Giáo trình Lịch sử Nhật Bản (Phần 2)

Hệ thống Mạc phủ và chư phiên:

Mạc phủ Tokugawa kéo dài được gần 270 năm. Để được bền vững như vậy, nó phải có

một tổ chức hữu hiệu và điều đó không thể thực hiện trong một sớm một chiều. Thời

Ieyasu mới nắm chức Shôgun thì tổ chức ấy hãy còn đơn sơ, giản dị như việc nhà làng

nhưng đến đời Shôgun thứ 3 là Iemitsu thì từ từ có kỷ cương. Sử sách về sau vẫn nhắc

lại tổ chức chính quyền thời Kan.ei (niên hiệu Khoan Vĩnh, 1624-1645) mà thời Kan.ei

đó chính là thời Edo tiền kỳ, tương ứng với lúc Iemitsu đang cầm quyền (1623-1651).

Trước hết thử bàn về hệ thống tài chính. Thời điểm cuối thế kỷ 17, Mạc phủ có huê lợi

khoảng 400 vạn thạch thóc thu từ tuế cống (nengu) của các lãnh địa mà nhà chúa trực

tiếp quản hạt cũng như huê lợi đến từ các mỏ quặng (kôsan) như mỏ Sado Aikawa, Izu,

Tajima Ikuno, Iwami Ômori vv.Thêm vào đó, nhờ quản lý trực tiếp các đô thị thương

mại như Edo, Kyôto, Ôsaka, Nagasaki, Sakai, nhà chúa lại có thêm một nguồn tài chánh

khác là thuế đánh trên hoạt động mậu dịch.

Nói về mặt quân sự thì nhà chúa có một lực lượng quân sự đứng bên trên các lãnh chúa.

Shôgun trực tiếp điều khiển những nhóm gia thần gọi là hatamoto (kỳ bản) và go kenin399

(ngự gia nhân). Bởi vì họ trực thuộc shôgun nên đều có danh hiệu là jikikin (trực cần)

hay nhóm tay chân trực tiếp. Thế nhưng họ cũng được đối xử theo 2 cách khác nhau.

Nhóm hatamoto hay “dưới cờ” thì được diện kiến Shôgun nhưng go kenin “ người làm

trong nhà” thì không được đặc quyền đó. Hai nhóm thân cận này đảm đương về võ bị

hơặc hành chánh. Về võ bị, đó là những người thuộc bankata (ban phương). Bankata lại

chia làm ôban (đại ban) cao cấp, hộ vệ cho Shôgun, hay shôinban (thư viện ban) chỉ lo

việc an ninh trật tự các dinh thự. Về hành chánh, họ làm những chức vụ khác nhau như

văn thư, tài chánh và tố tụng trong yakukata (dịch ban). Vào những lúc có tình huống

đặc biệt, ngoài các ban, những lãnh chúa cũng có thể bị đòi hỏi phải gánh vác quân dịch

(gun.yaku) như việc điều binh đi trấn áp cuộc nổi dậy ở Shimabara ở Kyuushuu vào

năm 1792 chẳng hạn.

