Giáo án vật lý lớp 11 nâng cao

TIẾT 27

Bài 17: DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI.

I- Mục tiêu:

1.Kiến thức

- Nêu được các tính chất điện của kim loại.Trình bày được sự phụ thuộc của điện trở suất của kim loại theo nhiệt độ

2. Kĩ năng.

- Hiểu được sự có mặt của các êlectron tự do trong kim loại.Vận dụng thuyết êlectron tự do trong kim loại để giải thích một cách định tính các tính chất điện của kim loại.

II- Chuẩn bị:

1)Giáo viên:

- Vẽ phóng to các hình 17.1,17.2,17.3,17.4 và bảng 17.2 SGK.

2)Học sinh:

- Ôn lại phần nói về tính chất điện của kim loại trong SGK Vật lí 9 và định luật Ôm cho đoạn mạch, định luật Jun-Lenxơ.

III- Tổ chức hoạt động dạy học:

 

doc132 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 12411 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án vật lý lớp 11 nâng cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ang dòng điện Hoạt động của HS Hoạt động của GV - Quan sát thí nghiệm, rút ra nhận xét Khi cho dòng điện chạy qua khung. Þ khung không bị lêch khỏi mặt phẳng thẳng đứng, chỉ bị kéo xuống. HS trả lời câu hỏi của GV: do lực từ tác dụng lên cạnh AB của khung. - HS đưa ra kết luận về phương của lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện: phương thẳng đứng,là phương vuông góc với AB và cả với đường sức từ. * Lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng chứa đoạn dòng điện và cảm ứng từ tại điểm khảo sát. - HS trả lời theo yêu cầu của GV. - GV: Bố trí thí nghiệm hình 27.1. Nói cho HS mục đích của thí nghiệm là rút ra kết luận về phương và chiều của lực từ tác dụng lên một đoạn dòng điện đặt trong từ trường nhưng - GV: tiến hành thí nghiệm như trong SGK, yêu cầu HS quan sát và nhận xét. - GV nêu câu hỏi: + Tại sao khung lại bị kéo xuống? + Qua tư thế của khung dây trong thí nghiệm, ta có thể kết luận gì về phương của lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện AB? .GV nhận xét câu trả lời của HS sau đó kết luận như SGK. - Gọi một HS trả lời C1 Bài 27: PHƯƠNG VÀ CHIỀU CỦA LỰC TỪ TÁC DỤNG LÊN DÒNG ĐIỆN 1. Lực từ tác dụng lên dòng điện Thí nghiệm: hình 27.1 SGK 2. Phương của lực từ tác dụng lên dòng điện - Lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng chứa đoạn dòng điện và cảm ứng từ tại điểm khảo sát. Hoạt động 2: Tìm hiểu chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện Hoạt động của HS Hoạt động của GV - HS phát biểu quy tắc theo ý hiểu. - HS ghi nhớ. * Quy tắc bàn tay trái: đặt bàn tay trái duỗi thẳng để cho các đường cảm ứng từ xuyên vào lòng bàn tay và chiều từ cổ tay đến ngón tay trùng với chiều dòng điện. Khi đó ngón tay cái choãi ra 900 sẽ chỉ chiều lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn. - Gợi ý cho HS về chiều của lực từ, chiều của dòng điện, chiều của cảm ứng từ hay chiều của đường sức từ, sử dụng phép thử với bàn tay trái, yêu cầu HS phát biểu quy tắc xác định chiều của lực từ - Quy tắc bàn tay trái. - Nhận xét câu trả lời của HS. - Đưa hình ảnh quy tác bàn tay trái và nêu quy tắc bàn tay trái (SGK) 3. Chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện Quy tắc bàn tay trái Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ đâm xuyên vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến các ngón tay trùng với chiều dòng điện, thì ngón cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện. Hoạt động 3: Vận dụng, củng cố và giao nhiệm vụ về nhà Hoạt động của HS Hoạt động của GV - HS phát biểu lại theo yêu cầu của GV - Trả lời câu hỏi trong SGK. - ghi bài tập về nh - Gọi HS phát biểu lại quy tắc bàn tay trái - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK - Giao bài tập về nhà IV..Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Soạn ngày / / / Tiết:46 BÀI 28: CẢM ỨNG TỪ- ĐỊNH LUẬT AM-PE MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Phát biểu được định nghĩa và nêu được ý nghĩa của cảm ứng từ. - Viết được công thức của định luật Am-pe về lực từ tác dụng lên một đoạn dòng điện 2. Kĩ năng - Vận dụng được định luật Am-pe. II. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên: - Bộ thí nghiệm nghiên cứu lực từ tác dụng lên dòng điện - Phiếu học tập (3 loại phiếu ghi kết quả thí nghiệm sự phụ thuộc của F vào I, l, α) Dự kiến nội dung ghi bảng (HS tự ghi theo GV) 2. Học sinh: - Ôn tập kiến thức về phương, chiều lực từ tác dụng lên dòng điện. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: Kiểm tra bài củ (5p) Yêu cầu HS dùng quy tắc bàn tay trái xác định chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện trong các trường hợp sau: I I Hoạt động 2 : Khảo sát độ lớn của lực từ Hoạt động của HS Hoạt động của GV - Trả lời: +Có thể phụ thuộc I, l… +Trong thí nghiệm ta đo F khi thay đổi một đại lượng, còn giữ nguyên các đại lượng khác. - Thảo luận theo nhóm, phân tích và đưa ra nhận xét: + F ~ I + F ~ l + F ~ sinα - HS trả lời: F~I.l.sinα + Biểu diễn bằng biểu thức F= BIlsinα (B là hệ số tỉ lệ), - Đặt vấn đề: Bài trước chúng ta đã tìm hiểu về phương và chiều của lực từ, bây chừ chúng ta sẽ đi khảo sát độ lớn của lực từ tác dụng lên dòng điện. - Đặt câu hỏi: +Độ lớn của lực từ phụ thuộc vào các yếu tố nào? +Làm thế nào khảo sát sự phụ thuộc của F vào I,l,α? - Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo 3 nhóm( nhóm 1 nghiên cứu sự phụ thuộc của F vào I, nhóm 2: F vào l, nhóm 3: F vào α), ghi số liệu đo được vào phiếu học tập.(Lưu ý từ trường không đổi) - Yêu cầu HS thảo luận trong nhóm, phân tích số liệu thu được, (Nếu không có dụng cụ thí nghiệm, GV yêu cầu HS sử dụng bảng kết quả thí nghiệm trong SGK) đưa ra nhận xét về sự phụ thuộc của F vào I, l, α, suy nghĩ xem liệu sự phụ thuộc này có tuân theo quy luật nào không? - Hỏi: +Như vậy có thể rút ra mối quan hệ phụ thuộc của F vào ba đại lượng này như thế nào? + Biểu diễn mối quan hệ này bằng biểu thức toán ? -GV làm rõ cho HS:nói cách khác với một từ trường không đổi thì F/Ilsinα = B có giá trị không đổi. 1. Cảm ứng từ a.Khảo sát độ lớn của lực từ Ghi theo các phiếu học tập1,2,3 Kết luận: F~I.l.sinα Hoạt động 3 : Xây dựng khái niệm cảm ứng từ Hoạt động củaHS Hoạt động của GV - HS tiến hành thí nghiệm, và trả lời: F~I.l.sinα nhưng nếu I nuôi nam châm tăng thì F tăng và ngược lại. - HS trả lời: khác nhau - Trả lời: đặc trưng cho mỗi từ trường về phương diện tác dụng lực lớn hay nhỏ. - Hỏi: Khi thay đổi độ lớn của từ trường đang dùng (bằng cách thay đổi I nuôi nam châm