Giáo trình Kinh tế phát triển (Phần 1)

Lời nói đầu

Chương 1. TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 3

1.1. Khái niệm tăng trưởng và phát triển kinh tế

1.2. Các thước đo tăng trưởng và phát triển kinh tế

1.3. Nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế và đặc điểm của các nước đang phát triển

1.4. Vai trò của Nhà nước đối với quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế

Chương 2. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI CÔNG BẰNG XÃ HỘI 26

2.1. Các hình thức phân phối thu nhập

2.2. Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội

2.3. Vấn đề nghèo đói

Chương 3. CÁC NGUỒN LỰC VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 45

3.1. Tài nguyên thiên nhiên với tăng trưởng và phát triển kinh tế

3.2. Nguồn lao động với tăng trưởng và phát triển kinh tế

3.3. Khoa học và công nghệ với tăng trưởng và phát triển kinh tế

3.4. Vốn với tăng trưởng và phát triển kinh tế

Chương 4. CƠ CẤU KINH TẾ VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 72

4.1. Lý luận chung về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

4.2. Những giải pháp chủ yếu thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chương 5. NÔNG NGHIỆP VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 89

5.1. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp

5.2. Vai trò của sản xuất nông nghiệp đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế

5.3. Một số vấn đề kinh tế chủ yếu trong phát triển nông nghiệp nước ta

Chương 6. CÔNG NGHIỆP VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 127

6.1. Đặc điểm của sản xuất công nghiệp

6.2. Vai trò của sản xuất công nghiệp đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế

6.3. Những vấn đề kinh tế chủ yếu để phát triển ngành nông nghiệpGIÁO TRÌNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NAM ĐỊNH 2

Chương 7. XÂY DỰNG CƠ BẢN VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN 142

7.1. Đặc điểm của xây dựng cơ bản

7.2. Vai trò của xây dựng cơ bản đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế

7.3. Những vấn đề kinh tế chủ yếu để phát triển ngành xây dựng nước ta

Chương 8. DỊCH VỤ VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIÊN KINH TẾ 175