pdf288 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 438 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Lịch sử Nhật Bản (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân địa chế hạn lệnh = Lệnh giới hạn việc cắt đất thành mảnh nhỏ) nhằm ngăn ngừa việc phân chia ruộng càng ngày càng nhỏ mỗi lần con cái lãnh đất thừa kế của cha mẹ theo cách thức bunkatsu sôzoku (phân cát tương tục  chia cho nhiều người thay vì cho mỗi gia trưởng). Lại thêm đạo luật Denbata katte tsukuri no kin (Lệnh cấm tự tiện trồng trọt) không cho phép người nông dân trồng những loại cây như thuốc lá, bông vải, rau quả theo ý thích. Tại sao lại cấm trồng các loại này? Lý do là mạc phủ nghĩ rằng nhà nông có thể biến chúng thành thương phẩm đem bán lấy tiền làm của cải và kết cuộc bị lôi cuốn vào trong vòng kinh tế hóa tệ. 410 Cách nhìn của mạc phủ đối với nông dân đã được ghi chép lại rất rõ ràng trong Keian no furegaki (Khánh An ngự xúc thư), một tác phẩm ra đời vào năm Keian thứ 2 (1649) gòm có 32 điều. Furegaki (xúc thư) có nghĩa là “bố cáo cho mọi người biết”. Qua bản bố cáo, ta được biết cuộc sống của dân lao động bị hạn thế từng ly từng tý, kể từ cái ăn, cái mặc, công việc trong nhà của một anh nông dân bình thường. Tuy nhiên, dù nó mang tên là Keian no furegaki nhưng không ai tìm ra nguyên văn viết vào thời (Keian) ấy. Tại sao một sử liệu có tiếng tăm như thế mà chảng ai tìm lại được. Thực ra thì vào tiền bán thế kỷ thứ 19, sau cuộc cải cách có tên là cuộc cải cách năm Bunsei (Văn Chính, 1818-1831), vì chịu ảnh hưởng của nó mà vào năm 1830 (Tenpô nguyên niên) ở phiên (han) Mino Iwamura, người ta đã in ra một văn bản như thế và phát cho dân chúng. Sự thực thì chưa chắc nó đã tồn tại từ thời Keian (1649). Trong bản bố cáo ấy có thấy ghi những lời khuyến khích việc lao động cật lực như sau: “Đàn ông phải ra công cày cấy, đàn bà lo canh cửi. Tối về cơm nước hai vợ chồng còn phải cùng nhau tiếp tục làm việc”. Trong giai đoạn này, không riêng gì một phiên trấn như Iwamura mà tất cả các nơi đều được bố cáo như vậy. Nó cho ta thấy cái nhìn của mạc phủ đối với nông dân. Chính quyền không muốn dân chúng tham gia hyakushô ikki bạo động chống chính quyền nên khuyến dụ họ phải ra sức làm việc để khỏi rơi vào cảnh đói kém. Văn bản ấy có tác dụng khuyến cáo người nông dân và đôn đốc họ lao động. Tranh hí họa cảnh hàng quán trên tuyến đường Tôkaidô Riêng về cuộc sống nơi đô thị thì quả là so với thời trung cổ, con số các đô thị mới thành lập có thêm nhiều. Nơi đô thị thì cuộc sống tập trung ở khu vực trung tâm tên là shukubamachi (túc trường đinh) “xóm nhà trọ”, thành lập nhờ có sự phát triển của trục 411 giao thông gọi là gokaidô (ngũ nhai đạo = năm trục đường lớn). Những đô thị tôn giáo thì có jinai-chô (tự nội đinh) xóm chùa tức “xóm trong khuôn viên nhà chùa” hay monzen-machi (môn tiền đinh) “xóm trước cửa đền thần”. Tuy nhiên, dù nói gì đi nữa, khu vực quan trọng nhất bao giờ cũng là jôka-machi “xóm dưới chân thành”. Xóm này là nơi các võ sĩ với tư cách là chủ đất tại chỗ (tại địa lãnh chủ) cho đến lúc đó sống chung với nông dân, đã phải chuyển nơi cư trú về đây theo chính sách “binh nông phân ly” được mạc phủ áp dụng triệt để. Đồng thời, các jôka-machi còn là nơi thương nhân và thợ thủ công (shukôgyôsha = thủ công nghiệp giả) cư trú. Ở đấy, họ tự do buôn bán sản xuất, ngoài ra còn được hưởng đặc quyền không phải đóng thuế thuê đất (jishi = địa tử) hằng năm, một hình thức tuế cống. Trong xóm dưới chân thành thì thành quách của Shôgun và các lãnh chúa là trung tâm