Khóa luận Công tác phân loại tài liệu theo ddc 23 tại thư viện trường đại học văn hoá thành phố Hồ Chí Minh

Danh mục các từ viết tắt 4

LỜI MỞ ĐẦU 5

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG 6

1. Tên sản phẩm 6

2. Giới thiệu chung về khung phân loại DDC 23 7

2.1. Lịch sử hình thành DDC 23 7

2.2. Tổng quan về khung phân loại DDC 23. 7

2.3. Quy tắc phân loại tài liệu theo khung phân loại DDC 23 9

2.3.1. Nguyên tắc phân loại theo DDC 23 9

2.3.2. Quy tắc kết hợp các bảng phụ 10

PHẦN 2: NỘI DUNG 11

 Bảng 1: Tiểu phân mục chung 11

 Bảng 2. Các khu vực địa lý và con người 14

 Bảng 3. TPM cho từng nền văn học, cho các thể loại văn học cụ thể 18

 Bảng 4: Tiểu phân mục cho từng ngôn ngữ riêng biệt và nhóm ngôn ngữ 25

 Bảng 5: Dân tộc và nhóm quốc gia 28

 Bảng 6: Các ngôn ngữ 31

PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT 36

3.1. Một số nhận xét chung 36

3.1.1. Những thuận lợi 36

3.1.2. Những khó khăn 36

3.2. Những kiến nghị 36

KẾT LUẬN 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

 

