Giáo trình Hướng dẫn sử dụng SketchUp

Tùy chọn Show ground from below dùng để điều khiển sự nhìn thấy mặt đất từ phía

dưới. Điều này có nghĩa là khi điểm nhìn của bạn là ở dưới mặt đất (khi dùng công cụ Orbit để

xoay ) và bạn đang nhìn xuyên qua mặt đất về phía bầu trời, nếu tùy chọn trên được chọn thì bạn

sẽ nhìn thấy mặt đất còn nếu không thì bạn sẽ không thấy mặt đất.

Thay đổi thiết lập về Watermark:

Watermark là hình ảnh bất kỳ được thêm vào một bản vẽ như một lớp phủ. Nó thường

được sử dụng để ghi nhãn là logo của một công ty hoặc các thông tin bản quyền cụ thể trên bản

vẽ. Bạn có thể thêm các Watermark vào các mô hình hiện tại bằng cách sử dụng cửa sổ thiết lập

Watermark trong tab Edit như trong hình 4.37.

- Display Watermarks: Dùng để bật hoặc tắt hiển thị của tất cả các Watermark trong

bản vẽ của bạn.

- Add, Remove và Edit: Cho phép thêm, bớt và chỉnh sửa các Watermark có trong style

mà bạn đang chỉnh sửa (tab Edit).

- List: Danh sách này hiển thị tất cả các Watermark liên quan đến mô hình trong không

