Khóa luận Giá trị văn hóa, nghệ thuật chùa Yên Đông ( xã Yên Hải, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh )

Chùa Yên Đông được xây dựng không những ngoài việc sinh hoạt văn hóa tôn giaó tín ngưỡng của nhân dân mà chùa còn góp phần quan trọng trong quá trình đấu tranh cách mạng để giải phóng đất nước.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chùa là cơ sở hoạt động của Việt Minh. Sư Lộc là một trong những nhà sư yêu nước, hoạt động tích cực đã nuôi dấu cán bộ cách mạng rất an toàn. Năm 1947, 1948, làng Hải Yếu bị địch khủng bố, chùa Yên Đông là nơi tập hợp thanh niên trong làng lên làng Hải Yến để mít tinh biểu tình chống lại nhưng đã bị quan hai Pháp đi tuần cùng lính bang bắt giữ một số thanh niên.

 

doc112 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2157 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giá trị văn hóa, nghệ thuật chùa Yên Đông ( xã Yên Hải, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yện Yên Hưng nói chung. Trải qua nhiều đợt trùng tu, sửa chữa, nhưng chùa Yên Đông vẫn giữ được những nét trầm mặc của một ngôi chùa cổ. Với những giá trị văn hóa, nghệ thuật còn lưu giữ được, chùa Yên Đông đã góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa của dân tộc. Chương 2 GIÁ TRỊ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT TRONG KIẾN TRÚC, ĐIÊU KHẮC VÀ NGHI LỄ CỦA CHÙA YÊN ĐÔNG 2.1. GIÁ TRỊ VĂN HÓA, NGHỆ THUẬT TRONG KIẾN TRÚC: 2.1.1.. Không gian cảnh quan và bố cục mặt bằng tổng thể chùa Yên Đông: Đối với người Việt, việc xây dựng đều nhất thiết phải chọn thế đất: “ Phải chọn được thế đất rồng rắn mới có thể ở yên” ( Không Lộ: “Tuyển đắc long xã địa khả dư” ). Thế đất rồng uốn rắn lượn là thế đất có dải cao dải thấp để hướng luồng gió và dòng nước, tránh được những sự tù đọng gây ô nhiễm. Trong địa hình chung của nước ta phía Tây dựa vào đồi núi trùng điệp, phía đông nhìn ra biển bao la, các dòng sông thường từ phía tây hay phía bắc chảy về phía đông, thì từng miền, từng vùng nói chung cũng theo mặt bằng đó. Vì thế, thuyết phong thủy nói rõ: “ Xây dựng chùa phải chọn đất tốt, ngày tốt, giờ tốt. Đất tốt là bên trái trống không, hoặc có sông ngòi, ao hồ bao bọc. Núi hổ ( hay tay hổ) ở bên phải phải cao dày, lớp lớp đều quay lại, hoặc có hình hoa sen, tràng phướn, long báu, hoặc có hình rồng phượng, quy, xà chầu bái. Đó là đất dương cơ ái hổ ( nền dương có tay hổ) vậy. Cũng lại nên cưỡi đảo lại ( đảo kỵ) như là người cưỡi ngựa thì đầu ơ phía trước. Nước thì nên chảy quanh qua trái. Nếu đảo kỵ, thì mạch nước phải ở phía trước. Trước mặt có minh đường hay không có minh đường đều được cả. Phía sau không nên có núi áp kề, thế là đất tốt. Còn để chọn ngày tốt, giờ tốt thì nên dùng các sách Ngọc Hạp, Tu Cát xem cho kỹ lưỡng. Nếu được như thế mới hưng hiển đạo pháp, người trụ trì nảy sinh trí tuệ, người thí chủ có công đức lớn, phúc ấm đến con cháu. Nếu không làm thế thì về sau mau chóng đổ nát, không có công đức gì. Cho nên hãy cẩn thận!” ( Sách “An tượng tam muội tập” ở chùa Xiển Pháp- Hà Nội). Như vậy, với mặt bằng chung của đất nước, chùa thường có hướng Nam đón gió nồm mát, tránh gió tây nóng, nhìn dòng nước chảy về bên trái. Ở một khía cạnh cụ thể hơn, dòng nước ấy phải chảy từ từ uốn quanh theo dạng chữ Ất ( Z) cũng tức là kiểu “ chi