8.1. Đặc điểm của dịch vụ

8.2. Vai trò của dịch vụ đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế

8.3. Những vấn đề kinh tế chủ yếu để phát triển ngành dịch vụ

pdf88 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 391 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Kinh tế phát triển (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tính minh bạch trong quản lý khu vực nhà nước; cải cách nền hành chính quốc gia đồng thời tiếp tục đảm bảo các chính sách nhằm duy trì sự ổn định và cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô. Đó là những cải cách cần thiết để duy trì tăng trưởng bền vững, qua đó tạo khả năng tiếp tục xóa đói giảm nghèo trong những năm tiếp theo. GIÁO TRÌNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NAM ĐỊNH 42 Thứ ba, Phát triển giáo dục, đào tạo và có chính sách quan tâm đến người nghèo, vùng nghèo. Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho người lao động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao chất lượng lao động để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện cho người có sức lao động có thể tìm kiếm việc làm hoặc tự tạo việc làm, tạo thu nhập và giúp cho cá nhân và gia đình họ thoát khỏi cảnh nghèo. Để đạt được điều đó cần phải: - Xâu dựng nền giáo dục công bằng hơn, chất lượng hơn cho tất cả mọi người, đặc biệt quan tâm đến người nghèo, vùng nghèo. Tăng tỷ lệ đầu tư cho giáo dục và phân bổ công bằng hơn để có kinh phí đầu tư cho cải cách giáo dục nhằm nâng cao chất lượng; để nâng cấp cơ sở vật chất cho giáo dục và giảm bớt việc đi học xa của trẻ em; có chính sách ưu đãi để các hộ nghèo có thể giảm các đóng góp trực tiếp cho giáo dục nhất là đối với cùng sâu, vùng xa và đồng bào các dân tộc ít người. - Mở rộng mạng lưới và nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Chú ý đến các đối tượng nghèo thiếu kỹ năng nghề nghiệp để tìm kiếm việc làm và những người mất đất nông nghiệp phải chuyển đổi sang các nghề nghiệp phi nông nghiệp. Thứ tư, nâng cao dịch vụ y tế, kế hoạch hoá gia đình, giảm gánh nặng chi phí y tế cho người nghèo. Thành tựu về y tế của Việt Nam nhìn chung cao hơn các nước có cùng trình độ phát triển. Tuy nhiên, có sự chênh lệch đáng kể giữa người giàu và người nghèo; giữa thành thị và nông thôn. Vì thế, Nhà nước cần nỗ lực rất nhiều trong lĩnh vực này hướng vào: - Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y té cơ sở và nâng cao dịch vụ y tế công, đặc biệt là tuyến cơ sở ở các xã theo tiêu chuẩn quốc gia, đẩy mạnh y tế dự phòng. - Tăng cường nguồn lực tài chính và ban hành chính sách ưu tiên đối với các vùng, tuyến y tế cơ sở có khó khăn và đối với người nghèo đảm bảo khả GIÁO TRÌNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NAM ĐỊNH 43 năng thực thi một cách có hiệu quả hơn. Giúp người dân cải thiện điều kiện vệ sinh, đặc biệt là chương trình nước sạch và nhà vệ sinh sạch. - Gắn với chương trình quốc gia vì trẻ em, chiến lược sức khoẻ sinh sản, lồng ghép các mục tiêu y tế với xoá đói giảm nghèo. - Thực hiện chiến lược dân số, kế hoạch hoá gia đình, giảm tỷ lệ sinh và nâng cao chát lượng dân số. Thứ năm, đảm bảo tính hiệu quả và công bằng trong việc phân bổ chi tiêu và các chương trình đầu tư công, chú ý đầu tư công nhằm thúc đẩy tăng trưởng và trực tiếp cải thiện đời sống của các vùng nghèo. - Các chương trình, dự án đầu tư công có những tác động khác nhau đến tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo và thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập. Tuy nhiên, tác động của các dự án không phải bao giờ cũng đồng thời đạt được cả hai mục tiêu trên. Nếu đầu tư các chương trình dự án công vào các vùng giàu tiềm năng