Giáo án Sinh học 6 tiết 53 – bài 42: Lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm

- GV? Nêu đặc điểm hạt cây Hai lá mầm và hạt cây Một lá mầm?

- HS trả lời:

 + Hạt cây 2 lá mầm -> Phôi có 2 lá mầm.

+ Hạt cây 1 lá mầm -> Phôi có 1 lá mầm.

- HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, bổ sung -> kết luận.

- GV: Các đặc điểm này gặp ở các cây khác nhau trong cả hai lớp, đặc điểm nào để phân biệt cây Hai lá mầm và cây Một lá mầm.

- HS đọc yêu cầu lệnh trong sgk trang 137.

- GV yêu cầu HS quan sát H.42.1, mẫu vật thật, nghiên cứu thông tin sgk trang 137, 138

doc8 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 696 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 tiết 53 – bài 42: Lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng 6C: 15 / 3 /2018 Tiết 53 – Bài 42 LỚP HAI LÁ MẦM VÀ LỚP MỘT LÁ MẦM 1. Mục tiêu: a. Về kiến thức - Học sinh nắm được một số đặc điểm hình thái của cây thuộc lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm (về kiểu rễ, kiểu gân lá, số lượng cánh hoa) - Học sinh căn cứ vào các đặc điểm để có thể nhận dạng nhanh một cây thuộc lớp Hai lá mầm hay lớp Một lá mầm. b. Về kỹ năng - Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, thực hành, làm việc theo nhóm. c. Về thái độ - Giáo dục ý thức bảo vệ cây xanh, yêu thích môn học. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Chuẩn bị của giáo viên + Mẫu vật: Cây rẻ quạt, cây lúa, cây hành.... Cây dừa cạn, cây bưởi, ...., sgk, bài soạn. + Bảng nhóm. + Máy tính, máy chiếu. b. Chuẩn bị của học sinh - Đọc và tìm hiểu trước bài 42. - Chuẩn bị mẫu vật: Cây lúa, cây bưởi ... (nếu có) 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: (4’) Câu hỏi: Đặc điểm chung của thực vật hạt kín là gì? Trả lời: Hạt kín là nhóm thực vật có hoa, chúng có một số đặc điểm chung như sau: + Cơ quan sinh dưỡng đa dạng, trong thân có mạch dẫn. + Có hoa, quả, hạt nằm trong quả. + Sinh sản bằng hạt. b. Dạy nội dung bài mới: Giáo viên giới thiệu bài: (1’) Ở bài 41 chúng ta đã được tìm hiểu về hạt kín và đặc điểm của thực vật hạt kín. Tuy nhiên, chúng lại khác nhau về cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản, để phân biệt các cây hạt kín với nhau các nhà khoa học đã chia thành các nhóm nhỏ hơn đó là lớp, là họ.... Thực vật hạt kín gồm hai lớp đó là lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm. Làm thế nào để phân biệt hai lớp này chúng ta cùng tìm hiểu bài học. Hoạt động của GV - HS Nội dung chính * Hoạt động 1: (20’) Phân biệt đặc điểm cây Hai lá mầm và cây Một lá mầm. Mục tiêu: Học sinh nắm được đặc điểm phân biệt cây Hai lá mầm và cây Một lá mầm. - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh trên màn chiếu. ? Kiểu rễ, kiểu thân của cây Hạt kín có đặc điểm gì? - HS hoạt động cá nhân, quan sát trên màn chiếu -> 1-2 HS trả lời: + Rễ cọc hoặc rễ chùm. + Thân: đứng, bò, leo. - HS khác nhận xét. - GV tổng hợp, chốt kiến thức. ? Kiểu lá, kiểu gân