docx39 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 14/02/2022 | Lượt xem: 851 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Công tác phân loại tài liệu theo ddc 23 tại thư viện trường đại học văn hoá thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t Nam cũng không nằm ngoài xu hướng ấy. Một trong những vấn đề cơ bản để hội nhập là tuân thủ những chuẩn mực quốc tế trong hoạt động nghiệp vụ thư viện. Việc thống nhất các chuẩn nghiệp vụ thư viện sẽ thuận lợi hơn trong việc chia sẻ, trao đổi tài liệu – thông tin giữa các thư viện trong khu vực, trong nước và quốc tế; đồng thời đáp ứng tốt hơn nhu cầu cung cấp thông tin phục vụ bạn đọc. Phân loại tài liệu là một trong những hoạt động chuyên môn cơ bản của các cơ quan thông tin – thư viện. Phân loại tài liệu giúp cho việc tổ chức, sắp xếp kho sách, mỗi ký hiệu là một điểm truy cập, là ngôn ngữ tìm tin quan trọng nhất tạo nên chất lượng của bộ máy tra cứu tìm tin. Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin và viễn thông, các nguồn tin khoa học và công nghệ liên tục được đổi mới đa dạng về nội dung và hình thức, vì vậy vai trò của công tác phân loại tài liệu ngày càng được khẳng định. Phân loại tài liệu là một khâu công tác quan trọng giúp cho việc kiểm soát thư mục, góp phần thúc đẩy việc khai thác, trao đổi thông tin trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Trên thế giới và một số thư viện lớn ở Việt Nam, phân loại được áp dụng sâu rộng trong việc tổ chức kho mở và tra cứu thông tin. Ký hiệu phân loại là một trong ba ngôn ngữ tìm tin quan trọng. Mỗi ký hiệu là một điểm truy nhập, giúp người dùng tin tìm chính xác tới tài liệu mà mình quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay việc tìm tin theo ký hiệu phân loại vẫn chưa phổ biến, bạn đọc khi đến thư viện chủ yếu vẫn tìm tin theo ngôn ngữ đề mục chủ đề và từ khoá. Để tiến hành phân loại tài liệu cần phải có công cụ cần thiết và không thể thiếu đó là Khung phân loại. Hơn thế, việc lựa chọn, sử dụng Khung phân loại và vấn đề có tính quyết định tới chất lượng nguồn tin, hiệu quả phục vụ, khả năng chia sẻ và cung cấp thông tin của bất kỳ cơ quan thông tin – thư viện nào. Để có cái nhìn khách quan hơn về cách phân loại tài liệu dựa trên một khung phân loại cụ thể. Nhóm chúng em tiến hành tìm hiểu công tác phân loại tài liệu theo DDC 23 tại thư viện trường ĐH Văn hoá TP. Hồ Chí Minh. PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG Tên sản phẩm Sản phẩm “ Công tác phân loại tài kiệu theo DDC 23 tại thư viện trường Đại học Văn hoá TP. Hồ Chí Minh”   Để đáp ứng nhu cầu đọc sách báo có hệ thống của bạn đọc và tuyên truyền sách báo thuộc các vấn đề cấp bách của đời sống xã hội, khoa học, văn học nghệ thuật. Cung cấp phương pháp tìm kiếm trong kho sách bất kỳ một chủ đề mà bạn đọc ưa thích, bước đầu cần phải phân loại tài liệu. Phân loại tài liệu là sự sắp xếp ấn phẩm một cách có nghiên cứu vào các lớp, phân lớp, phân đoạn có nội dung phù hợp với các lớp, phân lớp, phân đoạn đó   Như chúng ta thấy, hằng năm sách được bổ sung vào Thư viện, số sách đó mặc dù đã qua các khâu cồng tác như đăng ký, miêu tả...nhưng nếu chưa qua khâu công tác phân loại và ấn định cho nó những ký hiệu nhất định, thì vẫn không thể đưa ra phục vụ được. Vì vậy việc phân loại tài liệu trong Thư viện chiếm một vai trò rất quan trọng và có những mục đích như sau:   - Căn cứ vào nội dung của tài liệu mà xác định cho nó một ký hiệu chính xác trong bảng phân lọai, giúp cho bạn đọc nhanh chóng tìm thấy những tài liệu cần thiết   - Xây dựng mục lục phân loại để giới thiệu toàn bộ thành phần nội dung kho tài liệu trong Thư viện.   - Giúp cho công tác đăng ký, thống kê vào báo cáo của Thư viện có đủ tài liệu chính xác về số lượng từng lọai tài liệu có trong Thư viện, số lượng bạn đọc, đọc từng loại tài liệu.  - Giúp cho công tác bổ sung tài liệu cho Thư viện đầy đủ và đúng hướng Giúp cho cán bộ Thư viện nắm được nội dung kho sách để giới thiệu cho bạn đọc - Giúp cho cán bộ Thư viện làm các lọai thư mục và triển lãm sách. tìm tài liệu có hệ thống và dễ dàng hơn. - Giúp cho việc tổ chức kho sách mở để bạn đọc tự chọn sách được dễ dàng Giới thiệu chung về khung phân loại DDC 23 Lịch sử hình thành DDC 23 Khung phân loại DDC do Melvil Dewey sang tạo và giới thiệu năm 1876 với nhan đề “ Khung phân loại và bảng tra chủ đề phục vụ biên mục và sắp xếp sách và sách mỏng trong thư viện”. Năm 1890, viện thư mục quốc tế đã dịch và hiệu chỉnh DDC để chuẩn bị cho thư mục toàn cầu. Năm 1932, xuất bản lần thứ 13 mang tên Dewey. Tổng quan về khung phân loại DDC 23. Tổng quan khung phân loại Cấu trúc khung DDC 23 gồm 4 bảng: + Bảng chính + Bảng phụ (bảng trợ kí hiệu) + Bảng chỉ mục quan hệ (relative index) + Bảng hướng dẫn (manual) DDC 23 gồm 4 tập: Tập 1: Lời giới thiệu Bảng thuật ngữ Phần hướng dẫn, các bảng phụ trợ từ 1 đến 6 So sánh thay đổi giữa ấn bản 22 và 23 Tập 2: Bảng tóm lược thứ 1 gồm 10 lớp chính Bảng tóm lược thứ 2 chứa 100 phân lớp Bảng tóm lược thứ 3 gồm 1000 phân đoạn và các lớp của bảng chính có kí hi kí hiệu từ 000 đến 599 Tập 3: Gồm các lớp theo của bảng chính có kí hiệu thừ 600 đến 999 Tập 4: Bảng tra liên quan Nguyên tắc thập phân/thập tiến + DDC là khung phân loại đẳng cấp và được xây dựng trên nguyên tắc thập phân. Kí hiệu: + Về mặt hình thức: : DDC sử dụng KHPL đồng nhất là chữ số Ả rập, hệ đếm thập phân từ 0 đến 9. + Về mặt tính chất (nội dung): là KHPL đẳng cấp, phản ánh cấu tạo logic của các đề mục trong khung PL (từ lớp khởi đầu đến lớp phái sinh Bảng chính: Lớp chính: + Có 10 lớp chính + Mỗi lớp cấu tạo bằng 3 chữ số (000-900), chữ số đầu tiên biểu thị nội dung của lớp chính. + Các lớp chính được chia nhỏ theo nguyên tắc thập phân (tối đa 10 lớp phái sinh), sắp xếp theo nguyên tắc từ chung đến riêng, từ khái quát đến cụ thể. 000 Tin học, thông tin và tác phẩm tổng quát 100 Triết lí và tâm lí học 200 Tôn giáo 300 Khoa học xã hội 400 Ngôn ngữ 500 Khoa học 600 Công nghệ Nghệ thuật Văn học Lịch sử, địa lý Bảng cơ bản + 10 lớp chính lần lượt chia nhỏ tối đa 10 phân lớp; mỗi phân lớp lại được chia ra 10 phân đoạn tiếp theo ở các bậc chi tiết hơn theo nguyên tắc thập phân. + Phản ánh các khái niệm của các lĩnh vực khoa học từ chung đến riêng, từ khái quát đến cụ thể, theo quan hệ đẳng cấp. Tính đẳng cấp của khung phân loại thể hiện qua độ dài của khung phân loại: + Quan hệ ngang hàng: KHPL có cùng đọ dài + Quan hệ phụ thuộc: KHPL có độ dài ngắn hơn + Quan hệ bao trùm: KHPL có độ dài dài hơn Bảng phụ Ý nghĩa: + Phản ánh các khái niệm được lặp đi lặp lại trong bảng chính (hình thức, công dụng của tài liệu, các dấu hiệu địa lý, ngôn ngữ,..) liên quan đến nội dung tài liệu. + Tránh cồng kềnh, phức tạp cho bảng chính + DDC 23 có 6 bảng phụ: Bảng 1: tiểu phân mục chung (trợ ký hiệu tiểu chuẩn) Bảng 2: các khu vực địa lý và con người Bảng 3: tiểu phân mục cho từng nền văn học, cho các thể lloaij văn học cụ thể (gồm 3 bảng 3A, 3B, 3C) Bảng 4: tiểu phân mục chung cho từng ngôn ngữ Bảng 5: dân tộc và nhóm quốc gia Bảng 6: các ngôn ngữ Cách sử dung + Chỉ sử dụng đểphối hợp với bảng chính mà không được phép sử dụng độc lập + Ghép trực tiếp: không sử dụng dấu hiệu trung gian Quy tắc phân loại tài liệu theo khung phân loại