pdf274 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7576 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Hướng dẫn sử dụng SketchUp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột mô hình là ngôi nhà và bạn muốn áp dụng một kiểu mẫu cửa trong một bức ảnh nào đó vào trong mô hình của bạn, chẳng lẽ bạn lại phải vẽ lại cái cửa đó trên mô hình của bạn? Không nhất thiết phải như vậy, rất đơn giản bạn chỉ cần sử dụng công cụ Paint Bucket và tô bức ảnh cái cửa lên trên bề mặt tường của mô hình tại vị trí dự định đặt một cái cửa. - Bạn có một bức ảnh chụp mô hình và muốn sử dụng nó để dựng lại mô hình đó: Bạn có thể sử dụng một công cụ rất tuyệt vời trong SketchUp để dựng một mô hình từ một bức ảnh và công cụ đó là Match Photo. Sử dụng công cụ Paint Bucket Chèn một bức ảnh lên bề mặt phẳng Nhập (Import) một bức ảnh làm Texture: 1. Dựng một mô hình như trong hình 5.1 vì Texture cần một bề mặt để chèn. Hình 5.1: Dựng mô hình khối lập phương 2. Chọn mục Import.... trên trình đơn File của menu chính. Hộp thoại Open xuất hiện như trong hình 5.2. 3. Ở hộp chọn Files of type chọn là All Supported Image Type để hiển thị tất cả các định dạng ảnh có thể chèn trong SketchUp và dẫn đến thư mục chứa bức ảnh cần chọn Chương V -Phần II SketchUp by Kienking@Gmail.com 103 làm texture. Chọn bức ảnh mà bạn muốn, bức ảnh sẽ được hiện trong khung nhìn trước Preview ở bên phải hộp thoại, và chọn Use as texture ở mục Options... nằm dưới khung nhìn trước. Hình 5.2: Hộp thoại Open 4. Kích vào nút Open. Hộp thoại Open biến mất, và Paint Bucket trở thành công cụ đang được kích hoạt của bạn, với con trỏ kèm theo hình ảnh đã được chọn ở bước trên như trong hình 5.3. Hình 5.3: Sau khi bấm nút Open 5. Kích vào một điểm trên một bề mặt nào đó trên mô hình để chọn làm điểm chèn Texture thứ nhất. Sau đó tiếp tục di chuyển chuột để chọn điểm chèn thứ hai như trong hình 5.4. Lưu ý điểm chèn thứ nhất chính là góc dưới bên trái của bức ảnh còn điểm chèn thứ hai là góc trên cùng bên phải của bức ảnh. 6. Kích chuột ở điểm chèn thứ hai để hoàn thành việc chèn ảnh làm texture ta sẽ được như trong hình 5.5. Chương V -Phần II SketchUp by Kienking@Gmail.com 104 Hình 5.4: Chọn điểm chèn Texture Hình 5.5: Hoàn thành việc chèn một bức ảnh làm texture Chỉnh sửa (Edit)Texture: Sau khi hoàn thành việc chèn một bức ảnh như là một texture lên trên một bề mặt như trên, có thể bạn muốn thay đổi hình ảnh đã chèn đó : Như làm cho nó lớn hơn, lật nó lên hay xoay nó? Có thể vì đó là các chức năng mà công cụ Position Texture hướng đến. Công cụ Position Texture thực sự là một công cụ dùng để chỉnh sửa Texture. Và các chức năng của công cụ này trong SketchUp được chia làm hai nhóm: - Move/Scale/Rotate/Shear/Distort – Đó là nhóm chức năng dùng để chỉnh sửa texture được chèn bằng cách di chuyển/Thay đổi kích thước theo tỉ lệ/Xoay/Nghiêng/Biến dạng. Các chỉnh sửa này phụ thuộc vào một điểm được ghim chặt (Pin) trên texture khi thực hiện nên trong SketchUp nhóm này được gọi là Fixed Pin. - Sketch - Đó là chức năng cho phép chỉnh sửa texture của bạn bằng cách kéo giãn nó để nó vừa khít với bề mặt được chèn. Chỉnh sửa này không phụ thuộc vào điểm được ghim chặt nên trong SketchUp gọi là Free Pin. Lưu ý: Bạn chỉ có thể chỉnh sửa các texture trên các bề mặt phẳng, công cụ Position Điểm chèn thứ hai Điểm chèn thứ nhất Chương V -Phần II SketchUp by Kienking@Gmail.com 105 texture không làm việc trên các bề mặt cong. Sau đây là các bước thực hiện để chỉnh sửa một texture: 1. Sử dụng