huyền thủy”, mà chỗ dựng chùa phải là bên đất bồi “ thè lè lưỡi trai” hay “ khum khum gọng vó”[35,tr26]. Nhưng cũng tùy địa hình cụ thể trong vùng mà chùa còn có hướng Tây nhìn về đất Phật thuộc xứ Tây Trúc, hoặc hướng Đông để người vào chùa là đi về phía đất Phật. Với địa thế có núi có sông, hay nói chung có chỗ nhô cao, có nơi trũng thấp, những nơi dựng chùa đều có cảnh trí thiên nhiên đẹp, lại phải có môi trường xã hội thuận tiện cho các sư tăng tu dưỡng và giáo hóa chúng sinh. Thiền sư Pháp Loa ( 1284- 1330) ở bài giảng Thiền đạo yếu học nói rõ: “ Khi đã liễu ngộ chính tông rồi thì phải chọn cảnh chùa mà trụ trì, tránh những nơi nước độ non thiêng. Cảnh có 4 điều: Một là nước, hai là lửa, ba là lương thực, bốn là rau. Đây là bốn điều cần. Lại cũng nên biết cảnh không gần nhân gian mà cũng không xã nhân gian, vì gần thì ồn ào, mà xa thì không ai giúp đỡ cho. Cảnh có thể trú là chỗ yên nghiệp, dễ dưỡng thân, nuôi tính, tâm linh sáng suốt, trường dưỡng thánh thai, để được chứng đạo, ấy là cứu cánh”. Với môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội ấy, ngôi chùa vừa hòa nhập với cảnh quan vừa nổi trội lên trong cảnh quan, nó là điểm sáng đột khởi của toàn cảnh. Hòa vào môi trường, nó nâng quy mô lên. Ngày nay đến bất cứ cảnh chùa nào cũng như vào một thứ vườn hoa dân tộc. Từ ngoài xa đã thấy ngôi chùa với những mái ngói, đầu đao cao thấp, xa gần nhấp nhô giữa um tùm màu xãnh cây cối.. Cây ở chùa thường là những loại cổ thụ quanh năm xanh tươi như đa, đề, muỗm, nhãn...và thường phải có cây gạo với gốc xù xì như bướu, được xem là chỗ trú của các linh hồn, thân nhô gai như những bậc thang lên tầng cao, vào dịp cuối xuân đầu hè nở hoa với vô vàn điểm đỏ rực như bát hương khổng lồ đang thắp. *. Không gian cảnh quan chùa Yên Đông: Chùa Yên Đông trước kia được tọa lạc trên khu đất mà như tấm bia "An Đông tự bi ký" khắc năm 1590 có đoạn viết: "Chùa An Đông được tứ khí chung đúc, đại thế hùng tráng: phía Đông tiếp giáp sông Hoa Phong làm thành dải thanh long, phía Tây tiếp giáp núi Thủy Đường, Phù Đệ là danh thắng số một của Hải Đông". Chùa trước kia được xây dựng khá đẹp, quy mô khang trang bao gồm tam quan, chùa chính, nhà tổ, nhà mẫu, nhà giải vũ, nhà tăng, nhà ni, nhà khách, nhà bếp, vườn tháp, vườn bia, tam quan, sân vườn giếng nước....trải qua thời gian và bao lần trùng tu xây dựng, dấu ấn và kiến trúc cũ của chùa đã bị thay đổi nhiều, nhưng vẫn giữ được nét cổ kính trầm mặc của một ngôi chùa cổ. Toàn bộ các công trình xây dựng chùa được nằm trong khuôn viên tường rào hiện nay với diện tích 3.813m2 theo kiểu tiền Phật hậu Thánh, hay tiền Phật hậu Tổ. Phía trước cửa chùa là đường đi liên xã, tiếp đến là hồ nước trồng sen có kích thước 60 x 30m, vườn ra, tường rào, tam quan, sân, chùa chính, sân sau, đình. Bên phải là nhà tổ, nhà ni, nhà khách, vườn tháp, bếp, giếng nước... Bên trái chùa là nền đình Yên Đông cũ, Trường PTCS xã Yên Hải. Bên phải chùa là ruộng lúa, phía sau chùa là đường làng. Đầu hồi bên phải chùa trồng một hàng muỗm có 5 cây. *. Bố cục mặt bằng tổng thể chùa Yên Đông : Chùa quay hướng Tây, đây là một hướng ổn định nhất, hợp với sự vận hành của âm dương khiến cho thần linh không rời bỏ nghĩa vụ gì chúng sinh đau khổ. Cũng theo quan điểm của Phật giáo, hướng về phía Tây là hướng