DDC 23 Nguyên tắc phân loại theo DDC 23 Phân loại theo ngành Phân loại theo chủ đề được ứng dụng Phân loại cho chủ đề được bản đến đầy đủ hơn Nguyên tắc chỉ sốc xuất hiện đầu tiên trong bảng Nguyên tắc số (0) Bỏ qua các nguyên tắc trên khi có chỉ dẫn cụ thể Tài liệu có 3 chủ đề: Ba chủ đề đều là tiểu phân mục của chủ đề rộng hơn xếp vào chủ số cao hơn. Tài liệu có 2 chủ đề + Chọn chủ đề được áp dụng + Chọn chủ đề được nghiên cứu đầy đủ hơn + Chọn chỉ số xuất hiện đầu tiên trong bảng + Chọn chỉ số rộng hơn khi cả hai chủ đề là tiểu phân mục của chủ đề rộng hơn + Lựa chọn chỉ số tổng hợp dung chỉ số bao quát cho các chủ đề khi có chỉ dẫn “ Xếp vào” + Lựa chọn chỉ số liên ngành sử dụng, chỉ số phân loại đầu tiên của ngành + Xếp tác phẩm không có chỉ số liên ngành vào ngành được bàn đến đầy đủ hơn + Bỏ qua các quy tắc khi có chỉ dẫn cụ thể “ Xếp vào” + Bỏ qua các quy tắc trên khi có hướng dẫn cụ thể tại các đề mục trong khung phấn loại hoặc bảng ưu tiên. Quy tắc số (0) + Lựa chọn Tiểu phân mục (0) và Tiểu phân mục (1-9) ưu tiên (1-9) + Lựa chọn tiểu phân mục (0) và tiểu phân mục (00) ưu tiên (0) Quy tắc kết hợp các bảng phụ Bảng Tiểu phân mục chung Bảng phụ 2 Bảng phụ 3 Bảng Phụ 4 & 6 Bảng phụ 5 PHẦN 2: NỘI DUNG Bảng 1: Tiểu phân mục chung Định nghĩa: TPMC (b1) thường biểu thị hình thái vật lý lặp đi lặp lại( từ điển,niên giám, ấn phẩm định kì) hoặc cách tiếp cận (lý thuyết, lịch sử, nghiên cứu). B1 bao gồm ít nhất 2 chữ số trong đó chữ số đầu là chữ số 0 được coi như một chỉ thị diện đánh dấu sự chuyển tiếp từ chủ đề chính sang chủ đề thiết yếu. Được áp dụng cho chủ đề hoặc một ngành bất kỳ và sử dụng với chỉ số bất kì trong bảng chính ( trừ khi có chỉ dẫn ngược lại) Cách sử dụng bảng TPMC: + Thêm bảng 1 vào một lớp chính hoặc phân lớp + Thêm bảng 1 vào chỉ số được tạo lập + Mở rộng TPMC bằng chỉ dẫn thêm + Bảng 1 không được sử dụng Khi TPMC đã là một phần của chỉ số phân loại,chỉ số phân loại ở dạng chờ trong ghi chú “ bao gồm cả” và chỉ dẫn không dung. + Mở rộng bảng 1 với các bảng phụ khác 1. Giáo trình pháp luật đại cương 340 luật pháp 340.02-.09 tiểu phân mục chung (bảng chính) -071 giáo dục ( bảng 1) KHPL: 340.071 2. Huyền thoại nhạc Pop Michael Jackson 782 thanh nhạc .001-.009 tiểu phân mục chung (BC) -092 con người (bảng 1) KHPL: 782.0092 3. Cẩm nang dinh dưỡng cho bé 613.2 Chế độ ăn uống (Bảng chính) -03 Từ điển, bách khoa thư, sách tra cứu (Bảng 1) => 613.203 4. Niên giám luật gia Mỹ 340 Luật pháp 73 Hoa Kỳ -05 Xuất bản phẩm nhiều kỳ, niên giám KHPL: 340.057 3 5. Tạp chí tâm lý học 150 tâm lí học .1- .9 Tiểu phâm mục chung, hệ thống, quân điểm -05 xuất bản phẩm nhiều kì, tạp chí KHPL: 150.105 Bảng 2. Các khu vực địa lý và con người Nội dung: + Là bảng phụ lớn nhất trong 6 bảng phụ của DDC chủ yếu là kí hiệu địa lí có thể thêm vào các chỉ số Dewey qua các chỉ dẫn ở bảng phụ và bảng chính. + Bảng 2 cũng boa gồm kí hiệu dành cho thời kì lịch sử và con người. + Trong bảng 2 các khu vực địa lý được chia theo khu vực, vùng, địa điểm nói chung; thế giới cổ đại; thế giới hiện đại + Thêm một chỉ số khu vực vào chỉ số phân loại không chỉ hoàn thành phân loại tài liệu mà còn hỗ trợ tối đa cho việc sắp xếp chủ đề logic theo khu vực. Cách sử dụng: + Các chỉ số trong b.2 không bao giờ được dùng riêng, mà chỉ được ghép theo yêu cầu (hoặc trực tiếp) khi có chú thích cụ thể với chỉ số bất kỳ từ bảng chính. + Cách ghép bảng phụ 2 với ký hiệu bảng chính: Thêm b.2 vào ký hiệu bảng chính khi có chỉ dẫn thêm, Ghép thông qua ký hiệu – 09 (b.1), Ghép trực tiếp khi có chỉ dẫn, Mở rộng ký hiệu b.2 khi có chỉ dẫn. *Ghép thông qua ký hiệu - 09 (b.1): Chú ý khi ký hiệu của b.2 được ghép với ký hiệu của bảng chính thông qua TPMC – 09 phải tuân thủ quy tắc số (0). * Thêm một phần chỉ số từ b.2: Đôi khi một phần của chỉ số b.2 được thêm vào chỉ số cơ bản khi có chỉ dẫn * Ghép trực tiếp khi có chỉ dẫn * Chỉ số b.2 đặt giữa hai diện chủ đề: Đối với chủ đề luật pháp, chỉ số b.2 đặt giữa hai diện của chỉ đề theo thứ tự [34 + ngành luật pháp + khu vực pháp quyền + đề tài + TPMC]. * Thêm hai chỉ số từ b.2: + Có thể sử dụng đồng thời hai ký hiệu của b.2 để phản ánh hai khu vực được nói đến trong nội dung tài liệu khi có hướng dẫn, thông thường ở mục 300: Quan hệ đối ngoại, thương mại quốc tế, di cư. + Nếu không có chỉ dẫn ngược lại, TPMC được thêm vào sau chỉ số được tạo lập từ b.2 + Dùng 903 – 909 để thêm ký hiệu về lục địa quốc gia cụ thể khi ký hiệu khu vực đầu tiên được dung để chỉ ra khu vực gốc, trong khi ký hiệu của khu vực thứ hai nhận diện khu vực trong đó có chủ đề được tìm thấy. Đối thoại với các nền văn hóa: Phần Lan 306 Văn hóa và thể chế -09 Lịch sử nghiên cứu địa lý, tiểu sử (Bảng 1) - 489 7 Phần Lan (Bảng 2) KHPL: 306.094 897 Báo chí Việt Nam 079 Nghề làm báo và báo chí ở các khu vực địa lý khác -09 Lịch sử nghiên cứu địa lý, tiểu sử (Bảng 1) -597 Việt Nam àà KHPL: 079.095 97 Quan hệ đối ngoại giữa Mỹ và Trung Quốc 327 Quan hệ đối ngoại -73 Hoa Kỳ -51 Trung Hoa KHPL: 327.730 51 Tài chính công Việt Nam 336 Tài chính công .4 - .9 Tài chính công của các châu lục, quốc gia, địa phương cụ thể trong thế giới hiện đại Thêm vào chỉ số cơ bản 336 ký hiệu 4-9 từ bảng 2, vd., tài chính công Oxoxtraylia 336.94 -597 Việt Nam (B2) KHPL : 336.597 Tình hình chính trị ở Trung Âu 320 Khoa học chính trị .9 Tình hình và hoàn cảnh chính trị .91 - .99 Địa lý và con người Thêm vào chỉ số cơ bản 320.9 ký hiệu 1-9 từ bảng 2,vd ,hoàn cảnh chính trị ở Ai Cập 320.962 - 43 Trung Âu Đức (Bảng 2) KHPL : 320.943 Phòng tranh ở Nhật Bản 708 Phòng tranh, bảo tàng, sưu tập tư nhân về mỹ thuật và nghệ thuật trang trí .9 Khu vực địa lý khác Thêm vào chỉ số cơ bản 708.9 ký hiệu 1–9 từ bảng 2,vd, tác phẩm tổng hợp về phòng tranh, bảo tang, sưu tập tư nhân ở các khu vực Hồi giáo 708.917, ở các khu vực Châu Âu 708.94 - 52 Nhật Bản (Bảng 2) KHPL : 708.952 Bảng 3. TPM cho từng nền văn học, cho các thể loại văn học cụ thể DDC 23, bảng 3 gồm + Bảng 3A: Cho mô tả, đánh giá phê bình, tiểu sử, tác phẩm riêng lẻ hoặc tập hợp của một tác giả riêng lẻ. + Bảng 3B: Cho mô tả, đánh giá phê bình, tiểu sử, tác phẩm tập hợp của hơn một tác giả, cho tu từ học trong hình thái văn học cụ thể. + Bảng 3C: Cho thành phần thêm vào được dùng theo chỉ dẫn bảng 3B và như được chỉ dẫn ở 700.4; 791.4; 808 – 809 Cách sử dụng bảng 3A: + TPMC cho tác phẩm của hoặc về tác giả riêng lẻ. + Chỉ được sử dụng khi có chỉ dẫn thêm vào hoặc nhận diện (*) cho nền văn học cụ thể. *Tác phẩm của tác giả riêng lẻ Chỉ số cơ bản (Chỉ số cơ bản cho nền văn học cụ thể) -> Hình thái (Hình thái văn học bảng 3A) -> Thời kỳ (Thời kỳ cụ thể giữa mỗi nền văn học). *Tác phẩm bàn về tác giả riêng lẻ Một đánh giá phê bình một tác giả riêng lẻ nhấn mạnh về một hình thái văn học riêng được sắp xếp ở cùng chỉ số với tác phẩm của tác giả trong hình thái đó. Nếu đánh giá, phê bình không nhấn mạnh vào một hình thái riêng lẻ, xếp vào hình thái mà tác giả được nhận dạng chủ yếu. Tác phẩm bàn về một tác phẩm văn chương riêng lẻ được xếp vào cùng chỉ số phân loại của chính tác phẩm đó. Tác phẩm viết về một tác giả riêng lẻ, xếp vào cùng chỉ hình thái mà tác giả được nhận dạng chủ yếu của tác giả không thêm 092- tiểu sử từ b.1 *Bàn về tác phẩm của tác gải