Khóa luận Giải pháp mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của các Ngân hàng thương mại Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VÀ MỞ RỘNG NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Tổng quan về nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của các NHTM

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm nghiệp vụ ngân hàng quốc tế

1.1.2. Một số hình thức tổ chức thực hiện nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của các

NHTM

1.2. Những nghiệp vụ ngân hàng quốc tế chủ yếu của các NHTM

1.2.1. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế

1.2.2. Nghiệp vụ giao dịch về vốn trên thị trường quốc tế

1.2.3. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối

1.2.4. Dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế

1.2.5. Các nghiệp vụ khác

1.3. Mở rộng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế và các nhân tố ảnh hưởng

1.3.1. Khái niệm mở rộng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế

1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng nghiệp vụ NHQT

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC NGHIỆP VỤ NHQT CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của các nghiệp vụ NHQT của các

NHTM VN

2.2. Thực trạng thực hiện các nghiệp vụ NHQT của các NHTM Việt Nam

trong giai đoạn hiện nay

2.2.1. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế

2.2.2. Nghiệp vụ giao dịch về vốn

2.2.3. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối

2.2.4. Dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế

2.2.5. Các nghiệp vụ khác

2.3. Đánh giá thực trạng thực hiện các nghiệp vụ NHQT của các NHTM

Việt Nam

2.3.1. Thành tựu đạt được

2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG NGHIỆP VỤ NHQT CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM

3.1. Hội nhập kinh tế quốc tế - cơ hội và thách thức đối với các NHTM

Việt Nam

3.1.1. Cơ hội

3.1.2. Thách thức

3.2. Định hướng phát triển nghiệp vụ NHQT của các NHTM Việt Nam đến 2010

3.3. Giải pháp mở rộng các nghiệp vụ NHQT của các NHTM Việt Nam

3.3.1. Góp phần mở rộng và phát triển thị trường hàng hoá Việt Nam

với quốc tế

3.3.2. Thực hiện các biện pháp tự nâng cao năng lực tài chính của các NHTM

Việt Nam

3.3.3. Tăng cường công tác tổ chức đào tạo và nâng cao trình độ nghiệp vụ

của các bộ ngân hàng

3.3.4. Thành lập trung tâm thông tin ngân hàng

3.3.5. Thúc đẩy nhanh tiến trình áp dụng các chuẩn mực quốc tế vào quản lý và

cung ứng dịch vụ

3.3.6. Cơ cấu lại mô hình tổ chức, tăng cường năng lực quản trị, điều hành của các NHTM

3.3.7. Tiếp tục đổi mới hệ thống công nghệ ngana hàng và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới

3.3.8. Phát triển mở rộng mạng lưới hoạt động các NHTM để các NHTM Việt Nam trở thành một tập đoàn tài chính đa năng

3.3.9. Tăng cường hoạt động Marketing ngân hàng

3.3.10. Nâng cấp, cải tiến và làm phong phú đa dạng về hình thức và nội dung các trang web của các NHTM

3.3.11. Biện pháp đối với từng nghiệp vụ cụ thể

3.4. Một số kiến nghị

3.4.1. Kiến nghị đối với nhà nước

3.4.2. Kiến nghị đối với NHNN Việt Nam

KẾT LUẬN

 

 

 

 

 

