Giáo trình Văn hóa ẩm thực Trung Hoa

Cách ăn cơm bằng đũa.

 Cũng giống như Việt Nam, người Trung thường dùng đũa để gắp thức ăn. Điều này thể hiện sự điềm đạm, lịch sự và khoan thai khi ăn. Đối với họ thì dao và dĩa được xem là vũ khí gây thương tích. Về hình dáng, là hai que nhỏ, đũa của Trung Quốc trên to dưới nhỏ, trên vuông dưới tròn, tạo hình như vậy có ưu điểm là gấp rất tiện, không bị trơn, khi để trên bàn cũng không bị lăn đi lăn lại, đầu đũa tròn khi gắp thức ăn cho miệng cũng không bị xước môi.

 Đũa tuy rất đơn giản, nhưng về nguyên liệu để làm đũa và điêu khắc, trang trí đũa thì người Trung Quốc làm rất cầu kỳ. Từ hơn 2000 năm về trước đã có đũa ngà và đũa mạ đồng. 6-7 thế kỷ trở lại đây, trong cung đình, quan phủ và những gia đình giàu có đã dùng đũa bằng vàng, bạc, lấy ngọc, san hô điêu khắc đũa v,v. Những loại đũa cầu kỳ còn bịt đầu bằng bạc để thử thức ăn có thuốc độc hay không, nếu như có thuốc độc, thì bạc lập tức biến thành màu đen hoặc màu xanh.

 Kỹ xảo cầm đũa của người Trung Quốc, thường thu hút sự chú ý của người nước ngoài, thậm trí ở phương Tây còn có “trung tâm bồi dưỡng”sử dụng đũa. Có chuyên gia ý học cho rằng, dùng đũa có thể họat động hơn 30 khớp xương và hơn 50 cơ bắp trong cơ thể con người, có lợi cho sự linh hoạt của tay và sự phát triển của bộ não.

 

doc111 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 858 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Văn hóa ẩm thực Trung Hoa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hơn 2.000 năm. Quảng Châu chưa bao giờ ngừng hoạt động thương mại đối ngoại. Vị trí cảng thương mại hàng nghìn năm qua đã đem lại cho Quảng Châu nền văn hóa thương mại đậm sắc. Quảng Châu là trung tâm giao lưu của con người, hàng hoá, tài chính và thông tin. Trong ngày đầu Trung Quốc cải cách mở cửa, nơi đây là thành phố cảng quan trọng ở miền nam, đi đầu trong công cuộc xây dựng hiện đại hóa. Quảng Châu hôm nay có vị thế quan trọng trong thương mại Trung Quốc, là nơi tổ chức hội chợ giao dịch hàng xuất khẩu, một hội chợ hàng đầu của Trung Quốc. Quảng Châu còn được mệnh danh là thiên đường của mua sắm. Hàng hóa nơi đây khiến mọi người phải hoa mắt. Không những thế, thành phố này còn là một trung tâm ẩm thực, là cội nguồn của trường phái ẩm thực Quảng Đông. Những nhà hàng lớn nhỏ rải rác khắp thành phố cùng với những món ăn mang phong vị hiện đại và truyền thống khiến cho Quảng Châu được mệnh danh là thủ đô ẩm thực. Với phong tục tập quán dân gian phong phú, ngôn ngữ địa phương độc đáo cùng với nền nghệ thuật Quảng Đông đậm đà bản sắc, trường phái hoạ Linh Nam sáng tạo, nền ẩm thực nổi tiếng quốc tế, Quảng Châu được coi là một viên ngọc lấp lánh ở miền nam Trung Quốc. Dân gian Trung Quốc thường có câu nói "Ăn tại Quảng Châu", điều này chứng tỏ nền văn hóa ẩm thực của Quảng Châu rất có đặc sắc. Người Quảng Châu rất chú trọng về nấu nướng. Ở đây có khá nhiều món ăn, mà cách ăn cũng khá đa dạng và mới mẻ, hơn nữa thời gian ăn cũng khá lâu. Có rất nhiều người Quảng Châu khi trời vừa hửng đã dậy ăn sáng, mà trước đó họ đã ăn qua síu dè. Cho nên, tập quán sinh hoạt này của người Quảng Châu đã khiến các món ăn ở đây càng thêm phong phú đa dạng. Quảng Châu, từ đường phố lớn