riêng lẻ + Một tác phảm bàn về một tác phẩm văn chương riêng lẻ được phân định cùng chỉ số phân loại như chính tác phảm đó.. + Một tác phảm bàn về nhiều tác phẩm của tác giả với nhiều hình thái khác nhau, xếp vào hình thái nhận dạng chủ yếu của tác giả. + Nếu tác giả sống giữa 2 thời kỳ, xếp vào thời kỳ tác giả có những sáng tác rực rỡ nhất. Cách sử dụng bảng 3B Bảng 3B: chứa nhiều tiểu phân mục cho tác phẩm bởi hoặc về nhiều hơn một tác giả. Thường được sử dụng cho hình thức văn chương đặc biệt: Tuyển tập văn học hay lịch sử, phê bình văn học từ 2 tác giả trở lên. Bảng 3B còn được mở rộng vởi bảng 3C để phản ánh địa điểm cụ thể hoặc nhấn mạnh chủ đề,và cho hoặc bởi loại người cụ thể. Các kí hiệu của bảng 3B tương tự bảng 3A được phân chia chi tiết hơn trong từng mục. *Bộ sưu tập bởi hoặc về nhiều hơn một tác giả *Bộ sưu tập của nhiều tác giả và thời kỳ. Chỉ số cơ bản ( Chỉ số cơ bản cho nền văn học)-> Hình thái ( Hình thái văn học b.3B)-> Thời kỳ ( thời kỳ cụ thể của nền văn học)-> 08: Bộ suu tập 09: 1s &pb (-08 Bộ sưu tập, 09 lịch sử & pb) Bảng 3C: + Kí hiệu thêm vào khi được chỉ dẫn ở bảng 3B -001-009 TPMC - 01-09 Thời kỳ cụ thể - 1 Nghệ thuật và văn học trình bày những đặc tính cụ thể về phong cách và tâm trạng, quan điểm -2 Văn học trình bày những yếu tố cụ thể - Nghệ thuật và văn học liên quan tới đề tài và chủ đề cụ thể -4 Văn học nhấn mạnh chủ để -8 Văn học cho và bởi nhóm sắc tộc, dân tộc -9 Văn học cho và bởi nhóm người với thuộc tính cụ thể, cư dân của khu vực cụ thể Thứ tự xếp bảng phụ 3C: Chỉ số cơ bản-> Hình thái-> -08 Bộ sưu tập, -09 lịch sử và pb( B 3B) -> Đề tài/yếu tố/đặc tính/con người(b 3C)-> Thời kỳ (b1). Phim điện ảnh về đề tài tôn giáo 791.4 Điện ảnh, phát thanh, truyền hình .436 2-436 8 Phim về các đề tài cụ thể Thêm vào số cơ bản 791.436 những con số theo sau -3 trong KH 32-38 của bảng 3C 382 Chủ để tôn giáo (bảng 3C) 82 Số theo sau -3 trong -382 Chủ đề tôn giáo của bảng 3C KHPL: 791.436 82 Một sưu tập thơ Anh của nhiều tác giả 820 Văn học Anh và Anh cổ (Bảng chính) > 820.1-828 Tiểu phân mục của Văn học Anh Thêm vào chỉ số cơ bản 82 như được hướng dẫn ở đầu Bảng 3 821 Thơ Anh Chỉ số tạo lập theo chỉ dẫn dưới 820.1-828 và ở đầu bảng 3 Wuthering Heights / Emily Bronte (xuất bản 1847) 820 Văn học Anh và Văn học Anh cổ 820.1-828 Tiểu phân mục cho Văn học Anh Thêm vào chỉ số cơ bản 82 như được chỉ dẫn ở đầu bảng 3,vd, sưu tập thơ Anh 821.008 KHPL: 823 Truyện Kiều 895. 922 Văn học Việt Nam - 1 Thơ (b3a) - 5 Thời kỳ văn học Việt Nam KHPL: 895.922 15 Lỡ bước sang ngang 895.922 Văn học Việt Nam -1 thơ ( Bảng 3a) -7 Thời kỳ văn học Việt Nam thời Tiền chiến KHPL: 895.922 17 Lá ngọc cành vàng 895.922 Văn học Việt Nam -3 Tiểu thuyết (Bảng 3a) -7 Văn học Việt Nam thời tiền chiến KHPL: 895.922 37 Những kẻ khốn cùng 84 Văn học Pháp -3 Tiểu thuyết ( Bảng 3a) -7 thời kỳ văn học Pháp thế kỉ XIX KHPL: 843.7 Nửa chừng xuân 895.922 Văn học Việt Nam -3 Tiểu thuyết (bảng 3a) -7 Văn học Việt Nam thời tiền chiến KHPL: 895.922 37 Bảng 4&6: + Bảng phụ 4 và bảng phụ 6 được đề cập cùng nhau vì cả hai đều liên quan đến ngôn ngữ + Bảng 4 được sử dụng giới hạn của chỉ số 420-490 khi có chỉ dẫn cụ thể, biểu thị các vấn đề, khía cạnh, công cụ của ngôn gnuwx học + Một số trường hợp b.4 được mổ rộng với b.6 (Phân loại từ điển song ngữ) + Bảng 6 được sử dụng trong suốt khung phân loại cung cấp ký hiệu cho nhoam ngôn ngữ hoặc ngôn ngữ riêng lẻ + Bảng 6 chỉ đượ sử dụng khi có chỉ dẫn cụ thể ở bảng chính và bảng phụ. Bảng 4: Tiểu phân mục cho từng ngôn ngữ riêng biệt và nhóm ngôn ngữ - Ý nghĩa của bảng 4 Phản ánh các khía cạnh nghiên