Giáo trình Văn học Xô Viết (Phần 1)

LỜI NÓI ĐẦU. - 3 -

Bài 1: VĂN HỌC NGA NHỮNG NĂM 90 (THẾ KỶ XIX ĐẾN 1917). - 4 -

I. Bối cảnh lịch sử xã hội. - 4 -

II. Tình hình văn học. - 6 -

1. Khuynh hướng văn học lãng mạn cách mạng . - 6 -

2. Khuynh hướng văn học hiện thực phê phán. - 8 -

3. Trào lưu văn học hiện đại trong văn học Nga những năm giao thời. -

11 -

Bài 2: VĂN HỌC NGA NHỮNG NĂM 20. - 14 -

I. Bối cảnh lịch sử. - 14 -

II. Tình hình văn học. - 14 -

1. Sự phân hoá đội ngũ nhà văn. - 14 -

2. Thể loại thích hợp với hoàn cảnh cách mạng lúc này là thơ và kịch . -

14 -

3. Sự đổi mới văn học trong những năm 20 . - 15 -

Bài 3: QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC CỦA M. GORKI

. - 20 -

I. Thuật ngữ: quan niệm về con người trong văn học. - 20 -

II. Quan niệm của M. Gorki về con người trong văn học dân gian và văn

học viết trước Cách mạng tháng Mười. - 21 -

1. Quan niệm của M. Gorki về con người trong văn học dân gian - 21 -

2. Quan niệm của M. Gorki về con người trong văn học cổ điển phương

Tây và văn học Nga thế kỉ XIX . - 22 -

III. Quan niệm của M. Gorki về con người trong nền văn học mới – văn

học hiện thực xã hội chủ nghĩa. - 23 -

1. Cơ sở xã hội của quan niệm mới về con người . - 23 -

2. Yêu cầu của việc khám phá, thể hiện con người trong nền văn học

mới sau Cách mạng tháng Mười . - 24 -

Bài 4: VLAĐIMIA MAI A KOVSKI (1893 – 1930). - 28 -

I. Tính chất sử thi trong thơ Maia. - 28 -

II. Tính chất trào phúng trong thơ Maia. - 30 -

III. Một bộ phận trong thơ ca của V. Maiacovski gây ấn tượng mạnh mẽ

cho độc giả đó là chùm thơ Maiacovski viết về nước ngoài . - 30 -

IV. Nghệ thuật thơ Mai a . - 31 -

1. Nhịp điệu trong thơ . - 31 -

2. Sự kết hợp giữa chất trữ tình và tự sự. - 31 -

3. Tính chất “khẩu ngữ” trong ngữ điệu và ngôn ngữ thơ. - 31 -

Nguyễn Văn Kha Khoa Ngữ VănTóm tắt bài giảng văn học Xô Viết - 2 -

4. Kết luận. - 32 -

Bài 5: BORIS PASTERNAK (1890 – 1960). - 33 -

I. Tiểu sử và sự nghiệp của B. Pasternak. - 33 -

II. Quan niệm nghệ thuật của B. Pasternak . - 35 -

1. Thơ ca bắt nguồn từ cuộc sống, nghệ thuật gắn bó với sự thụ cảm

cuộc sống . - 35 -

2. Nghệ thuật là cơ quan trực giác, nhà thơ là nhân chứng, người song

hành cùng lịch sử . - 38 -

3. Sự gặp gỡ giữa cái nhất thời và cái vĩnh cửu, sự thâm nhập của thực

tại lịch sử vào vũ trụ thiên nhiên qua cái nhìn của B. Pasternak . - 41 -

4. Quan niệm đạo đức thẩm mĩ của B.Pasternak . - 43 -

Bài 6: MIKHAIN APHANAXIÊVITS BUNGACỐP VÀ TÁC PHẨM NGHỆ

NHÂN VÀ MARGARÍTA . - 45 -

I. Tiểu sử và sự nghiệp của Mikhain Aphanaxiêvits Bungacốp . - 45 -

II. Tác phẩm Nghệ nhân và Margaríta. - 47 -

1. Sự kết hợp yếu tố huyền ảo và hiện thực trong tác phẩm. - 48 -

2. Vấn đề sứ mệnh của người nghệ sĩ trong xã hội hiện tại. - 48 -

3. Vấn đề thiện - ác. - 50 -

4. Nghệ nhân và Margarita- cuốn sách châm biếm cuộc sống ở

Mátxcơva những năm 20-30 . - 53 -

NHỮNG VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM CỦA HỌC PHẦN VĂN HỌC NGA THỜI