lá của cây Hạt kín có đặc điểm gì? - 1- 2 HS trả lời. + Lá: đơn, kép. + Gân: mạng, song song, cung. - HS khác nhận xét. - GV nhận xét, bổ sung -> đưa ra kết luận. - GV? Nêu đặc điểm hạt cây Hai lá mầm và hạt cây Một lá mầm? - HS trả lời: + Hạt cây 2 lá mầm -> Phôi có 2 lá mầm. + Hạt cây 1 lá mầm -> Phôi có 1 lá mầm. - HS khác nhận xét. - GV nhận xét, bổ sung -> kết luận. - GV: Các đặc điểm này gặp ở các cây khác nhau trong cả hai lớp, đặc điểm nào để phân biệt cây Hai lá mầm và cây Một lá mầm. - HS đọc yêu cầu lệnh trong sgk trang 137. - GV yêu cầu HS quan sát H.42.1, mẫu vật thật, nghiên cứu thông tin sgk trang 137, 138 - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm lớn: Thời gian: 5 phút. - GV: Chia lớp thành 4 nhóm. - HS Các nhóm tự bầu nhóm trưởng và thư ký ghi bảng nhóm. - GV nêu yêu cầu. Câu hỏi: ? Phân biệt cây Hai lá mầm và cây Một lá mầm theo bảng sau: Đặc điểm Cây Hai lá mầm Cây Một lá mầm Kiểu rễ Kiểu gân lá Số cánh hoa Dạng thân Số lá mầm của phôi trong hạt - HS quan sát mẫu vật thật -> đối chiếu với H 42.1 A, B trong sgk và hình ảnh trên màn hình thảo luận nhóm. -> Hoàn thành bảng nhóm. + Đại diện các nhóm lên treo bảng kết quả. - GV chiếu đáp án đúng. - Các nhóm đối chiếu, nhận xét chéo. - GV tuyên dương các nhóm hoạt động tốt. Động viên các nhóm còn lại. - HS tự ghi nội dung vào vở. - GV cho HS quan sát hình chiếu. ? Dạng thân của cây dừa cảnh là thân gì? - HS: trả lời: thân cột. - GV chốt -> ghi thêm vào bảng so sánh. ? Dạng thân của cây mít là thân gì? - HS trả lời: thân gỗ. - GV chốt -> ghi thêm vào bảng so sánh. ? Dạng thân của cây đỗ côve là thân gì? - HS trả lời: thân leo. - GV chốt -> ghi thêm vào bảng so sánh. - GV cho HS quan sát hình chiếu. - GV? Hãy đếm số cánh hoa cải và số cánh hoa rau mác? - HS: 4 cánh, 3 cánh. - GV chốt: + Cây Hai lá mầm ngoài những cây hoa có 5 cánh còn có một số cây hoa có 4 cánh. ( Hoa cải) + Cây Một lá mầm ngoài cây hoa có 6 cánh còn có một số cây hoa có 3 cánh. (Hoa rau mác) - GV? Để phân biệt cây Hai lá mầm và cây Một lá mầm ta dựa vào các đặc điểm nào? - HS nhắc lại: Kiểu rễ, kiểu gân lá, số cánh hoa, dạng thân, số lá mầm của phôi - GV? Trong các đặc điểm trên, đặc điểm nào là cơ bản để phân biệt cây Hai lá mầm và cây Một lá mầm? - 1-2 HS trả lời: Số lá mầm của phôi ở trong hạt. - 1 HS nhận xét-> GV tổng hợp, chốt đáp án: - GV: Số lá mầm của phôi thường khó quan sát để phân loại. ? Dựa vào dấu hiệu nào để dễ dàng nhận biết cây Hai lá mầm và cây Một lá mầm? - HS trả lời: Rễ, thân, lá, số cánh hoa - GV chuyển ý: Dựa vào số lá mầm của phôi trong hạt nên ta đặt tên cho mỗi lớp đó là lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm, vậy dựa vào những đặc điểm nào để phân biệt hai lớp này ta tìm hiểu mục 2. * Hoạt động 2: (15’) Tìm hiểu đặc điểm phân biệt lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm trên mẫu vật thật. Mục tiêu: Học sinh phân loại được các cây thuộc lớp Hai lá mầm và cây thuộc lớp Một