công cụ Select để chọn bề mặt có chứa texture cần chỉnh sửa. 2. Chọn Edit/Face/Texture/Position trên menu chính hoặc kích chuột phải lên bề mặt có chứa texture và chọn Texture/Position trên menu ngữ cảnh hiện ra. Ta sẽ được như trong hình 5.6. Hình 5.6: Bên trái là Fixed Pin và bên phải là Free Pin Bạn sẽ nhìn thấy các phiên bản trong suốt của bức ảnh gốc đã chèn xuất hiện xung quanh nó, và trên bức ảnh gốc xuất hiện 4 biểu tượng cái ghim (Pin) ở 4 góc của bức ảnh. - Nếu là Fixed Pin (hình bên trái trong hình 5.6) thì 4 biểu tượng cái ghim sẽ có 4 mầu khác nhau là xanh da trời, vàng, đỏ và xanh lá cây và bên cạnh nó là 4 biểu tượng thể hiện các chức năng chỉnh sửa khác nhau là Scale/Shear (xanh da trời), Distort (vàng), Move (đỏ) và Scale/Rotate (xanh lá cây). - Nếu là Free Pin (hình bên phải trong hình 5.6) thì 4 biểu tượng cái ghim có chung một mầu là mầu vàng. Lưu ý: Bạn có thể thay đổi từ nhóm Fixed Pin sang nhóm Free Pin và ngược lại bằng cách nhấn và giữ phím Shift. 3. Chỉnh sửa texture. Tại thời điểm này, những điều bạn có thể làm để chỉnh sửa texture của bạn được đặt ở hai nơi. - Thứ nhất là kích chuột phải một menu ngữ cảnh xuất hiện như trong hình 5.7. Hình 5.7: Menu ngữ cảnh xuất hiện khi kích chuột phải Scale/Shear Move Scale/Rotate Distort Chương V -Phần II SketchUp by Kienking@Gmail.com 106 * Done: Nói với SketchUp là bạn đã hoàn tất việc chỉnh sửa texture. * Reset: Hủy tất cả các thay đổi bạn đã thực hiện cho texture của bạn và làm cho nó trở về trạng thái ban đầu trước khi bắt đầu chỉnh sửa. * Flip: Lật texture của bạn sang trái hay sang phải (Left/Right) hoặc lên và xuống (Up/Down), tùy thuộc vào việc bạn lựa chọn ở menu phụ của Flip. * Rotate: Xoay texture của bạn một góc 900, 1800 hoặc 2700, tùy thuộc vào việc bạn lựa chọn ở menu phụ của Rotate. * Fixed Pins: Khi lựa chọn này được chọn thì các chỉnh sửa bạn đang thực hiện thuộc nhóm Fixed Pin còn ngược lại không chọn thì các chỉnh sửa bạn đang thực hiện thuộc nhóm Free Pin. * Undo/Redo: hủy hoặc phục hồi các bước mà bạn đã thực hiện khi chỉnh sửa ( chỉ hoạt động với cách chỉnh sửa thứ hai-nói ở phần dưới đây). - Thứ hai là kéo các biểu tượng ghim (Pin) trên bức ảnh để chỉnh sửa texture: * Scale/Shear (màu xanh da trời): Thay đổi kích thước theo tỉ lệ và nghiêng texture của bạn trong khi bạn kéo nó. Nghiêng bằng cách làm cho hình ảnh nghiêng sang trái hoặc phải. Chú ý hai điểm ghim phía dưới luôn luôn cố định khi bạn thực hiện. Xem trong hình 5.8. Hình 5.8: Scale shear * Distort (màu vàng): Làm biến dạng texture của bạn trong khi bạn kéo nó, trong trường hợp này, sự biến dạng trông giống như một kiểu thể hiện của hiệu ứng phối cảnh. Chú ý là ba điểm ghim còn lại luôn luôn cố định khi bạn thực hiện. Xem trong hình 5.9. * Scale/Rotate ( màu xanh lá cây): Thay đổi kích thước theo tỉ lệ và xoay texture của bạn trong khi bạn kéo nó. Chú ý điểm ghim bên trái phía dưới luôn luôn cố định khi bạn thực hiện. Xem trong hình 5.10. * Move (màu đỏ): Di chuyển texture của bạn đi xung quanh trong khi bạn kéo nó. Lưu ý rằng tất cả các điểm ghim đều di chuyển theo nó. Xem trong hình 5.11. Chương V -Phần II SketchUp by Kienking@Gmail.com 107 Hình 5.9: Distort Hình 5.10: Scale/Rotate Hình 5.11: Move Chương V -Phần II SketchUp by Kienking@Gmail.com 108 4. Click vào bất cứ nơi nào bên ngoài texture của bạn trong không gian làm việc sketchUp để hoàn thành việc chỉnh sửa. Bạn cũng có thể kích phải chuột và chọn Done từ menu ngữ cảnh xuất hiện, hoặc nhấn phím Enter. Lưy ý: Trong