KỲ XÔ VIẾT . - 56 -

 

pdf28 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Văn học Xô Viết (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đời không đọc qua một tác phẩm văn học nào. Nadanxki, một sĩ quan thông minh, giàu suy nghĩ cuối cùng rơi vào chán nản, tuỵêt vọng, chìm trong cuộc sống bê tha. Sĩ quan Romasov yêu đời, hăm hở đi tìm cuộc sống có ý nghĩa. Ghê tởm không chịu nổi cái binh nghiệp, tồi tệ. Anh ta xin ra khỏi quân đội. Nhưng các “chiến hữu” của anh với các âm mưu xảo trá đã giết chết anh trong một trận quyết đấu. Sau Cách mạng tháng Mười, ông tham gia vào công tác báo chí, là cộng tác viên của nhà xuất bản “Văn học thế giới”. Năm 1919 lưu vong ra nước ngoài. Năm 1937 trở về tổ quốc. Mất năm 1938. + Bunhin (1870 – 1953, nhà văn được giải thưởng Nobel- 1930) Xuất thân từ tầng lớp quý tộc, đứng trước cảnh tàn lụi, suy vong của giai cấp địa chủ, Bunhin mang một tâm trạng xót xa u hoài. Bunhin phê phán xã hội tư sản với nỗi buồn hướng về quá khứ. Tâm trạng này thấm đượm trong những bài thơ viết với ngôn ngữ giản dị nhưng tinh tế (Gorki từng khen Bunhin viết khác nào vẽ nên những bức tranh sinh động) Tập truyện ngắn đầu tiên ra đời năm 1897 đã khẳng định tên tuổi của Bu nhin trên văn đàn. Trường ca Mùa lá rụng (1900) tiêu biểu cho tấm long gắn bó thiết tha với đồng đất quê hương. Một tình cảm nồng ấm quyện chặt với những màu sắc của mùa thu Nga, tạo nên sức truyền cảm của bài thơ dài, đi thẳng vào tâm hồn người đọc. Nhiều truyện giai đoạn đầu như Cùng trời cuối đất, Trên đất lạ, Tanhica, Người thầy giáo, viết về số phận của những “con người bé nhỏ” : những người nông dân nghèo khổ lang thang kiếm sống, người thầy giáo nông thôn Bước vào thế kỉ XX, do gần gũi với Gorki và ảnh hưởng của phong trào đấu tranh, âm điệu trong truyện của ông có phần nào mạnh mẽ, phấn chấn hơn. Qua các truyện: Những giấc mơ (1904), Làng quê (1909 –1910), (nói về những biến đổi của làng quê Nga dưới ảnh hưởng của Cách mạng ) và hai tác phẩm khác: Anh em một nhà (1914), Bậc thượng lưu từ Xanphơransitco tới (1915) bộ mặt thô bạo của bọn Nguyễn Văn Kha Khoa Ngữ Văn Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết - 11 - thực dân Anh (tác phẩm đầu) của tư bản Mỹ (tác phẩm sau) được khắc hoạ khá sâu sắc. Năm 1920, ông lưu vong ra nước ngoài. Sau chiến tranh ái quốc vĩ đại 1941 – 1945, ông xin gia nhập quốc tịch XôViết. 3. Trào lưu văn học hiện đại trong văn học Nga những năm giao thời Nước Nga trong những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đã xuất hiện các khuynh hướng văn học hiện đại như: chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa vị lai, chủ nghĩa đỉnh cao, chủ nghĩa cấu tạo. Trong số các khuynh hướng này, nổi bật là chủ nghĩa tượng trưng. Chủ nghĩa tượng trưng: (Symbolisme) Nguồn gốc: + Những nhà văn tượng trưng đầu tiên xuất hiện ở Pháp vào cuối những năm 70 của thế kỉ XIX. + Nhóm sáng tác trẻ gồm có: Meterlinh, Paledan, Fezăngxắc, Rơnêghin, Ma- larme, Rolina, Đơboa, Moreăc, Noel Lumo và những người khác dưới sự lãnh đạo của Polverlen. + Những người trong nhóm sáng