cho tới các ngõ hẻm, đâu đâu cũng có hàng quán, nhưng thường là bán phở bò hay mỳ mằn thắn... Đi trên đường phố Quảng Châu là sẽ nhìn thấy những tấm biển đề "Mỳ mằn thắn", có mấy thiếu nữ khéo tay đang gói mằn thắn nhanh thoăn thoắt. Với nhân thịt đỏ tươi, tôm nõn trắng muốt, miếng mỳ gói được cán mỏng như tờ giấy, dưới bàn tay khéo léo của các thiếu nữ đã bỗng chốc trở thành những chiếc mỳ mằn thắn nhỏ nhắn, xinh xắn. Khách đến đây chỉ cần lên tiếng, là chỉ trong hai, ba phút đồng hồ, một bát mỳ mằn thắn bốc hơi nóng nghi ngút đã bưng lên, trong bát canh tỏa mùi thơm có mười chiếc mằn thắn xinh xắn, bên trên là mấy cánh hẹ vàng, trông thật khiến ta thèm đáo để. Món ăn tại Quảng Châu nhiều đến đếm không xuể . Thí dụ như món "Thái da kê" của hiệu Chu Sinh Ký; "Quy linh cao" của Dưỡng Sinh Đường; "Chẻo tôm" của tiệm rượu Phán Khê, đều là những món ăn rẻ tiền nhưng lại rất ngon lành. Tây Quan là nơi tập trung nhiều món ăn nhất của thành phố Quảng Châu, nếu bạn đến Quảng Châu thưởng thức món ăn, thì chỉ cần đến đây là trên cơ bản có thể nếm đủ loại món ăn, chẳng cần phải đi đâu thêm nữa. Ngoài hàng quà ra, Quảng Châu còn có khá nhiều cửa hàng ăn lâu năm và quán ăn đặc sắc. Trong đó có tiệm rượu kiểu viên lâm đặc biệt nổi tiếng, kiểu cách trang trí cũng hết sức độc đáo, nơi thì đàng hoàng sang trọng, nơi thì lặng lẽ yên tĩnh, nơi thì mộc mạc cổ kính, cũng có nơi thì đậm đà phong cách hiện đại. Thí dụ như tiệm rượu Phán Khê; Tiệm rượu Nam Viên, đều là những tiệm rượu có môi trường rất sạch đẹp. Ngoài ra, mỗi tiệm rượu và tửu lâu đều có các món ăn đặc sắc riêng của mình, thí dụ như món "Gà Văn Xương" và "Tôm hùm ba màu" của tiệm rượu Quảng Châu, nơi được mệnh danh là "Thực tại Quảng Châu đệ nhất gia"; hay món "Lợn quay bì vàng ròn" và "Bát bảo đông qua" của tiệm rượu Phán Khê, đều là những ăn ngon hiếm có. Ẩm thực Triều Châu là một trong ba truyền thống ẩm thực lớn của trường phái Quảng Đông (gồm Triều Châu, Quảng Châu và Đông Giang). Thói quen ẩm thực chịu ảnh hưởng của các trường phái nấu bếp ở phương nam Trung Quốc, gần giống với bếp Quảng Châu, nhưng vẫn mang phong cách riêng. Món ăn “thanh mà không đạm, tươi mà không tanh, non mà không sống”. So với các nơi khác, món ăn Triều Châu tương đối thanh nhưng nghiên cứu điều phối gia vị không kém phần công phu. Ví dụ, khi dọn lên bàn ăn, rau cải phải ăn với nước tương, tôm ăn với dầu quýt, cua ăn với giấm mỹ vị Triều Châu là thành phố ven biển. Vì vậy, món ăn nổi tiếng với hải sản và nguyên liệu tươi. Theo thói quen ẩm thực, hải sản phải được chế biến, không ăn sống như người Nhật. Ba đặc điểm của món ăn Triều Châu là: (1) Nhiều thuỷ sản, đa số là đồ biển. Nguyên liệu chính là tôm; cua; các loại cá biển và một vài loại cá sông như cá mú, cá chình, cá lăng, cá bơn, cá gộc, cá chẽm; (2) Thức ăn phong phú, đặc sắc. Kỹ thuật chế biến thức ăn đạt đến trình độ tất cả mùi vị đều toát ra; (3) Dùng nguyên liệu đặc sắc, nhiều rau củ ngọt, lấy chất ngọt từ thực vật. Ví dụ: khoai lang, khoai môn, bí đỏ, ngân hạnh, hạt sen, cam, củ cải trắng và các loại đậu. Cách chế biến món ăn tinh tế. Bếp Triều Châu có hơn 10 cách chế biến món ăn, gồm: đun cách thuỷ, chưng, hấp, tiềm, quay, đốt lò, chiên, xào, nướng, phá lấu... Yêu