cứu của một ngôn ngữ hay một nhóm ngôn ngữ.Chỉ được dùng để kết hợp với KH trong bảng chính từ 420-490 Các ngôn ngữ cụ thể 1. Tiếng Việt mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa 495.922 *Tiếng Việt Xếp vào đây chữ Quốc ngữ (Tiếng Việt Latinh hóa hiện nay) * Thêm vào chỉ số cơ bản như được chỉ dẫn dưới 420-490 KHPL: 495.922 5 2. Đàm thoại tiếng Nga cấp tốc 491.7 Ngôn ngữ Đông Xlavo .78 Cách sử dụng tiếng Nga chuẩn (Ngôn ngữ học quy chuẩn) Ngôn ngữ học ứng dụng Thêm vào chỉ số cơ bản 491.78 các số tiếp sau –8 ở ký hiệu 8001-86 từ Bảng 4,vd, Đọc tiếng Nga 491.784 KHPL: 491.783 3. Văn phạm tiếng Đức 430 Ngôn ngữ Giecmanh Tiếng Đức. 435 Ngữ pháp tiếng Đức chuẩn Chỉ số được tạo lập theo chỉ dẫn dưới 430.1– 438 KHPL: 435 4.Sổ tay phân biệt từ hay đọc sai tiếng Trung 495 Ngôn ngữ Đông Nam Á Ngôn ngữ Hán - Tạng .1 TiếngTrung Quốc KHPL: 495.1 5.Từ điển Anh – Việt bằng hình ảnh 423 Từ điển tiếng Anh chuẩn Chỉ số được tạo lập theo chỉ dẫn dưới 420.1-428 KHPL: 423 6. Lịch sử ngữ pháp tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Bồ Đào Nha: 469 (bảng chính) Ngữ pháp: -5 (bảng 4) Lịch sử: -09 (bảng 1) KHPL: 469.5009 Bảng 5: Dân tộc và nhóm quốc gia + Bảng 5 liệt kê nhóm người có hệ thống theo nguồn gốc sắc tộc và dân tộc + Tên của mỗi nhóm dân tộc và sắc tộc được đánh chỉ mục trong bảng chỉ mục quan hệ và được đặt bằng biểu trưng bảng 5 + Ký hiệu bảng 5 có thể thêm vào bất kỳ chỉ số phân loại trong bảng chính thông qua -089; Nhóm dân tộc (b1) + Bảng 5 không bao giờ được sử dụng riêng, nhưng có thể sử dụng theo yêu cầu hoặc được dung trực tiếp khi được chỉ dẫn trong bảng chính. + Sử dụng theo hướng dẫn cụ thể: b5 được trực tiếp thêm vào một chỉ số cơ bản từ bảng chính khi có chỉ dẫn “thêm vàob5” + Trong một số trường hợp, một phần của b5 được thêm vào chỉ số cơ bản khi có chỉ dẫn cụ thể. + Ký hiệu b2 được thêm vào địa điểm cụ thể hiện tại hoặc quá khứ của nhóm được đề cập thông qua chỉ thị diện (số 0). Ngoại trừ có hướng dẫn khác, thêm (0) vào chỉ số và thêm kết quả ký hiệu từ 1-9 (b2) cho khu vực nhóm được chuyển tới. + Bảng 5 được ghép thông qua -089 từ b1 với chỉ số phân loại bất kỳ nếu không có chỉ dẫn ngược lại. Âm nhạc dân gian của người Hy Lạp cổ 781.62 Âm nhạc dân gian (Bảng chính) Thêm vào chỉ số cơ bản 781.62 ký hiệu 03-99 từ Bảng 5 -81 Ancient Greeks (Hy Lạp cổ) (Bảng 5) KHPL: 781.628 1 2. An exhibition of ceramic arts of Babylonians 738 Ceramic arts (Bảng chính) - 089 (Bảng 1) - 921 Babylonians (Bảng 5) - 3. Mối quan hệ gia đình của người Ả Rập ở Iran 306.87 Quan hệ bên trong gia đình (Bảng chính) - 927 Người Ả Rập (Bảng 5) - 55 Iran (Bảng 2) àà KHPL: 306.879 270 55 4. Dân ca Việt Nam - những thành tố của chỉnh thể nguyên hợp KHPL: 781.629 5922 781.6 Truyền thống âm nhạc 781.621-.629 Âm nhạc dân gian của nhóm sắc tộc và dân tộc cụ thể Thêm vào 781.62 Ký hiệu từ 1-5 ở b.5 959 22 Người Việt Nam (b.5) 5. Các dân tộc ở Đông Nam Á = Southeast Asia nations and minorities KHPL: 305. 895 9 305 Nhóm người 305.81 - .89 Nhóm sắc tộc và dân tộc cụ thể Thêm vào chỉ số 305.8 Ký hiệu từ 1-5 (b.5) 959 Đông Nam Á Bảng 6: Các ngôn ngữ Phản ánh hệ thống các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới Biểu thị khía cạnh ngôn ngữ của tài liệu Cơ sở thiết lập KHPL lớp 490 và 890 + Bảng 6 bao gồm kí hiệu về các họ ngôn ngữ và ngôn ngữ chủ yếu. Kí hiệu b6 khoongbao giờ được dung riêng, nhưng có thể được dùng với các chỉ số từ bảng chính và bảng phụ khi có chỉ dẫn “ Thêm vào ký hiệu từ b6” 1. Từ điển Anh – Việt 420 Tiếng Anh -32-39 Từ điển song ngữ (b4) Thêm vào chỉ số cơ bản -3 ký hiệu 2-9 từ b.6 -959 22 Tiếng