và có điều kiện kinh tế thuận lợi, sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn vùng nghèo và có thể có hiệu quả hơn xét trên phạm vi lợi ích chung của xã hội. Tuy nhiên, tập trung đầu tư vào vùng giàu, làm cho các vùng này tăng trưởng nhanh hơn, khiến cho sự phân hoá thu nhập giàu nghèo giữa các vùng sẽ ngày càng tăng. Người ta cho rằng, có thể phân phối lại qua ngân sách nhà nước để giảm bớt chênh lệch này. Song vấn đề không đơn giản như vậy, vì phân phối qua lại ngân sách nhà nước không dễ. Hơn nữa, điều sâu xa hơn nằm đằng sau chênh lệch về thu nhập, là chênh lệch về năng suất giữa vùng giàu và vùng nghèo làm cho chênh lệch này còn tiếp tục gia tăng trong tương lai. Ngược lại, đầu tư dàn trải giữa các vùng hay thiên về vùng nghèo chỉ xuất phát từ mục tiêu xã hội có thể làm hạn chế tăng trưởng. Kết quả là tăng trưởng chậm và bản thân vấn đề giảm nghèo đói càng trở nên khó khăn. Như vậy, cần thiết kế cơ chế phân bổ đầu tư sao cho đảm bảo công bằng và hiệu quả hơn, chú ý đến tính công bằng, nhất là trong lĩnh vực xã hội. - Đa số người nghèo hiện nay sống bằng nghề nông và ở nông thôn. Vì vậy, việc quan tam đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn (thuỷ lợi, đường xá, giáo dục ...) có tác động mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh doanh nông nghiệp, GIÁO TRÌNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NAM ĐỊNH 44 cũng như tăng thêm việc làm phi nông nghiệp là biện pháp thúc đẩy tăng trưởng và giảm nghèo. Thứ sáu, cần có chương trình hỗ trợ đặc biệt và phát triển mạng lưới an sinh xã hội để trợ giúp các đối tượng khó khăn. Những người nghèo do đặc điểm và hoàn cảnh của mình nên khó tiếp cận thị trường lao động để tìm kiếm việc làm hoặc không đủ tài sản, đất đai, vốn liếng hay kỹ năng cần thiết để tự tạo việc làm. Vì vậy, giúp đỡ họ tiếp cận đến các nguồn tín dụng ưu đãi, chuyển giao kỹ thuật sản xuất thông qua các hình thức khuyến nông thích hợp hoặc các hoạt động dạy nghề sẽ có tác động thiết thực trong việc giúp đỡ họ tự tạo việc làm tăng thu nhập. Trong chính sách xoá đói giảm nghèo Chính phủ đã có một số hỗ trợ trực tiếp hướng vào đối tượng hộ nghèo và những nhóm khác trong xã nghèo như: cấp "chứng nhận hộ nghèo" và "thẻ khám chữa bệnh", vay tín dụng ưu đãi, thành lập Ngân hàng chính sách xã hội, miễn học phí và ở cấp xã đã thực hiện chương trình trợ cấp cho những xã nghèo. Những hỗ trợ trên đã đem lại kết quả đáng khích lệ. Những nỗ lực tới cần phải tập trung vào một số chương trình đã được chứng minh là có hiệu quả, đảm bảo cấp ngân sách đến được đúng những đối tượng có nhu cầu, thiết kế các chương trình sao cho các phạm vi phục vụ người nghèo được mở rộng, tạo điều kiện cho công tác giám sát và đánh giá để nâng cao hiệu quả của các chương trình hỗ trợ; nâng cao năng lực và tinh thần trách nhiệm của các cấp chính quyền ở địa phương; tăng cường tiếng nói và sự tham gia của người dân trong các chương trình. Hiện nay và trong những năm tới nghèo đói vẫn diễn ra chủ yếu ở nông thôn. Nhưng nó sẽ tập trung nhiều hơn ở vùng sâu, vùng xa và sẽ ảnh hưởng mạnh đến các dân tộc ít người. Do đó cần có những biện pháp đặc biệt hơn, ưu đãi hơn với đồng bào dân tộc. Chẳng hạn, chương trình cấp đất cho các hộ nghèo người dân tộc là một trong những giải pháp cần thiết giúp đỡ đồng bào có đất sản xuất hiện đang được Chính phủ tiến hành. GIÁO TRÌNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NAM ĐỊNH 45 Chương 3 CÁC NGUỒN LỰC VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Các nhân tố đầu vào của sản xuất quyết định đến khả năng sản xuất của nền kinh tế bao gồm: vốn, lao động, khoa học và công nghệ, tài nguyên thiên nhiên được