cầu: đun cách thuỷ phải có mùi vị nồng nàn; nướng phải có mùi thơm thấm vào xương; pha chế phải giữ nguyên mùi vị. Món ăn được chế biến công phu, nguyên liệu cắt gọt ngay ngắn Cách bài trí bàn ăn: bàn ăn thường có nhiều món, thức ăn ít nhưng tinh tế, được bày ra nhiều dĩa nhỏ, màu sắc phong phú. Thông thường, bàn ăn có ít nhất 9 món, trong đó có 2 món canh, 1 điểm tâm ngọt. Ngoài nghiên cứu sắc – hương – vị, món ăn phải đẹp và bắt mắt. Nhà bếp thường dùng măng, củ cải khắc hình chim hoa cá cảnh, điểm xuyết thêm cho món ăn để hình thành nên những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc. Thực đơn thường có món ngọt. Trong các lễ tiệc sinh nhật, kết hôn, sinh con phải có 2 món ngọt, một dọn trước một dọn sau. Món trước ngọt nhẹ, món sau ngọt đậm, ngụ ý “ngày tháng từ đây sẽ ngày càng ngọt ngào”. Để giúp tiêu hoá, giảm mỡ, giải rượu, giữa bữa ăn thường có trà. Quán ăn Triều Châu chính hiệu thường cung cấp trà Ô Long sau bữa ăn, giúp giảm béo giải rượu. Đây chính là văn hoá ẩm thực độc đáo của người Triều Châu. Một số món ăn Triều Châu được nhiều người Việt biết đến như cháo trắng, hủ tiếu bò viên gân, phá lấu, thịt heo quay, xá xíu, vịt tiềm, lẩu hải sản, các loại bánh bột Tại TP.HCM, một vài nhà hàng, quán ăn của người Hoa tại quận 5, quận 6 hiện vẫn bán món ăn Triều Châu. Thức ăn có hàng trăm món, chủ yếu là hải sản. Tôm, cua, cá, hải sâm, bào ngư có thể chế biến thành hàng chục món khác nhau. Chả giò đặc biệt toàn dùng nhân hải sản. Lẩu hải sản có vị thanh đạm; nước lèo được nấu bằng các loại xương như xương heo, gà, cá; sau khi xử lý cho bớt tanh, để lửa lâu cho ra chất ngọt rồi thêm vào nấm đông cô, đậu hủ, các loại thịt viên. Phá lấu thường dùng thuốc bắc và rau củ chế biến chung với thịt như phá lấu heo, gà, vịt, mực có mùi thơm nồng, béo mà không ngậy. Loại thức ăn “bột” thường dùng gạo chế biến như bánh lá liễu, bánh hẹ, bánh củ cải, bánh măng, bánh củ sắn, bánh khoai môn, bột chiên Hủ tiếu sợi mềm, nước lèo nấu bằng xương heo, ăn với giấm đỏ, tỏi và ớt xắt lát; bò viên gân có mùi bơ nồng, gân nhiều thì bơ càng nhiều. Món cháo Triều Châu có đặc điểm nhiều nước ít gạo, nấu nhừ, ăn với cải mặn, trứng vịt muối hoặc chao. Ngoài ra, còn có nhiều món ngọt. Phá lấu thường dùng thuốc bắc và rau củ chế biến chung với thịt như phá lấu heo, gà, vịt, mực có mùi thơm nồng, béo mà không ngậy. Hủ tiếu sợi mềm, nước lèo nấu bằng xương heo, ăn với giấm đỏ, tỏi và ớt xắt lát; bò viên gân có mùi bơ nồng, gân nhiều thì bơ càng nhiều. Món cháo Triều Châu có đặc điểm nhiều nước ít gạo, nấu nhừ, ăn với cải mặn, trứng vịt muối hoặc chao. Ẩm thực Tứ Xuyên: Vị trí địa lý: Thành phố Trùng Khánh Vùng này nằm trong Lòng chảo Tứ Xuyên và bị vây quanh bởi dãy núi Himalayas về phía tây, dãy núi Tần Lĩnh về phía bắc, và các vùng núi đồi của Vân Nam về hướng nam. Sông Dương Tử chảy qua lòng chảo và như vậy nó là thượng nguồn đối với các vùng phía đông của Trung Hoa. Sông Mân Giang ở trung tâm Tứ Xuyên là một nhánh của thượng nguồn Sông Dương Tử mà nó nhập vào tại Nghi Tân. Các tỉnh bao quanh: Trùng Khánh, Khu tự trị Tây Tạng, Thanh Hải, Cam Túc, Thiểm Tây, Quí Châu và Vân Nam. Lịch sử: Lãnh thổ của tỉnh và các khu tự quản của nó là chiếc nôi của các nền văn