điểm, chung quanh bao bọc bởi các khu vực nhà cửa chia ra thành khu của các võ sĩ, khu đất thuộc các chùa chiền và đền thần, rồi đến các xóm dân hàng phố (chônin). Diện tích lớn nhất là thành quách và xóm của võ sĩ, gồm có các dinh thự có tính cách chính trị, quân sự và tư thất của các gia thần. Đất dành cho tự viện và thần xã qui tụ các đền chùa có thế lực, đóng vai trò trung tâm điều hành các hoạt động tín ngưỡng. Mặt khác, những khu phố dành cho dân chúng được gọi là machikata (đinh phương). Nơi đây, thương nhân, thợ thủ côngsinh sống và làm ăn. Tuy diện tích của các khu vực này bị coi là chật hẹp nhưng chúng lại là những trung tâm thương mại có sức mạnh kinh tế kết hợp được các lãnh địa với toàn quốc. Khu dân phố như thế tạo thành một tiểu xã hội (cộng đồng thể) có tên là chô (đinh) và đã mọc ra nhan nhản khắp nơi. Chô cũng biết xây dựng tổ chức tự quản trị giống như cung cách của thôn xã và tổ chức này có nhiệm vụ giúp đỡ người dân hàng phố trong sinh hoạt, trong sản xuất cũng như trong việc buôn bán của họ. Những người có nhà cửa và sinh sống trong chô có tên là chônin (đinh nhân). Đại diện cho các chônin là những nanushi (danh chủ), chô-doshiyori (đinh niên ký), gatsugyôji (nguyệt hành sự) Họ là những nhân viên dân chính được tuyển chọn để vận hành công việc của chô đúng theo luật lệ của chô (gọi là chô-okite) vvNhư vậy, chức năng của họ cũng chẳng khác gì chức năng hành chính ở cấp thôn xã. Về thuế má, nhân vì người chônin không có vườn tược đất đai, họ được miễn các thứ tuế cống nặng nề mà nhà nông phải gánh vác. Bù lại, họ bị phụ đảm công việc phu dịch liên quan đến hệ thống nước uống và nước thoát, phòng hỏa cũng như dọn dẹp sạch hào rãnh thành quách để duy trì các chức năng của thành phố. Lao dịch ấy có tên là chônin sokuyaku (đinh nhân 412 túc dịch) nhưng họ có thể nộp bằng tiền để khỏi phải làm. Trong các chô còn có những người mướn đất để cất nhà gọi là jigari (địa tá), mướn nhà gọi là shakuya (tá gia), mướn cửa tiệm gọi là tanagari (điếm tá) hoặc người đi làm công có các nhà buôn gọi là hôkônin (phụng-công nhân)Như vậy trong chô, người ta làm đủ mọi ngành nghề sinh sống. Những người mướn đất, mướn nhà hoặc tiệm quán thì ngoài tiền mướn đất, thuê tiệm trả cho chủ đất chủ tiệm, hầu như chẳng phải chi cho một kinh phí nào khác. Vì cớ đó, họ không được phép tham gia vào việc quản lý của chô. Các đô thị không chỉ thành hình từ những xóm dân phố dưới chân thành (jôka-machi) mà còn từ các xỏm cảng (minato-machi), xóm trước cửa đền (monzen-machi), xóm nhà trọ (shukuba-machi), xóm hầm mỏ (kôzan-machi). Trong số ấy, những đô thị trực tiếp cai quản bởi mạc phủ là những trung tâm kinh tế quan trọng nhất. Ta có thể kể đến santo (tam đô) tức là ba đô thị chính yếu: Edo, Ôsaka và Kyôto. Vào giữa thế kỷ 17, chúng đã được xem như những thành phố phồn vinh tầm cỡ thế giới. Bữa cơm của người thời Edo204 Về ẩm thực, thời Edo, người Nhật bắt đầu ăn một ngày ba bữa, gạo được sử dụng là gạo trắng. Nói đúng ra thì giới samurai ăn 7 phần gạo 3 phần luá mạch, nông dân chỉ ăn lúa mạch với tạp cốc. Bữa cơm của người dân thành thị (chônin) thường có cơm trắng, sáng kèm theo canh bột đậu nành (misoshiru), trưa ăn món ninh (nimono), chiều ăn dưa chua (tsukemono). Tuy là đạm bạc nhưng đủ mùi vị. Họ lại có phong tục đến mùa nào thì lại ăn những thức ăn đầu mùa (hatsumono). Nhờ tương đậu nành (shôyuu) và giấm (su), người Edo nghĩ ra nhiều món mới chẳng hạn cơm nắm cá giấm (sushi). Món này trước là cơm nén trong hộp (hakozushi) đã bắt đầu ở miền Tây sau mới lên tới Edo, được