Khóa luận Chiến lược xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam nhằm đáp ứng tốt nhất những quy định hiện nay của thị trường EU trong xu thế hội nhập

MỤC LỤC

MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT V

LỜI NÓI ĐẦU VI

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG EU TRONG XU THẾ HỘI NHẬP HIỆN NAY 1

1. Mức tiêu thụ thuỷ sản của thị trường EU 1

1.1.Đặc điểm chung của thị trường EU 1

1.2. Mức tiêu thụ và cơ cấu tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản 2

1.3. Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới tiêu thụ thuỷ sản của thị trường 4

1.3.1.Tập quán và thị hiếu 4

1.3.2.Thu nhập, chất lượng, giá cả tới tiêu thụ thuỷ sản của EU. 5

1.3.3.Vấn đề bảo vệ người tiêu dùng 6

2.Tình hình sản xuất và cung cấp nội khối 8

2.1.Tình hình sản xuất và cơ cấu sản xuất thuỷ sản của EU 8

2.2.Khả năng cung cấp nội khối 9

3. Nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của EU 11

3.1. Kim ngạch và cơ cấu nhập khẩu thuỷ sản 11

3.1.1. Kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản 11

3.1.2. Cơ cấu nhập khẩu thuỷ sản 12

3.2. Cơ cấu thị trường nhập khẩu cùng những yêu cầu, quy định 14

3.3.1. Cơ cấu thị trường nhập khẩu thuỷ sản của EU 14

3.3.2. Những yêu cầu quy định chung về chất lượng thuỷ sản nhập khẩu vào EU 16

4. Những quy định cụ thể của EU 17

4.1. Các quy đinh về bao bì, nhãn hiệu và xuất xứ hàng hoá 17

4.2. Hệ thống quản lý ISO 9000 19

4.3. Các quy định về vệ sinh-y tế 21

4.4. Các quy định về môi trường 22

4.5. Các quy định về hàm lượng kháng sinh trong sản phẩm thủy sản 24

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG THỜI GIAN QUA 26

1. Khái quát hoạt động sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam thời gian qua 26

1.1. Tiềm năng thuỷ sản của Việt Nam 26

1.1.1. Điều kiện tự nhiên 26

1.1.2. Điều kiện về con người 27

1.2. Sản xuất thuỷ sản của Việt Nam 28

1.2.1. Hoạt động nuôi trồng và đánh bắt 28

1.2.2. Hoạt động chế biến 30

1.3. Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 31

1.3.1. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản trong thời gian gần đây 31

1.3.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 32

2. Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU 33

2.1. Bối cảnh chiến lược xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU 33

2.2. Tình hình cạnh tranh trên thị trường thuỷ sản EU 35

2.3. Phương pháp tiếp cận chiến lược thị trường EU của Việt Nam trong thời gian qua 36

2.4. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang EU thời gian qua 37

2.5. Chiến lược xuất khẩu thuỷ sản theo cơ cấu hàng thuỷ sản 39

2.6. Chiến lược xuất khẩu thuỷ sản theo cơ cấu thị trường (trong khối EU) 40

3. Những vấn đề đặt ra đối với hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam 42

3.1. Vấn đề về bao bì, nhãn hiệu và xuất xứ hàng hoá 42

3.2. Vấn đề chất lượng sản phẩm 44

3.3. Vấn đề vệ sinh thực phẩm 46

3.4. Vấn đề vệ sinh môi trường 48

3.5. Vấn đề về hàm lượng kháng sinh trong sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu 50

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU NHỮNG NĂM TỚI 53

1. Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đối với định hướng và giải pháp xuất khẩu thuỷ sản của việt nam sang EU 53

1.1. Đặc điểm của xu thế hội nhập 53

1.2. Ảnh hưởng tích cực của hội nhập đến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 55

1.3. Những thách thức đến từ xu thế hội nhập 57

2.Những định hướng cho hoạt động xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU 59

2.1.Căn cứ cho định hướng 59

2.2. Những định hướng cụ thể 61

2.2.1. Mục tiêu 61

2.2.2. Định hướng về cơ cấu sản phẩm 62

2.2.3. Định hướng về cơ cấu thị trường 63

2.2.4. Định hướng về chất lượng sản phẩm 65

3. Giải pháp nhằm đáp ứng tốt nhất những yêu cầu thị trường thuỷ sản EU trong điều kiện hiện nay. 67

3.1. Nhóm giải pháp về hoạt động marketing nghiên cứu thị trường 67

3.1.1. Giải pháp về nghiên cứu thị trường 67

3.1.2. Giải pháp về quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường 68

3.2. Nhóm giải pháp về sản xuất, chế biến 70

3.2.1. Giải pháp về nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản 70

3.2.2. Giải pháp về chế biến thuỷ sản 72

3.3. Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng thuỷ sản xuất khẩu 73