minh địa phương có một không hai mà có thể tìm ngược về ít nhất là Thế kỷ thứ 15 trước công nguyên (vài năm sau thời Nhà Thương). Bắt đầu từ thế kỷ 9 trước công nguyên, Thục Quốc (ngày nay là Thành Đô) và Ba Quốc (ngày nay là thành phố Trùng Khánh) nhập lại thành các trung tâm quản trị và văn hóa mà hai vương quốc kình chống nhau được thành lập. Biên giới của Tứ Xuyên vẫn giữ nguyên như vậy khoảng 500 năm. Điều này thay đổi khi thành phố Trùng Khánh cũng như các thị trấn xung quang là Phù Lăng và Vạn Châu được nhập lại thành khu hành chính mới là Thành phố Trực thuộc Trung Ương Trùng Khánh. Khu hành chính mới được thành lập là nổ lực ban đầu của Trung Hoa để phát triển các vùng phía tây cũng như điều hợp tái định cư dân tị nạn từ kế hoạch Đập Tam Khẩu. Thời tiết Khí hậu ở đây thường xuyên biến đổi. Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa ở Thành Đô. Mùa hè ẩm và lạnh kéo dài, thời tiết khô và hanh báo hiệu mùa đông đang đến. Miền núi, khí hậu đặc trưng bởi mùa đông lạnh và mùa hè rất nhẹ, với ánh nắng quanh năm là điển hình của các khu vực phía tây. Trời nắng khí hậu cận nhiệt đới với mùa đông ngắn là đặc trưng của phần phía nam của tỉnh, trong đó có Phàn Chi Hoa. Nhưng mùa hè lại nóng và ẩm ướt. Kinh tế Nông nghiệp: Tứ Xuyên từ xưa đã có tiếng là "Tỉnh giàu có". Đây là một trong những nơi sản xuất nông nghiệp chính của Trung Quốc. Sản lượng ngũ cốc gồm lúa gạo và lúa mì của Tứ Xuyên đứng hàng đầu toàn Trung Quốc năm 1999. Thu hoạch từ các loại cam chanh, mía đường, khoai lang, lê và hạt cải dầu cũng đáng kể. Tứ Xuyên còn sản xuất lượng thịt lợn lớn nhất trong tất cả các tỉnh và đứng thứ nhì về sản lượng nong tằm tại Trung Quốc năm 1999. Khoáng sản: Tứ Xuyên là một tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản. Tỉnh có hơn 132 loại khoáng sản có tiềm năng với trữ lượng của 11 loại; Trong số đó Tứ Xuyên có trữ lượng vanadium, titanium, và lithium lớn nhất Trung Quốc. Riêng tỉnh Tứ Xuyên đã có trữ lượng 13,3% quặng sắt, 93% quặng titanium, 69% vanadium, 83% cobalt của toàn quốc. Công nghiệp: Tứ Xuyên là một trong các vùng kỹ nghệ chính của Trung Quốc. Ngoài kỹ nghệ nặng như than, năng lượng, và sắt thép, tỉnh đã thiết lập được một ngành sản xuất nhẹ gồm vật liệu xây dựng, làm gỗ, thực phẩm và dệt lụa.Thành Đô và Mân Giang là trung tâm sản xuất hàng dệt may và đồ điện tử. Đức Dương, Phàn Chi Hoa, và Nghi Tân là trung tâm sản xuất cơ khí, kỹ nghệ luyện kim và rượu (theo thứ tự). Sản lượng rượu Tứ Xuyên chiếm 21,9% tổng sản lượng toàn quốc vào năm 2000. Văn hóa ẩm thực: Trong 8 trường phái ẩm thực của TQ thì món ăn của Tứ Xuyên là được phổ biến rộng rãi nhất. Món ăn Tứ Xuyên có lịch sử lâu dài, hương vị độc đáo, rất có tiếng tăm ở trong và ngoài nước. Nó đặc biệt chú trọng về sắc, hương, vị, hình, nhất là có khá nhiều vị và nồng đậm gồm: tê, cay, mặn, ngọt, chua, đắng, thơm, trộn lẫn khéo léo, biến hóa linh hoạt, đã pha chế ra mấy chục vị phức hợp rất độc đáo như: tê cay, chua cay, dầu đỏ, dầu trắng... Nhiều khẩu vị lại khéo chế biến, nên đã được xếp hàng đầu trong các món ăn ở trong và ngoài nước, được gọi là mỗi món một khác, trăm món trăm vị. Phương pháp nấu của các món ăn Tứ Xuyên là khéo dựa vào các điểu kiện nhiên