lá mầm trên mẫu vật và hình ảnh màn chiếu. - GV ? Nêu đặc điểm phân biệt giữa lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm ? - 1-2 HS: Trả lời. ( Kiểu rễ, kiểu gân lá, số cánh hoa, dạng thân, số lá mầm của phôi) - GV Yêu cầu: - HS Quan sát H42.2 sgk và hình ảnh trên màn chiếu. - GV: Hãy xếp các cây sau vào từng lớp: +Cây thuộc lớp Một lá mầm là cây số: +Cây thuộc lớp Hai lá mầm là cây số:.. - HS: Hoạt động cá nhân. -1- 2 HS sắp xếp. - GV ghi nhanh ra bảng nháp. - HS nhận xét, bổ sung. - GV tổng hợp, chốt đáp án đúng. + Cây thuộc lớp 1 lá mầm: số 2, 5. + Cây thuộc lớp 2 lá mầm: số 1, 3, 4. - GV: HS quan sát mẫu vật và nhận diện nhanh cây đó thuộc lớp mấy lá mầm? - HS quan sát, trả lời nhanh. + Lớp Một lá mầm: cây cỏ mần trầu, cây lúa..... + Lớp Hai lá mầm: cây ổi, cây bưởi - GV? Vậy đặc điểm cơ bản của lớp Hai lá mầm là gì? Cho ví dụ? - HS trả lời. - GV chốt kiến thức. - GV? Đặc điểm cơ bản của lớp Một lá mầm là gì? Cho ví dụ? - HS trả lời. - GV chốt kiến thức. GV mở rộng Một số loài cây hoa có nhiều cánh hoặc không có cánh, gân lá của cây Hai lá mầm có thể hình cung. Do vậy để nhận biết cây thuộc lớp nào thì cần dựa nhiều đặc điểm như (thân, rễ, gân lá...) Ví dụ: Hoa cúc – cây Hai lá mầm. Cây hoa hồng kép nhiều cánh, bản chất nhiều vòng nhưng vòng 5 cánh – cây Hai lá mầm. 1. Cây Hai lá mầm và cây Một lá mầm. * Phân biệt cây Hai lá mầm và cây Một lá mầm: Đặc điểm Cây Hai lá mầm Cây Một lá mầm Kiểu rễ Rễ cọc Rễ chùm Kiểu gân lá Hình mạng Song song Số cánh hoa 5 cánh 6 cánh Dạng thân Gỗ, cỏ, leo Cỏ, cột Số lá mầm của phôi trong hạt Phôi có 2 lá mầm Phôi có 1 lá mầm. - Đặc điểm chủ yếu để phân biệt cây Hai lá mầm và cây Một lá mầm là: Số lá mầm của phôi trong hạt. 2. Đặc điểm phân biệt giữa lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm. - Lớp Hai lá mầm phôi của hạt có hai lá mầm. Ví dụ: cây ổi, cây bưởi.... - Lớp Một lá mầm phôi của hạt có một lá mầm. Ví dụ: Cây lúa, cây cỏ mần trầu..... * Kết luận chung: SGK-Tr.139 c) Củng cố - Luyện tập: (4’) - GV củng cố bài bằng sơ đồ tư duy. - Bài tập trắc nghiệm: Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu sau: Câu 1: Đặc điểm chủ yếu để phân biệt lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm là? A. Kiểu gân lá. C. Số cánh hoa B. Số lá mầm của phôi. D. Kiểu rễ Câu 2: Lớp Hai lá mầm gồm nhóm cây nào? A. Cây mít, cây chè, cây cải. C. Cây dừa cạn, cây rẻ quạt, cây hành B. Cây hành, cây bưởi, cây chè. D. Cây chanh, cây ớt, cây mía. d) Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’) - Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài. - Đọc “Em có biết ? ” - Đọc và tìm hiểu trước bài 43 “Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật” - Ôn lại các nhóm thực vật đã học từ Tảo đến Hạt kín. ---------------------------------------------------------------------

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 42 Lop Hai la mam va lop Mot la mamchung_12319017.doc
Tài liệu liên quan