3.3.1. Nâng cao trình độ công nghệ chọn giống, nuôi trồng, chế biến 73

3.3.2. Giải pháp đáp ứng những quy định của thị trường EU hiện nay 74

3.4. Giải pháp vĩ mô về chính sách đầu tư, khuyến khích công nghệ 76

3.5. Giải pháp về bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn 77

4. Một số kiến nghị, đề xuất 78

4.1. Kiến nghị 78

4.2. Đề xuất từ đề tài nghiên cứu 79

KẾT LUẬN IX

TÀI LIỆU THAM KHẢO X

 

doc96 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2267 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Chiến lược xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam nhằm đáp ứng tốt nhất những quy định hiện nay của thị trường EU trong xu thế hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có phương pháp tiếp cận thị trường hợp lý. Hiện nay, tình trạng một số doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam xuất hàng thông qua trung gian là các công ty Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn còn khá phổ biến. Đó là do doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam chưa chủ động trong tìm kiếm bạn hàng, hoạt động nghiên cứu thị trường, tìm kiếm lối ra cho sản phẩm trong khu vực Liên minh châu Âu của chúng ta chưa thực sự có hiệu quả. Trong tổng lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu sang EU thì lượng hàng có giá trị gia tăng cao chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn. Hàng thuỷ sản nhập khẩu từ Việt Nam có khi được chế biến lại tại các nước EU và do đó, lại mang nhãn châu Âu và nguồn gốc Việt Nam gần như không được người tiêu dùng biết đến. Thời gian qua, chúng ta đã có những cố gắng không ngừng trong việc cải thiện phương pháp tiếp cận thị trường EU. Sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam đã tích cực tham gia các hội chợ thuỷ sản quốc tế, các nhà xuất khẩu đã bắt đầu biết tận dụng các dịch vụ hỗ trợ, tư vấn xuất khẩu như EUROCHAM, CBI, Cục xúc tiến thương mại, VietEuro...Tại các đơn vị này đều có những chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đi hội chợ, gặp gỡ đối tác, giới thiệu địa chỉ giao dịch. Các dịch vụ quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và bán hàng trên mạng đã bước đầu được các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng. Vai trò của thương vụ Việt Nam tại các quốc gia EU cũng được đẩy mạnh hơn trong việc giúp đỡ doanh nghiệp thông tin về thị trường, đối tác và các thủ tục pháp lý của hàng hoá trên thị trường EU. Phương pháp xuất khẩu trực tiếp vào các siêu thị châu Âu, cho đến nay vẫn còn khá lạ lẫm đối với hàng thuỷ sản của Việt Nam bởi nhiều lý do trong đó lý do quan trọng nhất là thói quen tiêu dùng của người châu Âu. Họ thường hướng tới những sản phẩm đã có uy tín, truyền thống lâu đời, ít khi đổi sang sản phẩm cùng loại nhưng của nhà sản xuất ít danh tiếng khác cho dù sản phẩm này có thể có nhiều ưu điểm hơn. Việc xuất khẩu thuỷ sản thông qua các trung tâm thu mua lớn tại EU cũng được từng bước đẩy mạnh. Đây là phương pháp thâm nhập thị trường bằng cách dựa vào uy tín của nhà phân phối nội địa, một hình thức tiếp cận tương đối hiệu quả và được sử dụng rộng rãi trên thị trường này. 2.4. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang EU thời gian qua Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU liên tục biến động trong những năm qua (xem bảng 8). Nguyên nhân của sự biến động này chủ yếu là do một số điều kiện khách quan không thuận lợi (thiên tai trong nước, thị trường nhập khẩu có quy định hạn chế tạm thời, v.v.). Tuy vậy, cũng không thể phủ nhận những yếu kém của bản thân khu vực thuỷ sản xuất khẩu của chúng ta. Đó là việc sản xuất manh mún, không có nguồn cung cấp nguyên liệu đủ về số lượng, đồng đều về chất lượng, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn cho thuỷ sản xuất khẩu còn chưa thích ứng kịp thời với yêu cầu ngày càng chặt chẽ của Liên minh châu Âu,... Bảng 8: Kim ngạch và tỷ trọng thị trường xuất khẩu thuỷ sản EU trong