về tây phương cực lạc, nơi có Phật A Di Đà cai quản, ở đó con người không còn khổ đau về mặt thể chất lẫn tinh thần nữa. Chùa có kiến trúc kiểu chữ đinh ( J ) ( hay còn gọi là chuôi vồ )gồm 5 gian tiền đường và 3 gian hậu cung, tường gạch đỏ, mái lợp ngói tây, 2 đầu hồi đắp hình vòm mây, trên bờ nóc đắp nổi 3 chữ "Pháp Âm tự". Phía sau hậu cung vòm mây đắp nổi hình hổ phù cách điệu hoa cúc mãn khai. Hai bên đầu tiền đường là 2 cột trụ đèn lồng xây xi măng đắp nổi 2 câu đối. - Đôi câu đối 1: "Diện tiền thủy trụ hoa thêu sắc" "Cảnh vật huy hoàng tuế nguyệt hương" Tạm dịch: Trước mặt nước tụ tram hoa nở Cảnh chùa rực rõ bồn mùa hương - Đôi câu đối 2: "Canh Dần sáng lập tôn giáo cổ truyền thiên thu tại" "Kỷ Tỵ trùng tu Pháp Âm Phật cảnh tứ thời hương" Tạm dịch: Năm Canh Dần sáng lập chùa nghìn năm vẫn còn mãi Năm Kỷ Tỵ trùng tu cảnh vật chùa Pháp Âm bốn mùa thơm. Chùa có 3 cửa chính chấn song gió lùa, 2 gian 2 bên xây kín có cửa sổ nhỏ, 4 cột hiên xi măng phía trước đắp nổi rải đôi câu đối. - Đôi câu đối 1: "Phật tổ như lai ứng diện tiền" "Từ bi vô lượng độ vô biên" Tạm dịch: Phật tổ luôn ứng hiện trước mặt Từ bi vô cùng độ vô biên - Đôi câu đối 2: "Nhất thốc phùng trữ An Quảng thử trung danh thắng địa" "Lưỡng giang chính khí Đông An như ngoại hiển anh thanh" Tạm dịch: Một mũi tên trừ giặc đất Quảng Yên là nơi thắng địa Hai sông chính khí như thế nhà Trần đã hiển anh linh 2.1.2. Kết cấu kiến trúc * Tam quan: Tam quan thực chất được coi như một sự diễn giải về vũ trụ và nhân sinh, hay một cách nhìn nhận về thế giới đạo pháp. Thông thường, tam quan gồm giả quan, không quan và trung quan. Không tức là “không”, giả tức là “ sắc”, trung tức là “ giải thoát”. Tam quan của chùa Yên Đông được làm một cách đơn giản, chỉ là một cái cổng nhỏ để đi vào, không trang trí gì, được xây mới vào năm 1998 khi nhà chùa tiến hành tu sửa cả chùa chính. *. Tiền đường : Tiền đường ( hay bái đường) là nơi giành cho các tín đồ Phật giáo lễ Phật và cũng là nơi bài trí một số tượng liên quan tới Phật pháp và các tín ngưỡng Việt Nam. Phía trước tiền đường có ba bậc cấp, cao đều bằng nhau 27cm, bằng đá xanh. Tiền đường chùa Yên Đông có năm gian, dài 15m, rộng 8,3m. Năm gian giữa phía trước làm kiểu cửa ván gỗ. Có 4 bộ vì kèo gồm 2 hàng cột cái tám chiếc, cao 3,7m đường kính 35cm, hai hàng cột quân tám chiếc, cao 2,9m đường kính 25cm, một hàng cột hiên 4 chiếc giáp hậu cung. Khoảng cách giữa cột cái tới cột cái là 3,3m, từ cột cái đến cột quân là 1,55m. Hệ thống vì kèo gỗ kiểu chồng rường con nhị : Trên cùng là một con rường vuông đội thượng lương qua một đấu vuông thót đáy, được kê bởi 2 đấu tròn thót đáy dạng cánh sen mỏng nằm trên đầu trụ trốn đứng trên câu đầu qua hai đấu tròn. Từ trốn có rường cụt vươn ra đỡ hoành mái thứ 3. Câu đầu ăn mộng trực tiếp vào đầu trên cột cái. Tất cả các con rường trên 4 vì nóc các gian bên đều được chạm khắc đơn giản, riêng vì nóc gian giữa được chạm hình hổ phù. Vì nách có cấu tạo kiểu kẻ ngồi. Kẻ có một đầu ăn mộng qua cột cái tạo thành ghé kẻ tỳ lực vào dạ câu đầu, đầu kia vươn dài xuống, ăn mộng vào thân xà nách. Thân kẻ đỡ một ván nong dày có khoét các ổ làm chỗ đứng chân cho các hoành mái. Xà nách có một đầu ăn mộng vào cột cái, một đầu ăn mộng vào đầu cột quân được chạm khắc một số hình tượng