quá trình thực hiện việc chỉnh sửa Texure bạn có thể nhấn phím Esc để thoát khỏi công cụ Position texture. Kéo giãn (Sketch) Texture: Đó là chức năng cho phép chỉnh sửa texture của bạn bằng cách kéo giãn nó để nó vừa khít với bề mặt được chèn. Thực hiện theo các bước sau: 1. Sử dụng công cụ Select để chọn bề mặt có chứa texture cần chỉnh sửa. 2. Chọn Edit/Face/Texture/Position trên menu chính hoặc kích chuột phải lên bề mặt có chứa texture và chọn Texture/Position trên menu ngữ cảnh hiện ra. 3. Kích chuột phải vào texture của bạn và bỏ tùy chọn Fixed Pins ( đảm bảo rằng không có dấu tích bên cạnh nó ) trên menu ngữ cảnh xuất hiện như trong hình 5.12. Hình 5.12: Bỏ tích chọn Fixed Pins Khi đó 4 biểu tượng nhỏ bên cạnh 4 cái ghim trên bức ảnh sẽ biến mất và mầu sắc của 4 cái ghim sẽ chuyển sang màu vàng như trong hình 5.13. Hình 5.13: Khi bỏ tích chọn Fixed Pins 4. Kích một lần chuột trái vào một biểu tượng cái ghim (Pin) rồi nhả phím chuột để nhấc nó lên. Ở ví dụ này tôi sẽ nhấc cái Pin ở phía trên bên phải của bức ảnh. Chương V -Phần II SketchUp by Kienking@Gmail.com 109 Khi bạn di chuyển chuột thì biểu tượng cái ghim (Pin) mà bạn đã kích sẽ di chuyển theo. Bấm phím Esc để bỏ biểu tượng cái ghim (Pin) mà bạn đang di chuyển theo con trỏ chuột nếu không muốn di chuyển nó. 5. Đặt Pin mà bạn đang di chuyển vào vị trí mép ngoài cùng bên phải của sàn tầng 1 của ngôi nhà trong ảnh như trong hình 5.14 và kích một lần chuột trái. Hình 5.14: Di chuyển và dặt Pin vào vị trí mới 6. Làm tương tự ở bước 4 và 5 để đặt Pin ở phía trên bên trái của bức ảnh vào vị trí mép ngoài cùng bên trái của sàn tầng 1; đặt Pin ở góc dưới bên phải vào vị trí nền ngoài cùng bên phải; đặt Pin ở góc dưới trên trái của bức ảnh vào vị trí nền ngoài cùng bên trái ta sẽ được như trong hình 5.15. Hình 5.15: Di chuyển và dặt Pin còn lại vào vị trí mới 7. Kích một lần chuột trái vào các Pin, giữ và di chuột để kéo các Pin tại các vị trí mới tới 4 góc tương ứng của bề mặt mô hình có texture đang chỉnh sửa của bạn rồi nhả phím chuột trái. Ta sẽ được như trong hình 5.16. 8. Nhấn phím Enter để hoàn thành việc chỉnh sửa texture hoặc kích phải chuột và chọn Done từ menu ngữ cảnh xuất hiện ta sẽ được như trong hình 5.17. Vị trí mới Chương V -Phần II SketchUp by Kienking@Gmail.com 110 Hình 5.16: Di chuyển và dặt Pin vào 4 góc của bề mặt mô hình Hình 5.17: Hoàn thành việc kéo giãn texture Thay đổi kích thước (scale) của mô hình sao cho nó phù hợp với bức ảnh chèn làm texture. Thật tuyệt vời khi bạn kéo giãn bức ảnh làm texture để cho nó phù hợp bề mặt được chèn nhưng điều đó sẽ dẫn đến một trong hai trường hợp sau: - Tỷ lệ bức ảnh là chính xác: Nghĩa là tỉ lệ giữa chiều dài và rộng của bức ảnh được giữ nguyên khi được kéo giãn. Đây là trường hợp chỉ khi các bề mặt mà bạn chèn texture được dựng chính xác và có tỉ lệ kích thước phù hợp với bức ảnh chèn. - Tỷ lệ bức ảnh không chính xác. Nghĩa là tỉ lệ giữa chiều dài và rộng của bức ảnh không được giữ nguyên khi được kéo giãn, khi một trong hai cạnh của bức ảnh sẽ bị kéo dài hay bị co lại. Không có gì phải lo lắng, bạn chỉ cần dùng các công cụ hiện có của SketchUp để thay đổi kích thước của bề mặt để nó phù hợp với bức ảnh được chèn làm texture. Tối ưu hóa bức ảnh Texture: Tối ưu hóa hình ảnh texture trong mô hình là một cách thức để giảm kích thước tập tin SketchUp của bạn. Đây là các tính năng mới được bổ sung so với phiên bản 7. Chương V -Phần II SketchUp by Kienking@Gmail.com 111 Nó gồm hai công cụ sau để tối ưu hóa: - Công