Giáo án sử 11 - Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp

1. Những chuyển biến về kinh tế

 

- Nông nghiệp, Pháp chiếm đất làm đồn điền.

 

- Công nghiệp, Pháp đẩy mạnh khai thác mỏ. Một số ngành công nghiệp dịch vụ, công nghiệp chế biến và sản xuất vật liệu ra đời.

- Thương nghiệp, Pháp độc chiếm thị trường, nguyên liệu và thu thuế.

- Giao thông vận tải, chính quyền thuộc địa chú ý xây dựng hệ thống giao thông, chủ yếu để phục vụ việc chuyên chở hàng hoá, nguyên liệu và phục vụ mục đích quân sự.

 

docx4 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 16183 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án sử 11 - Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy…………Lớp 11B3...................................... Ngày dạy…………Lớp 11B4...................................... Ngày dạy…………Lớp 11B5...................................... Ngày dạy………....Lớp 11B6...................................... Ngày dạy…………Lớp 11B7...................................... CHƯƠNG II: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN HẾT CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1918) TIẾT 30 - BÀI 22: XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG CUỘC KHAI THÁC LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP. I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Trình bày được những biểu hiện của sự chuyển biến về kinh tế Việt Nam đầu thế kỉ XX, những chuyển biến về xã hội với sự ra đời của các giai cấp tầng lớp mới. - Giải thích được nguyên nhân của sự chuyển biến về kinh tế, xã hội. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng so sánh 3. Thái độ - Hiểu được bản chất bóc lột của thực dân Pháp. II. Chuẩn bị - GV: Giáo án, sgv - HS: Vở, sgk III. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung chính * Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình kinh tế Việt Nam dưới tác động của trương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. - GV yêu cầu hs theo dõi sgk và trả lời câu hỏi: + Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp tiến hành khi nào? + Nêu những điểm mới trong nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải và thương nghiệp ở nước ta đầu thế kỉ XX? - HS trả lời, bổ sung cho nhau - GV nhận xét, bổ sung, kết luận - GV hỏi: So sánh sự khác nhau của kinh tế Việt Nam ở hai thời điểm cuối thế kỉ XIX với đầu thế kỉ XX? - HS trả lời - GV nhhận xét, kết luận - GV hỏi: Sự biến động đó đem lại lợi ích cho ai? - HS trả lời - GV nhận xét, kết luận * Hoạt động 2: Tìm hiểu những thay đổi trong cơ cấu xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. - GV hỏi: Trong thời kì phong kiến ở nước ta tồn tại mấy giai cấp? Đó là những giai cấp nào? Địa vị của họ? - HS trả lời - GV nhận xét, kết luận - GV tiếp tục nêu câu hỏi: Trong XHVN đầu thế kỉ XX còn tồn tại các giai cấp cũ không? Thân phận của họ lúc này có gì khác trước? - HS trả lời - GV nhận xét, kết luận - GV hỏi: Cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới nào? Nguyên nhân làm nảy sinh các lực lượng xã hội mới đó? - HS trả lời, bổ sung cho nhau - GV nhận xét, hướng dẫn học sinh tìm hiểu về thái độ đối với vấn đề giải phóng dân tộc của từng giai cấp. - GV kết luận Nguyên nhân của sự chuyển biến: những chuyển biến… 1. Những chuyển biến về kinh tế - Nông nghiệp, Pháp chiếm đất làm đồn điền. - Công nghiệp, Pháp đẩy mạnh khai thác mỏ. Một số ngành công nghiệp dịch vụ, công nghiệp chế biến và sản xuất vật liệu ra đời. - Thương nghiệp, Pháp độc chiếm thị trường, nguyên liệu và thu thuế. - Giao thông vận tải, chính quyền thuộc địa chú ý xây dựng hệ thống giao thông, chủ yếu để phục vụ việc chuyên chở hàng hoá, nguyên liệu và phục vụ mục đích quân sự. 2. Những chuyển biến về xã hội - Những biến động của giai cấp cũ: + Một bộ phận nhỏ trong giai cấp địa chủ phong kiến giàu có, được Pháp nâng đỡ, chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép, ít nhiều có tinh thần yêu nước. + Giai cấp nông dân có số lượng đông đảo nhất, bị áp bức, bóc lột nặng nề, căm thù đế quốc và phong kiến. - Các giai cấp, tầng lớp xã hội mới: + Công nhân (xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX) ngày càng đông, phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc ở các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy..., bị bóc lột thậm tệ…đời sống khổ cực, sớm có tinh thần yêu nước, tích cực tham gia phong trào chống đế quốc, cải thiện đời sống. + Tầng lớp tư sản, xuất thân từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, chủ hãng buôn,... bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chén ép. + Tầng lớp tiểu tư sản thành thị, (chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do...) 3. Củng cố, luyện tập - Việt Nam đầu thế kỉ XX có những chuyển biến về cơ cấu kinh tế - xã hội là do sự tác động của cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp… 4. Hướng dẫn học bài - Học bài cũ và tìm hiểu nội dung bài 23

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiáo án Sử 11 bài XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG CUỘC KHAI THÁC LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP.docx
Tài liệu liên quan