phong phú, cái rường, câu đầu, đầu dư được bào trơn đóng bén không chạm khắc gì. Liên kết đỡ mái hiên ở 3 gian giữa phía trước Tiền đường đều là kẻ hiên. Một đầu kẻ ăn mộng qua thân cột quân tạo thành ghé kẻ đỡ dạ xà nách, một đầu ăn mộng qua cột hiên rồi vươn ra đỡ tàu mái. Cật kẻ gác ván dong dày đỡ hoành mái. Liên kết dọc là các loại xà làm nhiệm vụ nối đầu các cột cái, cột quân. * Hậu cung Gồm ba gian dài 7,9m, rộng 7,9m được nối liền mái với tiền đường, kết cấu khung gỗ đơn giản, vì nách được làm kiểu chồng rường với 01 con rường đặt trên câu đầu. Vì nách làm kiểu kẻ ngồi, xà nách gác trực tiếp lên tường bao, các cấu kiện chỉ được bào soi vỏ măng, không được chạm khắc các hình tượng trang trí.Vì kèo các gian được xây cột trụ vòm cuốn xi măng (đây là do các đợt sửa chữa sau mới làm vậy). *Nhà Tổ Nhà Tổ nằm ở phía sau bên phải chùa, quay hướng Nam kiểu chữ nhất, 3 gian, dài 8m, rộng 6m, tường xây gạch đỏ, mái lợp ngói tây, toàn bộ phía trước là cửa gỗ ván lùa. Hệ thống vì kèo cột gỗ kiểu giá chiêng chồng rường. Có 2 bộ vì, mỗi bộ vì được dựa trên kết cấu hàng cột ( 2 hàng cột cái, 2 hàng cột quân và 2 hàng cột hiên ). Trên câu đầu là hai cột trốn. Hai bên và trên đầu hai cột trốn là 02 con rường được chạm trổ hoa cúc mãn khai. Câu đầu được nối giữa 2 cột cái theo kiểu quá giang bào trơn, đầu dư bào trơn chạm soi đơn giản. Toàn bộ 2 cột cái và 2 cột quân được nối bằng 1 xà giá giang nên tạo cho bộ khung rất vững chắc. Nhà khách, nhà ni nằm ở bên phải chùa, quay hướng Nam, gồm 3 gian xây mới. Cũng bên phải chùa là vườn tháp gồm 5 tháp gạch, được trát bằng vữa và xi măng, đỉnh tháp là hình búp sen, phía trước tháp là bài vị ghi tên tuổi các vị sư trụ trì trước đây, phía sau tháp là tấm bia gắn trên thân tháp ghi lại công lao của các vị sư đó. 2..2. Nghệ thuật điêu khắc : 2.2.1. Hệ thống tượng thờ: Hiện nay chùa còn lưu giữ được một hệ thống tượng thờ tương đối hoàn chỉnh, trong đó có 8 pho tượng gỗ được tạc vào thời Mạc đó là 3 pho Tam Thế, 1 pho Adiđà, 2 pho Anan, Ca Diếp, 1 pho Thích Ca Thuyết Pháp, 1 pho Quan Âm Chuẩn Đề, 27 pho tượng gỗ được tạc vào thời Nguyễn như 2 pho Quan Thế Âm, Đại Thế Chí, 1 pho Thánh Tăng, 1 pho Quan Âm Tống Tử, 4 pho Tứ Thiên Vương, 1 pho Đức Ông, 2 pho Hộ Pháp, 6 pho tượng Tổ, 3 pho tượng Mẫu, 1 pho tượng Thành Hoàng làng.... *. Tiền đường: - Gian giữa không đặt gì là nơi nhà sư ngồi tụng kinh niệm phật và các phật tử cầu nguyện. - Hai gian 2 bên là 2 tượng Hộ Pháp đứng trong tư thế uy nghiêm, mình mặc áo giáp, đầu đội mũ trụ, tượng bên phải cầm binh khí (Tượng Trừng Ác), tượng bên trái cầm hạt ngọc (Tượng Khuyến Thiện). Đây là hai vị Thần tướng bảo vệ pháp báu của Đức Phật theo nguyên tắc khuyến và giới. Theo đó, pho Trừng Ác để răn phật tử trành điều càn bậy. Pho Khuyến Thiện để khuyến khích Phật tử theo con đường từ bi hỉ xả của Nhà Phật. Cả hai pho tượng được tạc bằng gỗ cao 1,70m với các đường nét chạm trổ hoa văn trên áo kênh bong, nổi khối hình rồng phun lửa, mây cuộn, có một dải lụa vàng và dây đai thắt qua bụng, tượng mặc 2 lớp áo, chân di dày mũi hài cao cổ. Tượng Trừng Ác mang dáng một võ tướng, mặt tượng sơn đỏ hồng, vuông chữ điền, lồng mày đen, kẻ xếch, mắt hơi cau, nhìn thẳng, môi đỏ, râu chắn ở ngoài, cánh mũi rộng. Tay trái chống ở lưng, tay phải buông