tác trẻ đã xây dựng cho mình một lí luận và họ khẩn trương sáng tác: - Malarme tuyên bố: họ không theo một lý thuyết, một thứ chủ nghĩa nào. Lí do là vì, tất cả các học thuyết, mọi thứ chủ nghĩa là sản phẩm lí trí của con người. - Một đại diện xuất sắc của nhóm nhà văn trẻ là Artuya Rembo viết bài Thơ màu “kì quặc” mà ngày nay rất nổi tiếng. Từ các nguyên âm như A, E, I, O, U, v.v tác giả đã tái tạo những màu sắc, âm thanh, những hương vị, những cảm xúc.v.v Người ta kết luận rằng, bài thơ này chính là mẫu mực đầu tiên của nền thi ca mới, một nền thi ca tác động đến trí tuệ và tưởng tượng, kích thích các giác quan trong sự kết hợp nhất định. - Noel Lumo, nhà lí luận của chủ nghĩa tượng trưng đã xác định quan niệm sáng tác của họ như sau: con người hiện đại đã mỏi mệt vì lí trí, vì vậy, chủ nghĩa tượng trưng phải tác động vào trí tưởng tượng, kích thích giác quan, với hướng khám phá hiện thực đời sống như trên, giúp con người hiện đạikhám phá chính mình mộ cách phong phú, sâu sắc . - Tác giả Moriac, trong lời tựa viết cho một thiên trường ca đã tuyên bố rằng: ngôn ngữ luôn bất lực trước tình cảm con người. - Sáng tác của họ lúc mới ra đời, ngay những người khó tính cũng phải chấp nhận. Verlen là người đầu tiên thấy được sự khải thị mĩ học trong bài Thơ màu của Rembo. Ông là tác giả phong phú nhất trong tất cả các nhà cách tân nghệ thuật. Verlen buồn, có khi trầm ngâm, suy tưởng về kiếp người ngắn ngủi, khi giận giữ, rủa nguyền, khi ăn năn và thi sĩ chán chường tất cả chỉ biết có phép màu của Nàng tiên xanh (Rượu đắng) - Trong hàng ngũ những người cách tân nghệ thuật đã diễn ra một sự phân hoá: Nguyễn Văn Kha Khoa Ngữ Văn Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết - 12 - Meterlinh, Galiphe, Verlen xót xa vì chân lí bị vùi dập, đức hạnh bị mai một và kêu gọi loài người đến với thượng đế. Moreac, Rolina, Pelađăng đi vào khuynh hướng nhục cảm. - Nét đặc trưng của chủ nghĩa tượng trưng: Sáng tác của họ ấp ủ những tình cảm lớn, chan chứa những nỗi buồn sâu sắc: những con người “đi tìm khổ ải”. Trí tưởng tượng quá nhạy bén đã làm tăng sức mạnh của tài năng của họ và nhuốm cho tác phẩm của họ một dấu ấn riêng: có khi là màu sắc của một tâm trạng căm uất, có khi là màu sắc của một nỗi u sầu, những lời ám chỉ mơ hồ, những lời hăm doạ huyền bí không biết nhằm vào ai, Tất cả những điều trên được thể hiện trong những hình tượng độc đáo với những sự liên tưởng riêng với những vần thơ vang lên những điệu nhạc lạ lùng. Tính hiện đại, cách mạng của chủ nghĩa tượng trưng là họ không chấp nhận thụ động trước sức mạnh tàn phá của khoa học kĩ thuật. Hoài vọng của họ muốn vượt ra khỏi giới hạn cuộc sống để bước vào lĩnh vực mà trí tuệ vẫn chưa với tới được: đời sống tâm linh. * Chủ nghĩa tượng trưng Nga * Những nhà lí luận của chủ nghĩa tượng trưng Nga như: Ellix, Anđrei Belưi cho rằng, quá trình phân hóa nghệ thuật ra khỏi đời sống xã hội đã hoàn tất Anđrei -Belưi phủ nhận tính xã hội của văn học; cho rằng tính công dân có hại đối với nghệ thuật. Tuy nhiên, đấy chưa phải là “tín điều” của chủ nghĩa tượng trưng