tổng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam (1998-2002) Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 Kim ngạch (triệu USD) 91,5 89,1 100,3 116,7 100 Mức biến động của kim ngạch (triệu USD) - -2,4 11,2 16,4 -16,7 Tỷ trọng (%) 10,7 9,2 6,8 6,6 5 Biến động của tỷ trọng (%) - -1,5 -2,4 -0,2 -1,6 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan và Bộ Thương mại Giai đoạn từ 1998 đến 2002, kim ngạch thuỷ sản xuất khẩu vào thị trường EU biến động rất thất thường: năm 1999 kim ngạch giảm 2,4 triệu USD so với năm 1998, hai năm 2000 và 2001 kim ngạch này có xu hướng gia tăng (năm 2000 đạt 100,3 triệu USD, năm 2001 đạt 116,7 triệu USD), đến năm 2002 lại giảm xuống con số 100 triệu USD. Nhìn chung, thuỷ sản xuất khẩu vào Liên minh châu Âu có xu hướng gia tăng về kim ngạch. Việc suy giảm kim ngạch của thuỷ sản Việt Nam trên thị trường EU năm 2002 có thể giải thích là do EU đã hạ mức kiểm dư lượng kháng sinh xuống còn 0,3 ppb và thay đổi thiết bị kiểm nghiệm. Kết quả là nhiều lô hàng thuỷ sản của chúng ta đã không đủ điều kiện để được cấp “thị thực” vào thị trường này và buộc phải quay về. Vấn đề là, trong tổng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, tỷ trọng thị trường EU đang bị thu hẹp lại, kim ngạch vào thị trường này dù tăng nhưng lại tăng không đáng kể so với mức tăng của tổng kim ngạch. Vì vậy, từ năm 1998 đến nay tỷ trọng xuất khẩu thuỷ sản vào EU luôn giảm từ 10,7% năm 1998, giảm xuống 9,2% năm 1999, đến 2000 là 6,8%, năm 2001 là 6,6% và đến 2002 chỉ còn 5%. 2.5. Chiến lược xuất khẩu thuỷ sản theo cơ cấu hàng thuỷ sản Những năm vừa qua, Việt Nam đã có những tiến bộ không ngừng trong việc đa dạng hoá cơ cấu mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu. Từ chỗ chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm đông lạnh và khô như cá đông, mực đông, nhuyễn thể và giáp xác đông, giáp xác và nhuyễn thể khô,... thì nay cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản của chúng ta đã mất dần tính đơn điệu. Trong giai đoạn từ tháng 1/1997 đến 1/1999, dưới tác động của lệnh cấm nhập khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ từ một số nước trong đó có Việt Nam, cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản của ta sang thị trường Liên minh châu Âu bị ảnh hưởng đáng kể. Hàng thuỷ sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang EU là tôm đông lạnh và cua. Sau khi lệnh cấm được huỷ bỏ, cơ cấu mặt hàng thuỷ sản đã có những chuyển biến đáng khích lệ. Sự đa dạng hoá cơ cấu mặt hàng không chỉ biểu hiện ở việc gia tăng số loài thuỷ sản được xuất khẩu mà còn biểu hiện ở sự xuất hiện của ngày càng nhiều mặt hàng được chế biến từ một loài thuỷ sản. Ví dụ chỉ tính riêng với sản phẩm cá basa, công ty Agifish đã tạo ra tới trên 50 mặt hàng mới, độc đáo truyền thống Việt Nam như: basa kho tộ, chả quế basa, chạo cá basa, basa nhồi ốc,... Do đặc điểm tiêu dùng của thị trường cho nên hiện nay sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu chủ yếu sang EU của Việt Nam vẫn chủ yếu là tôm và giáp xác (thường chiếm tới trên 40% tổng xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU), tiếp đó là đến các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ (sò, điệp, hàu, trai) và nhuyễn thể chân đầu (mực, bạch tuộc), rồi đến các loại cá. Trong tương lai, lượng xuất khẩu nhuyễn thể còn có thể tiếp tục gia tăng bởi số lượng các vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ được công nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh theo tiêu chuẩn EU ngày một nhiều (ngày 04/07/2003 vừa qua Uỷ ban Liên minh châu Âu ra Quyết định số E3D (03)531430 RM/agm công nhận bổ sung 2 vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt Nam nâng tổng số vùng thu hoạch đủ tiêu chuẩn của Việt Nam lên 12 vùng). Các sản phẩm cá xuất sang thị trường này chủ yếu dưới dạng đông lạnh và chưa chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng thuỷ sản xuất khẩu vào EU của chúng ta. Gần đây, sản phẩm cá tra, cá basa đã bắt đầu có mặt tại thị trường EU. Các doanh nghiệp xuất khẩu cá da trơn Việt Nam đang lên kế hoạch mở rộng thị trường của mình sang các nước EU như Đức, Pháp, Thụy Điển, Anh, đặc biệt là ở hai thị trường mới là Hà Lan và Italia. 