chéo về phía sau, cầm thanh long đao. Dưới chân bên cạnh là một con báo đen. Tượng Khuyến Thiện có da mặt, cổ và tay trắng hồng. Mắt tượng nhỏ hơn tượng Trừng Ác, không cau. tay phải gấp thước thợ để đo ngang ngực, hai ngón tay trỏ và cái cầm viên ngọc, các ngón khác cong gấp lại, tay trái buông chếch ra phía sau nắm cổ một con rồng, đầu rồng ngóc lên, tượng có mang kiếm nhưng chỉ có tính chất tượng trưng. Phía trước 2 tượng là 2 ban thờ xây xi măng. Mỗi ban trên đó đặt 1 bát hương gốm mầu da lươn được nung ở nhiệt độ cao, xung quanh là những cánh sen đang nở, 1 mâm bồng gỗ nhỏ đều thời Nguyễn và 1 lọ hoa sơn mài bằng gỗ mới. Hai bên ban thờ này là 2 cột gỗ được treo đôi câu đối gỗ sơn son thếp vàng chữ nổi, xung quanh diềm là hoa vân hình móc uốn lượn cách điệu. - Gian đầu hồi bên trái là ban thờ Đức Ông ( tức Long Thần), trực tiếp bảo vệ các tài sản nhà chùa và trông giữ đất Phật, được xây dựng bằng xi măng . Trên đó là tượng Đức Ông ngồi bên trái, 2 bên tay ngai chạm hình rồng uống lượn. Tượng cao 1m, rộng vai 35cm, mặc áo long bào, chạm nổi hình rộng phượng mây, đầu đội mũ cánh chuồn, tay phải cầm bút, tay trái để trên đùi, khuôn mặt đỏ gay trong vẻ uy nghiêm dữ tợn. Tượng được tạc vào thời Nguyễn. Dưới chân tượng là 2 con nghê gỗ nhỏ. Phía trước tượng là 4 tượng nhỏ không rõ tên cũng được tạc vào thời Nguyễn, 1 mâm bồng gỗ to thời Nguyễn và 1 giá để kiếm. - Gian đầu hồi bên phải là làm thờ Mẫu được xây bằng xi măng 2 cấp Thờ Mẫu là một trong những tín ngưỡng nguyên thủy của người Việt. Cho tới nay, không biết đích xác tục thờ Mẫu của người Việt có từ bao giờ nhưng trong niềm tin dân dã, người ta cho rằng bà mẹ linh thiêng này đã có từ buổi đầu dựng nước, hay ít nhất là từ lúc người Việt khai thác đồng bằng Bắc Bộ. Theo truyền thuyết thì bà mẹ văn hóa sớm nhất được nhắc tới của người Việt có lẽ là Âu Cơ; người sinh ra các tổ dân tộc Việt. Rồi bà Man nương cho ra đời các Mẫu thuộc Tứ Pháp ( Vân, Vũ, Lôi, Điện) đem đến ân huệ cho đời.Trong hệ sáng tạo đó có Mẫu đệ nhất ( Mẫu thượng thiên) là bà mẹ sáng tạo ra bầu trời, ra quy luật vận hành của thiên nhiên phần trên, qua đó người ta cầu mưa thuận gió hòa. Mẫu đệ nhị- Mẫu thượng ngàn cai quản miền rừng núi, nguồn của cải vô tận cho con người. Mẫu đệ tam – Mẫu Thoải ngự trị vùng sông nước. Mẫu đệ tứ - Mẫu địa, giúp cho đất đai phì nhiêu, chúng sinh thông qua đó cầu cho mùa màng tươi tốt, con người và vật nuôi sinh sôi nảy nở. Cấp trên cùng là 3 tượng Mẫu (Tam tòa thánh Mẫu) được ngồi trong khám sơn son thếp vàng chạm khắc lưỡng long chầu nhật và hoa dây móc. Tượng Mẫu Thiên cao 60cm, rộng vai 25cm, còn 2 tượng Mẫu Địa và Mẫu Thủy cao 50cm, rộng vai 25cm. Cả 3 tượng được tạc ngồi trên bệ trong tư thế thư thái, 1 chân khoanh vào lòng, 1 chân co hơi tỳ vào bệ, 1 tay đặt úp lên lòng đùi, 1 tay cầm quạt. Tượng được tạc vào thời Lê với thân hình đầy đặn, ngực nở, tai to dày và dài, hoa tai dài chấm xuống quá vai, cổ cao 3 ngấn, khuôn mặt bầu bĩnh đôn hậu. Tóc búi cao, buộc dải khăn xung quanh và cài tóc có hình hoa cúc mãn khai. Tượng có 3 lớp áo, lớp trong là yếm, lớp giữa sát người được thắt lại ở trước ngực, lớp ngoài rộng trùm cả chân, ống tay áo dài, rộng, rủ xuống bệ ngồi, cổ áo ngoài trễ và được thắt lại ở giữa. Các nếp áo mềm mại uốn lượn chảy lô xô theo