Nga. Vì rằng, trong thời kỳ cao trào xã hội, một số nhà tượng trưng đã có một số sản phẩm nghệ thuật hấp dẫn mang tính chất công dân (sáng tác của A. Blốc trong cuộc cách mạng 1905). Trong Cách mạng tháng Mười và những năm tiếp theo có những nhà tượng trưng công bố các tác phẩm chống lại cách mạng và nhân dân * Một đặc điểm quan trọng trong nội dung của chủ nghĩa tượng trưng Nga là sự sùng bái chủ nghĩa cá nhân. + Cái tôi cái có giá trị tự tại, cái kỳ diệu, cái vô tận được xem như một cái gì đứng cao hơn hết thảy. “Ta yêu ta như yêu chúa trời” – Z. Ghippiux + Sự thừa nhận cái tôi như là giá trị chân chính duy nhất của thế giới, sự tập trung vào cuộc sống nội tâm của mình, sự khước từ một cái thông thường, hàng ngày – những môtip này được phổ biến rộng rãi trong thơ ca của chủ nghĩa tượng trưng. + Cùng với việc ca ngợi những niềm vui của sự tồn tại đóng kín trong bản thân, trong thơ ca tượng trưng chủ nghĩa xuất hiện những môtip về sự cô đơn, đau khổ của con người; về sự chia sẻ có tính chất định mệnh giữa người với người: Tâm hồn thường xuyên cô độc bao giờ cũng buồn rầu Mọi tâm hồn đều xa lạ với nhau như những vì sao (Balmol) D.Merejkovski viết về sự chia sẻ có tính chất định mệnh giữa người với người: Trái tim xa lạ - thế giới xa lạ Nguyễn Văn Kha Khoa Ngữ Văn Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết - 13 - Và không có con đường nào dẫn tới nó + Chủ đề về sự tiền định rủi ro của con người xuất hiện trong nhiều tác phẩm của các nhà thơ tượng trưng Nga như sự phát triển tiếp tục những môtip về sự cô đơn: Chúng ta là những con thú bị giam cầm Chúng ta gào lên chừng nào còn có thể Những cánh cửa đã đóng chặt Chúng ta không dám mở chúng (F. Xologub) + Đôi khi, trong thơ ca các nhà tượng trưng Nga xuất hiện những môtip về sự cải tạo thế giới, nhưng chính bản thân thế giới và sự cải tạo nó xuất hiện như những hiện tượng có tính chất chủ quan thuần tuý: Thế thì có gì cản trở tôi Dựng lên tất cả những thế giới Mà luật trò chơi của tôi Mong muốn * Nét nổi bật thứ hai trong nội dung của chủ nghĩa tượng trưng Nga là họ xem văn học nghệ thuật như một lĩnh vực không những chỉ những người am hiểu mới với tới được mà chúng là thứ dành riêng cho những người đặc tuyển (những người được thiên phú, có khả năng về thơ ca, nghệ thuật). Ellix cho rằng: nghệ thuật xét về thực chất là công việc của một số ít người. Từ đó mới thấy được giá trị vĩ đại của thái độ khước từ của nghệ sĩ và sự hoàn toàn vô dụng của anh ta xét theo phương diện vị lợi. Nghệ thuật bao giờ cũng có tính chất quý tộc và tính chất cá nhân chủ nghĩa. Một số nhà lí luận tượng trưng khác ở nước Nga như Belưi, Ivanov muốn làm cho chủ nghĩa tượng trưng mang tính chất tôn giáo. Họ nêu lên những tư tưởng về tính cộng đồng và con đường thuyết pháp nhưng không phủ nhận tính “đặc tuyển”, “chiều sâu quý tộc” của nghệ thuật. Nguyễn Văn Kha Khoa Ngữ Văn Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết - 14 - BÀI 2: VĂN HỌC NGA NHỮNG NĂM 20 I. Bối cảnh lịch sử + Cách mạng Xã hội chủ nghĩa tháng Mười đã lật nhào chế độ nông nô chuyên chế, xây dựng