Hiệu quả cung cấp các sản phẩm tài chính của Qũy Tình thương (TYM)

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3

DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ 4

LỜI MỞ ĐẦU. 5

CHƯƠNG 1: Hiệu quả cung cấp các sản phẩm tài chính của tổ chức tài chính vi mô 6

1.1 Giới thiệu chung về họat động tài chính vi mô 6

1.1.1 Khái niệm về tài chính vi mô 6

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của hoạt động tài chính vi mô 7

1.1.3 Vai trò của hoạt động tài chính vi mô 9

1.2 Tổ chức tài chính vi mô 10

1.2.1 Định nghĩa tổ chức tài chính vi mô 10

1.2.2 Phân loại các tổ chức tài chính vi mô 11

1.3 Các sản phẩm tài chính chủ yếu được cung cấp bởi các tổ chức tài chính vi mô 13

1.3.1 Cung cấp các khỏan tín dụng nhỏ 13

1.3.2 Huy động tiết kiệm 16

1.3.3 Bảo hiểm vi mô 17

1.4 Hiệu quả cung cấp các sản phẩm tài chính của tổ chức tài chính vi mô 19

1.4.1 Hiệu quá đánh giá trên giác độ nội bộ tổ chức 20

1.4.1.1 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay 20

1.4.1.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả và hiệu suất 25

1.4.1.3 Các chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận 27

1.4.1.4 Các chỉ tiêu phản ánh mức độ bền vững 28

1.4.2 Hiệu quả đánh giá trên phương diện cải thiện cuộc sống của khách hàng 32

1.4.2.1 Nâng cao thu nhập của khách hàng 34

1.4.2.2 Nâng cao chất lượng cuộc sống của khách hàng 35

1.4.2.3 Cải thiện địa vị của khách hàng 39

CHƯƠNG 2: Hiệu quả cung cấp các sản phẩm tài chính của Qũy Tình thương (TYM) 41

2.1 Giới thiệu chung về TYM 41

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 41

2.1.2 Đặc điểm của các thành viên của TYM 43

2.1.3 Đặc điểm nguồn vốn của TYM 46

2.2 Các dịch vụ tài chính của TYM 47

2.2.1 Cung cấp các khoản vay nhỏ 47

2.2.2 Huy động tiết kiệm 51

2.2.3 Quỹ tương trợ (MAF) 52

2.3 Phân tích hiệu quả cung cấp dịch vụ tài chính của TYM 54

2.3.1 Hiệu quả cung cấp dịch vụ tài chính xét theo góc độ của tổ chức 55

2.3.1.1 Chất lượng họat động cho vay của TYM 55

2.3.1.2 Hiệu suất và hiệu quả 58

2.3.1.3 Lợi nhuận của TYM 62

2.3.1.4 Khả năng tự vững của TYM 63

2.3.2 Tác động xã hội tới các thành viên của TYM 65

2.3.2.1 Tăng thu nhập của các thành viên 65

2.3.2.2 Cải thiện chất lượng cuộc sống của các thành viên 70

2.3.2.3 Nâng cao địa vị của các thành viên 76

2.4 Tổng kết về hiệu quả của họat động cung cấp các dịch vụ tài chính của TYM 77

2.4.1 Những thành công và thách thức trong tổ chức của TYM 77

2.4.2 Những thành công và hạn chế trong các tác động xã hội 79

CHƯƠNG 3: Định hướng và Giải pháp để nâng cao hiệu quả họat động cung cấp dịch vụ tài chính của TYM 82

3.1 Định hướng phát triển trong tương lai của TYM 82

3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính của TYM 83

3.2.1 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành của TYM 84

3.2.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay 87

3.2.3 Giải pháp cho họat động huy động tiết kiệm 89

3.2.4 Giải pháp cho Quỹ tương trợ (MAF) 91

KÉT LUẬN 93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

PHỤ LỤC 1: Các phương pháp tiếp cận trong họat động tài chính vi mô 95

PHỤ LỤC 2: Các điều chỉnh trên báo cáo tài chính của tổ chức tài chính vi mô 102

PHỤ LỤC 3: Điều chỉnh loại trừ các khoản tài trợ trên báo cáo kết quả kinh doanh của TYM 105

PHỤ LỤC 4: Điều chỉnh đối với lạm phát và chi phí vốn trên báo cáo kết quả kinh doanh của TYM 108

PHỤ LỤC 5: Mẫu bảng hỏi được sử dụng trong cuộc khảo sát năm 2007 tại chi nhánh Sóc Sơn 1 và 2 111

 