Việt Nam(b6) KHPL: 423.959 22 2. Từ điển bách khoa tiếng Việt 039 Từ điển bách khoa các quốc gia 959 22 tiếng Việt Nam (Bảng 6) KHPL: 039.959 22 3. Từ điển bách khoa Thái 039 Từ điển bách khoa các quốc gia 959 11 Tiếng Thái ( Bảng 6) KHPL: 039.959 11 4. Từ điển tiếng Hoa 039 Từ điển bách khoa các quốc gia 951 Tiếng Trung Quốc (Bảng 6) KHPL: 039.951 5. Đời sống kinh tế người Hoa ở TP. Hồ Chí Minh 305 nhóm người 305.7 Nhóm ngôn ngữ Thêm vào chỉ số cơ bản 305.7 ký hiệu 1-9 (b6). Sau đó thêm *0 và thêm vào kết quả 1-9 (b2) -951 tiếng Trung quốc -597 79 TP. Hồ Chí Minh KHPL: 305.795 105 977 9 6. Tự học tiếng hàn dành cho người mới bắt đầu  KHPL: 495.78 495.7 Tiếng Triều Tiên 8 Sử dụng dạng chuẩn của ngôn ngữ PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT 3.1. Một số nhận xét chung Nhìn lại chặng đường xây dựng và trưởng thành mặc dù trải qua nhiều khó khăn và thử thách nhưng đến nay Thư viện trường ĐH Văn Hoá TP. Hồ Chí Minh có quyền tự hào về những thành quả mà mình đạt được trên mọi mặt hoạt động. Thư viện trường ĐH Văn Hoá TP. Hồ Chí Minh đã góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển trường, nhất là đáp ứng nhu cầu đọc,sách báo, nghiên cứu học tập và giải trí của sinh viên. Để khẳng định được vị trí và có những bước phát triển như ngày hôm nay, Thư viện trường ĐH Văn Hoá TP. Hồ Chí Minh đã có những nỗ lực không ngừng trong mọi hoạt động nói chung và đặc biệt trong công tác xử lý tài liệu nói riêng. Xử lý tài liệu, xét về phương diện tổng thể chỉ là 1 khâu trong qui trình nghiệp vụ của Thư viện, song lại có vai trò hết sức quan trọng. 3.1.1. Những thuận lợi Trong những năm qua, Thư viện trường ĐH Văn Hoá TP. Hồ Chí Minh đã và đang cố gắng rất nhiều để hoàn thiện và phát triển hơn nữa các hoạt động của mình và đặc biệt quan tâm đến công tác xử lý, phân loại tài liệu. Thư viện luôn tập trung nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ Thư viện. 3.1.2. Những khó khăn Bên cạnh những thuận lợi nói trên thì Thư viện trường ĐH Văn Hoá TP. Hồ Chí Minh còn gặp những khó khăn sau: - Hiện nay Thư viện đang sử dụng khung phân loại DDC 23, đây là khung phân loại hoàn toàn mới tuy nhiên cách phân loại chưa thực sự đúng với chủ đề của nội dung tài liệu - Đội ngũ cán bộ của TV mặc dù là những người có trình độ chuyên môn nhưng số lượng cán bộ có trình độ vê ngoại ngữ thành thạo là rất ít. Trình độ phân loại am hiểu rất ít 3.2. Những kiến nghị Qua việc tìm hiểu công tác phân loại tài liệu và thực trạng hoạt động của thư viện. Để Thư viện trường ĐH Văn Hoá TP. Hồ Chí Minh đạt được mục tiêu đề ra và hoàn thành tốt chức năng của 1 Thư viện thì Thư viện trường ĐH Văn Hoá TP. Hồ Chí Minh cần phải đề ra những biện pháp khắc phục khó khăn: - Cần cải tiến các thao tác kỹ thuật trong hoạt động xử lý phân loại tài liệu. + Đào tạo cán bộ phân loại, xử lý tài liệu: Thư viện trường ĐH Văn Hoá TP. Hồ Chí Minh cần tạo nhiều cơ hội để cán bộ được phát huy khả năng của mình, thường xuyên gửi cán bộ đi học các lớp tin học bên ngoài, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ thư viện với các thứ tiếng khác nhau. Và nâng cao trình độ nghiệp vụ, am hiểu hơn về khung phân loại. + Tăng cường trang thiết bị cho việc xử lý và phân loại tài liệu. Thư viện cần trang bị thêm máy tính và 1 số thiết bị ngoại vi để xây dựng và quản trị CSDL, đồng thời phục vụ tra cứu tìm tin của bạn đọc. KẾT LUẬN Hy vọng rằng trong một tương lại không xa, với việc chỉnh lý, bổ sung các bảng phân loại hiệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxkhoa_luan_cong_tac_phan_loai_tai_lieu_theo_ddc_23_tai_thu_vi.docx
Tài liệu liên quan