chính quyền XôViết- nhà nước công-nông đầu tiên trên thế giới- đã làm đảo lộn trật tự thế giới cũ (có người ví cuộc cách mạng này là trận động đất làm thay đổi căn bản bộ mặt nước Nga). + Sau sự kiện vĩ đại này nhân dân Nga phải chiến đấu chống thù trong, giặc ngoài (sự can thiệp của các nứơc đế quốc và sự nổi dậy của Bạch vệ đã chiếm ¾ đất đai), chống đói nghèo, chống chấy rận.v.v + Trong tình hình khó khăn của đất nước, văn học cũng lâm vào tình trạng thiếu thốn về cơ sở vật chất (không có máy in, thiếu giấy in, khó lưu hành) II. Tình hình văn học 1. Sự phân hoá đội ngũ nhà văn + Trước sự đổi mới của cuộc sống do biến chuyển cách mạng gây nên, đội ngũ nhà văn có sự phân hoá (một số chạy ra nước ngoài, bộ phận ở lại cũng không ít người bị dao động, ngỡ ngàng trước sự biến động của đời sống). + Lênin khuyên các nhà văn “sống rồi hãy viết”. Theo lời khuyên của Lenin nhà văn đi về nông thôn, đi vào nhà máy, đi ra mặt trận. Họ là những “Rab-kor” (phóng viên công nhân), “Cen-kor” ( phóng viên nông thôn). Các nhà văn như Phêđin, Sôlôkhôp, Phađeep trưởng thành từ môi trường rèn luyện này. 2. Thể loại thích hợp với hoàn cảnh cách mạng lúc này là thơ và kịch + Thơ: với lợi thế về thể loại: thể hiện kịp thời cảm xúc của công chúng trước khí thế thắng lợi của cách mạng; dễ thuộc, dễ nhớ, thuận lợi trong việc tuyên truyền cổ động chủ trương chính sách của chính quyền cách mạng nên thơ rất có ưu thế. Tiêu biểu là thơ của nhóm Proletcul ( văn hóa vô sản). Sáng tác của nhóm Proletcul đề cao tập thể, không chú ý bộ mặt cá nhân. Ngay cả tên nhà thơ cũng không được chú ý ( thậm chí nhà thơ có tên gọi là vô danh ). Gương mặt thơ tiêu biểu cho thời điểm cách mạng ở giai đoạn cao trào là Maiacovski. + Kịch: với lợi thế tác động đến người xem một cách trực tiếp, kịp thời động viên, tuyên truyền khí thế Cách mạng nên kịch là một thể loại chiếm được ưu thế. Những vở kịch với sân khấu hoành tráng, lực lượng diễn viên đông đảo đã được dàn dựng như : Giao hưởng những hồi còn, Chiếm cung điện Mùa đông. Tóm lại: cũng như thơ, kịch đã kịp thời ghi lại không khí cách mạng, kịp thời tuyên truyền, động viên quần chúng cách mạng nên đây là hai thể loại chiếm ưu thế trong thời điểm Cách mạng tháng Mười nổ ra. Nguyễn Văn Kha Khoa Ngữ Văn Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết - 15 - Hạn chế của hai thể loại này là: do tính cấp thiết của hoàn cảnh nên sự gia công về hình thức chưa nhiều. Trong sáng tác, nhà văn chưa có sự tìm tòi về hình thức biểu hiện, nặng về số lượng, cảm xúc còn bốc đồng, chưa chú ý đến bộ mặt riêng, chiều sâu đời sống tâm hồn con người. 3. Sự đổi mới văn học trong những năm 20 + Sự phức tạp ở bình diện tổ chức, quan niệm về văn học trong đội ngũ nhà văn (hình thành các phe, nhóm với quan niệm khác nhau trong sáng tác văn học; các nhóm văn học công kích lẫn nhau). + Vai trò của Đảng cộng sản Liên Xô (dưới ánh sáng di huấn của Lenin) trong việc chỉ đạo văn học nghệ thuật qua nghị quyết 25 của Đảng cộng sản Liên Xô về văn học nghệ thuật; tài năng của Altol Lunasarski trong lĩnh vực phê bình, mở đường