 

doc116 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2832 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hiệu quả cung cấp các sản phẩm tài chính của Qũy Tình thương (TYM), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0.000 đồng tới 15.000.000 đồng. Thời gian thành viên tham gia nhóm càng lâu và kỷ luật hoàn trả tốt thì thành viên càng có cơ hội vay được các khỏan vốn lớn. Thời hạn của các khỏan vốn kéo dài từ 10 đến 70 tuần, tùy thuộc vào từng loại vốn vay. Vốn đa mục đích có thời hạn vay linh động nhất và cũng ngắn nhất. Thành viên có thể vay vốn đa mục đích trong thời gian tối thiểu là 10 tuần và tối đa là 30 tuần. Giá trị của các khoản vốn đa mục đích tối đa là 1.000.000 đồng. Nhìn chung, giá trị vốn vay càng lớn thì thời gian hoàn trả càng dài. TYM là một tổ chức tài chính vi mô thực hiện chính sách lãi suất thương mại. Hiện nay, mức lãi suất cho vay của TYM đang cao hơn khoảng 4% so lãi suất tiết kiệm. Mức lãi suất này cũng tương đương với lãi suất cho vay của một số ngân hàng thương mại hiện nay. Đối với tài sản thế chấp, hiện nay TYM không đòi hỏi các thành viên phải có bất cứ một tài sản thế chấp nào. Tuy nhiên, tiết kiệm bắt buộc được đòi hỏi đối với các thành viên khi vay vốn. Mỗi tuần, các thành viên phải nộp một khỏan tiền tiết kiệm bắt buộc là 3000 đồng. Số tiền tiết kiệm bắt buộc này chỉ được rút ra khi thành viên tham gia TYM được hơn 5 năm và khi thành viên dời quỹ. Ngoài ra, các thành viên cũng phải để lại một tỷ lệ phần trăm nhất định trong tổng giá trị món vay với mục đích giống như một khỏan bảo đảm không chỉ cho khỏan vay mà còn cho Quỹ Tương trợ (MAF). Tỷ lệ trích vốn lại là 2.5% cho vòng vay đầu tiên, 5% cho vòng vay thứ 2 và 10% cho các vòng tiếp theo. Thời gian từ khi các thành viên đệ trình yêu cầu vay vốn tới khi chính thức được phát vốn tối đa là 1 tháng. Trước tiên, các thành viên phải đệ trình yêu cầu vay vốn tại các buổi họp cụm cho cán bộ kỹ thuật. Yêu cầu vay vốn này sau đó sẽ được xem xét lại về quy mô khỏan vay, thời hạn và mục đích sử dụng. Các khỏan vốn vay sẽ được phát một lần nhưng được hòan trả hàng tuần. Khi các thành viên đã hòan thành trách nhiệm trả nợ thì có thể được tiếp tục nhận được các khỏan vốn các vòng sau đó. Thông thường, tùy theo kỷ luật tín dụng của các thành viên mà các khỏan vốn vòng sau có thể được cấp sau khi hoàn trả vốn vòng trước từ 2 đến 4 tuần. Bảng 2.4 : Tình hình cho vay của TYM Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Tổng dư nợ Vốn chung Vốn Đa mục đích Vốn chung dài hạn 39,230,984,000 21,970149,000 2,482,850,000 14,775,785,000 51,418,123,000 28,583,424,000 2,408,722,000 20,155,977,000 53,364,139,000 32,616,868,000 2,355,813,000 18,391,458,000 Giá trị trung bình một khỏan vay 1,992,330 2,413,656 2,373,955 Nguồn: Báo cáo họat động của TYM (*do có thời hạn dài nên các khỏan vốn đặc biệt trị giá từ 10 đến 15 triệu được ghép vào vốn trung và dài*) Theo như các số liệu của bảng 2.4, ta có thể thấy tổng dư nợ của TYM tăng trong thời gian 2004 – 2006. Trong năm 2004 – 2005, dư nợ tăng trên 31%. Trong đó, các khỏan vay chung và trung – dài đóng góp nhiều nhất vào tốc độ tăng dự nợ này. Dư nợ vốn chung và dài tăng khoảng 32%, dư nợ vốn chung tăng khoảng 30%. Riêng vốn đa mục đích, dư nợ giảm trong năm 2005. Trong năm 2006, tổng dự nợ tăng chậm lại. Tốc độ tăng dư nợ là 3,9%. Riêng vốn chung vẫn tăng trưởng với tốc 14%, thấp hơn năm trước, còn các loại vốn khác đều có sự giảm sút. Điều này là do các thành viên ra nhập mới vẫn tăng qua các năm. Tuy nhiên, trong năm 2006, số thành viên mới tham gia đã giảm hẳn so với những năm trước đó. Bên cạnh đó, tại