2.6. Chiến lược xuất khẩu thuỷ sản theo cơ cấu thị trường (trong khối EU) Bên cạnh việc đa dạng hoá cơ cấu mặt hàng, chiến lược đa dạng hoá thị trường cũng được chúng ta chú trọng đúng mức. Trong thời gian đầu xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU, bạn hàng chủ yếu trong khối của chúng ta chỉ là hai nước Pháp, Đức - nơi tập trung của cộng đồng Việt kiều khá đông đảo. Thị trường của các nước thành viên còn lại hầu như vẫn hoàn toàn bỏ ngỏ. Lịch sử thương mại thuỷ sản Việt Nam những năm qua đã có bước phát triển tích cực trong việc đa dạng hoá thị trường xuất khẩu thuỷ sản tại khu vực đồng euro. Từ chỗ chỉ xuất hiện trên hai thị trường Pháp, Đức, cho đến năm 2001, thuỷ sản Việt Nam đã có mặt tại hầu hết thị trường các nước thành viên EU chỉ trừ Ailen, Phần Lan, Lucxămbua. Tỷ trọng các thị trường trong Liên minh châu Âu cũng có sự thay đổi không nhỏ: thị trường Bỉ đã vươn lên vị trí dẫn đầu (29,9%) trong nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam, tiếp đến là Italia (17,2%), Hà Lan (15,9%), Đức chỉ đứng vị trí thứ 4 với tỷ trọng 15,4% trong khi Pháp tụt xuống vị trí thứ 6 với tỷ trọng 5,15% sau Anh (chiếm tỷ trọng 9,9%). Sự thay đổi này đã đánh dấu sự cố gắng, nỗ lực rất lớn của Việt Nam trong vấn đề đa dạng hoá thị trường, điều chỉnh cơ cấu thị trường theo hướng tránh tập trung, phụ thuộc vào một số ít thị trường truyền thống. Bảng 9: Kim ngạch và tỷ trọng các thị trường xuất khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam trong EU năm 2001 STT Tên nước Kim ngạch (triệu USD) Tỷ trọng (%) 1 Bỉ 32,2 29,9 2 Italia 19,1 17,2 3 Hà Lan 17,7 15,9 4 Đức 17,1 15,4 5 Anh 11 9,9 6 Pháp 5,7 5,15 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan và Trung tâm thông tin Bộ Thương mại. Nhìn chung, dù hoạt động xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU của Việt Nam đã thu được những kết quả nhất định trong phương pháp tiếp cận thị trường, trong chiến lược xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng, chiến lược xuất khẩu theo cơ cấu thị trường,... nhưng những kết quả này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của cả hai phía. Hàng thuỷ sản Việt Nam đến nay mới chỉ chiếm chưa đầy 1% tổng lượng thuỷ sản nhập khẩu của EU và người tiêu dùng EU vẫn mong đợi những sản phẩm thuỷ sản chất lượng cao, giá cả hợp lý từ phía Việt Nam nhằm thoả mãn nhu cầu về thuỷ sản đang ngày một gia tăng của khu vực. Để cải thiện tình trạng này thì trước hết ngành thuỷ sản nước ta phải nhận thức rõ các rào cản đối với sản phẩm thuỷ sản trên hành trình tiến vào thị trường EU để từ đó có giải pháp phù hợp, vượt qua các rào cản, đưa hàng thuỷ sản của chúng ta lên vị trí xứng đáng trên thị trường Liên minh châu Âu. 3. Những vấn đề đặt ra đối với hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam 3.1. Vấn đề về bao bì, nhãn hiệu và xuất xứ hàng hoá Vấn đề thương hiệu, nhãn mác, tên gọi của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cần được các doanh nghiệp hết sức quan tâm. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sang EU vấn đề đó càng trở nên quan trọng bởi EU là thị trường rất coi trọng uy tín thương hiệu sản phẩm. Để có thể cạnh tranh, tồn tại và tăng trưởng bền vững thì các doanh nghiệp, công ty không có phương cách nào khác ngoài việc phải đầu tư và chú ý tới thương hiệu của công ty, của sản phẩm hàng hoá dịch vụ. Tại thị trường EU, sản phẩm có thể đăng ký thương hiệu quốc gia (có giá trị bảo hộ tại quốc gia hàng hoá tham gia đăng ký) hay đăng ký thương hiệu ở cấp độ toàn Liên minh theo hệ thống CTM (Community Trade Mark) và thương hiệu sẽ được bảo hộ tại 16 nước châu Âu (15 nước là thành