thế ngồi phía trước. Hai bên tượng Mẫu Địa và Mẫu Thủy là 2 nàng hầu, cao 32cm được tạc trong tư thế đứng trên bệ, thân hình đầy đặn, khuôn mặt bầu bĩnh, cổ cao 3 ngấn, đầu đội khăn xếp, áo trùm thân, tay áo rộng, các nếp áo lật bong mềm mại. Hai tượng này được tạc cùng thời với 3 pho tượng Mẫu. *. Hậu cung Được nối với gian giữa của tiền đường, tính từ trong ra ngoài. - Hàng trên cùng là 3 pho tượng Tam Thế ( Tam Thế Tam Thiên Phật) tượng trưng cho 3000 vị Phật ở ba kiếp ( mỗi đại kiếp tương ứng với xấp xỉ 1.344.000.000 năm ) gồm Quá khứ gắn với Trang Nghiêm kiếp, Hiện tại gắn với Hiền kiếp và Vị lai gắn với Tinh Tú kiếp. Cả 3 tượng cao 1m, ngang vai 38cm, được tạc giống nhau, ngồi tọa thiền trong thế kiết già toàn phần ( bàn chân phải đè lên đùi trái ), tay kết định ấn (2 lòng bàn tay ngửa, đặt chồng lên nhau và để lên lòng đùi). Cả 3 pho tượng được tạc vào thời Mạc với dáng cân đối theo hình tháp, thân hình đầy đặn, tay dài, các ngón thon nhỏ, mặt hình mặt nguyệt, cổ cao 3 ngấn đeo anh lạc phía trước, tai to dày và dài, mũi rọc dừa, miệng mỉn cười, mắt nhìn xuống chóp mũi để vẫn gắn với ngoại cảnh nhưng tập trung soi rọi nội tâm, khuôn mặt trông nữ tính đôn hậu. Đầu to, hộp sọ nở, tóc soắn ốc to, đỉnh đầu có gò thịt nổi lên đó là vô kiến đỉnh tướng. Tất cả những chi tiết trên đầu thể hiện sự thấu suốt và trí thông minh của nhà Phật. Áo tượng 3 lớp, ống tay áo rộng buông rủ trên cánh tay và lòng đùi, áo nhiều nếp mềm mại và chảy theo thế ngồi phía trước. Bệ tượng là tòa sen 3 lớp, lòng các cánh sen nở căng đầy và dầy nên đã tạo cho tượng một dáng ngồi thanh thoát và đạt đến đỉnh cao nghệ thuật. - Hàng thứ hai : Giữa là tượng A Di Đà được tạc lớn hơn so với các tượng khác. Tượng A Di Đà có nghĩa là vô lượng thọ, vô lượng quang phật. Tổ rễ gọi ngài là Vô Lượng Quang là do ánh sáng Phật pháp từ ngài chiếu rọi ra muôn phương không có gì cản trở nổi, ngài tồn tại vĩnh cửu trong thời gian. Quá khứ, hiện tại và tương lai không lệ thuộc vào thời gian, không gian. Vì vậy gọi là Vô Lượng Thọ Phật đức độ rất lớn là hiện thân của đại từ, đại bi, đại hỉ, đại xá, đại hùng, đại lực, đại trí, đại tuệ. Tượng cao 1,4m ngồi tọa thiền trong thế bán kiết già theo lối hàng ma ( là cách ngồi khoanh lộ bàn chân phải lên đùi trái nhằm loại trừ tà loạn của chân tâm), tay kết ấn Tam muội. Tượng được tạc vào thời Mạc cùng thời với 3 pho Tam Thế, dáng cân đôi theo hình tháp, thân hình đầy đặn, tay dài, các ngón thon nhỏ, khuôn mặt thanh tú hình mặt nguyệt, cổ cao 3 ngấn, ngực nở giữa có chữ vạn, tai to dày và dài, mũi dọc dừa, miệng mỉm cười, lông mày bán nguyệt, mắt khép hờ nhìn xuống như đang tư duy, khuôn mặt đôn hậu, đầu để lộ đỉnh, tóc soắn ốc to và tròn dần lên đỉnh. Tượng mặc áo cà sa với những nếp gấp rất đều tạo ra các làn sóng mỏng trải ra cân đối 2 bên thân mình, cánh tay và chân. Bệ tượng là tòa sen 4 lớp, lòng các cánh sen nở căng đầy và dày, trên mỗi cánh sen là 1 bông hoa cúc mãn khai và có 2 đường chỉ chạy xung quanh. Đây là một trong những tác phẩm điêu khắc có giá trị nhất còn lưu giữ được trong chùa. Đứng 2 bên tượng Adiđà là 2 tượng Quan Thế Âm (trái) và Đại Thế Chí (phải). Hai tượng được tạc bằng nhau, cao 1,2m đứng trên tòa sen để lộ bàn chân, hình dáng cân đối, khuôn mặt đầy đặn, cổ cao 3 ngấn, tai to