cụ Make Unique Texture: Kích chuột phải vào bất kỳ bề mặt nào đã được chèn bức ảnh làm Texture trên mô hình của bạn và chọn Make Unique Texture từ menu ngữ cảnh hiện ra. Khi đó các phần không nhìn thấy của bức ảnh (phần nhìn thấy là phần thể hiện trong trên bề mặt mô hình được chèn, còn các phần bên ngoài bề mặt được chèn của bức ảnh là không nhìn thấy) sẽ bị xén bỏ đi. Tại sao điều này quan trọng? Vì những gì mà bạn không thể nhìn thấy các phần khác của bức ảnh không có nghĩa là nó không có ở đó; SketchUp lưu trữ toàn bộ bức ảnh với mô hình, ngay cả khi bạn chỉ sử dụng một chút ít của nó. Trong một mô hình phức tạp với hàng chục bức ảnh được chèn làm texture, thì SketchUp sẽ lưu trữ tất cả các dữ liệu không nhìn thấy của các bức ảnh đó sẽ tạo ra một kích thước tập tin (file) lớn không cần thiết. Vì vậy phải cắt bỏ các phần không nhìn thấy đi để giảm kích thước tập tin (file). Từ ví dụ là hình 5.17 bạn hãy sử dụng công cụ Select để chọn bề mặt có chứa texture, sau dó Edit/Face/Texture/Position trên menu chính hoặc kích chuột phải lên bề mặt có chứa texture và chọn Texture/Position trên menu ngữ cảnh hiện ra ta sẽ được như trong hình 5.18. Hình 5.18: Phần nhìn thấy và phần không nhìn thấy của bức ảnh Bạn có thấy rằng phần nhìn thấy của bức ảnh trên bề mặt của mô hình là phần nằm trong phạm vi bề mặt được chèn texture, phần không nhìn thấy là phần nằm ngoài phạm vị đó và nó bị làm mờ đi so với phần nhìn thấy. Bây giờ hãy nhấn phím ESC để thoát ra khỏi công cụ chỉnh sửa texture. Kích chuột phải lên trên bề mặt có chứa texture và chọn Make Unique Texture từ menu ngữ cảnh hiện ra hoặc dùng công cụ Select lựa chọn bề mặt có chứa texture rồi chọn Edit/Face/ Make Unique Texture trên menu ngữ cảnh. Sau đó bạn kích chuột phải lên bề mặt có chứa texture và chọn Texture/Position trên menu ngữ cảnh hiện ra ta sẽ được như trong hình 5.19. Lúc này các phần không nhìn thấy của bức ảnh bị xén đi. Lưu ý: Các bức ảnh mờ trong suốt xuất hiện xung quanh bức ảnh gốc làm texture không ảnh hưởng gì đến dung lượng của tập tin vì đây chỉ là các bản sao của ảnh gốc mà chương trình SketchUp tạo ra khi sử dụng công cụ Position Texture. - Công cụ Combine Texture: Ghép hai hay nhiều texture trong mô hình của bạn thành một texture. Tại sao? Càng ít texture trong mô hình của bạn, kích thước tập tin sẽ nhỏ đi. Thực hiện theo các bước sau để sử dụng tính năng này: Phần không nhìn thấy Phần nhìn thấy Chương V -Phần II SketchUp by Kienking@Gmail.com 112 Hình 5.19: Các phần không nhìn thấy bị xén đi 1. Từ một mô hình như trong hình 5.1 ở đầu chương này, hãy sử dụng công cụ Line để vẽ một đường thẳng chia một bề mặt bất kỳ ra làm hai bề mặt như trong hình 5.20. Hình 5.20: Chia một bề mặt thành hai bề mặt mới 2. Thực hiện các bước ở phần “Nhập (Import) một bức ảnh làm Texture” ở đầu chương này để lần lượt chèn hai bức ảnh khác nhau vào hai bề mặt mới trên, ta sẽ được như trong hình 5.21. Khi đó trên mô hình của bãn sẽ có hai texture là hai bức ảnh chèn khác nhau và việc chỉnh sửa sẽ được thực hiện trên từng texture riêng biệt. 3. Chọn công cụ Select trên thanh công cụ, giữ phím Ctrl và lần lượt kích chọn từng bề mặt được chèn texture ở trên. Lưu ý rằng các bề mặt được chọn phải nằm trong cùng một mặt phẳng và tiếp giáp với nhau ( có chung cạnh). 