cho văn học nghệ thuật phát triển. + Khắc phục khuynh hướng lãng mạn, phiến diện và trừu tượng, văn học mới chuyển hướng để phản ánh thực tại với một nội dung hiện thực và cụ thể hơn. Thành tựu nổi bật trong việc đổi mới văn học thuộc về lĩnh vực văn xuôi. Sự đổi mới trong lĩnh vực văn xuôi diễn ra theo hướng: nhà văn từ chỗ mô tả con người trong cách mạng chuyển sang mô tả, khám phá yếu tố cách mạng trong con người. + Sapaép của Phuốcmanốp (1923)- miêu tả nhân vật Sapaép như một cá nhân cụ thể có mặt mũi rõ rệt, bản lĩnh đặc sắc. Ở Sapaép có sự kết hợp hai mặt: ý thức về cá nhân và ý thức về tập thể, sự hình thành nhân cách của cá nhân trong quá trình đấu tranh cách mạng. Qua sự trưởng thành của Sapaép, tác giả cho thấy rằng sự tham gia vào công cuộc đấu tranh của toàn dân nâng nhân cách con người lên, làm cho đời sống tinh thần và đạo đức con người càng phong phú thêm. Về phương diện thể loại, Phuốc ma nốp đã căn cứ người thực, việc thực dựa vào tài liệu thực để xây dựng tác phẩm. Nói cách khác, nhà văn thấy được ánh sáng của lí tưởng xã hội chủ nghĩa toát ra từ tài liệu thực tế, vừa đem ánh sáng này soi sáng nó. + Suối thép của Xê ra phi mô víts (1924). Qua nhân vật Kô juc khơ, tác giả đã làm nổi bật vai trò lịch sử vĩ đại của quần chúng, đồng thời làm sáng tỏ thêm quan hệ giữa người anh hùng và quần chúng. Quan hệ giữa cá nhân người anh hùng và quần chúng quyết định sự phát triển nhân cách của nó (nhân vật chính) và đây là tư tưởng chủ đề lớn của tác phẩm . + Chiến bại (1926) của Phađêép trở thành cái mốc lớn trong văn xuôi XôViết những năm 20. Tác phẩm này về phương diện xây dựng nhân vật có hai điểm đáng chú ý: 1/ Sự sàng lọc chất liệu con người trong đấu tranh cách mạng Trong tác phẩm có 3 nhân vật đáng chú ý: Môrơđớca, Met síts và Lê vin - xơn. Do hoàn cảnh xuất thân khác nhau nên mỗi nhân vật có một tính cách. - Mô rô dơ ca xuất thân là anh thợ hầm lò. Vì miếng cơm manh áo, ước mong sự đổi đời mà anh tham gia cách mạng. Những cái khổ nơi chiến trường với anh Nguyễn Văn Kha Khoa Ngữ Văn Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết - 16 - “không đến nỗi nào”, bởi vì anh có được sung sướng bao giờ. Trong chiều sâu của tâm hồn nhân vật, những ước mong cũng dân dã, đời thường. - Mét síts có học, anh ta đọc nhiều sách vở, đầu óc chứa nhiều dự định, nhiều viễn cảnh huy hoàng. Với những điều ấp ủ như vậy, nên khi bị đẩy vào hoàn cảnh chiến tranh, đối mặt với thực tại khắc nghiệt thì Metsits suy sụp hoàn toàn. Anh ta hoàn toàn xa lạ với thực tại: “Những người xung quanh không chút nào giống với những con người được hình dung”. Thất vọng vì những dự định tan vỡ, đồng thời phải sống với những người mà anh ta cho là bẩn thỉu, khó chịu, Mét síts đã đầu hàng cuộc sống, phản bội đồng đội. Lê vin xơn là gương mặt khác của người trí thức so với mét sits. Levilson là người chỉ huy có học thức , những điều xảy ra ở chiến trường tác động rất mạnh vào đời sống tình cảm và nhận thức của anh. Với “đôi mắt như cái hồ” ẩn chứa biết bao điều trong đó. Cái đêm anh đi kiểm tra và lẳng lặng nhìn nụ cười trên