dài đeo hoa tai, đầu đội mũ Quan Âm 2 lớp, tóc búi ngược trên đỉnh, tay kết ấn vô úy. Tượng mặc áo cà sa 3 lớp, các nếp áo mỏng, buông rủ mền mại đều đặn tạo cho tượng một thế đứng thanh thoát. Hai pho tượng này được tạc vào đời Mạc cùng với các pho tượng trên. - Hàng thứ 3: Giữa là tượng Thích Ca Mầu Ni đang thuyết pháp, cao 1m, rộng vai 40cm, ngồi tọa thiền trên tòa sen theo kiểu kiết già toàn phần, 2 chân khoanh vào lòng, đầu tượng có nhục kháo và vô kiến đỉnh tướng, tóc soắn ốc to, khuôn mặt thanh tú, sống mũi cao thẳng, tai to dài và chảy, cổ cao 3 ngấn, đeo dây anh lạc trước ngực, dây anh lạc được kết bằng một chuỗi hạt nhỏ tạo các hình vân soắn. Tượng mặc áo pháp để hở vai bên phải, tay phải cầm bông hoa sen giơ lên ngang mặt, tay trái ngửa trong lòng duỗi dài các ngón nên còn được gọi là "Thế Tôn niệm hoa" (bông hoa ở đây đã bị gãy). Tượng ngồi trên tòa sen với hình dáng cân đối theo hình tháp, thân hình đầy đặn cân xứng, đầu hơi ngả về phía trước, áo tượng có nhiều nếp gấp mỏng và mềm mại. Tượng Thích Ca Mầu Ni được tạc vào thời Mạc cùng thời với những pho tượng trên. Đứng 2 bên tượng Thích Ca Mầu Ni là 2 tượng ANan (bên trái) và Ca Diếp (bên phải). Cả 2 pho tượng này đều tạc trong tư thế đứng trên tòa sen, đầu trọc, để trần, mặc áo pháp rộng trùm thân, để lộ đôi bàn chân. Các nếp áo chảy lô xô mềm mại như những làn sóng mỏng. Tượng Ca Diếp được tạc với khuôn mặt già hơi hốc hác, 2 tay khum trước ngực, còn tượng Anan có khuôn mặt trẻ trung đầy đặn hơn và 2 tay chắp trước ngực. Hai tượng này cũng được tạc cùng thời với các pho tượng trên. - Hàng thứ 4: Là tượng Quan Âm thiên thủ thiên nhãn cao 1m, được tạc trong thư thế ngồi trên tòa sen bán kiết già theo lối hàng ma (lộ bàn chân phải). Tượng có 12 tay, 2 tay chính chắp trước ngực theo ấn "liên hoa", còn lại 10 tay khác đặt trong tư thế cao thấp khác nhau, các bàn tay đều trong thế ấn quyết, các cánh tay và ngón tay thon nhỏ mềm mại, khuôn mặt hình mặt nguyệt đầy đặn đôn hậu, đầu đội mũ thiên quan, chính giữa mũ phía trước là ngọn lửa tam muội. Thân hình đầy đặn, cổ cao 3 ngấn, tượng mặc áo cà sa mỏng nhiều lớp, chảy mềm mại. Tượng được tạc vào thời Mạc cùng với các pho tượng trên. - Hàng thứ 5: Giữa là tượng Thích Ca cơ sinh đứng trên tòa sen với thân hình nhỏ nhắn nhưng đầy đặn, tượng cởi trần, mặc quần đùi, tay trái chỉ lên trời, tay phải chỉ xuống đất. Xung quanh tượng là 9 con rồng uốn lượn phun nước tắm cho ngài cùng mây trời ngũ sắc và các thiên vương thiên nữ xung quanh ngài. Tượng bằng gỗ và tòa cửu long được đúc vào thời Nguyễn bằng đồng cao 1,5m, rộng ngang 90cm. Xung quanh tượng Thích Ca sơ sinh, tòa cửu long là tứ thiên vương (4 tượng) là 4 vua nhà trời cai quản 4 cõi bảo vệ nhà phật lúc mới sinh ra. Đó là Trì Quốc thiên vương ở phía đông, Tăng Trưởng thiên vương ở phía nam, Quảng Mục thiên vương ở phía Tây và Đa Văn thiên vương ở phía bắc. Cả 4 pho tượng được tạc giống nhau, cao 1,5m rộng ngang vai 40cm, 2 tượng ngồi trên bệ và 2 tượng ngồi trong ngai mặc áo long bào, chân đi hài, ống tay rộng trùm quá gối, phía trước áo và quần có hình hổ phù và rồng uốn lượn. Đầu đội mũ bình thiên, tay cầm hốt. - Hàng thứ 6: Là ban thờ công đồng trên đó đặt 1 bát hương sứ, vẽ hình 2 con rồng chầu mặt trời mây cuộn, 1 mâm bồng gỗ to, 2 ống hương