một số chi nhánh của TYM đã xuất hiện hiện tượng số thành viên tham gia quỹ giảm do thành viên rời nhóm nhiều hơn thành viên mới ra nhập. Về cơ cầu các khỏan vốn cho vay, theo như bảng trên thì vốn chung luôn chiếm một tỷ trọng lớn, trên 55%, tổng dư nợ, tiếp sau đó là vốn chung và cuối cùng là vốn đa mục đích. Thực tế cho thấy vốn đa mục đích có tỷ trọng ngày càng giảm. Loại vốn đa mục đích phụ vụ cho các nhu cầu tiêu dùng, tuy nhiên với con số tương đối nhỏ như vậy, và thực tế giá trị vốn vay này thường không đủ đáp ứng cho các nhu cầu mua sắm tài sản mới hay chi tiêu cho các trường hợp đột suất nên thành viên đã không vay nhiều như trước. Tỷ trọng của vốn trung – dài ngày càng tăng, ước đạt trên 40% tổng dư nợ. Đóng góp nhiều vào sự tăng trưởng này của vốn trung – dài là việc tăng lên của rất nhiều khỏan vay đặc biệt có giá trị trên 10 triệu đồng. Chỉ các thành viên tham gia trên 5 năm và có kỷ luật tín dụng tốt mới được vay khỏan vốn này. Hiện nay, TYM đã họat động được trên 14 năm và số thành viên tham gia trên 5 năm không phải là nhỏ. Họat động huy động tiết kiệm Tiết kiệm là một bộ phận hợp thành chương trình hoạt động của TYM. Tiết kiệm nhằm mục đích tạo dựng thói quen lập kế hoạch cho cuộc sống của chị em nghoè đồng thời tạo nguồn bảo lãnh cho vốn vay cũng như tạo nguồn tại chỗ nhằm phát huy nội lực để duy trì và mở rộng chương trình. Tiết kiệm của TYM gồm 2 loại: Tiết kiệm bắt buộc: TYM quy dịnh tiết kiệm thường xuyên, thường kỳ hàng tuần 3.000đồng. Tiết kiệm bắt buộc được hưởng lãi suất 0.5%/năm. Thành viên năm thứ 5 trở lên được quyền rút tiền tiết kiệm để sử dụng vào các mục đích cá nhân. Trên thực tế, dù là một họat động huy động tiết kiệm nhưng nhìn chung, tiết kiệm bắt buộc gắn nhiều hơn với hoạt động cho vay vốn. Bên cạnh đó, về khía cạnh lãi suất thì tiết kiệm bắt buộc được trả lãi suất thấp. Nếu xét theo khía cạnh áp lực kỷ luật thì thành viên se tham gia đầy đủ nhưng nếu về khía cạnh tự nguyện thì các thành viên không có mong muốn tham gia khi họ chỉ được hưởng lãi suất thấp như vậy. Tiết kiệm tự nguyện: TYM khuyến khích thành viên gửi tiết kiệm tự nguyện. Thành viên gửi tiết kiệm được hưởng lãi suất mà TYM quy định tại thời điểm và có thể rút bất cứ lúc nào có nhu cầu. Giá thị tối thiểu mỗi khoản gửi thêm hàng tuần là 1.000đồng. Hiện nay, TYM cũng đã triển khai tiết kiệm gia đình với kỳ hạn 3 đến 6 tháng. Theo biểu đồ 2.5 , tiết kiệm bắt buộc tăng nhanh qua các năm. Điều này lý giải là do việc tăng trưởng thành viên của TYM. Nhưng một thực tế là, tốc độ tăng của tiết kiệm bắt buộc cũng đang chậm lại do chịu tác động của việc thành viên tham gia mới giảm và thành viên dời nhóm lại tăng lên. Đối với tiết kiệm tự nguyện, TYM khuyến khích cả những nhân viên của mình tham gia các khỏan tiết kiệm này. Tuy nhiên, tổng giá trị của các khỏan tiết kiệm tự nguyện này gần như không tăng trong suốt 4 năm qua. Khi điều tra xem có bao nhiêu khách hàng sử dụng sản phẩm tiểt kiệm của TYM cho thấy chỉ có 38.74% khách hàng trả lời rằng có sử dụng sản phẩm này. Điều này có thể lý giải bởi 2 nguyên nhân: Trong một cuộc điều tra tiến hành gần đây tại hai chi nhánh ở Sóc Sơn 1 và 2 cho thấy, các thành viên không thấy hấp dẫn bởi chính sách lãi suât cho sản phẩm tiết kiệm của TYM. Khoảng 40% các ý kiến cho thấy họ mong muốn được tăng lãi suất tiết kiệm cho thỏa đáng hơn. Việc rút các khỏan tiết kiệm không được thuận tiện. Sự thực là các thành viên không phải đi quá xa để được cung cấp các dịch vụ tài chính mà các nhân viên của TYM sẽ tới với họ. Nhưng, để rút tiết kiệm thì thường họ phải thông báo trước 1 tuần. Nếu chỉ là nhu cầu tiêu dùng thông thường