viên EU). CTM không yêu cầu nước xuất xứ của doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký thương hiệu phải gia nhập vào hệ thống này. Doanh nghiệp chỉ cần đăng ký một lần qua hệ thống CTM với chi phí là 4.000 USD. Đơn đăng ký nộp ở văn phòng OHIM (Thụy Sỹ), không cần qua Cục sở hữu công nghiệp. CTM cũng không yêu cầu doanh nghiệp phải có hàng hoá ở tất cả các nước nằm trong hệ thống này mà chỉ cần có hàng tại một nước. Thậm chí doanh nghiệp cũng không cần phải đăng ký thương hiệu tại nước xuất xứ trước khi đăng ký tại EU. Như vậy, thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu cho hàng hóa trên thị trường EU khá đơn giản, chi phí đăng ký cũng tương đối thấp. Trên thực tế, các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, kim ngạch xuất khẩu còn khiêm tốn trong khi việc đăng ký thương hiệu vào từng nước lại đòi hỏi một chi phí khá lớn. Vì vậy mà sự ra đời của hệ thống CTM sẽ giúp các doanh nghiệp này tạo dựng địa vị pháp lý vững chắc trên toàn Liên minh đồng thời tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ. Đối với hàng hoá nói chung và hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam nói riêng thì cho đến nay vấn đề bảo hộ thương hiệu vẫn chưa được chú trọng nhiều. Chỉ tính riêng đối với sản phẩm thuỷ sản trong mấy năm gần đây đã xảy ra không ít tranh chấp liên quan đến thương hiệu. Đó là việc sản phẩm cá tra, cá basa của chúng ta bị kiện vì mang nhãn “catfish”, một thương hiệu đã được đăng ký trên thị trường Mỹ; việc nước mắm Phú Quốc Việt Nam không được phép vào thị trường Pháp bởi thương hiệu này đã được một tổ chức khác đăng ký từ trước,...Vậy là cánh cửa thị trường bị thu hẹp lại đối với những nhà xuất khẩu không sớm có ý thức xây dựng và đăng ký bảo hộ thương hiệu. Liên minh châu Âu cũng có những đòi hỏi chặt chẽ liên quan tới bao gói sản phẩm như: chất liệu bao bì, chữ viết trên bao bì, kích cỡ bao bì, khả năng tái chế của bao bì,...Đã không ít lô hàng thuỷ sản Việt Nam đã bị buộc phải quay về do bao bì không đáp ứng tiêu chuẩn của EU. Sự quay về này kéo theo một loạt thiệt hại cả về vật chất và uy tín cho các doanh nghiệp xuất khẩu của chúng ta. Thêm nữa, bao bì, đóng gói của hàng Việt Nam lại chưa mang tính cạnh tranh cao. Bao bì của thuỷ sản Việt Nam thường đơn giản, tính thẩm mỹ không cao, không có sức thu hút mạnh đối với thế hệ khách hàng hiện đại trong khi đó các nước khác trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan lại luôn tỏ ra có ưu thế về hình thức bao gói sản phẩm. Cũng phần nào liên quan tới vấn đề bao bì, đóng gói, thời gian qua, những số liệu thống kê về xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào EU của hai phía Việt Nam và EU thường có sự chênh lệch mà sự chênh lệch này đầu tiên đến từ lý do bao bì, đóng gói sản phẩm. Cụ thể, theo số liệu của EU xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang khối này đạt kim ngạch 92,5 triệu USD vào năm 1998 và 154,9 triệu USD vào năm 2000 trong khi số liệu của Việt Nam tương ứng là 91,5 triệu USD và 100,3 triệu. Nguyên do của sự sai khác này là bởi nhiều lô hàng thuỷ sản của ta bị EU trả lại do bao gói không đảm bảo đã được xuất vào các nước châu á khác như Trung Quốc, Thái Lan,... sau khi “chỉnh trang” lại chúng được xuất tiếp vào EU và nghiễm nhiên được hạch toán là hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Tất nhiên, chúng ta cũng không thể loại trừ lý do một số nước đã làm giả giấy chứng nhận xuất xứ của Việt Nam để được hưởng những ưu đãi mà thị trường EU dành cho hàng Việt Nam. EU thống kê hàng nhập khẩu dựa trên giấy chứng nhận xuất xứ và lượng hàng nhập vào còn chúng ta lại thống kê hàng xuất sang EU căn cứ vào hợp đồng xuất khẩu và tờ khai hải quan vậy nên các số liệu không ăn khớp với nhau là điều dễ hiểu. Tựu chung lại, cả thương hiệu, bao bì, giấy chứng nhận xuất xứ đều đang cần có sự quan tâm hơn nữa của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam để tránh