: - GV: Đưa câu hỏi vào cuối giờ học, yêu cầu HS về nhà làm vào vở, buổi sau kiểm tra. + Tại sao số lượng phản xạ có điều kiện nhiều giúp sinh vật thích nghi hơn với điều kiện sống? + Tại sao ngày nay tồn tại sinh vật có thần kinh dạng lưới bên cạnh sinh vật có thần kinh dạng ống hoàn thiện hơn rất nhiều? HS: Về nhà hoàn thiện câu trả lời vào trong vở.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 27 Cam ung o dong vat tiep theo_12520063.docx
Tài liệu liên quan