liệu, khí hậu và thực khách, vận dụng linh hoạt tình hình cụ thể, trong cách nấu ăn có hơn 30 phương pháp gồm: xào, rán, chiên, kho, ướp, nộm, muối... Theo đà sản xuất phát triển và kinh tế phồn vinh, các món ăn Tứ Xuyên trên cơ sở vốn có, đã hấp thu sở trường của các món ăn nam bắc, cũng như ưu điểm của các bữa tiệc quan chức và nhà buôn, hình thành đặc điểm món ăn miền bắc nấu theo kiểu Tứ Xuyên, món ăn miền nam mang hương vị Tứ Xuyên, nên mới được gọi là “Thực tại Trung Quốc, vị tại Tứ Xuyên”. Các món ăn Tứ Xuyên rất coi trọng về thay đổi mùi vị, phân biệt rõ đậm nhạt, nặng nhẹ. Món ăn Tứ Xuyên không thể tách rời với ớt, hoa tiêu và hạt tiêu. Có khá nhiều cách sử dụng ớt và rất linh hoạt, khi thì dùng làm nguyên liệu chính, khi thì chỉ dùng làm phối liệu, nhưng phần lớn là dùng làm gia vị. Món ăn Tứ Xuyên cũng có khá nhiều kiểu cách đổi mùi vị, vừa phù hợp với từng khẩu vị của người ăn, cũng thích hợp với mỗi mùa khí hậu khác nhau như: mùa đông và mùa xuân khí hậu rét mướt thì dùng vị ớt nhiều hơn. Còn mùa hạ và mùa thu khí hậu nóng bức thì vị ớt phải giảm đi ba phần. Một đặc điểm lớn nhất của món ăn Tứ Xuyên là khéo điều chỉnh mùi vị, khẩu vị có nồng có nhạt, trong nhạt có nồng, nồng nhưng không ngấy, nhạt nhưng không bạc. Do đó, món ăn Tứ Xuyên không những lắm vị và nồng hậu, mà còn có sở trường về mặt thanh, tươi, đạm, nhã, khiến người ăn đều tấm tắc khen ngợi và thật khó quên. Trường phái: Gồm hai trường phái Thành Đô và Trùng Khánh. Đặc điểm: Lắm mùi vị và nồng đậm. Món ăn đặc sản: Nức danh đậu phụ Tứ Xuyên Đậu phụ được chế biến từ hạt đậu lành, giàu prôtein, có axit béo không no và béo, có cả muối vô cơ, chất chống ung thư. Nhiều năm nay người Tứ Xuyên thấu hiểu điều đó và không ngừng sáng tạo làm cho món Đậu phụ ngày thêm thơm ngon bổ dưỡng. Đậu phụ là đặc sản nổi tiếng của vùng đất Tứ Xuyên – món ăn dân dã mộc mạc có lịch sử hơn 100 năm nay với tên gọi ban đầu là “đậu phụ bà chủ Trần” thời nhà Thanh. Xưa kia bên cầu Vạn Phúc ngoại thành Bắc Kinh có một quán cơm nổi tiếng mang tên họ Trần do một người phụ nữ làm chủ. Khách thập phương qua đây đa phần là người bán đậu, thịt bò, dừng chân nghỉ lại quán nhờ bà chủ chế biến đậu thành món ăn. Không ngờ đậu phụ đã được nhà họ Trần với một kỹ thuật đặc biệt, ai nếm thử cũng tấm tắc khen ngon. Đậu phụ bà chủ Trần nức danh từ đó. Hiện giờ nếu qua Tứ Xuyên – Trung Quốc chúng ta vẫn có cơ hội được thưởng thức món “ đậu phụ Trần” chính hiệu. Nguyên liệu làm nên món ăn thơm ngon ấy thật đơn giản: đậu phụ tươi, thịt bò băm nhỏ, hành khô, thêm bột ớt, hạt tiêu, muối, tương, xì dầu. Đơn giản là thế nhưng vận dụng sao cho khéo công thức để có một đĩa đậu phụ chính hiệu như đậu phụ Trần quả là không đơn giản. Miếng đậu phải mềm mà không nát, mùi thơm béo ngậy. Trước khi cho vào chế biến nên ngâm qua nước muối để loại bỏ mùi ngái của đỗ tương và giúp đậu giữ nguyên miếng khi chế biến. Các bước chế biến phải hết sức cẩn thận tỉ mỉ. Cho chảo nóng mỡ rồi cho thịt bò, muối, bột ớt, hạt tiêu sào lăn cho thịt bò săn vàng rồi mới cho đậu phụ, tương, xì dầu vào. Một đĩa đậu phụ ngon, đạt đến nghệ thuật đậu Tứ Xuyên phải sáng lên được màu hồng của thịt bò các loại phụ gia, màu trắng mềm của đậu phụ và mùi thơm beo