gỗ to thời Nguyễn và 2 cây chân nến đồng mới. Hai bên cột treo đôi câu đối gỗ lòng máng cao 3m, rộng 37cm sơn son thếp vàng, 2 đầu chạm nổi hình tứ linh tứ quí. - Bên trái hậu cung là ban thờ Quan Âm tống tử được xây bằng xi măng, cao 1m, rộng ngang vai 30cm, ngồi trên bệ là 1 tảng núi, bế đứa bé trên tay phải. Tượng được tạc vào thời Nguyễn với thân hình cân đối thanh thoát, cổ cao, khuôn mặt thanh tú, phúc hậu, tai to dài chảy xệ, đeo hoa tai, tóc búi ngược, cài trâm hoa các nếp áo uốn lượn mềm mại. Phía trước tượng là 1 bát hương sứ, 1 lọ hoa sứ. + Bên phải hậu cung là ban thờ Đức Thánh Hiền (Đường Tăng), được xây bằng xi măng. Tượng cao 1,5m, rộng ngang vai 40cm, ngồi trên bệ gỗ, với thân hình cân đối thanh thoát. Tượng mặc áo pháp 3 lớp rộng và mỏng các nếp áo chảy lô xô cân đối mềm mại như những dải lụa, 2 tay để trước ngực, đầu đội mũ Đường Tăng là 6 cánh hoa sen tạo thành. Tượng được tạc vào thời Nguyễn. Phía trước tượng là 1 bát hương sứ, 1 lọ hoa sứ. *.Nhà Tổ: Hiện nay chùa Yên Đông còn 6 pho tượng Tổ được đặt ở gian giữa trên 1 bệ thờ xây xi măng 3 cấp (2 pho tượng mới tạc và 4 pho tượng được tạc vào thời Nguyễn). Các tượng được tạc bằng nhau, cao 80cm, rộng ngang vai 30cm, ngồi tọa thiền trên bệ, 2 chân khoanh vào lòng, 2 tay để ngửa, chồng lên nhau và đặt lên lòng đùi, hình dáng cân đối, khuôn mặt hiền từ phúc hậu. Trong số đó có một pho tượng giống người Tây phương ( Ấn Độ): mũi cao, tóc quăn, râu quai nón, đó là Đức tổ Tây hay Đạt Ma sư tổ. Ngài có pháp danh là Bồ Đề Đạt Ma, tổ thứ 28, là hoàng tử ở Nam Ấn có công truyền bá Phật giáo sang Trung Hoa trở thành sư tổ Đông Độ của phái thiền. Lúc đầu không được Lương Vũ Đế tin theo, ngài đã về chùa Thiếu Lâm ( nước Ngụy ) nhìn tượng mà thiền định. Tượng ngài có trán rộng thông minh, mắt nhìn vào tâm, miệng hé mở như đang thuyết pháp. Tượng được thể hiện ngồi co chân, chân chống. Theo tích, ngài chỉ có một chiếc giày. Vì khi viên tịch Đạt ma được chôn ở núi Hùng Nhĩ, sau ba năm có người nhìn thấy ngài quảy một chiếc giày đi về Ấn Độ Các tượng tổ khác đều có tính chất chân dung, là hình ảnh của các vị sư trụ trì trong chùa qua các thời gian khác nhau. Những tượng này được khắc giống hình ảnh của nhà sư đang tọa thiền, vẻ mặt hiền hòa, suy tư, trầm mặc. Tuy nhiên, mỗi pho tượng đều có một nét gì đó rất riêng, để khi quan tượng chúng sinh phần nào thấy được rằng mỗi vị vó một cuộc đời riêng, có một khả năng tu chứng, không pho nào giống pho nào. Các pho tượng đều mặc áo cà sa đơn sơ, ít nếp với những cái “ khóa” ở bên vai tả. Phía trước các tượng là 1 bát hương sứ, 2 ống hương gỗ thời Nguyễn và 2 lọ lộc bình sứ mới. *. Đình Yên Đông : Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, đình Yên Đông vốn nằm ở bên phải của chùa bị máy bay ném bom bắn phá đã bị sụp đổ hoàn toàn. Sau đó nhân dân xa Yên Hải đã đem những hiện vật còn sót lại để tạm ở trong chùa. Sau đây xin được khái quát qua một số giá trị văn hóa nghệ thuật của đình Yên Đông còn lưu giữ được. Kiệu long đình gỗ cao 2,2m; dài, rộng 1m được đặt trên 1 bệ gỗ có 4 chân cao 1,2m; dài, rộng 1m. Toàn bộ kiệu long đình và bệ kiệu l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiá trị văn hóa, nghệ thuật chùa yên đông (xã yên hải, huyện yên hưng, tỉnh quảng ninh).doc
Tài liệu liên quan