4. Kích chuột phải trên bất kỳ các bề mặt mà bạn đã chọn ở bước 3 và chọn Combine Texture từ menu ngữ cảnh hiện ra. 5. Hộp thoại SkethUp sẽ hiện ra hỏi bạn có xóa cạnh chung thuộc cả hai bề mặt không, xem trong hình 5.22. Chương V -Phần II SketchUp by Kienking@Gmail.com 113 Nếu chọn Yes, hai texture sẽ được ghộp thành 1 và cạnh chung sẽ biến mất (hai bề mặt ghộp lại thành một) như trong hình 5.23. Và nó sẽ xén tất cả các phần không nhìn thấy của các bức ảnh gốc. Hình 5.21: Chèn hai bức ảnh khác nhau lên hai bề mặt mới Hình 5.22: Hộp thoại SketchUp Hình 5.23: Gộp hai texture thành một Nếu chọn No, hai texture sẽ được ghộp thành 1 và cạnh chung sẽ không biến mất. Và nó sẽ xén tất cả các phần không nhìn thấy của các bức ảnh gốc Chương V -Phần II SketchUp by Kienking@Gmail.com 114 Chỉnh sửa bức ảnh dùng làm Texture Tính năng này không dùng để giảm kích thước tập tin, nó chỉ để chỉnh sửa nội dung bên trong bức ảnh gốc bạn đã sử dụng làm texture để chèn lên bề mặt trên mô hình của bạn. Thực hiện theo các bước sau để chỉnh sửa ảnh: 1. Kích chuột phải vào bề mặt có chèn texture cần chỉnh sửa trên mô hình của bạn và chọn Texture/Edit Texture Image... từ menu ngữ cảnh hiện ra. 2. Một chương trình chỉnh sửa ảnh được mở ra kèm với bức ảnh, hãy thay đổi bất cứ điều gì mà bạn muốn thực hiện. 3. Sau khi chỉnh sửa xong hãy lưu lại với tên gốc ban đầu của nó rồi đóng chương trình chỉnh sửa lại ( không chọn Save As và thay đổi tên file). 4. Quay trở lại chương trình SketchUp, kiểm tra để đảm bảo những chỉnh sửa của bạn đã được áp dụng. Lưu ý: Những chương trình chỉnh sửa hình ảnh mở ra ở bước 2 phụ thuộc vào những phần mềm gì mà bạn đã cài đặt trên máy tính của bạn. Và bạn có thể chỉ định một chương trình chỉnh sửa ảnh nào đó bằng cách kích chuột phải vào tập tin (file) ảnh cần chỉnh sửa và chọn Properties từ menu ngữ cảnh hiện ra, kích vào nút Change... trong tab Genaral của hộp thoại Properties để thay đổi Open with với định dạng file đó ( đây là chỉ dẫn cho hệ điều hành Window XP còn các hệ điều hành khác có lẽ sẽ khác). Chèn một bức ảnh lên bề mặt cong Trong bề mặt cong thì được chia ra làm hai loại đó là cong theo một hướng và cong theo nhiều hướng: - Cong theo một hướng: Hình trụ tròn là một ví dụ cổ điển của một bề mặt cong chỉ theo một hướng. Trong SketchUp, một hình trụ là một loạt các hình chữ nhật cơ bản đặt cạnh nhau. Một cách khác để hiểu về các mặt cong một hướng là xem xét làm thế nào mà có thể tạo ra được nó. Nếu bề mặt cong được tạo thành từ sự kéo đẩy của công cụ Push/Pull hay Follow Me thì đó là mặt cong một hướng. Để chèn một bức ảnh vào một bề mặt cong một hướng, bạn có thể sử dụng phương pháp mặt lân cận; nó hoạt động tốt và không kéo dài hình ảnh của bạn. - Cong theo nhiều hướng: Các đối tượng như địa hình, rèm cửa... là tất cả các ví dụ chính về các bề mặt cong theo nhiều hướng. Nó luôn luôn được tạo thành bởi các hình tam giác không đều cạnh và không bao giờ là các hình chữ nhật cơ bản. Để chèn một bức ảnh vào một bề mặt cong theo nhiều hướng, bạn phải sử dụng phương pháp Projected Texture. Bề mặt cong theo một hướng Bề mặt cong theo nhiều hướng Chương V -Phần II SketchUp by Kienking@Gmail.com 115 Phương pháp các mặt lân cận : Nếu bạn cần phải chèn một hình ảnh lên một bề mặt cong chỉ theo một hướng duy nhất ( chẳng hạn như một hình trụ ), bạn có thể sử dụng kỹ thuật này. Thực hiện theo các bước sau: 1. Dùng công cụ Arc vẽ hai cung tròn liên tiếp, dùng công cụ Rectangle vẽ một hình chữ nhật ở đầu một cung tròn. Sử dụng công cụ Follow Me để kéo hình chữ nhật theo các cung tròn ta sẽ được một mặt cong một hướng và chọn Hidden Geometry (để nhìn thấy các mặt cơ sở) trên trình đơn View của menu chính ta sẽ được như trong hình 5.24. Hình 