béo ngây ngất. Theo nhà Trần đặc sắc của đậu phụ được khái quát trong tám hương, vị: tê, cay, nóng bỏng, thơm, giòn, mềm, tươi, tái. Đậu phụ Tứ Xuyên đã, đang và sẽ sống mãi trong lòng văn hoá ẩm thực văn hoá Trung Hoa. Không chỉ thế món đậu phụ còn có sức ảnh hưởng rộng rãi tới nền ẩm thực các nước bạn bè. Từ món đậu phụ Tứ Xuyên, người Việt Nam ta đã chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, phù hợp hơn với nến ẩm thực Việt. Ẩm thực Hồ Nam: Địa lý: Tỉnh Hồ Nam tọa lạc ở khúc sông Dương Tử giữa đoạn con sông này chảy vào Hồ Động Đình và phía nam Hồ Động Đình. Thủ phủ của tỉnh là thành phố Trường Sa. Hồ Nam giáp với các tỉnh Hồ Bắc, Giang Tây, Trùng Khánh, Quảng Tây và Quý Châu. Hồ Nam cách thủ phủ Quảng Châu của tỉnh Quảng Đông 500km, cách thành phố Thượng Hải 950km và cách thủ đô Bắc Kinh vào khoảng 1200km. Hồ Động Đình là hồ nước tự nhiên lớn nhất tỉnh Hồ Nam. Đây là tỉnh có phần đông đồng bào dân tộc sinh sống, nhiều nhất là người Hán, còn lại là Mèo, Dao, Hồi tổng cộng tới 50 tộc. Lịch sử: Cho đến năm 1910, tỉnh Hồ Nam vẫn tương đối bình lặng, cho đến khi nhà Thanh sụp đổ, Hồ Nam chính là nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa Vụ gặt Mùa thu do Mao Trạch Đông lãnh đạo vào năm 1927. Mao Trạch Đông thành lập chính quyền Xô Viết Hồ Nam vào năm 1927 và lãnh đạo quân đội du kích ẩn náu ở vùng núi tỉnh Hồ Nam cho đến năm 1934. Khi lực lượng cộng sản rút lui, Hồ Nam chính là một trong những nơi đã xảy cuộc chiến tranh Trung – Nhật lần 2 giữa Quốc Dân Đảng chống lại quân Nhật Bản. Trường Sa là thủ phủ của Hồ Nam từ năm 1944. Sau cuộc nội chiến Trung Quốc, quân cộng sản trở lại nắm chính quyền Hồ Nam vào năm 1949. Năm 1976, sau cái chết của Mao Trạch Đông, Hồ Nam được lãnh đạo bởi tổng bí thư Đặng Tiểu Bình. Từ 1966 đến 1967, Hồ Nam cũng là nơi diễn ra cuộc cách mạng văn hóa. Thời tiết: Thành phố Trường Sa của Hồ Nam tọa lạc ở độ cao 2.099 mét so với mực nước biển, khí hậu thuộc Á nhiệt đới gió mùa ẩm có mùa đông ngắn và bốn mùa rõ rệt. Kinh tế: Bên cạnh cây lúa, Hồ Nam còn trồng cây trà. Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh vào năm 2007 là 14.405 tỉ và GDP vào khoảng 914,5 tỉ Nhân dân tệ. Văn hóa ẩm thực: Trường phái: Chú trọng thơm cay, tê cay, chua, cay và tươi. Nhưng chua cay là nhiều nhất. Ẩm thực Hồ Nam nổi tiếng với 3 thành phần đó là bếp lưu vực Hương Giang, bếp khu vực hồ Động Đình và bếp miền núi Hồ Nam. Trải qua hơn 2000 năm tồn tại và phát triển, trường phái ẩm thực Hồ Nam đã hoàn thiện và khẳng định mình bởi các món ngon độc đáo. Khẩu vị cơ bản của Hồ Nam là béo, chua, cay, hương thơm và nhẹ nhàng, hơn nữa các món ăn Hồ Nam khá rẻ, mọi người có thể thoải mái thưởng thức. Hồ Nam có món kho vây cá là nổi tiếng nhất. Ẩm thực Phúc Kiến Vị trí địa lý Tỉnh Phúc Kiến đặc trưng có rất nhiều núi và một khu vực rộng lớn phía nam Phúc Kiến cao hơn mực nước biển rất nhiều. Dãy núi Vũ Di nằm giữa tỉnh Giang Tây và Tỉnh Phúc Kiến. Với độ cao 2150m so với mực nước biển, đỉnh núi Hoàng Cương trên dãy núi Vũ Di là đỉnh núi cao nhất tỉnh Phúc Kiến. Địa phận Phúc Kiến hầu hết là thỏa hiệp với các hòn đảo Nanri và Haitan. Địa phận tới phía đông là biển Đông Trung Quốc, phía nam là biển Nam Trung Quốc và đối diện với Đài Loan về phía đông nam. Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) quản lý đảo Quemoy. Phía bắc và trung tâm Phúc Kiến bị chia rẻ bởi sông Min Jiang và các nhánh của nó. Sông Min Jiang và các nhánh của nó băng qua phần lớn phía bắc và trung tâm tỉnh Phúc Kiến. Các thành phố chính của tỉnh bao gồm Chương Châu, Hạ Môn, Phúc Châu, Phủ Điền và thành phố Tuyền Châu. Điều kiện thời tiết Tỉnh Phúc Kiến có khí hậu cận nhiệt đới và là một trong những tỉnh có thời tiết đẹp ở Trung Quốc, là nơi bạn có thể thưởng ngoạn những mùa đông ấm ấp. Những khu vực ven biển có nhiệt độ từ 7-10ºC, những nơi đồi núi vào khoảng 6-8ºC trong suốt mùa đông. Phúc Kiến có nhiệt độ cao trong những tháng hè, tuy nhiên những cơn bão nhiệt đới thường hay xuất hiện vào mùa mưa. Kinh tế Những cây trồng chính của Phúc Kiến là lúa mì và khoai lang. Mía và hạt cải dầu là những cây trồng có giá trị kinh tế cao. Phúc Kiến là nhà cung cấp lớn nhất trong các tỉnh của Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất nhãn, trà, vải và một sản phẩm quan trọng nữa là hải sản. Du lịch Phúc Kiến có rất nhiều điểm đến hấp dẫn khách du lịch như đền Yongquan ở thành phố Phúc Châu, đền Guanghua ở Hạ Môn trên đảo Gulangyu, đền Nanshan ở Chương Châu, đảo Meizhou, đền Kaiyuan ở Tuyền Châu và di sản thế giới UNESCO là núi Vũ Di. Văn hóa ẩm thực: Trường phái: Gồm các món ăn Phúc Châu, Tuyền Châu và Hạ Môn. Nhưng chủ yếu là món ăn Phúc Châu. Đặc điểm: Nguyên liệu chủ yếu là hải sản, chú trọng vị ngọt chua mặn thơm, màu đẹp vị tươi. Món ăn có tiếng: Kim phúc thọ, cá kho khô... Bếp Phúc Kiến đặc biệt bởi sự tinh tế về thực đơn và sự chuẩn bị công phu. Một số thành phần được chế biến theo cách đặc biệt, thí dụ củ cải ở Phúc Kiến thường được thái lát rất mỏng như tờ giấy để dễ dàng trộn với nước sốt. Món Phúc Kiến nhiều màu sắc và vị thơm ngon đặc trưng. Vịt hầm Phúc Kiến Một trong những món ngon độc đáo mà đi đến bất cứ quán ăn Phúc Kiến nào, dù là ở Trung Quốc hay Việt Nam đều có, đó chính là món vịt hầm. Vịt nấu theo phong cách ẩm thực Phúc Kiến, không nhiều dầu mỡ và không giòn như vịt quay Bắc Kinh. Vịt được chặt thành từng khúc, hầm với các loại gia vị, nước xốt cho nhừ và thấm đều sẽ không còn mùi tanh đặc trưng. Thịt mềm, chấm thêm chút nước xốt và nước tương pha hành, tỏi, thêm chút rau gém và dưa leo tạo nên một hương vị rất lạ. Món ăn này đặc trưng cho phong cách ẩm thực vùng Phúc Kiến với vị ngọt và sự hài hòa về màu sắc. Đặc biệt, món này không được làm sẵn, chỉ khi thực khách đặt thì đầu bếp mới thực hiện, nên món ăn lúc nào cũng thơm ngon bởi sự tươi mới. Tôm chiên kim sa Không chỉ có thịt vịt độc đáo, Phúc Kiến còn có nhiều món ăn hấp dẫn khác. Trường phái ẩm thực Phúc Kiến nổi trội với các món hải sản không chỉ bởi nguyên liệu tươi mà còn bởi sự kết hợp đầy bất ngờ và những cái tên giàu tính mỹ học, tạo cho món ăn một nét riêng. Ví như món tôm chiên kim sa, món này rất được ưa chuộng ở đảo quốc sư tử Singapore, Trung Quốc và Việt Nam bởi sự độc đáo từ tên gọi đến hương vị. Tôm sú sau khi được làm sạch, ướp gia vị sẽ được “khoác” thêm một lớp áo đặc biệt. Lớp áo này là lòng đỏ trứng vịt muối nghiền nhuyễn. Lớp áo khiến cho tôm có vị mằn mặn, ăn lạo xạo. Tôm giòn