và họ có thể dự tính trước được thì sự bất tiện này không ảnh hưởng lớn lắm nhưng nó sẽ là chuyện khác khi mà các thành viên gặp phải tình trạng khẩn cấp và phải sử dụng tới các khỏan tiết kiệm. Quỹ tương trợ TYM hình thành nên một quỹ tương trợ (MAF) như một dạng tự bảo hiểm và hỗ trợ cộng đồng cho các thành viên. Việc tham gia vào MAF là bắt buộc đối với mọi thành viên của TYM. Trên thực tế, tại các địa bàn nơi TYM triển khai các dịch vụ của mình cũng có những tổ chức khác cung cấp dịch vị tới người nghèo nhưng việc cung cấp các dạng dịch vụ bảo hiểm hoặc tương tự như bảo hiểm thì không hề có. Chình vì thế mà TYM coi MAF không chỉ là một sản phẩm phòng ngừa cho thành viên mà còn là một lợi thế trong việc thu hút các thành viên. Các thành viên đóng góp mỗi tuần 200 đồng xây dựng quỹ nhằm hỗ trợ thành viên trong trường hợp họ không may gặp rủi ro. Mức phí trên được xác định từ khi MAF được triển khai từ năm 1996 cho tới nay và hòan toàn không thay đổi dù cho các lợi ích bảo hiểm đã được tăng thêm và nguy cơ rủi ro từ các thành viên đã thay đổi. Cần lưu ý thêm là khi bắt đầu xây dựng MAF, các lãnh đạo của TYM không hề triển khai theo một quy trình khoa học, tức là không hề có một cuộc thăm dò thị trường nhằm nghiên cứu xem như cầu cũng như khả năng chi trả của các khách hàng của họ đến đâu. Mức phí 200 đồng được xây dựng sao cho tất cả mọi người cũng có thế chi trả. Các trường hợp rủi ro sau sẽ được bồi thường: - Chồng/con thành viên (dưới 18 tuổi) không may qua đời được hỗ trợ tiền mai ien 200.000đồng. - Thành viên không may qua đời được xoá nợ và hỗ trợ tiền mai ien 500.000 đồng. - Hỗ trợ viện phí khi thành viên mắc bệnh hiểm nghèo phải phẫu thuật nặng từ tuyến tỉnh trở lên (một lần duy nhất trong suốt quá trình tham gia quỹ). Nếu theo như mức bồi thường này thì ta có thể thấy MAF không phải là một sản phẩn bảo hiểm vi mô một cách hòan chỉnh bởi nó không hề bao phủ hết các chi phí rủi ro mà các thành viên mắc phải. Trong khi bồi thường cho một trường hợp thành viên qua đời của TYM chỉ có 500.000 đồng thì chi phí thông thường cho một đám tang mất khỏang trên 3 triệu. Và hẳn nhiên khỏan tiền hỗ trợ trong truờng hợp thành viên ốm đau cũng không thấm vào đâu so với chi phí nằm viện và thuốc men đang leo thang hàng ngày hiện nay. Hằn nhiên, nếu trong trường hợp các khỏan tiết kiệm của gia đình là không đủ thì gia đình thành viên bắt buộc phải tìm tới các khỏan vay. Thông thường, họ thường tìm tới các nguồn của gia đình và bạn bè bởi tính nhanh chónh đáp ứng của các nguồn này. Do việc giữ vững phí bảo hiểm trong suốt hơn 10 năm và việc tăng các lợi ích bảo hiểm khi không tính toán tới tác động tới tổ chức và tình hình tài chính nên việc MAF bị âm đã xảy ra tại một số địa phương. Trong giai đoạn 2004 đến 2006, tốc độ tăng của phí bảo hiểm chỉ khỏan 22% thì tốc độ tăng tiền bồi thường cho MAF đac hơn 25%, cá biệt trong năm 2003, tại chi nhánh Ý Yên tốc độ này là 100%. Nhận thấy vấn đề này, trong thời gian tới, ban giám đốc của TYM đang có ý định thay đổi MAF theo hướng trở thành một sản phẩm bảo hiểm hàon chỉnh. Trong các cuộc phỏng vấn cho thấy, các khách hàng của TYM cũng mong muốn các quyền lợi bảo hiểm của họ được đầy đủ hơn và họ sẵn sang đóng góp thêm tiền cho điều này. Hơn nữa, hiện nay thì MAF hiện là sản phẩm bảo hiểm duy nhất tiếp cận tới người nghèo ở nông thôn, nếu như MAF không thể tiếp tục họat động thì thật sự sẽ là thiệt thòi rất lớn cho người nghèo. Phân tích hiệu quả họat động cung cấp dịch vụ tài chính của TYM Từ những giới thiệu chung về TYM và các họat động chính của TYM, trong phần này bài nghiên cứu sẽ hướng tới nội dung là