5.24: Dựng mặt cong một hướng 2. Thực hiện các bước ở phần “Nhập (Import) một bức ảnh làm Texture” ở đầu chương này để nhập một bức ảnh vào trong không gian làm việc của SketchUp ta sẽ được như trong hình 5.25. Hình 5.25: Nhập một bức ảnh 3. Chèn bức ảnh vào bề mặt cơ sở (là một hình chữ nhật) ngoài cùng bên trái của bề mặt cong, ta sẽ được như trong hình 5.26. Lưu ý: Điểm chèn đầu ở phía dưới cùng bên trái và điểm chèn thứ hai ở phía trên cùng bên phải của bề mặt hình chữ nhật cơ sở (việc này rất quan trọng) . Chương V -Phần II SketchUp by Kienking@Gmail.com 116 Hình 5.26: Chèn bức ảnh vào bề mặt cơ sở 4. Chọn công cụ Paint Bucket trên thanh công cụ, giữ phím Alt và kích chuột lên trên bề mặt cơ sở vừa chèn bức ảnh (bề mặt ngoài cùng bên trái) để lấy mẫu texture. 5. Với công cụ Paint Bucket, click lần lượt mỗi bề mặt cơ sở một lần kích chuột theo thứ tự liên tiếp từ bề mặt thứ hai ngoài cùng bên trái cho đến bề mặt ngoài cùng bên phải theo chiều từ trái sang phải. Ta sẽ được như trong hình 5.27. Hình 5.27: Hoàn thành việc chèn ảnh lên bề mặt cong một hướng Phương pháp Projected Texture : Dùng để chèn một hình ảnh lên trên một bề mặt cong phức tạp. Khối của địa hình là những ví dụ điển hình của bề mặt cong phức tạp, gồ ghề, xoắn, gợn sóng, và nhiều hướng. Thực hiện theo các bước sau: 1. Các công cụ thuộc nhóm công cụ Sandbox để dựng mô hình một bề mặt địa hình và sử dụng công cụ Soften Edges để làm mềm cạnh ta sẽ được như trong hình 5.28. 2. Kích chuột phải lên trên bề mặt địa hình vừa dựng, chọn Explode từ menu ngữ cảnh hiện ra để phá bỏ group bề mặt địa hình này. 3. Dùng công cụ Rectangle để vẽ một hình chữ nhật bên trên bề mặt địa hình được tạo như trong hình 5.29 sao cho kích thước của hình chữ nhật gần bằng kích thước của bề mặt địa hình. Chương V -Phần II SketchUp by Kienking@Gmail.com 117 Hình 5.28: Dựng một bề mặt địa hình Hình 5.29: Vẽ một bề mặt chữ nhật 4. Thực hiện các bước ở phần “Nhập (Import) một bức ảnh làm Texture” ở đầu chương này để chèn một bức ảnh vào trong bề mặt hình chữ nhật như trong hình 5.30. Hình 5.30: Chèn bức ảnh lên bề mặt chữ nhật Chương V -Phần II SketchUp by Kienking@Gmail.com 118 5. Kích chuột phải lên trên bề mặt chữ nhật vừa được chèn ảnh, chọn Texture/Projected trên menu ngữ cảnh hiện ra. Xem trong hình 5.31. Hình 5.31: Chọn Texture/Projected 6. Chọn công cụ Paint Bucket trên thanh công cụ, giữ phím Alt và kích chuột lên trên bề mặt chữ nhật vừa được chèn bức ảnh để lấy mẫu texture. 7. Với công cụ Paint Bucket đã có mẫu texture, click lên bề mặt cong ở dưới thì ta sẽ được như trong hình 5.32. Hình 5.32: Tô lên trên bề mặt cong 8. Xóa bề mặt chữ nhật ở phía trên để hoàn thành việc chèn một bức ảnh lên trên một bề mặt cong theo nhiều hướng. Sử dụng công cụ Match Photo Đây là một công cụ rất thú vị trong SketchUp. Vậy công cụ Match Photo làm được những gì? Bạn có thể sử dụng công cụ này để làm hai việc sau: - Xây dựng một mô hình dựa trên một bức ảnh: Nếu bạn có một bức ảnh (hoặc nhiều bức ảnh ) trong đó có chứa mẫu ngôi nhà mà bạn cảm thấy rất thích thú và bạn muốn dựng lại mô hình ngôi nhà đó trong SketchUp. Công cụ Match Photo của SketchUp sẽ giúp bạn xây dựng mô hình ngôi nhà đó một cách dễ dàng. Chương V -Phần II SketchUp by Kienking@Gmail.com 119 - Phối cảnh mô hình ra ngoài thực tế: Bạn có một mô hình thiết kế của một tòa nhà và cũng có một bức ảnh chụp khung cảnh của nơi mà tòa nhà đó sẽ được xây dựng. Bạn có thể sử dụng công cụ Match Photo để đặt mô hình vào trong bức ảnh đó và tạo