môi đồng đội anh đang ngủ say. “ Anh đi rất nhẹ nhàng sợ làm tắt mất nụ cười khi ngủ của người đồng đội”[1], bởi đó là điều đẹp nhất còn lại ở chiến trường dẫu nó đến từ giấc mơ. Levinxơn là trí thức cầm súng nên anh nhận chân ra bản chất chiến tranh, anh biết anh chiến đấu vì cái gì, anh rất hiểu và thông cảm với người dân lao động trong cuộc chiến tàn khóc này.Anh hiểu được vì sao mà học dũng mạnh xông pha. Lêvinxơn tin tưởng sâu sắc rằng thúc đẩy những con người ấy hành động không chỉ có ý nghĩa sự việc, mà còn có một bản ngã khác không kém phần quan trọng, được dấu kín, nhìn bề ngoài không thể thấy được, thậm chí rất nhiều người trong số họ cũng không nhận thức ra, nhưng vì nó mà họ vui lòng chịu đựng tất cả, thậm chí cả hy sinh Và thiếu nó, chắc hẳn không một ai trong số họ tự nguyện đi tới chỗ chết như vậy” [2]. Xây dựng nhân vật Levinxơn- người anh hùng của thời đại mới, Fađêep đã khước từ hẳn cái kiểu “ anh hùng truyền thống”, “ anh hùng huyền thọai”. Fađêép đã đáp ứng kịp thời vấn đề của văn học Nga đang đặt ra “Người anh hùng, chúng tôi cần người anh hùng của chúng ta, cần tiểu thuyết anh hùng”( A.Tolstoi). 2/ Một đóng góp rất quan trọng của Fađêép trong Chiến bại là sự mới mẻ và táo bạo về phân tích tâm lý nhân vật. Lần đầu tiên trong vă học Xo âViết có một tác phẩm nói về người trí thức cách mạng ở “hai điểm nhìn” đó là Lêvinxơn và Mét Síts. “Trong thiên tiểu thuyết Chiến bại, tôi muốn giới thiệu các hình tượng ít hoặc nhiều được khái quát hóa, xây dựng những nhân vật với mục đích làm sao cho mỗi hình tượng trong số đó không phải chỉ tái hiện riêng người này hay người khác của thời đại nội chiến, mà còn giới thiệu toàn bộ bản sắc tâm lý- xã hội được tập trung lại trong hình tượng” (Fađêép). [1] A.Fadeep , Chiến bại, Hòang Túy và Hòai Dương dịch, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1961, tr.136-137 [2] A.Fadeep , Chiến bại, Hòang Túy và Hòai Dương dịch, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1961, tr.174 Nguyễn Văn Kha Khoa Ngữ Văn Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết - 17 - + Nửa sau những năm 20, trên cơ sở hướng đi đã được những nhà văn nêu trên vạch ra, văn học XôViết xuất hiện những tác phẩm lớn, đồ sộ: Năm 1918 của A.Tônxtôi (1928), Sông Đông êm đềm (tập 1, 2) (1929) của Sôlôkhốp. Sự nghiệp gia đình Actômônốp (1925). Cuộc đời Klimsamghim (những tập đầu) của Mácxim Goócki. Đây là những tác phẩm có tính chất sử thi đồ sộ. Đưa chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa lên một trình độ phát triển mới, “chủ nghĩa hiện thực hoành tráng” (A.Tônxtôi). Ngoài đề tài về nội chiến, các nhà văn còn đề cập đến những đề tài khác nhằm phản ánh và đáp ứng kịp thời yêu cầu của cuộc sống cách mạng. Đề tài lao động và công nghiệp hóa được đặc biệt chú ý. Tùy theo quan niệm văn học, các nhà văn có cách nhìn khác nhau đối với máy móc, kỹ thuật và sự nghiệp công nghiệp hóa. Nhà thơ “Văn hóa vô sản” (nhóm Proletcul) gọi nhà máy là “thiên đường cơ khí” là “đấng cứu thế thép” . Những nhà thơ nông dân lại thấy công xưởng hiện ra như những “con quỷ sắt”. Chẳng hạn, Maia lớn tiếng ca ngợi tiềm lực công nghiệp hùng cường của Liên Xô: “Không phải là ca ngợi kỹ thuật mà là chiếm lĩnh nó nhân danh lợi ích của nhân loại”, trong khi đó, Êxênhin tỏ ra dao động trước sự xuất hiện của máy móc, về sự xung đột giữa nông thôn và thành thị. Trong cuốn Xi măng (1925) của P.Glatcốp (1883 – 1958), lần đầu tiên trong văn học XôViết đề tài công nghiệp được giới thiệu như là đề tài quan trọng nhất của cách mạng Xã hội chủ nghĩa. Theo Glátcốp, công tác phục hồi, xây dựng nền kinh tế, góp phần củng cố hàng ngũ công nhân, đó chính là “xi măng” của giai cấp vô sản. - Kịch (đọc tài liệu) +Sự đổi mới về thơ: Khác với thơ ca thời kỳ nội chiến nặng về nhiệt tình lãng mạn hào hùng, thơ ca những năm 20 tập trung sự chú ý vào những quá trình bên trong diễn ra cùng với sự ra đời của nhân cách con người mới. Loại thơ trữ tình vô danh, trừu tượng của các “Nhà thơ vô sản” quá phiến diện, gò vào phạm trù xã hội học chung chung, cứng nhắc. Nhiệm vụ đặt ra cho thơ ca thời kỳ này là truyền đạt xem cái mới của thời đại cách mạng, của chủ nghĩa xã hội đã thâm nhập vào trái tim và lý trí của con người như thế nào, bằng những con đường vòng vèo và tinh tế như thế nào. V.Maiakốpxki, Đ.Bétnưi, S.Êxênhin là những nhà thơ nổi bật ở giai đoạn này. + Đ.Bétnưi (1883 – 1945). Trước cách mạng làm thơ ngụ ngôn, thơ trào phúng và văn chính luận kêu gọi nhân dân đấu tranh chống Sa hoàng. Trong thời kỳ nội chiến, sáng tác thơ cổ động, ca khúc, thơ trào phúng chính trị phục vụ kịp thời những nhiệm vụ cách mạng. Nguyễn Văn Kha Khoa Ngữ Văn Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết - 18 - Những năm 20, Bétnưi viết về lao động xây dựng hòa bình của người dân XôViết. Ông là nhà thơ XôViết đầu tiên truyền đạt những nét điển hình của người lao động bình thường trong giai đoạn lịch sử mới. Tác phẩm chính: Trường ca Đường phố chính (1922). Thơ Bétnưi có vai trò lớn trong văn học XôViết vì nó khắc phục ảnh hưởng của những khuynh hướng văn học tân kỳ, chiếm lĩnh lĩnh vực mới trong đời sống, đấu tranh cho sự dân chủ hóa văn phong và ngôn ngữ, thực hiện xu thế đưa văn học xích lại gần đời sống công chúng. + X.Êxênhin (1895 – 1925) là nhà thơ của thiên nhiên và làng quê Nga. Sau cách mạng, đề tài trung tâm trong sáng tác của Êxênhin là quá trình gian khổ với bao điều dằn vặt, muốn dứt bỏ mối liên hệ với nước Nga cũ “nghèo hèn” để đến với cách mạng và cuộc sống mới. Nhân vật trữ tình trong thơ Êxênhin có khi bị phân thân. Đó là tâm trạng đồi bại từ môi trường tư sản suy đồi thấm vào thơ Êxenhin. Đó là tinh thần chống đối với đô thị và công nghiệp hóa bắt nguồn từ tư tưởng nông dân gia trưởng. Nhận xét về Êxênhin, Gorki viết: “ Xergây Êxênhin là một con người, đúng hơn, một chiếc đại phong cầm tạo hoá sinh ra hoàn toàn cho thơ ca, sinh ra để diễn đạt “nỗi buồn” vô tận của “đồng ruộng”, để thể hiện tình yêu với tất cả những gì có sự sống ở trên đời và biểu hiện tình thương là điều xứng đáng với con người hơn tất cả mọi điều

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_van_hoc_xo_viet_phan_1.pdf