Giáo án Tin học khối 4 - Tuần 2

I. MỤC TIÊU:

- Học sinh có ý niệm ban đầu về sự phát triển của máy tính, biết được sự phong phú về hình dạng và chức năng của máy tính hiện nay.

- Bước đầu biết máy tính có khả năng thực hiện tự động các chương trình, biết mô hình hoạt động của máy tính: nhận thông tin, xử lí thông tin và xuất thông tin.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, máy tính.

2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

1. Ổn định tổ chức lớp:

Lớp 4A: .

Lớp 4B: .

 Lớp 4C: .

 

doc4 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học khối 4 - Tuần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 Ngày soạn: 26/8/2010 Tiết 3 Ngày dạy: Bài 2: khám phá máy tính Mục tiêu: Học sinh có ý niệm ban đầu về sự phát triển của máy tính, biết được sự phong phú về hình dạng và chức năng của máy tính hiện nay. Bước đầu biết máy tính có khả năng thực hiện tự động các chương trình. CHUẩN Bị: Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, máy tính. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi. TIếN TRìNH TIếT DạY: ổn định tổ chức lớp: Lớp 4A:.. Lớp 4B:.. Lớp 4C:.. 2. Kiểm tra bài cũ: Em đã được làm quen với chiếc máy tính - người bạn của em và em đã biết được những gì? Bài mới: Khám phá máy tính: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Máy tính xưa và nay: Máy tính điện tử đầu tiên ra đời năm 1945. Hình 2 - SGK cho thấy một phần chiếc máy tính đầu tiên có tên là ENIAC (đọc là en-ni-ắc). Chiếc máy tính này nặng gần 27 tấn và chiếm diện tích gần 167 m2. Từ đó đến nay công nghệ chế tạo máy tính ngày càng phát triển. Máy tính ngày càng nhỏ gọn hơn, tiêu tốn ít điện hơn, giá thành rẻ hơn và giao tiếp thân thiện hơn với con người. Nhờ vậy máy tính ngày nay trở thành phổ biến. Máy tính để bàn ngày nay chỉ nặng khoảng 15 kg và chỉ chiếm diện tích khoảng 1/2 m2 (H.3). Ngày nay, ngoài máy tính để bàn, em còn thấy nhiều loại máy tính khác với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau (H.4). Hình a: Máy trợ giúp cá nhân. Hình b: máy tính xách tay. Hình c: máy tính bỏ túi. - GV: yêu cầu HS làm bài tập 1. - Tuy có hình dạng và kích thước khác nhau, nhưng các máy tính có một điểm chung: chúng có khả năng thực hiện tự động các chương trình. Chương trình là những lệnh do con người viết ra để chỉ dẫn máy tính thực hiện những lệnh cụ thể. - Với chương trình, con người có thể sử dụng máy tính để làm nhiều việc khác nhau. GV: em có thể làm được gì nhờ máy tính? Em có thể vẽ được những bức tranh đẹp hay nghe nhạc, xem phim, bằng các chương trình chạy trên máy tính. 1. Máy tính xưa và nay: HS quan sát hình 2 - SGK trang 5. HS lắng nghe GV giảng bài. HS quan sát hình 3. HS quan sát hình 4 2 HS đứng dậy trả lời HS chú ý lắng nghe. 1 HS đứng dậy trả lời. IV. củng cố: Khái quát sự phát triển của máy tính. GV: yêu cầu HS làm bài tập 2. V. Hướng dẫn về nhà: HS về nhà học bài cũ. Tuần 2 Ngày soạn: 26/8/2010 Tiết 4 Ngày dạy: Bài 2: khám phá máy tính Mục tiêu: - Học sinh có ý niệm ban đầu về sự phát triển của máy tính, biết được sự phong phú về hình dạng và chức năng của máy tính hiện nay. - Bước đầu biết máy tính có khả năng thực hiện tự động các chương trình, biết mô hình hoạt động của máy tính: nhận thông tin, xử lí thông tin và xuất thông tin. CHUẩN Bị: Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, máy tính. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi. TIếN TRìNH TIếT DạY: ổn định tổ chức lớp: Lớp 4A:.. Lớp 4B:.. Lớp 4C:.. 2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy khái quát sự phát triển của máy tính? 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 2. Các bộ phận của máy tính làm gì? - GV: yêu cầu HS làm bài tập 3. - Nêu nhiệm vụ của từng bộ phận của máy tính? GV: nhận xét và bổ sung. - Bộ phận nào của máy tính quan trọng nhất? - Khi em tính tổng của 15 và 26 thì thông tin vào là gì? Và thông tin ra là gì? GV nhận xét. Hằng ngày, em gặp nhiều hoạt động có thể mô tả giống như trên. Chẳng hạn, nếu thấy bầu trời nhiều mây đen, em sẽ nhắc bố thế nào? Bầu trời nhiều mây đen cho em thông tin vào (có thể trời sẽ mưa), còn lời nhắc là thông tin ra sau khi em đã xử lí thông tin vào. Bộ não của em chính là bộ phận xử lí thông tin. GV: yêu cầu HS làm bài tập 4 - SGK trang 8. 2. Các bộ phận của máy tính làm gì? HS quan sát vào hình 5. 1 HS đứng dậy làm bài tập 3. HS đứng dậy trả lời: - Bàn phím và chuột giúp em đưa thông tin vào để máy tính xử lí theo chỉ dẫn của chương trình. - Phần thân: thực hiện quá trình xử lí. - Màn hình cho em biết thông tin ra (kết quả) sau khi được máy tính xử lí. 1 HS trả lời: phần thân máy. HS trả lời: Thông tin vào là: 15, 26 và dấu (+). Thông tin ra là: kết quả của phép tính (=41). HS: em sẽ nhắc bố mang áo mưa khi đi làm. 1 HS trả lời: thông tin vào là số 15, 21, 9 và dấu (+). Thông tin ra là kết quả của phép tính (=45). IV. Củng cố: Làm bài tập 5, bài 6, bài 7 - SGK trang 8. V. hướng dẫn về nhà: HS về nhà học bài cũ. Đọc trước bài: “Chương trình máy tính được lưu ở đâu?”

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctuan 2 - lop 4.doc
Tài liệu liên quan