đánh giá về hiệu quả họat động của TYM dưới hai góc độ: (i)nội bộ của tổ chức và (ii) khách hàng. Đối với vịêc phân tích tác động của họat động tới nội bộ của tổ chức, các báo cáo tài chính và báo cáo kết quả kinh doanh của TYM sẽ được sử dụng. Bên cạnh đó, một số điều chỉnh trong các báo cáo này cũng được thực hiện để cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và các điều chỉnh này sẽ được trình bày cụ thể trong phụ lục 3. Về phân tích tác động tới khách hàng (hiệu quả xã hội), kết quả của các cuộc điều tra tại hai chi nhánh lớn của TYM ở Sóc Sơn trong hai năm 2002 và 2007 sẽ được sử dụng. Sở dĩ hai chi nhánh này được lựa chọng vì các lý do sau: Hai chi nhánh này đã được thành lập lâu với đầy đủ các đặc điểm về khách hàng và hoạt động của TYM. Có một bộ số liệu tương đối đầy đủ về hoạt động và khách hàng do các cuộc điều tra trước đây đều có thực hiện tại hai chi nhánh này. Phương pháp được sử dụng trong lần điều tra năm 2002 là phát phiếu hỏi và phỏng vấn trực tiếp các thành viên. Tuy nhiên, trong lần điều tra gần đây nhất vào năm 2007 do nhóm sinh viên thực tập tại TYM tiến hành, vì điều kiện thời gian nên triển khai được rất ít các cuộc phỏng vấn tới các thành viên nên phương pháp chính được sử dụng là phát bảng hỏi một cách ngẫu nhiên. Tổng số bảng hỏi thu về là 240 bản. Tổng số thành viên của hai chi nhánh là khỏang 3200 người. Hiệu quả họat động trong nội bộ của TYM Chất lượng của họat động cho vay Các chỉ tiêu trong việc phân tích chất lượng hoạt động cho vay chịu ảnh hưởng rất lớn của chính sách đối với các khỏan nợ quá hạn và trích lập dự phòng của một tổ chức. Chính vì thế, trước khi đánh giá về hoạt động này, tôi muốn giới thiệu về các chính sách này của TYM. Chính sách với các khỏan nợ quá hạn. Hàng tuần, các cán bộ kỹ thuật đi thu các khỏan hòan trả, góp quỹ tương trợ và tiết kiệm. Thời gian làm việc tại mỗi cụm thường chỉ là một ngày/tuần nên nếu như đến ngày đó mà các nhóm thành viên không nộp các khỏan hòan trả của nhóm thì phải chờ tới tuần sau. Các khỏan chậm trả của nhóm trong tuần đó sẽ được xếp ngay tức khắc vào nợ quá hạn. Hay nói cách khác, đối với TYM thì chậm trả dù chỉ một ngày cũng đã là nợ quá hạn. Việc phân lọai các khỏan nợ quá hạn của TYM không tiến hành theo như các tổ chức khác. Thông thường, với các tổ chức tài chính vi mô hay tổ chức tín dụng thì họ phân loai nợ quá hạn theo ngày, ví dụ là 30 này, 60 ngày, 90 ngày… Nhưng TYM phân loại nợ quá hạn theo tuần, đó là 1 tuần, 4 tuần, 13 tuần, 30 tuần... Các báo cáo về nợ quá hạn của TYM được các chi nhánh lập và gửi lên văn phòng trung ương cũng theo cách phân loại này để làm. Về việc xóa nợ cho những khỏan nợ quá hạn, hiện nay TYM không hề có một chính sách cụ thể nào được xây dựng trên các chỉ tiêu về thời gian, tình hình tiếp tục trả hay tình hình kinh doanh của thành viên. Thông thường, thì những khỏan nợ mà các cán bộ kỹ thuật cảm thấy rằng không thể thu hồi được nữa thì họ sẽ làm đơn trình lên chi nhánh để yêu cầu xóa nợ. Việc xem xét có nên xóa nợ cho một khỏan nợ quá hạn như vậy phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố chủ quan của các cán bộ kỹ thuật. Chính sách trích lập dự phòng vốn. TYM hiện chỉ thực hiện trích lập dự phòng chung 2% cho tổng dư nợ cho vay ra (phần dư nợ chưa trừ dự phòng mất vốn). Ngòai ra, TYM không thực hiện bất cứ một chính sách phân loại dự phòng cụ thể nào khác. Hiện tại, trong năm tài chính 2007 này, có thể có một số chính sách điều chỉnh trong họat động kế tóan của TYM nhưng do không có những quy định cụ thể về khía cạnh luật pháp cho vấn đề này nên việc trích lập dự phòng cụ thể thế nào trong tương lại là chuyên riêng của TYM. Vì nguyên nhân này, việc phân tích chỉ tiêu tỷ lệ dự phòng mất vốn của TYM để đánh giá chất lượng họat động cho vay trở nên không con hiệu quả nữa. Bảng 2.6: Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động cho vay của TYM Các chỉ tiêu chất lượng (%) 2003 2004 2005 2006 Tỷ lệ hoàn trả 99.9 99.8 99.6 99.82 Tỷ lệ nợ quá hạn 0.1 0.2 0.4 0.18 Tỷ lệ dự trữ mất vốn 2 2 2 2 Tỷ lệ mất vốn 0 0 0 0.6 Nguồn: Báo cáo họat động của TYM và tính toán của tác giả Theo như bảng 2.6, các con số biểu thị chất lượng họat động cho vay của TYM thật rất ấn tượng. Tỷ lệ hoàn trả. Tỷ lệ hoàn trả trong vòng 4 năm trở lại đây của TYM luôn đạt trên mức 99.5%. Đây là một tỷ lệ hoàn trả rất cao và được xem như tương đối hoàn hảo trong các tổ chức tài chính vi mô. Tỷ lệ hoàn trả này cũng đã duy trì ở mức cao như thế này trong vòng suốt 6 năm trở lại đây và gần như không thấy một biến đổi mạnh nào. Như một kết quả tất yếu, tỷ lệ nợ quá hạn tính tới ngày cuối cùng của năm cũng duy trì ở một mức rất thấp và chưa bao giờ vượt quá 0.5% trong một thời gian dài. Điều này có sự đóng góp rất lớn trong việc nâng cao kỷ luật tín dụng trong các thành viên của TYM. Việc tham gia học cum hàng tuần là bắt buộc đối với tất cả các thành viên mà tiện tuần phải được nộp đầy đủ. Nếu trong trường hợp thành viên trong nhóm không nộp được tiền thì các thành viên còn lại phải chịu trách nhiệm đối với khỏan không trả được đầy. Có thể nói, kỷ luật tín dụng và bảo đảm theo nhóm chính là hai bí quyết thành công của TYM. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng TYM là một tổ chức cung cấp các khỏan vay theo nhóm nên việc thực tế hoàn trả của từng thành viên thì khó có thể tổng kết được. Các con số ở trên chỉ cho thấy được tỷ lệ các khỏan vốn thực trả cho các khỏan nợ nhưng không hề cho thấy rằng liệu bao nhiêu phần trăm trong đó là được trả bởi chính người được vay và bao nhiêu là được trả bởi các thành viên khác trong nhóm. Đây có thể được xem là một nhược điểm rất lớn của phương pháp cho vay theo nhóm của Grameen. Tỷ lệ dự phòng mất vốn, như đã nói ở trên, đã không còn phát huy ý nghĩa cúa nó nữa trong trường hợp phân tích đối với TYM. Thực tế hoạt động cho thấy TYM hòan tòan không có tỷ lệ nợ quá hạn cao trong một thời gian quá dài và cũng gần như không phải chịu việc phải xóa nợ. Nhưng như vậy không có nghĩa là không cần có một chính sách dự phòng vốn hiệu quả hơn. Nếu TYM xấy dựng lại một chính sách hiệu quả hơn thì nó có thể giảm bớt các chi phí dự phòng mất vốn, nâng cao lợi nhuân. Nhưng ngược lại, việc trích lập dự phòng cụ thể lại đòi hỏi một chính sách với các khỏan vay rõ ien, một đội ngũ kế tóan có chất lượng và cơ sở quản lý dữ liệu cần thiết. Tuy nhiên trong ngắn hạn, việc trang bị những nguồn lực như thế đối với TYM thực sự không dễ dàng gì Tỷ lệ mất vốn. Trong suốt ba năm 2003 đến 2005, TYM không phải xóa một khòan nợ nào. Cho tới năm 2006, TYM mới phải xóa một số khỏan nợ quá hạn và chính điều này khiến cho tỷ lệ xóa nợ của TYM chuyển từ 0% lên 0.6%. Việc phải xóa nợ đối với các tổ chức tín dụng thông thường và ngay cả các tổ chức tài chính vi mô là một việc hoàn toàn bình thường và TYM đang trở về với cái trạng thái bình thường đó sau một thời gian dài họat động quá hoàn hảo. Tuy nhiên như thế cũng không có nghĩa là loại bỏ đi các nguyên nhân. Sau một thời gian dài họat động cho vay, hiện họat động của TYM gặp phải những vấn đề sau: Hiện tượng cả nể trong các thành viên khi xét duyệt các khỏan vốn vay. Do đó, có nhiều thành viên không xứng đáng được cung cấp vốn đã nhận vốn họăc được nhận nhiều vốn hơn phần mà đáng lý họ nên vay. Chính điều