ra góc quan sát mô hình phù hợp với góc bức ảnh được chụp, nghĩa là vị trí đặt camera quan sát trong SketchUp cũng chính là vị trí chụp bức ảnh đó ngoài thực tế. Sau đó, bạn có thể tạo ra một hình ảnh phối cảnh của mô hình với khung cảnh thực tế. Lưu ý: Công cụ Match Photo chỉ làm việc trên các bức ảnh mà hình ảnh bên trong bức ảnh có ít nhất một cặp bề mặt vuông góc với nhau (như các góc của tòa nhà...). Nếu hình ảnh hoàn toàn tròn, hoặc lượn sóng, hoặc thậm chí tam giác, công cụ này sẽ không làm việc. * Lưu ý khi sử dụng công cụ Match Photo: - Photograph - ảnh chèn: Bức ảnh chèn của bạn hiển thị như là một hình nền (background) trong cửa sổ mô hình làm việc của bạn, và nó sẽ nằm nguyên ở đó miễn là bạn không sử dụng công cụ Orbit để thay đổi góc nhìn. Để mang hình ảnh của bạn trở lại do bị biến mất khi sử dụng công cụ Orbit, nhấp vào tab Scene ( ở phía trên cùng bền phải của cửa sổ mô hình làm việc của bạn) có nhãn là tên của file ảnh được chèn. - Perspective bar-đường phối cảnh: Đó là hai cặp đoạn thẳng nét đứt: một cặp màu xanh lá cây (tương ứng trục Y)và cặp còn lại màu đỏ (tương ứng trục X). Sử dụng chúng khi bạn thiết lập các đường phối cảnh của bức ảnh bằng cách kéo các điểm cuối của chúng để chúng nằm trên các cặp đường song song vuông góc lẫn nhau (nghĩa là đường xanh vuông góc với đỏ, đường đỏ song song với đỏ và đường xanh song song với xanh). Để hiểu rõ hơn xem những nội dung tiếp theo. - Horizen line-đường chân trời: Đây là một đường thẳng nằm ngang màu vàng, trong nhiều trường hợp bạn sẽ không phải sử dụng nó. Nó đại diện cho đường chân trời trong mô hình của bạn, và chỉ cần bạn đặt các đường Prepective (đường phối cảnh) một cách chính xác, nó sẽ tự điều chỉnh vị trí. - Vanishing point-điểm hội tụ trong phối cảnh: Nó nằm ở cả hai đầu của đường chân trời (Horizen line), và chỉ cần bạn đặt các đường Prepective (đường phối cảnh) một cách chính xác, nó sẽ tự điều chỉnh vị trí. Tốt nhất không nên tác động vào chúng. - Axis Origin- gốc tọa độ: Đây là nơi mà các trục màu đỏ, xanh lá cây, và màu xanh da trời gặp nhau. - Scale Line/Vertical-Thay đổi kích thước bức ảnh-Đường thẳng đứng màu xanh da trời: Nhấp và kéo đường màu xanh này cho phép bạn thay đổi kích thước của bức ảnh của bạn. - Tab Scene Match Photo: Khi bạn tạo một Match Photo mới, đồng thời bạn cũng sẽ tạo ra một cảnh mới (Scene –sẽ nói ở chương tiếp theo). Nhấp chuột vào một tab Scene Match Photo để trở lại khung nhìn ban đầu của bạn được thiết lập khi tạo ra Match Photo. Nó cũng làm cho bức ảnh được chèn xuất hiện trở lại, bức ảnh chèn biến mất khi bạn sử dụng công cụ Orbit quay mô hình để quan sát góc nhìn khác. - Hộp thoại Match Photo: Đây là hộp thoại điều khiển Match Photo, đó là nơi bạn có thể tìm thấy gần như tất cả các điều khiển bạn cần để tạo, chỉnh sửa, và làm việc với bức ảnh chèn bằng công cụ Match Photo. - Thiết lập khả năng hiển thị hình ảnh trong hộp thoại Style: Đó là phần tùy chọn về Match Photo trong thiết lập Modeling của tab Edit trong hộp thoại Style (xem phần cuối của chương IV), ở đó bạn có thể kiểm soát khả năng hiển thị của hình ảnh được chèn bằng công cụ Match Photo. Chương V -Phần II SketchUp by Kienking@Gmail.com 120 * Chèn bức ảnh và thiết lập công cụ Match Photo: Thực hiện theo các bước sau đây để xây dựng mô hình từ một bức ảnh có sẵn bằng công cụ Match Photo: 1. Chọn Match New Photo... từ trình đơn Camera trên menu chính. Hộp thoại Se

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuong_i_834.pdf
Tài liệu liên quan