những “thiệt thòi” cho hàng thuỷ sản của chúng ta. 3.2. Vấn đề chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm là một trong những điểm còn yếu của thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam. Những số liệu thống kê cho thấy kim ngạch xuất khẩu thu về của chúng ta thường nhỏ hơn so với các nước láng giềng có cùng lượng xuất. Đây là tình trạng chung của hầu hết các sản phẩm Việt Nam trong đó có thuỷ sản. Thông thường, mức chênh lệch về kim ngạch của chúng ta so với Thái Lan, Trung Quốc là khoảng từ 10%-20%, một con số không hề nhỏ. Nguyên nhân là bởi chất lượng hàng hoá Việt Nam thấp hơn hàng hoá cùng loại của các quốc gia kia. Hàng thuỷ sản của Việt Nam có kích cỡ không đồng đều, chất lượng không ổn định. Hiện nay, các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản của nước ta phần lớn ở trong tình trạng bị động về nguyên liệu. Dù đã có nhiều nỗ lực trong phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản nhằm tăng tính chủ động cho hoạt động chế biến trong nước nhưng cho đến nay, tỷ trọng của nuôi trồng vẫn còn nhỏ, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến vẫn chủ yếu trông cậy vào nguồn đánh bắt. Đội tàu đánh cá của Việt Nam công suất thấp, chỉ khai thác được ở khu vực gần bờ, trình độ kỹ thuật đánh bắt, khâu bảo quản, các cơ sở hạ tầng và dịch vụ phục vụ sau đánh bắt đều chưa đảm bảo. Chất lượng thuỷ sản nguyên liệu từ nuôi trồng cũng chưa cao do ta chưa chủ động sản xuất giống, chất lượng giống kém. Thêm vào đó, thị trường nguyên liệu của chúng ta lại chưa có tổ chức, còn chịu tác động bởi các yếu tố tiêu cực của hệ thống nậu vựa thuỷ sản; cung ứng nguyên liệu bấp bênh, dễ mất cân đối,.... Với nguồn cung thuỷ sản nguyên liệu không ổn định, chất lượng kém thì chất lượng của sản phẩm chế biến không cao cũng là điều dễ hiểu. Yếu tố làm giảm chất lượng thuỷ sản xuất khẩu không hoàn toàn thuộc khâu cung cấp nguyên liệu mà còn bắt nguồn từ sự yếu kém của công nghiệp chế biến thuỷ sản nước ta, một ngành công nghiệp có tới hơn 70% số cơ sở sản xuất đã hoạt động trên 10 năm, máy móc thiết bị lạc hậu, công nghệ chế biến đơn giản, tỷ lệ lao động thủ công rất lớn. Trong nỗ lực nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu, vài năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã bước đầu tiếp cận, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng quốc tế như ISO 900O nhưng cho đến nay số lượng doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO 9000 vẫn rất hạn chế (bảng 10). Số lượng doanh nghiệp chế biến thực phẩm được cấp chứng chỉ ISO 9000 tăng đều qua các năm. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu hết ý nghĩa của việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 trong sản xuất là nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, và hơn thế nữa đem lại uy tín sản phẩm, một thứ tài sản vô giá của doanh nghiệp. Trường hợp một doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản thuộc tổng công ty Seaprodex do thiếu hiểu biết và coi việc phấn đấu đạt tiêu chuẩn ISO như một kiểu “mốt” đã phải thiêu huỷ toàn bộ lô hàng xuất sang EU vì hàng không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường đã cung cấp cho các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu của chúng ta bài học sinh động và quý giá về việc áp dụng hệ thống quản lý quốc tế có giá trị cao này. Bảng 10: Số lượng các doanh nghiệp có chứng nhận ISO 9000 qua các năm (1998-2002) Đơn vị: doanh nghiệp Tiêu chuẩn 1998 1999 2000 2001 2002 ISO 9000: 1994 23 100 335 482 488 ISO 9000: 2000 2 4 5 170 231 ISO 14000 -- -- 13 25 28 Nguồn: Báo cáo thống kê của Trung tâm năng suất Việt Nam Tóm lại, sự kém chất lượng của sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam là kết quả tổng hợp của một loạt tồn tại trong ngành thuỷ sản nước ta, cả trong lĩnh vực cung cấp nguyên liệu, lĩnh vực chế biến và không loại trừ những bất cập thuộc phạm trù quản lý vĩ mô hoạt động của ngành thuỷ sản. 3.3. Vấn đề vệ sinh thực phẩm Như đã đề cập ở phần đặc điểm của thị trường EU, đây thực sự là một thị trường “kĩ tính” đối với tất cả các chủng loại hàng hoá lưu thông trong Liên minh đặc biệt là các loại thực phẩm như hàng thuỷ sản. Thuỷ sản, các sản phẩm thịt...