quan niệm là các nguồn lực kinh tế. Các nguồn lực kinh tế trên có nguồn gốc khác nhau: Tài nguyên thiên nhiên được hình thành một cách khách quan do tự nhiên ban tặng; nguồn lao động gắn với bản thân con người và đầu tư cho con người; vốn, khoa học và công nghệ là do con người sáng tạo ra. Các nguồn lực kinh tế tham gia vào các quá trình kinh tế với những tư cách khác nhau: tài nguyên thiên nhiên là đối tượng của lao động; là cốt vật chất của các sản phẩm hoặc là nguồn năng lượng, lực lượng trợ giúp cho hoạt động sản xuất các sản phẩm, dịch vụ. Các loại vốn, khoa học và công nghệ hình thành nên các loại công cụ, phương tiện và phương thức khác nhau, giúp con người tác động vào các yếu tố tài nguyên để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ. Lao động của con người với tư cách là chủ thể sáng tạo có vị trí trung tâm trong việc tổ chức và sử dụng tối ưu các nguồn lực kinh tế. 3.1. Tài nguyên thiên nhiên với tăng trưởng và phát triển kinh tế 3.1.1. Khái niệm và phân loại tài nguyên thiên nhiên a) Khái niệm Tài nguyên thiên nhiên là tất cả những yếu tố tự hiên mà con người có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của mình. Tài nguyên thiên nhiên vừa bao gồm các yếu tố vật chất trực tiếp tham gia các hoạt động kinh tế như: đất đai, các loại động thực vật, khoáng sản, năng lượng ...; vừa tạo môi trường cho các hoạt động đó như: không gian, vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết ... Tài nguyên thiên nhiên được coi là một loại nguồn lực kinh tế chính trị là do lợi ích kinh tế của nó đóng góp vào quá trình phát triển. Tuy nhiên, điều đó còn phụ thuộc vào trình độ phát triển của khoa học và công nghệ để phát hiện ra GIÁO TRÌNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NAM ĐỊNH 46 những tài nguyên vốn còn tiềm ẩn chưa được biết đến và những phương pháp công nghệ mới để đưa vào sử dụng một cách hữu ích. Nói chung, loại tài nguyên nào càng hữu ích, khan hiếm càng trở thành nguồn lực có giá trị kinh tế cao. Tài nguyên thiên nhiên của một quốc gia bao gồm tất cả các loại tài nguyên có trên mặt đất, trong biển và dưới đáy biển; trong không gian vũ trụ thuộc chủ quyền của quốc gia đó. b) Phân loại tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên thiên nhiên rất phong phú, đa dạng. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, có thể phân loại theo những cách khác nhau: + Căn cứ vào thuộc tính tự nhiên có: đất đai, rừng, biển, các loại động thực vật, các loại khoáng ssản kim loại, phi kim loại và các loại nhiên liệu, năng lượng. + Căn cứ vào khả năng tái tạo có: các loại tài nguyên hữu hạn và vô hạn. Tài nguyên hữu hạn bao gồm loại tài nguyên có thể phục hồi được và loại không thể phục hồi được. Các loại tài nguyên có thể phục hồi được gắn với đặc điểm tuần hoàn. Theo quy luật của tự nhiên (chẳng hạn, nguồn nước sạch ...) hay đặc điểm của sinh học (động thực vật, vi sinh vật). Đối với các loại tài nguyên sinh học, ngay cả sau khi khai thác đến mức có nguy cơ huỷ diệt, nếu được bảo vệ cũng có thể được phục hồi, song phải có thời gian và trong những điều kiện phù hợp với khả năng tái sinh của chúng. Các loại tài nguyên không thể phục hồi được (các mỏ khoáng sản) là những tài nguyên khai thác đến đâu hết đến đó, những phần còn sót lại không thể tái sinh trở lại dạng ban đầu. Các tài nguyên vô tận là những tài nguyên có sẵn trong tự nhiên mà nguồn cung cấp được coi là vô tận như năng lượng mặt trời, không khí, nước ... 3.1.2. Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế - Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố đầu vào không thể thiếu được trong các hoạt động kinh tê. Bởi vì, tài nguyên thiên nhiên chính là điều kiện vật chất ban đầu để sản xuất ra các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Đất đai, thổ nhưỡng, GIÁO TRÌNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NAM ĐỊNH 47 nguồn nước, các nguồn gien động, thực vật, khí hậu, thời tiết... là những yếu tố tài nguyên không thể thiếu và có ảnh hưởng rất lớn đến kết qủa sản xuất nông, lâm, thuỷ sản. Quy mô, chủng loại, chất lượng của các loại tài nguyên khoáng sản có ảnh hưởng không chỉ đến ngành khai thác khoáng sản, mà còn tạo ra cơ sở nguyên liệu trong nước cho phát triển các ngành công nghiệp chế biến. - Số lượng, cơ cấu, chất lượng và tình hình phân bố tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu ngành và phân bố sản xuất theo vùng lãnh thổ của các ngành nông, lâm, thuỷ sản, công nghiệp khai khoáng và công nghiệp chế biến các loại tài nguyên đó. Ở các nước đang phát triển, khi trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế, cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ bị ảnh hưởng khá lớn bởi đặc điểm của nguồn lực tài nguyên thiên nhiên. - Tài nguyên thiên nhiên còn có vai trò tạo vốn, khắc phục sự thiếu hụt các nguồn vốn thúc đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế. Trong phạm vi quốc gia, tạo vốn có thể được thực hiện thông qua cho thuê, khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu hoặc thu hút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào đó để khai thác và sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên của quốc gia đó. - Vai trò của tài nguyên thiên nhiên là có giới hạn. Các sản phẩm được khai thác từ tài nguyên thiên nhiên cũng phải đối mặt với sức cạnh tranh thị trường; giữa các quốc gia theo xu hướng bất lợi cho các nước xuất khẩu sản phẩm thô. Hơn nữa, vai trò của tài nguyên thiên nhiên ngày càng giảm đi khi khoa học và công nghệ ngày càng phát triển, người ta càng có điều kiện phát hiện và đưa vào sử dụng các loại tài nguyên mới đồng thời sử dụng trở nên tiết kiệm và có hiệu quả hơn. Ngoài ra, khai thác và sử dụng tài nguyên có ảnh hưởng rất lớn đến sự cạan kiệt tài nguyên thiên nhiên và tác động xấu đến môi trường sinh thái, do đó, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của các thế hệ tương lai. 3.1.3. Tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay Việt Nam nằm trên bán đảo, gần trung tâm Đông Nam Á, vừa có biên giới lục địa, vừa có hải giới rộng lớn, là cửa ngõ đi ra Thái Bình Dương của một số nước và của vùng Đông Nam Á. Nước ta nằm ở vành đai nhiệt đới bắc bán cầu, GIÁO TRÌNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NAM ĐỊNH 48 đúng vào khu vực gió mùa Đông Nam Á, do đó mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa châu Á, khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Việt Nam có diện tích đất tự nhiên trên 33 triệu ha; đứng thứ 55 thế giới, nhưng diện tích bình quân đầu người rất thấp, chỉ đạt 0,45 ha đứng thứ 159 trong số gần 200 nước trên thế giới. Trong số 33 triệu ha diện tích đất tự nhiên, có 17 triệu ha đất xấu, độ phì thấp, hạn chế đối với việc sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp được mở mang, sử dụng đất tự nhiên, với xu hướng tăng dần: từ 20,54% (1980) lên 23% (1992) lên 25% (1997). Việt Nam có khoảng hơn 19 triệu ha đất rừng, nhưng diện tích rừng ngày càng suy giảm. Diện tích rừng năm 1943 là trên 14 triệu ha, đến năm 1990 chỉ còn khoảng 9 triệu ha, độ che phủ của rừng giảm từ 48,5% xuống còn 27,7%. Những năm gần đây, do nỗ lực trồng rừng, tái sinh rừng nên diện tích che phủ rừng đến năm 2001 đạt 34,4%. Biển và bờ biển là một trong những ưu thế về tài nguyên của Việt Nam. Bờ biển dài 3260km, vùng biển nước ta có hàng ngàn đảo