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2511 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của các Ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nay. Thương mại điện tử dựa trên nền tảng là công nghệ thông tin tiên tiến và tất cả các sản phẩm có chất lượng, là xu thế tất yếu, động lực chủ yếu cho quá trình toàn cầu hoá dẫn tới một sự thay đổi sâu sắc và toàn diện trong lĩnh vực mậu dịch – thương mại. Cải cách này lại lấy hoạt động ngân hàng điện tử làm tiền đề vì khâu trung tâm trong thương mại điện tử là lưu chuyển vốn giữa các vùng lãnh thổ trong một quốc gia, giữa các quốc gia với nhau, hay có thể hiểu là thanh toán trên mạng, điều này cần đến ngân hàng điện tử để thực hiện. Thứ năm: là tác động của nền kinh tế tri thức, trong nền kinh tế toàn cầu hoá hiện nay, lợi thế so sánh của các nước có sự thay đổi căn bản, ngày nay lợi thế để có thể phát triển của mỗi quốc gia, để có thể hội nhập thành công vào thị trường quốc tế, để các quốc gia chậm phát triển có thể đuổi kịp các quốc gia phát triển đó là trí tuệ của dân tộc mà đại diện là những cá nhân xuất sắc, là hàm lượng công nghệ cao chứ không phải là lao động trẻ, tài nguyên phong phú và nguồn vốn... Nghiệp vụ NHQT đặc biệt đề cao phẩm chất và trí tuệ con người, đòi hỏi nhân viên thực hiện nghiệp vụ NHQT phải có tri thức về công nghệ thông tin, tri thức về kinh tế cung như tất cả các phẩm chất cần có của một cán bộ ngân hàng. Do đó, vấn đề kinh tế tri thức và chiến lược tri thức hoá ngành ngân hàng có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển hay tụt hậu của ngân hàng sau này. Thứ sáu: là một số nhân tố thuộc về ngân hàng như trình độ của những nhà quản trị ngân hàng hiện nay có đủ khả năng để đề ra các chiến lược lâu dài để phát triển hoạt động của ngân hàng đáp ứng nhu cầu hội nhập hay không, năng lực tài chính của ngân hàng có đủ để thực hiện các chiến lược đó hay không, tri thức về tổ chức thực hiện như thế nào cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng ngân hàng. Năng lực tài chính của ngân hàng ở đây được hiểu là vốn tự có vì vốn tự có chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng nhưng nó lại đóng vai trò then chốt trong hoạt động của ngân hàng. Nó quy định quy mô, tầm vóc, khả năng canh tranh, mức độ chịu đựng và chống chịu rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Vốn tự có càng cao ngân hàng càng có cơ hội mở rộng phạm vi hoạt động, nâng cao vị thế của ngân hàng. Các nghiệp vụ NHQT hiện đại ngày nay đòi hỏi các ngân hàng phải có hệ thống máy tính hiện đại, hệ thống công tiên tiến thì mới có thể cung ứng các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng một cách tốt nhất để làm được điều này thì vốn tự có của ngân hàng phải lớn. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC NGHIỆP VỤ NHQT CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (2001 – 2003) 2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NGHIỆP VỤ NHQT CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM. Có thể nói các nghiệp vụ NHQT được thực hiện ở nước ta từ khi thành lập Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (ngày 1/ 4/1963). Trong thời gian này, do cơ chế chính sách của Nhà nước là cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, Nhà nước không cho nền kinh tế thị trường phát triển, nền kinh tế lúc này là nền kinh tế kế hoạch. Hệ thống ngân hàng là hệ thống ngân hàng một cấp, các ngân hàng hoạt động không theo cơ chế thị trường, các ngân hàng được Chính phủ sử dụng như là công cụ cấp tín dụng cho chính phủ. Ngân hàng Ngoại Thương được thành lập cũng với mục đích như thế, phục vụ Chính phủ trong việc thanh toán, vay mượn ngoại tệ ở nước ngoài… Vì vậy, trong khoảng thời gian từ 1963-1980 chỉ có Ngân hàng Ngoại Thương thực hiện các nghiệp vụ ngoại hối nhưng các nghiệp vụ này còn rất đơn giản do điều kiện kinh tế xã hội lúc này chưa phát triển nên xuất nhập khẩu hầu như không có nên nhu cầu thực hiện các nghiệp vụ NHQT là rất ít và chủ yếu dưới dạng mua bán ngoại tệ, và do trình độ cán bộ ngân hàng còn yếu về lĩnh vực thị trường quốc tế cộng với công nghệ lúc này rất lạc hậu. Khi hệ thống ngân hàng chuyển thành hệ thống ngân hàng hai cấp (vào cuối năm 1980) tách vai trò quản lý của NHTW với vai trò kinh doanh của các NHTM thì các ngân hàng bắt đầu chú trọng đến việc phát triển các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng trong đó có các nghiệp vụ NHQT. Nhưng các nghiệp vụ NHQT chỉ được triển khai thực hiện phổ biến ở tất cả các ngân hàng trong mấy năm gần đây là do yêu cầu của các khách hàng về nghiệp vụ này cộng với yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế (muốn tồn tại và phát triển, buộc các NHTM phải chú trọng đến việc thực hiện tốt các nghiệp vụ NHQT để có thể cạnh tranh trước mắt là các NHTM, Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng cổ phần trong nước, sau này là các Ngân hàng nước ngoài). 