điện), thì liệu ứng với các từ trường khác nhau, mối quan hệ trên có thay đổi không? - Hỏi: Vậy ứng với các từ trường khác nhau thì tỉ số F/Ilsinα có khác nhau không? - Hỏi: Như vậy B=F/Ilsinα có ý nghĩa như thế nào với từ trường? - Thông báo: ta gọi đại lượng B là độ lớn của cảm ứng từ của từ trường tại điểm khảo sát, công thức B=F/Ilsinα. Trong hệ SI, đơn vị của B là Tesla, kí hiệu là T. b. Cảm ứng từ Ứng với mỗi từ trường thì tỉ số F/ I .l.sinα là một hằng số, nhưng với các từ trường khác nhau thì hằng số đó là khác nhau. Hằng số này càng lớn thì lực từ càng lớn. F/ I .l.sinα đặc trưng cho mỗi từ trường về phương diện tác dụng lực và được gọi là cảm ứng từ, kí hiệu là và ||= F/ I .l.sinα Nếu trong từ trường không đều thì thay đổi và đặc trưng cho mỗi điểm trong từ trường. là vectơ, đơn vị của là Tesla, kí hiệu là T (trong hệ SI) Hoạt động 4 : Phát biểu định luật Am-pe và tìm hiểu nguyên lí chồng chất từ trường. Hoạt động của HS Hoạt động của GV - Ghi nhớ, nhận biết đươc: + Định luật Am-pe. +Nguyên lí chồng chất từ trường. - Thông báo: Trong thực tế, ta thường gặp trường hợp cần xác định lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện đặt trong từ trường đều hay có thể coi là đều - Biểu thức tính F= BIlsinα.(công thức định luật Am-pe) α: là góc tạo bởi đoạn dòng điện và - Trình bày nội dung nguyên lí chồng chất từ trường 2. Định luật Am-pe Công thức định luật Am-pe: F= BIlsinα Trong đó: là cảm ứng từ tại vị trí đặt đoạn dây có dòng điện chạy qua, I là cường độ dòng điện trong dây dẫn, l là chiều dài đoạn dây và α là góc tạo bởi dòng điện I và vectơ 3. Nguyên lí chồng chất từ trường Từ trường tuân theo nguyên lí chồng chất từ trường Hoạt động 5 : Cũng cố và vận dụng kiến thức,giao nhiệm vụ về nhà Hoạt động của HS Hoạt động của GV - Tự lực làm bài tập và câu hỏi SGK - Trình bày lời giải theo yêu cầu của GV - Ghi bài tập về nhà. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1,2, giải bài tập 1,2,3 trog SGK - Hướng dẫn, giải đáp - Yêu cầu HS về nhà làm bài tập 4,5/147SGK IV..Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Soạn ngày / / / Tiết: 47 BÀI 29: TỪ TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ DÒNG ĐIỆN CÓ DẠNG ĐƠN GIẢN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được về: +Dạng các đường sức từ và quy tắc xác định chiều các đường sức từ của dòng điện thẳng dài, dòng điện tròn. +Dạng các đường sức từ ở bên trong và bên ngoài một ống dây có dòng điện, quy tắc xác định chiều của các đường sức từ bên trong ống dây - Viết đúng công thức tính cảm cảm ứng từ của dòng điện thẳng, dòng điện tròn và công thức xác định chiều các đường cảm ứng từ bên trong ống dây dài mang dòng điện. 2. Kĩ năng - Áp dụng được các quy tắc vẽ được các đường sức từ biểu diễn từ trường của dòng điện thẳng dài, dòng điện tròn, của ống dây có dòng điện chạy qua. - Xác định được độ lớn, phương, chiều của vectơ cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường gây bởi dòng điện thẳng dài, tại tâm dòng điện tròn và tại một điểm trong long ống dây có dòng điện chạy qua. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Dụng cụ thí nghiệm: khung dây tròn, kim nam châm, ống dây, mạt sắt, dòng điện thẳng. - Một số hình ảnh trong SGK, một số đoạn phim thí nghiệm trên máy vi tính. 2. HS Ôn lại từ trường, cảm ứng từ, đường sức từ. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC Hoạt động 1: Kiểm tra bài củ, đặt vấn đề vào bài mới Hoạt động của HS Hoạt động của GV - Trả lời: + Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt gây ra lực từ. + Phương của vectơ cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường là phương của nam châm thử nằm cân bằng tại điểm đó và chiều của vectơ cảm ứng từ là chiều từ cực nam sang cực bắc của nam châm thử. - Nhận xét câu trả lời của bạn - Ghi tiêu đề vảo vở. - Nêu câu hỏi: + Định nghĩa cảm ứng từ? + Phương và chiều của vectơ cảm ứng từ được xác định như thế nào? - Goi 1 HS lên bảng trả lời - Gọi một HS khác nhận xét câu trả lời - Nhận xét câu trả lời của HS và cho điểm. - Giới thiệu bài mới: Các em đã biết: Dòng điện sinh ra từ trường.Từ trường được biểu diễn bằng các đường sức từ. Từ trường phụ thuộc vào các dạng mạch điện nên đường sức từ cũng phụ thuộc vào dạng mạch điện. Ở bài này ta sẽ xét đường sức từ của các mạch điện có dạng đơn giản khác nhau. - Ghi tiêu đề lên bảng Hoạt động 2 : Tìm hiểu từ trường của dòng điện thẳng Hoạt động của HS Hoạt động của GV - Quan sát dụng cụ thí nghiệm và trả lời câu hỏi: Dòng điện thẳng là dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài vô hạn. - Quan sát hình ảnh từ phổ, trả lời câu hỏi + Từ phổ là hình ảnh các đường mạt sắt. Từ phổ cho biết dạng của đường sức từ. - Quan sát, thảo luận và rút ra nhận xét + Là những đường tròn đồng tâm, tâm là giao điểm của dòng điện với mặt phẳng - Thảo luận, trình bày các cách xác định chiều của đường sức từ + HS quan sát, thảo luận, rút ra nhận xét: kim nam châm nằm tiếp tuyến với đường tròn, chiều của kim nam châm cho biết chiều của đường sức từ. + Dùng quy tắc nắm tay phải + Quy tắc đinh ốc 1 -Đọc SGK, nêu công thức tính cảm ứng từ B: cảm ứng từ (T) r: khoảng cách từ dòng điện đến điểm khảo sát (m). I: cường độ dòng điện (A) - Nêu câu hỏi: + Thế nào là dòng điện thẳng? - Giới thiệu dụng cụ TN về dòng điện thẳng và hạn chế của TN. - Cho HS quan sát hình ảnh của từ phổ phóng to (giới thiệu lại cách tạo ra từ phổ). - Hỏi: Từ phổ là gì?gọi một HS trả lời. - Yêu cầu HS tiến hành TN về từ phổ của dòng điện thẳng (hoặc biểu diễn TN cho HS thấy) như hình 29.1 SGK.Yêu cầu HS quan sát, thảo luận và rút ra nhận xét về dạng đường sức từ của dòng điện thẳng. - Nhận xét câu trả lời của HS, rút ra nhận xét về đường sức từ + Đường sức từ là đường cong có hướng. Từ phổ mới cho biết dạng đường sức từ. Vậy làm thế nào để xác định chiều đường sức từ. -Yêu cầu HS thảo luận các cách xác định chiều của đường sức từ. + Gợi ý: Đưa hình ảnh để HS quan sát (hoặc cho HS xem đoạn phim khi đặt nam châm thử tại các điểm khác nhau trong từ trường), yêu cầu HS thảo luận, nhận xét về phương và chiều của kim nam châm tại các điểm đó. - GV nhận xét, đưa ra hình ảnh minh họa và kết luận các quy tắc xác định chiều của đường cảm ứng từ - Yêu cầu HS đọc SGK nêu công thức tính cảm ứng từ - Nhận xét công thức: I ~ B, B ~ 1/r - Cho HS trả lời C1 SGK 1. Từ trường của dòng điện thẳng a. Thí nghiệm: b. Đường sức