nhỏ, dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh kín gió, bờ biển không có hẻm vực sâu dốc, ít bãi lầy, thuận tiện cho việc xây dựng các hải cảng. Biển Việt Nam có mật độ cá vào loại trung bình thế giới và có đủ các loại hải sản chủ yếu của các biển nhiệt đới khác. Tổng lượng nước ngọt trung bình hàng năm của Việt Nam khoảng 880 tỷ m3, trong đó lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long chiếm 75%, nhưng lượng nước trong lãnh thổ Việt Nam hàng năm chỉ khoảng 325 tỷ m3. Việt Nam là 1 trong 14 nước giàu thuỷ năng trên thế giới. Trữ lượng thuỷ năng ước tính khoảng gần 300 tỷ kw/h, mật độ thuỷ năng cao (94 kw/km2), nhưng trữ lượng phân bố không đều, riêng vùng Bắc Bộ chiếm 47%, vùng Nam Trung Bộ chiếm 28% trữ lượng thuỷ năng của cả nước. Tài nguyên khoáng sản của nước ta có nhiều loại. Theo kết quả của công tác điều tra, phát hiện tìm kiếm thăm dò thì cả nước có hơn 3.500 mỏ và điểm quặng của 80 loại khoáng sản đã được đánh giá ở mức độ khác nhau, trong đó có trên 30 loại khoáng sản và trên 270 mỏ được huy động vào khai thác. Tuy nhiên, chỉ có một số mỏ và loại khoáng sản là có quy mô tương đối lớn như: mỏ GIÁO TRÌNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NAM ĐỊNH 49 sắt ở Thạch Khê - Hà Tĩnh trữ lượng thăm dò khoảng 600 triệu tấn. Mỏ Bôxits latêrit trữ lượng dự báo trên 10 tỷ tấn, tập trungở các tỉnh Đắc Lắc, Lâm Đồng, chất lượng quặng trung bình và đều nằm lộ thiên, dễ khai thác. Quặng Apatít Lào Cai có trữ lượng dự báo trên 2 tỷ tấn; than đá tập trung chủ yếu ở vùng Quảng Ninh. Nếu tính cả các mỏ than địa phương thì tổng trữ lượng khoáng sản 6 tỷ tấn, trong đó Quảng Ninh chiếm gần 90% trữ lượng than cả nước. Dầu khí nước ta tập trung chủ yếu ở vùng thềm lục địa các tỉnh phía Nam. Việc đánh giá trữ lượng có nhiều ý kiến khác nhau, song nhìn chung không phải là lớn, nhất là dầu mỏ. Tóm lại, tài nguyên thiên nhiên Việt Nam không được thiên nhiên ưu đãi lớn, nhưng khá phong phú, đa dạng, tạo điều kiện cho phát triển một nền kinh tế đa ngành, ổn định, phát triển bền vững; môi trường sinh thái chưa bị ô nhiễm nặng. Tuy nhiên, những khó khăn nảy sinh từ những đặc điểm về khí hậu, những hậu quả tàn phá môi trường của thời kỳ chiến tranh, việc khai thác phi kinh tế và sự thiếu ý thức của con người đã gây ra những lãng phí về tài nguyên và suy giảm về môi trường. 3.1.4. Những vấn đề đặt ra trong việc khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo vệ môi trường - Tiếp tục điều tra, thăm dò, đánh giá tài nguyên thiên nhiên. Để có căn cứ khoa học trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch và quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội một cách bền vững, cần phải có những thông tin đầy đủ, đồng bộ, chính xác về tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Mặc dù việc điều tra, thăm dò tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam đã và đang được tiến hành với nhiều thành tựu, nhưng những thông tin có được hiện nay vẫn thiếu và chưa thật chính xác. Nhà nước cần quan tâm thích đáng hơn trong lĩnh vực này. - Quy hoạch khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên cơ sở không ngừng nâng cao tính hiệu quả, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Các phương án khai thác tài nguyên phải trên cơ sở các nguồn thông tin cho phép đánh giá đầy đủ tài nguyên đó, chọn quy mô và công GIÁO TRÌNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NAM ĐỊNH 50 nghệ khai thác phù hợp không chỉ đảm bảo tính hiệu quả, mà còn phải phù hợp với đặc điểm sinh thái, tính chất xã hội, văn hoá của vùng, từng địa phương. - Nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Ở nước ta, tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Đối