với lớp áo lấp lánh như kim sa, được ăn chung với nước me. Chén nước me đặc sệt với vị chua chua hòa chung chút mặn mặn của lòng đỏ trứng vịt muối và cái ngọt của thịt tôm tươi ngon làm hương vị món ăn càng trở nên đậm đà Mì Phúc Kiến Phúc Kiến có món mì sợi vàng ươm, rất dai. Món mì độc đáo này được sử dụng trong nhiều dịp lễ của người dân địa phương. Người ta tin rằng, trong những lễ quan trọng như sinh nhật, nếu ai có thể kéo càng dài sợi mì thì đường công danh sự nghiệp của họ sẽ liên tục tấn tới. Món mì Phúc Kiến bản thân nó là một món lạ, nhưng chưa chắc đã ngon. Mì Phúc Kiến ăn không sẽ rất ngán vì nó rất nhạt và không có vị, nhưng khi kết hợp với các món ăn khác thì trở nên đặc sắc. Mì Phúc Kiến ăn lẩu cá thì khỏi chê, cái vị ngọt của nước lẩu bám vào sợi mì dai, vàng ươm, tạo thành nét đặc sắc của món lẩu. Mì Phúc Kiến xào chung với hải sản cũng rất ngon. Mì xào với lửa vừa phải, dầu hào và các nguyên liệu tươi ngon. Khi ăn, người ta cảm nhận được chất ngọt của hải sản và mùi thơm của dầu hào bám chắc vào sợi mì. Đĩa mì trông thật bắt mắt với màu vàng của mì, màu đỏ của tôm, màu trắng của mực, thêm chút tươi tắn của cá thác lác và rau xanh. Món ăn Phúc Kiến luôn làm thực khách cảm thấy sự ngon miệng từ màu sắc đến hương vị riêng của gia vị, nguyên liệu và cách chế biến. Tất cả những điều ấy tạo nên một phong cách ẩm thực riêng biệt rất dễ nhận ra. Ẩm thực Chiết Giang Vùng đất của cá và lúa, quê hương của trà và lụa, nơi có nhiều di tích văn hóa, lịch sử và là thiên đường du lịch" là để nói về tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Những địa danh Hàng Châu, Ninh Ba gắn với Con đường tơ lụa trong lịch sử. Thương hiệu trà xanh Long Tỉnh, thắng cảnh Tây Hồ nổi tiếng thế giới. Và đặc biệt là một trường phái ẩm thực của Trung Hoa. Món ăn Chiết Giang Trường phái: Gồm các món ăn của Hàng Châu, Ninh Ba, Thiệu Hưng Nhưng có tiếng tăm nhất là món ăn của Hàng Châu. Đặc điểm: món ăn tươi mềm, thanh đạm không ngấy. Món ăn có tiếng: Tôm nõn Long Tỉnh, Cá chép Tây Hồ 108 món ăn làm từ đá quý: - Các món ăn đặc biệt này vừa được trưng bày tại một cuộc triển lãm ở Ninh Ba, Chiết Giang, Trung Quốc. Ẩm thực Giang Tô Địa lý Tỉnh Giang Tô (Jiangsu), tên gọi tắt là Tô, nằm ở vùng đồng bằng Hoa Đông, phía hạ lưu sông Trường Giang, bên bờ biển Hoàng Hải, có mạng lưới đường thủy dày đặc, ao hồ nhiều, dân cư đông đúc. Phía Bắc Giang Tô giáp tỉnh Sơn Đông; phía Tây giáp tỉnh An Huy; phía nam giáp tỉnh Chiết Giang và thành phố Thượng Hải. Giang Tô có đường bờ biển dài 954 km, sông Trường Giang chảy trong địa phận tỉnh có chiều dài 425 km, kênh đào Kinh Hàng từ Bắc xuống Nam dài 718 km. Tỉnh Giang Tô có hơn 2.900 con sông, những con sông lớn là Hoài Hà, Nghi Hà, Thuật Hà, Tứ Hà, Tần Hoài Hà, Diêm Hà Cá thì, cá đao, cá heo sông được mang danh xưng là “3 vật quý Trường Giang”; cá trắng, cá kim ngân, tôm trắng là “3 vật mang sắc trắng Thái Hồ” đều là những chủng loại thủy sản quý hiếm sống ở nước ngọt. Khí hậu Giang Tô thuộc vùng đệm cận nhiệt đới và ôn đới, khí hậu ôn hòa, lượng mưa đầy đủ, bốn mùa phân biệt rõ ràng. Nhiệt độ trung bình hàng n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao_trinh_van_hoa_am_thuc_trung_hoa.doc
Tài liệu liên quan