từ: Quy tắc nắm tay phải:SGK c. Công thức: ; r là khoảng cách từ điểm khảo sát đến dòng điện Hoạt động 3 : Tìm hiểu từ trường của dòng điện tròn Hoạt động của HS Hoạt động của GV - HS thảo luận, đưa ra nhận xét - Thảo luận tìm cách xác định chiều của đường sức từ + Dùng nam châm thử + Quan sát hình vẽ và phát biểu theo ý hiểu + Phát biểu quy tắc đinh ốc 2 - Ghi nhớ - Trả lời C2 - Giới thiệu dòng điện tròn, dụng cụ thí nghiệm - Tiến hành TN từ phổ của dòng điện tròn hình 29.5 SGK. 29.5 SGK. Yêu cầu HS quan sát từ phổ, thảo luận theo nhóm đưa ra nhận xét về dạng các đường sức từ (Nếu không có thí nghiệm, GV có thể dung các ảnh chụp trong SGK cho HS nhận xét và phát biểu). - Nhận xét câu trả lời của HS, bổ sung, kết luận: Đường sức từ là những đường cong.Càng gần tâm O độ cong càng giảm. Tại O đường sức từ là đường thẳng. Nêu câu hỏi: Làm thế nào để xác định được chiều của đường sức từ? + Gợi ý và yêu cầu HS trình bày cách xác định chiều của đường sức từ + Đưa hình ảnh quy tắc nắm tay phải, yêu cầu HS phát biểu theo ý hiểu - Nêu quy tắc nắm tay phải như SGK - Thông báo công thức tính cảm ứng từ tại tâm của dòng điện và các đại lượng có trong công thức, lưu ý đơn vị đo cho HS. - Nêu câu hỏi C2, yêu cầu HS trả lời 2. Từ trường của dòng điện tròn a. Thí nghiệm: b. Đường sức từ: Quy tắc SGK c. Công thức: ; N: số vòng dây, R: bán kính của dòng điện, I: cường độ dòng điện. Hoạt động 4 : Tìm hiểu từ trường của dòng điện trong ống dây Hoạt động của HS Hoạt động của GV - HS làm TN theo nhóm hoặc có thể thông qua hình vẽ 29.9 SGK thảo luận và nhận xét: + Bên trong ống dây, các đường sức song song và cách đều nhau, do đó từ trường đều + Ở ngoài ống dây, đường sức từ giống như đường sức từ của nam châm thẳng - Thảo luận và đưa ra cách xác đinh: + Dùng nam châm thử + Quy tắc nắm tay phải + Quy tắc đinh ốc 2 - Ghi nhớ - Trả lời C3. - Nếu có thời gian làm TN hình 29.8 SGK. Nếu kg có thời gian GV giới thiệu hình ảnh 29.9 SGK và cho HS thảo luận, nhận xét về dạng của các đường sức từ ở bên trong và bên ngoài ống dây ( Gợi ý xét bên trong và bên ngoài ống dây đường sức có đặc điểm gì?) - Hỏi: Làm thế nào để xác định chiều của đường sức từ? Gợi ý: dòng điện trong ống dây là tập hợp của nhiều dây điện tròn có chiều giống nhau. Bên ngoài ống dây và bên trong ống dây các đường sức từ có chiều như thế nào? Nhận xét câu trả lời của HS và kết luận - Thông báo công thức tính cảm ứng từ trong ống dây và các đại lượng trong công thức, lưu ý đơn vị cho HS. - Nêu câu hỏi C3 3. Từ trường của dòng điện trong ống dây a. Thí nghiệm: b. Đường sức từ: Quy tắc SGK c. Công thức: ; n: số vòng dây trên một mét chiều dài của ống Vận dụng Hoạt động 6: Vận dụng, cũng cố, giao nhiệm vụ về nhà Hoạt động của HS Hoạt động của GV - Trả lời các câu hỏi TNKQ - Ghi BTVN 3,4,5/151SGK - Về nhà chuẩn bị bài sau. - Nhắc lại các quy tắc và công thức - Nêu các câu hỏi TNKQ - Phân tích, đưa ra đáp án - Yêu cầu HS ghi BT về nhà - Chuẩn bị bài: Bài tập về từ trường IV..Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Soạn ngày / / / Tiết 48: BÀI TẬP VỀ TỪ TRƯỜNG I.MỤC TIÊU - Vận dụng được định luật Am-pe về lực từ tác dụng lên một đoạn dòng điện. - Vận dụng được các công thức tính cảm ứng từ của dòng điện II. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên: - Chuẩn bị các bài tập đặc trưng để giải trên lớp 2. Học sinh: - Chuẩn bị những kiến thức có liên quan III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: Kiểm tra bài củ Hoạt động của HS Hoạt động của GV - HS lên bảng viết công thức theo yêu cầu của GV - HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. - HS giải bài tập - HS nhớ lại - Gọi HS 1 HS lên bảng viết công thức định luật Am-pe, các công thức tính cảm ứng từ của các dòng điện thẳng, dòng điện tròn, trong lòng ống dây. - Gọi một HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. - Yêu cầu 3 HS lên bảng giải bài tập 3, 4, 5/151 SGK.(đã được chuẩn bị ở nhà). - GV nhận xét và cho điểm. - Nhắc lại cho HS về phép cộng vectơ. Hoạt động 2: Vận dụng quy tắc tổng hợp, phân tích lực và định luật Am-pe về lực từ để phân tích và giải bài tâp 1 Hoạt động của HS Hoạt động của GV - HS tóm tắt đề theo yêu cầu của GV - HS suy nghĩ và trả lời các câu hỏi của GV + O1M = O2M = O1O2 ( M là trung điểm O1O2) + Xác định cảm ứng từ do I1 gây ra tại M, I2 gây ra tại M sau đó áp dụng nguyên lí chồng chất từ trường + Dùng quy tắc nắm tay phải hoặc quy tắc đinh ốc 1: , vuông góc với O1O2 và ngược chiều nhau, B1M = B2M + = 0 + HS tự lực làm việc, kết quả :BN= 0.72.10-5, cùng chiều . - Hướng dẫn HS giải bài 1 + Đọc đề bài (có thể gọi một HS đọc đề bài): Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn D1, D2 đặt song song trong không khí cách nhau khoảng d= 10cm, có dòng điện cùng chiều I1= I2 = 2,4 A đi qua.Tính cảm ứng từ tại M cách D1 và D2 khoảng R= 5cm N cách D1: R1= 20 cm, cách D2: R2= 10cm + Hướng dẫn HS tóm tắt đề bài a. ? - Nêu các câu hỏi để dẫn dắt HS giải bài toán: + Vị trí của M? + Làm thế nào để xác định căm ứng từ tại M: ? + Xác định , ? + ? b.? GV hướng dẫn HS tương tự như câu a, tuy nhiên lúc này cùng chiều nhau, độ lớn khác nhau. Hoạt động 3: Vận dụng quy tắc nắm tay phải hoặc quy tắc đinh ốc 2 để phân tích và giải bài 2/153 SGK Hoạt động của HS Hoạt động của GV - HS đọc đề và lên bảng tóm tắt đề R1 = R2 = R = 10 cm I1 = 3A; I2 = 4 A Vòng dây 1 nằm trong mf nằm ngang, vòng dây 2 nằm trong mf thẳng đứng, O1≡ O2 ≡ O - HS suy nghĩ nêu phương án giải + + Vận dụng quy tắc nắm tay phải: có phương thẳng đứng, chiều hướng lên, có phương nằm ngang, chiều hướng sang phải. + + + + tagα = suy ra α ≈ 370 - Gọi HS đọc đề và lên bảng tóm tắt bài 2/153 SGK. - Yêu cầu HS suy nghĩ nêu phương án giải. - GV bổ sung, nêu phương án giải Nêu các câu hỏi dẫn dắt để HS giải bài toán + ? + ? ? + B0? + B1? B2? + Cho HS thay các giá trị để tìm được kết quả B0 + Xác định hướng của? Tức xác định góc lệch α? Hoạt động 4: Củng cố, giao bài tập về nhà Hoạt động của HS Hoạt động của GV - Lắng nghe ghi nhớ - Ghi nhân nhiệm vụ học tập - GV lưu ý lại cho HS những sai lầm các em có thể mắc phải,việc phân tích và lựa chọn các công thức, định luật, quy tắc thích hợp vận dụng giải bài tập. - Trên cơ sở các bài tập đã được hướng dẫn, yêu cầu HS về nhà làm thêm các bài tập trong sách bài tập. Hoạt động 6 : Kiểm tra 15 phút IV..Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Soạn ngày / / / Tiết: 49 BÀI 31 : TƯƠNG TÁC GIỮA HAI DÒNG ĐIỆN THẲNG SONG SONG. ĐỊNH NGHĨA AM-PE I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Sử dụng được quy tắc bàn tay trái xác định chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện để giải thích vì sao hai dòng điện cùng chiều thì đẩy nhau, hai dòng điện ngược chiều thì hút nhau. - Thành lập được công thức xác định lực từ tác dụng lên một đơn vị chiều dài của dòng điện. - Phát biểu được định nghĩa đơn vị Am-pe. 2. Kĩ năng - Vận dụng được công thức xác định lực từ tác dụng lên một đơn vị chiều dài của dòng điện để giải một số bài toán đơn giản. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Bộ thí nghiệm về tương tác giữa hai dòng điện song song,(đoạn phim thí nghiệm tương tác giữa hai dòng điện song song trêm máy tính). 2. HS - Các kiến thức về lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC Hoạt động 1: Giải thích tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song Hoạt động của trò Hoạt động của thầy - HS nhận xét: hai dòng điện song song, cùng chiều thì hút nhau, ngược chiều thì đẩy nhau. - HS theo dõi - HS lên bảng, xác định cảm ứng từ (theo quy tắc nắm tay phải) và lực từ tác dụng lên mỗi đoạn dây (quy tắc bàn tay trái): + Cảm ứng từ của dòng I1 tại các điểm trên dây PQ: ^ (MNPQ), hướng từ sau ra phía trước mặt phẳng hình vẽ. + Lực từ tác dụng lên dây PQ: Î (MNPQ), chiều hướng sang trái, nghĩa là nó bị hút về phía dòng điện MN. Tương tự, HS xác định được cũng hút MN về phía PQ Vậy hai dòng điện song song, cùng chiều thì hút nhau. - HS tiến hành tương tự, xác định được cảm ứng từ, lực từ tác dụng lên mỗi đoạn dây Þ chúng sẽ hút nhau. - Trình chiếu cho HS xem đoạn phim thí nghiệm tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song. Cho HS nhận xét. - GV đặt vấn đề vào bài: Trong thí nghiệm trên ta thấy, hai dòng điện song song, cùng chiều thì hút nhau, ngược chiều thì đẩy nhau. Tại sao lại như vậy? * Trước hết ta hãy giải thích trường hợp hai dòng điện song song, cùng chiều thì hút nhau. - GV vẽ hình 31.1 (chưa xác định cảm ứng từ và lực từ) lên bảng. Yêu cầu HS xác định cảm ứng từ và lực từ tác dụng lên mỗi đoạn dây rồi rút ra kết luận * Giải thích trường hợp hai dây dẫn song song, ngược chiều. - Yêu cầu HS tiến hành tương tự trường hợp cùng chiều. 1. Tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song a. Giải thích thí nghiệm - Hai dòng điện song song cùng chiều thì hút nhau, ngược chiều thì đẩy nhau. Hoạt động 2: Tính độ lớn của lực từ tác dụng lên mỗi đơn vị dài của dòng điện; định nghĩa đơn vị cường độ dòng điện Am-pe. Hoạt động của HS Hoạt động của GV - Nghe câu hỏi, suy nghĩ để trả lời: + + F= BIsinα = BI2sinα + ( sinα = 1) + (*) + HS định nghĩa dựa vào công thức theo ý hiểu - HS ghi vào vở. - GV đặt các câu hỏi dẫn dắt HS đi đến công thức: Gọi I1, I2 là cường độ dòng điện tương ứng trong dây MN và dây PQ (như hình 31.1). + Cảm ứng từ của dòng I1 gây ra tại điểm A trên PQ được tính theo công thức nào? Gọi là chiều dài của đoạn CD trên dây I2 + Sử dụng công thức nào để viết biểu thức độ lớn của lực từ tác dụng lên đoạn CD? + Độ lớn của lực từ tác dụng lên một đơn vị chiều dài của dòng điện I2 bằng bao nhiêu? GV lưu ý cho HS công thức (*) áp dụng được cho cả trường hợp lực tác dụng lên dòng điện I1. - Yêu cầu HS dựa vào công thức (*) định nghĩa đơn vị cường độ dòng điện Am-pe.