trình bày bằng cách trộn chung (mazezushi), hoặc gói trong lá trúc con (sasamakizushi). Đến năm Tenmei (1781-1788) thì có loại hayazushi tức “sushi nắm ngay” nghĩa là sushi làm bằng cách ép hạt kê và gạo nếp còn đang nóng với cá giấm, mở đường cho cơm nắm sushi kiểu bây giờ. Họ cũng biết sử dụng đường đen để làm các loại bánh trái. Từ thời Edo trung kỳ (thế kỷ 18) trở đi, đường phố Edo đầy những tiệm sushi, soba, chè cũng như quán nhậu. Sinh hoạt ẩm thực của người dân trở nên phong phú. Các nhà công khanh và vũ gia thì lúc có việc gì vui (cát sự), thường nấu cỗ bàn (zen = thiện) đặt trên các 204 Nguồn: Nakazawa Nobuhiro trong Nihon no bunka (Natsume-sha, trang 214-215) 413 khay sơn lớn, nhưng sau rồi cũng giản dị hoá, chỉ còn kaiseki ryôri (hội tịch hay hoài thạch) tức cơm khách mỗi người có một mâm riêng. Từ lúc tăng Ingen (Ẩn Nguyên) của tông Hoàng Bá từ nhà Minh Trung Quốc đến Nhật, ông có đem kiểu nấu ăn chay (shôjin ryôri) theo lối fucha (phổ trà) cho nhiều dầu và bột sắn. Lối này bên Trung Quốc nguyên có tên là shippoku (trác phục) chính ra là món mặn, lắm thịt cá và rau, làm thật nhiều để mọi người có thể chia nhau cùng ăn. Dân số các thành phố lớn Nhật Bản khoảng năm 1720205 Thành phố Dân số phỏng định Edo (Tôkyô) 1.000.000 Ôsaka 382.000 Kyôto 341.000 Kanazawa 65.000 Nagoya 42.000 Nagasaki 42.000 Cuối cùng, thử nhìn qua chế độ giai cấp dưới thời Edo. Ngoài tứ dân là sĩ nông công thương, hãy còn có kawata (bì đa, hà điền) và hi.nin (phi nhân) tức những người dân thuộc giai cấp bần cùng. Những người đó tuy làm nông nhưng còn phải phải kiêm nhiệm công việc thuộc da (như kawata), đan bện, chôn xác chết của bò ngựa hoặc xử hình tội phạm.Từ thời trung kỳ của Mạc phủ Edo, họ còn bị gọi là eta (uế đa, uế trong cái nghĩa ô uế), một cái tên khinh miệt đặt cho lớp người nằm dưới đáy xã hội. Cũng vào thời Edo này, trong chế độ gia tộc, quyền của người gia trưởng (kachô) hay chủ hộ (koshu = hộ chủ) rất lớn. Ngược lại, phụ nữ bị khinh rẽ vô cùng. Tình cảnh người phụ nữ thời Edo206 Trong xã hội Edo, như ta đã biết, có phân chia rành rẽ bốn giai cấp sĩ nông công thương và phân biệt quí tiện, thượng hạ. Chỉ có con trai trưởng nắm quyền katoku (gia đốc) đời đời nối nghiệp tổ tiên. Sinh ra làm con trai thứ là đã chịu thiệt thòi. Riêng thân phận người phụ nữ thật không ra gì. Họ phải giữ luật “tam tòng”, chỉ là người “cho mượn bụng để đẻ” (hara wa karimono), nô lệ của gia trưởng. 205 Nguồn: Andrew Gordon, A Modern History of Japan, dẫn Sekiyama Naotarô (1969) 206 Nguồn: Takagi Tadashi trong Mikudarihan to Engiridera (Kôdansha gendai bunko) (trang 252-254). 414 Nếu người chồng bất bình, anh ta chỉ cần hạ bút viết “ba hàng rưỡi” (mikudarihan) trên tờ giấy ly hôn là xong việc. Như thế còn may cho người đàn bà, bởi vì nếu không, họ còn phải thường xuyên chịu cảnh chồng rượu chè, đánh đập, lăng nhục. Thời Edo, có hai ngôi chùa là Tôkeiji (Đông Khánh Tự)207 ở Kamakura và Mantokuji (Mãn Đức Tự) ở địa phương Kôdzuke được quyền chứa chấp những người vợ bị hành hạ, giúp họ làm thủ tục ly hôn. Tuy nhiên, thực hiện được việc này rất khó khăn và tốn kém. Khó khăn vì người chồng có khả năng thưa kiện nhà chùa đã quyến rũ hay toa rập với vợ mình, phần người đàn bà còn phải bỏ tiền tạ lễ công đức nhà chùa cũng như chạy tiền cơm nước cho chính mình, có khi số tiền đó lên đến 30 lạng. Thời gian kiện cáo cũng dài, một vài năm chưa chắc đã xong việc. Vô số phụ nữ đã rơi vào cảnh ngộ bi đát như thế. Ngoài ra, phụ nữ thời Edo lại phải lao động nông nghiệp nặng nhọc không kém gì