Kế hoạch bài dạy môn Tin học 8 - Trường THCS Nguyễn Huệ - Tiết 42 - Bài thực hành 5 sử dụng lệnh lặp for... do

2. CHUẨN BỊ

2.1. Giáo viên: Giáo án, bài giảng điện tử, SGK, laptop, máy chiếu.

2.2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước ở nhà, sách ,vở.

3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

3.1. Ổn định tổ chức:1’

3.2. Kiểm tra bài cũ: 3’

 Câu hỏi: nêu ý nghĩa và cú pháp của câu lệnh lặp FOR.DO?

Cú pháp lệnh: FOR := TO DO ;

Trong đó:

 + FOR, TO, DO: là từ khóa.

 + Biến đếm: thuộc kiểu dữ liệu số nguyên.

 + Giá trị đầu, giá trị cuối: là giá trị nguyên.

 + Câu lệnh: có thể là câu lệnh đơn hay câu lệnh ghép.

 

doc4 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 603 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Tin học 8 - Trường THCS Nguyễn Huệ - Tiết 42 - Bài thực hành 5 sử dụng lệnh lặp for... do, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT 42 Ngày soạn: 21/ 1/ 2018 Tuần dạy 22 Ngày soạn: 25/ 1/ 2018 Lớp dạy: Khối 8 BÀI THỰC HÀNH 5 SỬ DỤNG LỆNH LẶP FOR...DO (T1) 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức: - Viết được chương trình có sử dụng vòng lặp for...do. - Sử dụng được câu lệnh ghép. - Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu chương trình có sử dụng vòng lặp for...do. 1.2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng nhập chính xác các câu lệnh trên bàn phím, kĩ năng đọc hiểu các câu lệnh. 1.3. Thái độ: - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, linh hoạt, nghiêm túc, yêu thích môn học. 2. CHUẨN BỊ 2.1. Giáo viên: Giáo án, bài giảng điện tử, SGK, laptop, máy chiếu. 2.2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước ở nhà, sách ,vở. 3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 3.1. Ổn định tổ chức:1’ 3.2. Kiểm tra bài cũ: 3’ Câu hỏi: nêu ý nghĩa và cú pháp của câu lệnh lặp FOR...DO? Cú pháp lệnh: FOR := TO DO ; Trong đó: + FOR, TO, DO: là từ khóa. + Biến đếm: thuộc kiểu dữ liệu số nguyên. + Giá trị đầu, giá trị cuối: là giá trị nguyên. + Câu lệnh: có thể là câu lệnh đơn hay câu lệnh ghép. Ý nghĩa: Khi thực hiện, biến đếm sẽ nhận giá trị là giá trị đầu, rồi thực hiện câu lệnh sau từ khóa DO. Sau đó biến đếm sẽ tự động tăng lên một đơn vị rồi lại thực hiện câu lệnh sau từ khóa DO. Cứ như vậy cho đến khi giá trị của biến đếm bằng giá trị cuối thì sẽ thực hiện câu lệnh sau từ khóa DO. Đến đây vòng lặp kết thúc. * Giới thiệu bài mới: GV: Đây là hình ảnh của các bảng cửu chương từ 1 đến 9. ngày hôm nay chúng ta sẽ sử dụng phần mềm lập trình Pascal và cú pháp vòng lặp For...do để in ra một bảng cửu chương như vậy. 3.3. Tiến trình dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Thực hành nội dung bài 1 (20’) Bài 1. Viết chương trình in ra màn hình bảng nhân của một số từ 1 đến 9, số được nhập từ bàn phím và dừng màn hình để có thể quan sát kết quả. GV: Gọi 1 học sinh đọc đề bài. GV: Giải thích rõ yêu cầu của đề bài. a. Khởi động Pascal. Gõ chương trình sau (SGK T 62). - GV: Yêu cầu học sinh khởi động pascal. Gõ chương trình mẫu (SGK T 62). - HS: Thực hành. - GV: Gọi 1 học sinh lên bảng làm. +GV: Quan sát nhắc nhở học sinh trong quá trình thực hành. b. Tìm hiểu ý nghĩa của các câu lệnh trong chương trình, dịch chương trình và sửa lỗi nếu có. - GV: Lần lượt gọi học sinh trả lời ý nghĩa của các câu lệnh trong chương trình. - HS: Trả lời theo các câu hỏi của giáo viên. - GV: Chốt ý, phân tích rõ các câu lệnh. - HS: Biên dịch chương trình ( Alt + F9) và sửa lỗi. - GV: Đi từng máy quan sát học sinh sửa lỗi và giúp học sinh sửa lỗi nếu cần thiết. c. Chạy chương trình với các giá trị nhập vào lần lượt bằng 1, 2, ,10. Quan sát kết quả nhận được trên màn hình. - HS: Lần lượt chạy chương trình ( Ctrl + F9) với các giá trị nhập vào lần lượt khác nhau. Quan sát kết quả nhận được trên màn hình. - Với