này làm tăng rủi ro khi các thành viên đã đầu tư không hiệu quả khỏan vốn của TYM và dẫn tới làm giảm khả năng trả nợ. Sự phân cấp trong các thành viên trong nhóm. Thật là hòan hảo nếu như tất cả 5 người trong 1 nhóm đều giàu lên như nhau và như thế thì sẽ không có việc gì để nói. Nhưng thực tế là trong một nhóm sẽ xuất hiện những người đã khấm khá vượt trội lên và tạo ra một khỏan cách ngày càng lớn về khả năng tài chính của các thành viên trong nhóm. Do những người giàu hơn sẽ cảm thấy thật quá không công bằng khi mình cứ phải gánh vác phần nợ quá hạn của các thành viên còn lại. Kết quả tất yếu là việc tan rã các nhóm đã được ghi nhận là đang có xu hướng xáy ra nhiều hơn trong thời gian gần đây. Các khỏan nợ của các thành viên nghèo hơn vì nhiều lý do không thể tiếp tục được hoàn trả và TYM bắt buộc phải xóa nợ. Như vậy, có thể nhận xét chung là hiện TYM đang duy trì được chất lượng rất cao trong họat động cho vay. Kết quả này thật sự vượt trội không chỉ trong số các tổ chức tài chính vi mô trong nước mà còn đối với các tổ chức tài chính vi mô nước ngoài. Tuy nhiên, để duy trì tốt chất lượng họat động này thì TYM vẫn cần phải có những điều chỉnh và thay đổi thích hợp. Hiệu suất và Hiệu quả Chỉ tiêu về hiệu suất Trong thời gian qua, nhằm phục vụ cho số lượng khách hàng tăng thêm, TYM liên tục tuyển dụng thêm những nhân viên cơ sở mới. Các nhân viên cơ sở mới của TYM trước khi đi vào làm việc chính thức đều phải có một khóa đào tạo ban đầu trong khỏang thời gian là 4 tuần. Sau đó, họ tiếp tục được thử việc trong vòng 3 tháng tại cơ sở. Trong thời gian thử việc này, họ đã được trực tiếp làm việc với các thành viên nhưng số thành viên mà họ làm việc cùng rất hạn chế. Kể từ thời gian học tập ban đầu về sau, TYM gần như không tổ chức thêm một khóa đào tạo nào thêm cho các nhân viên của họ. Bảng 2.7: Các chỉ tiêu về hiệu suất của TYM Chỉ tiêu hiệu suất 2003 2004 2005 2006 Số lương khách hàng/một cán bộ kỹ thụât 159 151 154 155 Dư nợ cho vay/một cán bộ kỹ thuật (đồng) 281,520,700 301,776,800 372,595,100 368,028,500 Số tiền tiết kiệm huy động được/một cạn bộ kỹ thuật (đồng) 97,856,500 138,084,900 176,149,900 201,217,200 Nguồn: Báo cáo họat động của TYM và tính toán của tác giả (*TYM là một tổ chức cung cấp đồng thời cả dịch vụ cho vay và tiết kiệm. Trong đó, tiết kiệm bắt buộc là đòi hỏi tới tất cả các thành viên nên 100% các thành viên của TYM có tham gia họat động tiết kiệm. Khi tính hiệu suất của họat động của TYM, ta không cần tính tách biệt chỉ tiêu số thành viên trên một cán bộ kỹ thuật cho họat động cho vay và huy động tiết kiệm.*) Trong năm 2004, do kế hoạch mở rộng thêm khách hàng của TYM nên TYM đã tuyển thêm số lượng nhân viên nhiều hơn đáng kể mà số lượng khách hàng thực tế chưa tăng bằng nên chỉ tiêu số lượng khách hàng/một cán bộ lỹ thụât giảm xuống còn 151 người. Nhưng trong những năm sau đó, các cán bộ kỹ thuật phải làm việc với số lượng khách hàng ngày càng nhiều hơn, mặc dù TYM vẫn tiếp tục tuyển mới. Điều này khá dễ hiểu bởi số lượng khách hàng của TYM hiện tang nhanh hơn số lượng cán bộ mới. Tại một số chi nhánh lâu năm của TYM khi Sóc Sơn 1 và 2, Ý Yên hay Mê Linh thì số khách hàng trung bình của mỗi cán bộ kỹ thuật cao gấp 2 lần số trung bình của tòan quỹ, tức khỏang gần 300 người. Đối với các cán bộ mới tại các chi nhánh này, trung bình họ phải làm việc với khoảng 120 thành viên. Như vậy các cán bộ kỹ thuật làm việc trên 8 năm với TYM có thể đảm nhận được khoảng trên 350 thành viên. TYM xây dựng hẳn cho mình một hệ thống đánh giá chất lượng hoạt động của các nhân viên và xếp hạng họ. Các cấp xếp hạng khác nhau thì sẽ có các mức