nam giới. Chính nhà nước trong sắc lệnh gọi là Keian no ofuregaki (Khánh An ngự xúc thư) từng ghi rõ nghĩa vụ liên đới giữa vợ chồng (nhằm bảo đảm nguồn thuế cho nhà nước) ấy trên giấy trắng mực đen. Đến khi kinh tế thương phẩm phát triển, các bà còn phải làm thêm việc thủ công, gánh vác, giao hàng, chưa kể trách nhiệm trông coi nhà cửa, cơm nước, đẻ con, nuôi con. Không những thế, trong các nhà trọ, có loại người làm gọi là hạng gái “đơm cơm rót nước” cho khách (meshimori-onna) nhưng trên thực tế là gái mãi dâm trá hình. Tuy luật pháp cấm “buôn bán người” (jinshin baibai) nhưng với hình thức đi ở đợ, làm công, nhiều cô gái đã áp lực của chữ hiếu nhà Nho mà chịu nhục đến mất danh tiết. Cảnh nghèo cũng ảnh hưởng đến con cái. Để bớt miệng ăn trong nhà (kuchiberashi), cha mẹ có lúc phải việc gọi là mabiki (làm cho thưa thoáng), khi thì siết cổ con, khi thì nhét cám với trấu vào miệng, bít lỗ mũi bằng giấy thấm, lấy nệm gối đè chết ngạt hay chôn sống chúng. Không sao kể xiết những thủ đoạn tàn nhẫn, phi nhân trong xã hội lúc bấy giờ vì người nông dân quá kiệt quệ, không biết tìm đâu lối thoát. Như trên, ta có thể kết luận rằng “nam tôn nữ ti” là một đặc trưng của xã hội Edo, thế nhưng nó sẽ là đối tượng ưu tiên của những cuộc cải cách vào thời cận đại. 6-Từ mậu dịch bằng thuyền Shuin đến việc bế quan tỏa cảng. 6.1 Ngoại giao hòa bình vào buổi đầu Mạc phủ Edo: Trong phần này, chúng ta đề cập đến chính sách ngoại giao của Mạc phủ Edo. Nếu muốn tóm tắt nó trong một câu thì có thể nói rằng kể từ khi quyền lực của Mạc phủ đã bám rễ và chế độ thống trị được thiết lập vững chãi, nhà nước đã cho thi hành chính 207 Chùa này do chức Shikken họ Hôjô là Tokimune lập cho vợ ông khi bà qui y. Tương truyền từ thời Kamakura nó vốn có truyền thống che giấu phụ nữ trốn nhà ra đi. Tuy nhiên, có lẽ điều đó chỉ bắt đầu thực sự từ khi ni tăng trụ trì đời thứ 20 là bà Tenshuni (Thiên Tú Ni), con gái của Thế tử Toyotomi Hideyori xin phép và được Mạc Phủ Tokugawa chấp nhận. 415 sách bế quan tỏa cảng với lệnh “hải cấm” (kaikin) nghĩa là lập một quan hệ đối ngoại rất là hạn hẹp với các nước. Năm 1600 (Keichô 5), con tàu Hà Lan tên De Liefde đã trôi dạt đến vùng biển Bungo (nay thuộc tỉnh Oita ở Kyuushuu). Thuyền trưởng là Jan Joosten van Lodensteyn (1557?-1623) (tên Nhật là Da Dương Tử = Yayôsu) và viên hoa tiêu của ông, người Anh William Adams (sau có tên Nhật là Miura Anjin = Tam Phố, Án Châm, 1564-1620) được cứu thoát. Sau đó, Ieyasu mời họ lên Tôkyô và hai người trở thành cố vấn cho mạc phủ về các vấn đề ngoại giao và mậu dịch. William Adams (Miura Anjin) Đương thời, ở Âu châu thì Anh, nơi rất phát triển về ngành công nghiệp dệt len (woolen fabric), và Hà Lan từ thế kỷ thứ 16 giành được độc lập từ tay người Tây Ban Nha là hai nước đang tiến lên hàng đầu. Hai quốc gia Anh-Hà Lan này đã lập dưới quyền bảo hộ của mình Công Ty thương mại Đông Ấn Độ (The East India Company, 1600-1874), dùng nó như mũi nhọn để tiến về Châu Á. Nhân vì Ieyasu cũng muốn buôn bán với họ nên đã mở cửa biển Hirado (Bình Hộ, phiá bắc Nagasaki) cho phép hai nước mở thương quán để giao dịch. Hà Lan đã thực hiện việc đó vào năm 1609 (Keichô 14) và Anh vào năm 1613 (Keichô 18). Từ đó người Anh và Hà Lan thường xuyên đi lại Nhật Bản. Để phân biệt với người Nam Man (Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha) mà họ từng biết, người Nhật gọi những ông khách mới này là dân Hồng Mao. Khác với người Bồ và Tây theo đạo Ki-tô, người Anh và Hà 416 Lan theo Tân giáo, có tên khác là Thệ Phản giáo (Protestant). Một