được xếp vào loại thực phẩm có độ rủi ro cao về an toàn vệ sinh, do vậy ở các nước công nghiệp phát triển, luật pháp thường quy định thực hiện HACCP. Khác với Mỹ chỉ kiểm tra hồ sơ thực hiện HACCP và kiểm tra xác suất lô hàng nhập khẩu, EU tiến hành đồng thời cả hai khâu: kiểm tra thực hiện HACCP và kiểm tra lô hàng nhập khẩu. Bước thứ nhất, dựa trên đề xuất của cơ quan quản lý nước sở tại, EU cử chuyên gia sang kiểm tra doanh nghiệp có thực sự áp dụng và áp dụng đúng HACCP không. Sau đó Uỷ ban châu Âu sẽ thông báo công nhận mã số (Code) cho doanh nghiệp xuất khẩu vào EU. Nhưng khi hàng của doanh nghiệp này vào EU thì vẫn bị lấy mẫu thử, nếu không phù hợp thì doanh nghiệp sẽ mất Code. Trường hợp này không chỉ đã xảy ra với các doanh nghiệp Việt Nam mà cũng từng xảy ra với nhiều doanh nghiệp Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc,... Ngoài ra còn phải kể đến một nguyên do dẫn tới việc thắt chặt các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của EU, đó là: Trong quan hệ thương mại chung của nước ta với EU còn gặp một số vướng mắc nhất định do EU muốn cân bằng cán cân thương mại với Việt Nam và một số đòi hỏi về bảo vệ nhân quyền, nhập khẩu dược phẩm,...Vì chưa đạt được những thoả thuận, để tạo sức ép với Việt Nam, EU đã sử dụng chiến thuật “hàng rào chất lượng” đối với một số hàng hoá Việt Nam trong đó có thuỷ sản. Bên cạnh những yếu tố khách quan từ phía thị trường bạn như trên cũng cần đánh giá công bằng rằng về phía chúng ta, mức độ đảm bảo vệ sinh cho sản phẩm thuỷ sản vẫn còn trong tình trạng lơi lỏng. ở khâu nuôi trồng, do thiếu thông tin về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, do sức hút của lợi nhuận cùng với ý thức về sức khoẻ cộng đồng chưa cao, cho nên, hiện tượng bơm chích tạp chất vào thuỷ sản nguyên liệu vẫn còn tương đối phổ biến trong các hộ nuôi trồng thuỷ sản. Việc cung cấp thuỷ sản nguyên liệu đã bị nhiễm bệnh cho các cơ sở chế biến cũng tồn tại dai dẳng, gây thiệt hại không chỉ cho doanh nghiệp chế biến xuất khẩu mà còn cho toàn ngành thuỷ sản Việt Nam nói chung. Trong lĩnh vực chế biến thuỷ sản xuất khẩu hiện nay mới chỉ có trên 40% trên tổng số hơn 300 cơ sở chế biến thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và đó mới chỉ là tiêu chuẩn của Việt Nam. Đối với những thị trường có sự kiểm soát tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm gắt gao như Tây Âu, Bắc Mỹ thì số lượng doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn vệ sinh còn thấp hơn rất nhiều. Được phép của Chính phủ (Nghị định 50 CP ngày 21/6/1994 quy định tổ chức và chức năng của Bộ Thuỷ sản) Trung tâm Kiểm tra chất lượng và Vệ sinh thuỷ sản quốc gia được thành lập (tên giao dịch tiếng Anh là The National Fisheries Inspection and Quality Assurance Center - viết tắt là NAFIQACEN) với chức năng giúp Bộ Thuỷ sản quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thuỷ sản kể từ khâu nuôi trồng, khai thác đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu và tiêu dùng nội địa của Việt Nam. Với sự hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật của dự án SEAQIP do Đan Mạch tài trợ kết hợp với ngân sách Nhà nước, 6 phòng kiểm nghiệm của các Chi nhánh trực thuộc NAFIQACEN đã được thành lập và triển khai các hoạt động kiểm tra Nhà nước về chất lượng vệ sinh thuỷ sản. Tuy vậy, lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu được kiểm nghiệm mới chỉ chiếm khoảng trên 80% trên tổng lượng thuỷ sản xuất khẩu toàn quốc, 20% còn lại vẫn trong tình trạng thả nổi. Một vấn đề nhức nhối đối với ngành thuỷ sản và cơ quan kiểm nghiệm vệ sinh thuỷ sản Việt Nam là trong khi các cơ quan này phải nỗ lực không ngừng để