với đất đai, Luật đất đai đã được Nhà nước ban hành năm 1993 thừa nhận 5 quyền của người chủ sử dụng đất là: quyền chuyển nhượng; trao đổi; cho thuê; thừa kế và thế chấp. Thời gian giao đất cho các chủ sử dụng cũng được kéo dài có thể đến 50 năm. Tuy nhiên chính sách đất đai yếu kém kéo dài. Vì thế, đất đai bị sử dụng lãng phí, tình trạng lấn chiếm, sử dụng sai mục đích xảy ra ở nhiều nơi. Lợi ích nhà nước với tư cách là người đại diện chủ sở hữu và quản lý thống nhất trong nhiều trường hợp không được đảm bảo, trong khi đó lại không đảm bảo công bằng giữa những người chủ sử dụng. Tình hình trên đây đang đặt ra yêu cầu phải tiếp tục bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện hơn các chính sách và Pháp luật về quyền sở hữu, sử dụng và quản lý nhà nước về đất đai. Xây dựng và sử dụng có hiệu quả hệ thống thông tin về tài nguyên đất. Quy hoạch và quản lý sử dụng tài nguyên đất đối với tất cả các đối tượng sử dụng đất. Đảm bảo sử dụng có hiệu quả và bền vững đối với tài nguyên đất. Nâng cao ý thức của người dân trong việc chấp hành pháp luật đi đôi với việc tạo điều kiện cho họ tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của phát triển, để họ trở thành nhân tố tích cực trong việc khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. 3.2. Nguồn lao động với tăng trưởng và phát triển kinh tế 3.2.1. Nguồn lao động và vai trò của nó đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế - Nguồn lao động là một bộ phận của dân số, trong đó độ tuổi quy định, thực tế có tham gia lao động và những người không có việc làm, đang tích cực tìm kiếm việc làm. GIÁO TRÌNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NAM ĐỊNH 51 Nguồn lao động theo định nghĩa đã nêu bao gồm hai bộ phận: một là, những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động đang thực tế tham gia lao động và hai là, nhưng người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, nhưng "không có việc làm, đang tích cực tìm kiếm việc làm" (tức là những người thất nghiệp). Ở Việt Nam, do chưa đăng ký thất nghiẹp, nên chỉ tiêu này chỉ là ước tính. Ngoài ra, trong khu vực nông thôn, khác với tình trạng thất nghiệp ở thành thị, đó là hiện tượng thiếu việc làm. Theo Bộ luật Lao động của nước CHXHCN Việt Nam, độ tuổi lao động được quy định đối với nữ là từ 15 đến 55 tuổi, đối với nam là từ 15 đến 60 tuổi. Định nghĩa trên đây mới nói lên mặt số lượng, chưa nói lên mặt chất lượng lao động. Chất lượng lao động là đại lượng khó xác định. Người ta có thể xem xét chất lượng của nguồn lao động thông qua các yếu tố làm cho lao động có hiệu quả hơn. Ở từng người lao động cụ thể, chất lượng lao động được thể hiện trên các khía cạnh sức khẻo, kiến thức, trình độ kỹ thuật và kinh nghiệp tích luỹ được; ý thức, thái độ, tác phong của ngươì lao động. Ở tông thể nguồn lao động, chất lượng lao động không chỉ xem xét dưới góc đội cá nhân từng người lao động, mà còn thể hiện ở cơ cấu của người lao động xét theo ngành nghề và cơ cấu lao động trong từng ngành cụ thể, cũng như cơ cấu xét theo tính chất lành nghề của chất lượng chuyên môn và trình độ tổ chức của lao động. - Các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng lao động. + Các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng của nguồn lao động: quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng dân số; quy định về độ tuổi lao động và thời gian lao động trong năm của Nhà nước; các điều kiện thu nhập, điều kiện sống, tập quán ảnh hưởng đến số người trong độ tuổi lao động không tham gia lao động. + Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của nguồn lao động bao gồm: giáo dục, đào tạo; vấn đề nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ; tình trạng việc làm và thu nhập; môi trường sống và các yếu tố xã hội khác như đạo đức, truyền thống, tập quán; chính sách sử dụng lao động trong các tổ chức, doanh nghiệp và của nhà nước. - Vai trò của nguồn lao động với tăng trường và phát triển kinh tế. GIÁO TRÌNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NAM ĐỊNH 52 Trước hết, nguồn lao động là nhân tố đầu vào không thể thiếu được của bất kỳ quá trình kinh tế, xã hội nào. Dù trình độ khoa học và công nghệ thấp hay cao nguồn lao động vẫn là yếu tố hết sức quan trọng. Ở trình độ thủ công lạc hậu sức cơ bắp của con người thay thế cho sức máy móc, do đó việc huy động số lượng lớn các nguồn lực lao động có ý nghĩa cơ bản cho quá trình phát triển. Khi khoa học công nghệ phát triển sức cơ bắp của con người được thay dần bằng máy móc, thì vai trò của nguồn lao động không vì thế mà giảm đi, mà lại đòi hỏi cao hơn về chất lượng đặc biệt là về trình độ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp, tính năng động sáng tạo của người lao động. Thứ hai, nguồn lao động so với các yếu tố đầu vào khác không phải là yếu tố thụ động mà còn là nhân tố quyết định việc tổ chức và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác. Trên ý nghĩa ấy nguồn lao động có ý nghĩa quyết định đối với quá trình phát triển. Không dựa trên nền tảng phát triển cao của nguồn lao động về thể chất, trình độ văn hoá, tri thức và kỹ năng nghề nghiệp, kinh nghiệm quản lý và lòng nhiệt tình ... thì chẳng những việc sử dụng nguồn lao động trở nên lãng phí, mà còn không sử dụng hợp lý các nguồn lực trên thậm chí có thể làm lãng phí, cạn kiệt và huỷ hoại các nguồn lực khác. Nguồn lực lao động có đặc điểm là gắn với bản thân từng con người. Do đó một mặt, nó là yếu tố "đầu vào" của quá trình kinh tế, mặt khác, nó đồng thời lại là yếu tố gắn với phân phối kết quả "đầu ra" của các quá trình kinh tế ấy. Với tư cách là yếu tố "đầu vào" việc sử dụng có hiệu quả lao động, nhằm giảm tương đối chi phí lao động trong tổng chi phí sản xuất các hàng hoá dịch vụ (thông qua chi phí tiền lương và các chi phí phát sinh theo nó) có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình phát triển trong điều kiện một nền kinh tế thị trường cạnh tranh. Song với tư cách là yếu tố phân phối kết quả đầu ra, nguồn lao động của bộ phận dân số tham gia tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ mà chính con người sản xuất ra, một mặt, trở thành nhân tố "tạo cầu" của nền kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong thúc đẩy quá trình CNH, HĐH; mặt khác, lại là cơ sở để tái sản xuất sức lao động cả về số lượng, cơ cấu và quan trọng hơn cả là chất lượng của lao GIÁO TRÌNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NAM ĐỊNH 53 động, để tiếp tục thúc đẩy các quá trình kinh tế, xã hội ở các giai đoạn sau càng phát triển nhanh bền vững và có hiệu quả hơn. 3.2.2. Những đặc điểm của nguồn lao động Việt Nam Việt Nam là một nước có nguồn lao động dồi dào, tỷ lệ lao động nhóm trẻ cao (tỷ lệ lao động từ 18 - 34 tuổi chiếm khoảng 25% lực lượng lao động). Tuy là nước có mức thu nhập quốc gia bình quân đầu người thấp (400 USD) nhưng trình độ học vấn của Việt Nam khá cao. Hiện nay, tỷ lệ dân số biết chữ chiếm khoảng 94%, tỷ lệ lao động biết chữ chiếm khoảng 97%; số năm đi học trung bình là 7,3; lao động Việt Nam có truyền thống cần cù, khéo léo, sinh hoạt. Tuy nhiên, nguồn lao động Việt Nam nhìn chung còn nhiều hạn chế, thể hiện ở chỗ: - Chất lượng của nguồn lao động thấp. - Phân bố lao động theo ngành và vùng chưa hợp lý. - Thu nhập thấp,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_phat_trien.pdf