sự kiện khác đã xảy ra vào năm 1609 (Keichô 14) khi một người Tây Ban Nha là Don Rodrigo (tức Rodrigo de Vivero y Velasco, 1564-1636) trôi dạt tới vùng biển Kazusa (trung bộ Chiba). Nhân việc này, Ieyasu cũng cho phép người Tây Ban Nha được phép buôn bán. Để xúc tiến việc giao thương với Mexico (thuở còn gọi là Nueva Espana), thuộc địa của Tây Ban Nha, Ieyasu đã gửi Tanaka Shôsuke (Điền Trung, Thắng Trợ) người Kyôto đi tìm hiểu và thương lượng. Về quan hệ đối với Tây Ban Nha thì cũng nên nhắc đến việc lãnh chúa Date Masamune (Y Đạt, Chính Tông) vào năm 1613 (Keichô 18) đã gửi gia thần của mình là Hasekura Tsunenaga (Chi Thương, Thường Trường) sang Tây Ban Nha để xin phép buôn bán trực tiếp với Mexico. Chuyến đi này có tên là Keichô ken. Ô shisetsu (Sứ bộ gửi sang Âu châu vào năm Khánh Trường). Tuy nhiên họ không đạt được mục đích trong việc xin thông thương. Riêng đối với người Bồ Đào Nha mà Nhật Bản từng có mối liên hệ trong quá khứ thì câu chuyện có hơi khác. Số là thương nhân người Bồ thời ấy đóng căn cứ ở Macao, vẫn thường chở tơ sống (sinh ti = ki-ito hay shiraito) của Trung Quốc đến Nagasaki bán lại, nhờ đó thu nhập ức vạn. Để phá vỡ hệ thống độc chiếm của họ, vào năm 1604 (Keichô 9), mạc phủ đã bắt đầu đề ra chế độ Ito-wappu (Ti Cát Phù) mà wappu có nghĩa là thẻ (phù) chứng minh giấp phép của nhà đương cục làm bằng hai mảnh cắt ra (cát) (thường là gỗ, tre hay giấy) ghép lại (warifu). Chính phủ để cho một số các thương nhân giờ đặc biệt và những đồng nghiệp chuyên ngành tơ của 3 vùng Kyôto, Sakai, Nagasaki kết thành tổ hợp, mỗi mùa xuân họp nhau lại để ấn định giá tơ. Những đồng nghiệp trong tổ hợp (nakama)208 chuyên ngành tơ sẽ thu mua một lượt tất cả tơ với giá đã ấn định chung rồi phân phối số hàng cho nhau. Làm như thế, Nhật mới loại được độc quyền của các con buôn người Bồ. Những thành viên tổ hợp của 3 thành phố nói trên sẽ có sự tham gia của các người thuộc hai thành phố khác là Edo và Ôsaka để trở thành Gokasho shônin (Ngũ cá sở thương nhân). Thế nhưng tình trạng êm thắm này không kéo được lâu dài vì từ năm 1612 (Keichô 17) trở đi, cùng với lệnh cấm đạo Ki-tô, mạc phủ đã thay đổi thái độ và siết chặt kiểm soát sự thông thương. 208 Nakama (trọng gian) vào thời cận đại có nghĩa là những người làm cùng nghề, họp nhau thành hiệp hội để chống độc quyền, bây giờ trở thành tiếng gọi những người cùng làm một việc gì chung hoặc có cùng chí hướng, bạn bè gần gũi nữa. 417 Lại nữa, ta biết rằng việc người Nhật tiến ra hải ngoại vốn đã tiếp tục duy trì suốt thời Tể tướng Hideyoshi: thuyền Nhật đi Luxon (đảo Lữ Tống, Phi luật tân), Tonkin (Đàng Ngoài của Việt Nam), Cam-phu-chia, Xiêm La (Thái Lan bây giờ) rất nhiều. Mạc phủ Edo hồi đầu cũng cho phép họ tiếp tục làm như vậy bằng cách cấp các giấy phép có triện son, gọi là shuinjô (châu ấn trạng). Những lãnh chúa điều động thuyền triện son (shuinsen = châu ấn thuyền) để thông thương là Shimadzu Iehisa (1576-1638, phiên Satsuma và Ryuukyuu, vùng Kagoshima bây giờ), Matsuura Shigenobu (còn đọc là Matsura, 1549-1614, phiên Hirado ở vùng Nagasaki bây giờ), Arima Harunobu (1567 ? -1612, vùng Bizen, thuộc Saga bây giờ). Còn về những nhà buôn danh tiếng thì phải nhắc đến Suetsugu Heizô ( ? -1630?) ở Nagasaki, Sueyoshi Magozaemon (1570-1617) ở Settsu cũng như Suminokura Ryôi (1554-1614) và Chaya Shirôjirô (tên thật là Nakajima, không rõ năm sinh năm mất) ở Kyôto. Đó là những nhân vật được gọi là gôshô (hào thương), không những giàu có của cải mà thôi nhưng còn có thế lực bởi lẽ đã gián tiếp làm kinh tài