(gợi ý khi I1 = I2 = I, r = 1m, F = 2.10-7 thì I = ? ) - Bổ sung, định nghĩa như SGK b. Công thức tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song Cảm ứng từ của dòng I1 : Þ Lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện I2 có chiều dài là: Þ Lực từ tác dụng lên một đơn vị dài của dây dẫn mang dòng điện I2 là: (*) 2. Định nghĩa đơn vị Am-pe Trong công thức (*) ta thấy: Định nghĩa đơn vị Am-pe: SGK Hoạt động 3: Củng cố và ra bài tập về nhà Hoạt động của HS Hoạt động của GV - HS trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV. - HS làm theo yêu cầu của GV. - Ghi bài tập về nhà. - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi cuối bài - Yêu cầu HS làm vào vở bài tập 1,2/156, 157 SGK, goi 2 HS lên bảng giải và đánh giá. - Giao bài tập về nhà: trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4/156; làm các bài tập 3, 4/157 IV..Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Soạn ngày / / / Tiết: 50 BÀI 32: LỰC LO-REN-XƠ I. MỤC TIÊU Kiến thức - Trình bày được phương của lực Lo-ren-xơ, quy tắc xác định chiều của lực Lo-ren-xơ, công thức xác định độ lớn của lực Lo-ren-xơ. Kĩ năng - Xác định được đô lớn, phương, chiều của lực Lo-ren-xơ tác dụng lên một điện tích q chuyển động với vận tốc trong mặt phẳng vuông góc với các đường sức từ của một từ trường đều. II. CHUẨN BỊ 1. GV - Bộ thí nghiệm về chuyển động của electron trong từ trường, (đoạn phim thí nghiệm chuyển động của electron trong từ trường hay thí nghiệm chứng minh trên máy tính).- Dự kiến nội dung ghi bảng (HS tự ghi teo GV). III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu thí nghiệm chuyển động của electron trong từ trường Hoạt động của HS Hoạt động của GV - HS quan sát và rút ra nhận xét: + xuất hiện một vòng tròn sang màu xanh nằm trong mặt phẳng vuông góc với đường sức từ của vòng dây Hem- hôn - HS nhận xét: + electron không chuyển động thẳng mà chuyển động tròn chứng tỏ từ trường tác dụng lên electron. - Gv giới thiệu thiết bị thí nghiệm (nếu có), tiến hành thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát và nhận xét.(nếu kg có thì cho HS xem phim về chuyển động của electron trong từ trường). - Cho biết vòng tròn sang trong bình cho biết quỹ đạo chuyển động của e. - Hỏi: Nhận xét về quỹ đạo chuyển động của electron trong từ trường?chứng tỏ điều gì? - Cho biết nhiều thí nghiệm khác cũng chứng tỏ rằng từ trường chẳng những tác dụng lực lên electron mà nó cũng tác dụng lên bất kì hạt mang điện nào chuyển động trong nó. 1. Thí nghiệm: SGK KL: Trong từ trường electron không chuyển động thẳng mà chuyển động tròn chứng tỏ từ trường tác dụng lực lên electron. - Nhiều thí nghiệm khác chứng tỏ, từ trường tác dụng lên bất kì hạt mang điện chuyển động trong nó. Hoạt động 2: Xác định phương, chiều, độ lớn của lực Lo-ren-xơ Hoạt động của HS Hoạt động của GV - Ghi vào vở - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi: + ^ , ^ n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiáo án vật lý lớp 11 nâng cao.doc
Tài liệu liên quan