Giáo án Tin học 11 tiết 11: Bài tập và thực hành 2

- BT1: Viết chương trình nhập vào 3 số nguyên a, b, c. Cho biết c có phải là tổng của a và b hay không?

Var a, b, c: integer;

begin

 write(“nhap a, b, c: ’);

 readln(a, b, c);

 if c=a+b then

 write(c, ‘ la tong’)

 else

 write(c,‘ khong la tong’);

 readln;

end.

 

doc3 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 11 tiết 11: Bài tập và thực hành 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11 Ngày soạn: 07/10/2018 Tiết: 11 Ngày dạy: 22/10–28/10/2018 BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 2 I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Hiểu câu lệnh rẽ nhánh if-then ở 2 dạng: dạng thiếu và dạng đủ. - Hiểu cú pháp và sử dụng câu lệnh ghép trong viết chương trình. 2. Về kĩ năng - Viết được các lệnh rẽ nhánh dạng thiếu, rẽ nhánh dạng đủ và áp dụng để thể hiện được thuật toán của một số bài toán đơn giản. 3. Về thái độ - Tự giác, tích cực và chủ động trong thực hành. 4. Năng lực hướng tới - Vận dụng được các kiến thức đã học để thực hành thành thạo. II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Có 3. Tiến trình bài học 3.1. Hoạt động khởi động. (1) Mục tiêu: Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức của bài 9 và có nhu cầu tìm hiểu các nội dung bài tập và thực hành 2. (2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm. (4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính. (5) Kết quả: Học sinh trả lời được các câu hỏi của trò chơi ô chữ và mong muốn tìm hiểu các nội dung bài tập và thực hành 2. Nội dung hoạt động - GV: Nhận xét, cho điểm các nhóm trả lời đúng. - GV: Dẫn dắt vào bài tập và thực hành 2. - HS: Lắng nghe, ghi nhớ. 3.2. Hình thành kiến thức 3.3. Hoạt động luyện tập, vận dụng (1) Mục tiêu: Giúp học sinh hệ thống lại các nội dung trọng tâm của bài 9. (2) Phương pháp/kĩ thuật: Nêu và giải quyết vấn đề. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc nhóm. (4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính. (5) Kết quả: Vận dụng các kiến thức đã học để viết chương trình dựa theo thuật toán đã viết ở lớp. Nội dung hoạt động 3.3.1. Hoạt động luyện tập - Hiểu câu lệnh rẽ nhánh if-then ở 2 dạng: dạng thiếu và dạng đủ. - Hiểu cú pháp và sử dụng câu lệnh ghép trong viết chương trình. 3.3.2. Hoạt động vận dụng Nội dung hoạt động Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung trình bày - Chiếu lại thuật toán bài tập 1 đã làm ở lớp. - Khởi động Turbo Pascal , gõ chương trình (tốc độ chậm) cho HS quan sát. - Lưu, biên dịch, sửa lỗi, chạy chương trình. - Gõ chương trình, lưu, biên dịch, sửa lỗi, chạy chương trình. - Quan sát HS viết chương trình và giải đáp một số thắc mắc của HS. - Lưu ý HS một số lỗi thường gặp và cách khắc phục. - Cộng điểm cho các nhóm làm nhanh và có các câu hỏi hay. - Chiếu lại thuật toán bài tập 2 đã làm ở lớp. (?) Dựa vào thuật toán và viết thành chương trình hoàn chỉnh. - Quan sát HS viết chương trình và giải đáp một số thắc mắc của HS. - Lưu ý HS một số lỗi thường gặp và cách khắc phục. - Cộng điểm cho các nhóm làm nhanh và có các câu hỏi hay. - Tóm tắt nội dung tiết học. - Quan sát. - Quan sát và ghi chú. - Thực hiện các thao tác theo hướng dẫn của GV. - Viết chương trình và gửi những thắc mắc đến GV. - Lắng nghe, ghi chú. - Quan sát thuật toán và viết chương trình. - Viết chương trình và gửi những thắc mắc đến GV. - Lắng nghe, ghi chú. - BT1: Viết chương trình nhập vào 3 số nguyên a, b, c. Cho biết c có phải là tổng của a và b hay không? Var a, b, c: integer; begin write(“nhap a, b, c: ’); readln(a, b, c); if c=a+b then write(c, ‘ la tong’) else write(c,‘ khong la tong’); readln; end. - BT2: Viết chương trình giải phương trình bậc 1: ax + b = 0 Var a, b, x: integer; begin write(“nhap a, b: ’); readln(a, b); if a=0 then if b=0 then write(‘ptvsn’) else write(‘ptvn’) else begin x:=-b/a; write(‘ptcn‘,x); end; readln; end. 3.4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (1) Mục tiêu: Giúp học sinh có nhu cầu mở rộng thêm kiến thức của mình. (2) Phương pháp/kĩ thuật: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Ngoài lớp học. (4) Phương tiện: SGK, máy tính. (5) Kết quả: Học sinh biết mở rộng các kiến thức của mình thông qua một dự án thực tế. Nội dung hoạt động HS về nhà xem lại các bài tập và xem lại các nội dung chính của chủ đề 1, 2, 3. - Viết chương trình nhập vào bán kính của hình tròn. Tính chu vi, diện tích của hình tròn đó và in ra màn hình (kiểm tra r>0). DUYỆT CỦA BGH GIÁO VIÊN SOẠN Lê Thị Lịnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai tap va thuc hanh 2_12464556.doc
Tài liệu liên quan