cho các nhân vật trong chính quyền. Việc cấm đạo và chính sách đối ngoại của Mạc phủ Edo (niên đại với gạch dưới là những năm có ban bố các lệnh tỏa quốc) Niên đại Sự kiện Mốc quan hệ đối ngoại 1600 Tàu Hà Lan De Liefde ngộ nạn, dạt vào biển Bungo Nhận thức về Hà Lan 1604 Lập chế độ Itowappu kiểm soát việc bán tơ sống của người Bồ Canh chừng độc quyền thương mãi của Bò Đào Nha. Các đoàn thuyền triện son (Shuinsen) hoạt động trở lại. 1607 Đoàn sứ thần Triều Tiên đến Nhật Nối lại liên hệ với Triều Tiên 1609 Người Hà Lan được phép mở thương quán ở Hirado Bắt đầu mậu dịch chính thức với Hà Lan 1610 Ieyasu gửi Tanaka Shôsuke sang Mexicô (Nueva Espana) Nới rộng mậu dịch với Tây Ban Nha qua thuộc địa của họ. 1611 Cho phép thuyền Trung Quốc đến buôn bán ở Nagasaki Nối lại liên hệ với Trung Quốc của nhà Minh 1612 Ieyasu cấm đạo (Kinkyôrei = Cấm giáo lệnh) ở các lãnh địa mạc phủ cai quản (sẽ nới rộng ra toàn quốc vào năm 1613) Bắt đầu việc cấm đạo 418 1613 Gửi sứ tiết sang Âu châu vào năm Keichô. Người Anh cũng mở thương quán ở Hirado Bắt đầu mậu dịch chính thức với Anh 1614 Trục xuất lãnh chúa đi đạo là Takayama Ukon và 148 người khác ra nước ngoài. Việc cấm đạo gay gắt hơn 1616 Giới hạn thuyền buôn Âu châu chỉ được ghé 2 cảng Hirado và Nagasaki Bắt đầu gây khó khăn cho thương nhân Âu châu. Nhà Thanh lên nắm chính quyền ở Trung Quốc. 1622 Cuộc xử hình giáo đồ Ki-tô đại qui mô năm Gen.na 1623 Anh đóng cửa thương quán Hirado và triệt thoái khỏi Nhật Chấm dứt giao thiệp với Anh 1624 Mặc phủ cấm thuyền Tây Ban Nha ghé Nhật Chấm dứt giao thiệp với Tây Ban Nha 1629 Bắt đầu bắt giẫm chân lên ảnh Chuá và thập giá (ebumi - fumie) ở Nagasaki 1630 Cấm thư lệnh không cho nhập sách vở liên quan đến đạo Ki-tô 1631 Bắt đầu chế độ Hôshobune (Phụng thư thuyền) đòi các thuyền buôn phải có cả giấy phép của chức Rôjuu. Chế độ Hôshobune bắt đầu. Shuinsen chấm dứt 1633 Cấm tất cả các thuyền ra hải ngoại trừ các Hôshobune 1634 Hạn chế việc người Nhật thông thương và vãng lai với nước ngoài 1635 Hoàn toàn cấm người Nhật ra nước ngoài và từ đó trở về nước nếu đang sống ở đó 1636 Chuyển thương quán người Bồ về Dejima. Đuổi con cháu, kể cả con lai người Bồ khỏi nước. 1637 Loạn ở Shimabara (kéo đến 1638) 1639 Cấm thuyền Bồ Đào Nha cập bến Chấm dứt việc giao thiệp với Bồ Đào Nha 1640 Thiết lập chế độ đổi đạo (Shuumon kai.yaku). Bắt buộc ghi danh vào các chùa (chế độ Terauke) 1641 Chuyển thương quán người Hà Lan về Dejima Hà Lan là nước duy nhất thuộc Âu châu còn giữ quan hệ mậu dịch với Nhật Bản Mậu dịch do thuyền châu ấn (shuinsen) đã mang về cho Nhật Bản những món hàng nhập khẩu như tơ sống, lụa là, đường, da hươu nai và da cá mập vvvốn là sản phẩm 419 của Á châu. Còn như sản phẩm đến từ Âu châu thì ít hơn nhưng có thể kể đến vài mặt hàng ví dụ la-sa (raxa), một loại thảm nhung dệt từ lông dê hay cừu (thick close-woven wool cloth). Nhờ thuyền buôn đó, Nhật Bản cũng đã có thể xuất khẩu các kim loại như bạc, đồng, và sắt. Nên nhớ là lúc đó, số bạc mà Nhật Bản xuất khẩu chiếm đến 1/3 tổng số của quí kim ấy trên thế giới. Đó là một sự thực đáng làm cho chúng ta kinh ngạc. Khi thuyền châu ấn đi nhiều ra nước ngoài rồi thì đến một lúc, khi con số thương nhân xuất ngoại tăng lên nhiều, đã đưa đến việc thành lập các Nihon-machi (phố người Nhật) ở các quốc gia họ trú ngụ. Ở Ayutaya (thủ đô vương triều Ayutaya, Xiêm La) chẳng hạn, cũng có Nihon-machi. Một người xuất thân từ thành Sunpu (Tuấn phủ), lưu lạc qua Xiêm La và đứng đầu cư dân ở Nihon-machi – Yamada Nagamasa (Sơn Điền Trường Chính, 