tiền thưởng thêm khác nhau. Mỗi năm, ban giám đốc thường đặt một số chỉ tiêu cần đặt được về số lượng khách hàng mới, giải ngân các khỏan vốn mới và thu hút thêm tiết kiệm mới. Đạt được và vượt qua các mốc này luôn tạo ra sức ép làm việc đối với các cán bộ kỹ thuật của TYM. Một phần do nhu cầu vay vốn tăng của các thành viên, đặc biệt là việc thêm các thành viên mới và ngày càng có nhiều thành viên vay các khỏan vốn có giá trị lớn, nên dư nợ trên một cán bộ kỹ thuật ngày càng tăng. Trong thời gian từ 2003 đến 2005, trung bình giá trị này tăng khoảng 16% một năm. Tuy nhiên trong năm 2006, dư nợ trung bình của một cán bộ kỹ thuật lại giảm nhẹ xuống còn 368,028,500 đồng. Điều này có nghĩa là một vài chi nhánh của TYM đã không cho vay đủ nhiều như kế hoạch đã định ở văn phòng trung ương. Các kế hoạch này thường được tính sao cho dư nợ năm nay và số bình quân trên một cán bộ kỹ thuật phải cao hơn năm trước. Theo tài liệu mới thu thập tại một số chi nhánh lớn như Ý Yên, và hai chi nhánh Sóc Sơn thì trong hai tháng đầu năm 2007, cả ba chi nhánh lớn này cũng đều không thể đạt được tiến độ tăng trưởng dư nợ như mong muốn. Nguyên nhân cho tình trạng trên có thể như sau : TYM tính tóan các chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ mà không căn cứ vào tình hình nhu cầu thực tế của khách hàng. Kéo theo nó là việc xác định sai phân bổ nguồn nhân lực và xây dựng kế hoạch kinh doanh sai. Nếu như phân bố nguồn nhân lực sai thì kéo theo là nơi các cán bộ kỹ thuật phải làm việc quá vất vả để phục vụ các thành viên thì lại có nơi các cán bộ kỹ thuật chưa thể phát huy hết khả năng công việc. Ngòai ra, xây dựng kết quả kinh doanh sai như vậy sẽ gây những sức ép tiêu cực lên các cán bộ cơ sở. Để đạt được đủ doanh số cho vay, hõ sẽ sẵn sàng mạo hiểm cho vay nhiều hơn mức cần thiết, miễn là đạt đủ doanh số. Nếu trường hợp đó xảy ra phổ biến thì sẽ đẩy rủi ro mất vốn của tổ chức lên cao. Có khả năng giới hạn làm việc của các nhân viên tại một số chi nhánh của TYM đã đạt đến mức cao nhất. Nếu như vậy thì thật khó khăn cho họ để có thể nâng cao hơn nữa năng suất của mình. Chỉ tiêu về hiệu quả Bảng 2.8 : Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của TYM Các chỉ tiêu hiệu quả 2003 2004 2005 2006 Chi phí cho một thành viên 204,484 163,945 305,548 367,155 Chi phí họat động/tổng tài sản (%) 10.71 7.37 11.32 11.95 Chi phí hoạt động/tổng dư nợ (%) 12.73 8.53 13.77 15.27 Các chỉ tiêu về chi phí ,nhìn chung,đều tăng trong giai đoạn 2003 – 2006. Chi phí cho một khách hang tăng từ 204,484 đồng năm 2003 lên thành 367,155 đồng trong năm 2006, tức là tăng trung bình mỗi năm tăng khoảng 20%. Đối với chi phí họat động trên tổng tài sản cũng đã tăng từ 7.37% năm 2004 lên 11.95% năm 2007. Các kết quả này là do chi phí hoạt động của TYM đã tăng cao trong những năm vừa qua và tốc độ tăng này vượt cả tốc độ tăng của tổng tài sản và dư nợ. Các nguyên nhân có thể như sau: Chi phí lương thưởng của TYM nhiều hơn do có nhiều nhân viên hơn. Ngoại trừ chi chi phí lương, TYM cũng phải chịu them một số chi phí cho việc đào tạo cho các nhân viên mới này. Chi phí cho việc di chuyển của các nhân viên cơ sở của TYM tăng cao do giá xăng tăng cao trong thời gian qua. Thực tế, các cán bộ kỹ thuật phải di chuyển tới các cụm có khoảng cách so với văn phòng chi nhánh từ 3km tới 20km. Nói cung, mặc dù các tỷ lệ này đang tăng lên những tốc độ tăng không quá lớn. Hơn nữa, hiện các tỷ lệ này vẫn đang nằm ở mức cho phép đối với một tổ chức tài chính vi mô. Tóm lại, TYM đã cố gắng duy trì hiệu quả và hiệu suất họat đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36662.doc
Tài liệu liên quan