kết quả in trên màn hình bên em có nhận xét gì? - HS: Trả lời theo ý hiểu. - GV: Nhận xét câu trả lời của học sinh, chốt ý: Các hàng kết quả sát nhau khó đọc, các hàng kết quả không được cân đối với hàng tiêu đề. Ta cần chỉnh sửa lại cho cân đối, đẹp hơn. Bài 1. Viết chương trình in ra màn hình bảng nhân của một số từ 1 đến 9, số được nhập từ bàn phím và dừng màn hình để có thể quan sát kết quả. Khởi động Pascal. Gõ chương trình sau (SGK T 62). Tìm hiểu ý nghĩa của các câu lệnh trong chương trình, dịch chương trình và sửa lỗi nếu có. Chạy chương trình với các giá trị nhập vào lần lượt bằng 1, 2, ,10. Quan sát kết quả nhận được trên màn hình. Hoạt động 2: Thực hành nội dung bài 2. ( 18’) a. Chỉnh sửa câu lệnh lặp của chương trình: HS: Quan sát hình ảnh của hai chương trình và nhận biết các câu lệnh được thêm vào. GV: ở hình 2 sau từ khóa Do có mấy câu lệnh? HS: Có 3 câu lệnh. GV: Vậy các câu lệnh đó được gọi là câu lệnh gì? HS: Được gọi là câu lệnh ghép. GV: Gọi 1 học sinh lên bảng thực hiện. HS: Thực hành thêm các câu lệnh. GV: Gọi 1 học sinh lên bảng, xóa câu lệnh khai báo thư viện Crt, chạy chương trình. GV: Các em có nhận xét gì sau khi lệnh khai báo thư viện Crt bị xóa. HS: Chỉ sử dụng được các lệnh GotoXY, WhereX, WhereY sau khi khai báo thư viện Crt của Pascal. GV: Chốt ý. HS: Ghi bài. GV: Thực hiện một số câu lệnh Gotoxy(a,b). HS: Quan sát rút ra nhận xét. GV: Câu lệnh Gotoxy(a,b) có tác dụng gì? HS: Câu lệnh Gotoxy(a,b) có tác dụng đưa con trỏ về cột a, hàng b. GV: Thực hiện một số ví dụ về câu lệnh WhereX và WhereY. HS: Quan sát, nhận xét. GV: Lệnh WhereX có tác dụng gì? HS: Cho biết số thứ tự của cột đang có con trỏ. GV: lệnh WhereY có tác dụng gì? HS: Cho biết số thứ tự của hàng đang có con trỏ. b. Dịch và chạy chương trình với các giá trị gõ vào từ bàn phím. Quan sát kết quả nhận được trên màn hình. HS: Thực hành. BÀI 2: Chỉnh sửa chương trình để làm đẹp kết quả trên màn hình. a. Chỉnh sửa câu lệnh lặp của chương trình: Lưu ý: - Chỉ sử dụng được các lệnh GotoXY, WhereX, WhereY sau khi đã khai báo thư viện CRT của Pascal. - Màn hình máy tính được chia thành các cột và các hàng, được tính bắt đầu từ góc trên bên trái. Câu lệnh GotoXY(5,whereY) đưa con trỏ về vị trí cột 5 của hàng hiện tại. - WhereX cho biết số thứ tự của cột và whereY cho biết số thứ tự của hàng đang có con trỏ. Ví dụ: GotoXY(5, WhereY) đưa con trỏ về vị trí cột 5 của hàng hiện tại. b. Dịch và chạy chương trình với các giá trị gõ vào từ bàn phím. Quan sát kết quả nhận được trên màn hình. Hoạt động 3: Ghi nhớ (2’) GV: Chốt các ý chính của bài học. 1. Cấu trúc lặp với số lần được biết trước thể hiện bằng lệnh For do 2. Câu lệnh GotoXY(a,b) có tác dụng đưa con trỏ về cột a, hàng b. 3. Hàm WhereX cho biết số thứ tự của cột đang có con trỏ. 4. Hàm WhereY cho biết số thứ tự của hàng đang có con trỏ. 5. Chỉ sử dụng các lệnh GotoXY, WhereX, WhereY sau khi khai báo thư viện crt của Pascal. 1. Cấu trúc lặp với số lần được biết trước thể hiện bằng lệnh For do 2. Câu lệnh GotoXY(a,b) có tác dụng đưa con trỏ về cột a, hàng b. 3. Hàm WhereX cho biết số thứ tự của cột đang có con trỏ. 4. Hàm WhereY cho biết số thứ tự của hàng đang có con trỏ. 5. Chỉ sử dụng các lệnh GotoXY, WhereX, WhereY sau khi khai báo thư viện crt của Pascal. 4.1. Tổng kết: - Học sinh hiểu và áp dụng được câu lệnh vòng lặp vào một số bài tập đơn giản - Học sinh hiểu tác dụng và cách sử dụng một số câu lệnh mới: gotoxy(a,b), whereX, whereY. - Rèn tính linh họat, cẩn thận, kiên nhẫn khi soạn thảo văn bản. 4.2. Hướng dẫn tự học: (1’) Đối với bài học ở tiết học này: -Về nhà học thuộc kiến thức cơ bản đã học. Thực hành thêm ở nhà. Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Học sinh chuẩn bị trước bài 3 của BÀI THỰC HÀNH 5. .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc42.doc