1590-1630) – đã được triều đình Ayutaya trọng dụng. Ông làm đến chức Thái thú ở địa phương Rigol (Lục Côn). Mậu dịch thuyền châu ấn trong vùng Đông Nam Á209 Thuyền châu ấn (triện son) kể từ thời Hideyoshi cho đến buổi đầu thời Tokugawa đã được triễn khai khắp vùng Đông Nam Á. Người ta cho rằng lúc ấy trong khu phố Nhật Dirao San Miguel ngoại ô Manila thuộc Phi Luật Tân, dân số lên đến 3.000 người và Ayutaya thuộc đất Xiêm La (Thái) cũng đã có khoảng 1.500 người Nhật trú ngụ. Mạng lưới hàng hải của thuyền châu ấn còn kéo ra đến tận Malacca (Mã Lai), Brunei (Borneo) và Batavia (Java) thuộc Indonesia bây giờ Người Nhật lúc ấy xuất khẩu quí kim như bạc, đồng, đồ thủ công, nhập vào tơ sống (kiito), đồ lụa đồ dệt, các loại da và dược liệu. Da hươu dùng để bọc cán kiếm và may áo xống, có năm được mua về đến 30 vạn tấm. Đương thời, Nhật có tiếng sản xuất nhiều bạc. Nói thêm về Nagamasa thì ông là người xuất thân ở Suruga, Shizuoka, có thành Sunpu của Ôgosho, nơi Ieyasu gián tiếp coi việc nước sau khi đã nhượng vị. Có lẽ cậu bé Nagamasa đã chứng kiến các người nước ngoài vào ra yết kiến Ieyasu nên động lòng viễn phương, muốn tìm đến những chân trời xa lạ. Như thế, vào năm 1610, qua ngõ Taiwan, Nagamasa đã đi xuống vùng Đông Nam Á và chọn đất Xiêm La làm nơi lập nghiệp. Hành trạng và bước thăng trầm của ông thế nào thì ta đã nói đến bên trên. Tương truyền 209 Nguồn: Phạm Hoàng Quân trong Chúa Nguyễn và công cuộc hải thương với Nhật Bản (Quốc Sử Hàn Lâm Viện trên Internet) , Luc Thuan trong Japan early trade coin and the commercial trade between Vietnam and Japan in the 17th century (Internet) và Okura Sadao trong Shuinsen jidai no Nihonjin (Chuô shinsho) (trang 185-186). 420 năm 1626, ông có gửi về tiến cúng ở đền thần Sengen ở thành Sunpu cố hương một tấm phù hiệu chiến thuyền của mình (gunkan no ema). Cùng với sự suy vi của phố người Nhật 9 năm trước khi phát lệnh “toả quốc”, Nagamasa cũng sa cơ. Ông bị quốc gia lân cận đánh thuốc độc chết năm 1630. Di ảnh Yamada Nagamasa Thời chiến tranh Thái Bình Dương, nhà nước quân phiệt Nhật Bản muốn làm sống lại hình ảnh của ông như một anh hùng và như biểu tượng thành công trong giao lưu quốc tế nhưng họ đã gặp phải phản ứng tiêu cực với tâm tình phức tạp của người dân địa phương. Về phiá Việt Nam thì chúng ta đều biết mối liên lạc giữa Nhật Bản và Việt Nam qua các cuộc trao đổi quốc thư và quà tặng giữa Chúa Tiên (Nguyễn Hoàng) và Tokugawa Ieyasu khoảng giữa năm 1601. Các nhà sử học như Sở Cuồng Lê Dư và Kawamoto Kunie đã lần lượt báo cáo về các tư liệu này vốn tìm thấy trong Gaiban Tsuusho (Ngoại phiên thông thư, gồm các quốc thư qua lại từ 1599 đến 1764), do mạc thần Kondô Juuzô (Cận Đằng Trọng Tàng, 1771-1829) thu thập từ văn khố trong giai đoạn ông làm việc, nghĩa là 1808-1819) Người kế vị Chúa Tiên là chuá Sãi (Nguyển Phúc Nguyên) cũng tỏ ra có những quan hệ ngoại giao mềm dẻo với phía Nhật Bản. Việc thành lập khu phố người Nhật ở cảng Hội An là kết tinh của mối giao thương tốt đẹp đó. Hiện nay nơi đây vẫn còn dấu tích của cộng đồng người Nhật như Chùa Cầu (Lai Viễn Kiều, tên cho chúa Nguyễn Phúc Chu đặt năm 1719) và khu mộ địa của họ. Năm 1619, tương truyền Chúa Sãi đã gả con gái nuôi cho thương nhân người Nagasaki là Araki Sôtarô (Hoang Mộc Tông Thái Lang, ? – 1636) cũng như ban cho ông quốc tính, chứng tỏ sự tin cậy của nhà chúa đối với các thương nhân Nhật Bản. Theo lời yêu cầu của các chúa Đàng Trong, Mạc phủ Tokugawa tỏ ra nghiêm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_lich_su_nhat_ban_phan_2.pdf