đầu tư các trang thiết bị kiểm nghiệm đáp ứng được yêu cầu kiểm soát vệ sinh vô cùng chặt chẽ của các thị trường như EU và thực thi nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng thuỷ sản xuất khẩu thì vẫn còn hiện tượng lợi dụng mã số, bao bì, nhãn hiệu hàng hoá, giả mạo thậm chí “cho mượn” giấy chứng nhận vệ sinh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản. Hơn thế, mặc dù áp dụng HACCP đã nhiều năm nhưng các doanh nghiệp chưa hiểu thấu đáo bản chất về cách quản lý chất lượng theo HACCP, dẫn đến chương trình này chỗ thừa chỗ thiếu, chưa có biện pháp thực sự hiệu quả, phù hợp với thực tế rất phức tạp trong kiểm soát chất lượng, an toàn vệ sinh nguyên liệu. Đã có không ít doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam bị mất Code vào EU và có thể danh sách các doanh nghiệp loại này sẽ còn dài hơn nếu chúng ta không chủ động, tích cực cải thiện vấn đề vệ sinh thực phẩm cho mặt hàng thuỷ sản. 3.4. Vấn đề vệ sinh môi trường Tuy không trực tiếp liên quan tới việc tiêu thụ sản phẩm nhưng ngày nay, trước trào lưu sử dụng sản phẩm “xanh” của người tiêu dùng đặc biệt là người tiêu dùng ở các thị trường phát triển như Tây Âu, cho nên vệ sinh môi trường đã trở thành mối quan tâm của hầu hết các nhà sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Thêm nữa, do sự cạnh tranh toàn cầu ngày càng trở nên gay gắt, các yếu tố môi trường cũng đang có nguy cơ bị lợi dụng để làm rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế. Tại nhiều quốc gia thuộc Liên minh châu Âu, nhiều thoả thuận mang tính tự nguyện và mang tính pháp lý đã được thông qua giữa các chính phủ và các nhà sản xuất. Vì thế, các nhà nhập khẩu EU buộc phải chuyển yêu cầu này cho các nhà xuất khẩu nước ngoài. Như vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam không thể không xem xét tới ảnh hưởng môi trường của sản phẩm mình, cũng như sẵn sàng tuân thủ các quy định môi trường của EU. Hiện nay, ở cấp độ từng nước thành viên và ở cấp độ của Liên minh châu Âu, đã có những quy định về nhãn sinh thái đối với sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Mục đích của nhãn sinh thái là khuyến khích việc sản xuất và tiêu dùng những sản phẩm thân thiện với môi trường, xây dựng ý thức bảo vệ môi trường trong xã hội gắng với lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp. ở nước ta, vấn đề vệ sinh môi trường vẫn chưa thực sự được quan tâm. Trong khâu khai thác thuỷ sản nguyên liệu, mặc dù tổng số tàu phục vụ đánh bắt xa bờ đã lên tới trên 4000 chiếc (công suất từ 90 mã lực trở lên) nhưng khai thác gần bờ vẫn chiếm tỷ lệ khá cao. Chính việc khai thác như vậy cộng với những phương thức đánh bắt không hợp lý (sử dụng chất nổ, khai thác trái vụ, sử dụng lưới quét mắt nhỏ,...) đang làm cho hệ động vật biển gần bờ của nước ta suy giảm nghiêm trọng, một số loài thuỷ sản có nguy cơ tuyệt chủng. Đối với lĩnh vực nuôi trồng, việc mở rộng cải tạo diện tích mặt nước phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản cùng với nguồn chất thải từ các khu vực nuôi trồng thuỷ sản đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự sinh trưởng của các loài thuỷ sinh, gây ô nhiễm, tác động xấu tới hệ sinh thái dưới nước. Mặc dù có vẻ được trang bị kiến thức về môi trường đầy đủ hơn các khu vực đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, nhưng thực chất việc không đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường vẫn còn khá phổ biến trong các doanh nghiệp chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu. Theo con số thống kê của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường tại thời điểm 01/4/2002, chỉ tính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, trong tổng số 52 doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng quy định vệ sinh môi trường và bị buộc phải di dời khỏi khu vực thì có tới 13 doanh nghiệp t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB8 (2).doc
Tài liệu liên quan