2.2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC NGHIỆP VỤ NHQT CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. 2.2.1. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Thanh toán quốc tế luôn là một trong những nội dung hoạt động quan trọng của các NHTM. Hiện nay, ở Việt Nam có khoảng 64% thị phần thanh toán quốc tế được thực hiện bởi 4 NHTM nhà nước. Thông qua số liệu báo cáo thường niên của Ngân Hàng Ngoại Thương, Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân Hàng Công Thương, Ngân Hàng Đầu tư và Phát triển, ta có thể thấy được thị phần thanh toán quốc tế cuả các ngân hàng như sau: BẢNG SỐ 1:THỊ PHẦN THANH TOÁN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM Đơn vị tính: triệu USD Năm 2001 2002 2003 Tổng số Tỷ trọng trong tổng số Tổng số Tỷ trọng trong tổng số Tổng số Tỷ trọng trong tổng số 1)Tổng doanh số thanh toán hàng hoá XNK cả nước 30.887 100% 34.053 100% 37.798 100% NHNT 9.328 30,2% 10.216 30% 11.226 29,7% NHCT 4.077 13,2% 4359 12,8% 4.460 11,8% NHNNo& PTNT 3.182 10,3% 3.644 10,7% 4.233 11,2% NHĐT& PT 2.656 8,6% 3.133 9,2% 3.590 9,5% Các NHTM khác 11.366 36,8% 12.634 37,1% 14.174 37,5% (Nguồn : Báo cáo thanh toán quốc tế của NHNT, NHNNo&PTNT, NHCT, NHĐT&PT từ 2001 -2003) Qua bảng trên ta thấy kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu của các NHTM năm 2002 so với năm 2001 tăng 10,25%, năm 2003 đạt 37798 triệu USD tăng 11% so với năm 2002. Trong đó Ngân Hàng Ngoại Thương chiếm thị phần thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu lớn nhất chiếm 30% tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu, còn 3 NHTM Quốc doanh còn lại chiếm thị phần thanh toán xấp xỉ bằng nhau và bằng xấp xỉ 10%. Như vậy, hoạt động thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu của các NHTM có bước tăng trưởng khá do hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta tăng mạnh, các ngân hàng đã chú trong tới việc phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Trong thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu Ngân hàng Ngoại Thương vẫn chiếm thị phần thanh toán lớn khoảng 30% do đặc điểm từ khi ra đời và có tín nhiệm trong hoạt động thanh toán quốc tế, các NHTM Quốc doanh còn lại tuy mới chú trọng đến nghiệp vụ thanh toán quốc tế vài năm gần đây nhưng cũng đã chiếm một thị phần ổn định trong những năm qua. Trong thanh toán quốc tế của các NHTM thì doanh số và tỷ trọng của các phương thức thanh toán được thực hiện như sau: BẢNG 2 : DOANH SỐ VÀ TỶ TRỌNG CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM Đơn vị tính : triệu USD Phương thức thanh toán Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Doanh số Tỷ trọng(%) Doanh số Tỷ trọng(%) Doanh số Tỷ trọng(%) Chuyển tiền 1.390 4,5 1.669 4.9 1.928 5,1 Nhờ thu 834 2,7 851 2,5 907 2,4 Tín dụng chứng từ 28.663 92,8 31.553 92,4 34.963 92,5 Tổng số 30.887 100 34.053 100 37.798 100 (Nguồn: Báo cáo thanh toán quốc tế của NHTM Việt Nam từ 2001 – 2003) 2.2.1.1. Phương thức thanh toán chuyển tiền. Qua bảng 2 ta thấy doanh số chuyển tiền của các NHTM năm 2002 so với năm 2001 tăng 20%, năm 2003 đạt 1.928 triệu USD tăng 15,5 % so với năm 2002, thể hiện chú trọng của các NHTM đến nghiệp vụ chuyển tiền và sự mở rộng mạng lưới chuyển tiền ra các nước thông qua mạng SWIFT, cộng với nhu cầu chuyển tiền ra nước ngoài để du lịch, học tập, lượng kiều hối của kiều bào nước ngoài gửi về nước tăng. Tỷ trọng sử dụng phương thức chuyển tiền trong các phương thức thanh toán quốc tế còn nhỏ là do phương thức này ít được sử dụng trong thanh toán tiền hàng xuất nhập khẩu. Những hạn chế của phương thức này chủ yếu được sử dụng trong việc chuyển tiền giữa các cá nhân cho nhau hoặc thanh toán tiền hàng xuất nhập khẩu trong trường hợp hai bên có uy tín với nhau. Mặc dù có sự tăng trưởng đáng kể về doanh số nhưng vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra đối với các NHTM như là trình độ công nghệ còn lạc hậu chưa đáp ứng tốt nhất nhu cầu chuyển tiền cho khách hàng, cơ chế chính sách, thủ tục giấy tờ còn nhiều bất cập đòi hỏi các NHTM phải đổi mới và chú trọng hơn nữa. 2.2.1.2. Phương thức thanh toán nhờ thu. Từ bảng 2 ta thấy tỷ trọng phương thức nhờ thu được sử dụng trong các phương thức thanh toán quốc tế năm 2002 so với năm 2001 giảm từ 2,7% xuống còn 2,5% và đến năm 2003 giảm xuống còn 2,4%. Ta thấy trong thanh toán quốc tế phương thức này được sử dụng ít và ngày càng có xu hướng giảm đi do những hạn chế của phương thức này là người xuất khẩu và nhập khẩu dễ gặp rủi ro khi hai bên giao dịch lần đầu hoặc khi chưa có sự tin cậy nhau. Tuy nhiên doanh số tuyệt đối thì tăng lên, doanh số thanh toán nhờ thu năm 2003 đạt 907 triệu USD tăng 6,5% so với năm 2002 là do doanh số hoạt động xuất nhập khẩu của các công ty thường xuyên xuất nhập khẩu có uy tín với đối tác nước ngoài tăng mà các công ty này lại chủ yếu sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu. 2.2.1.3. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Bảng số 2 cho thấy phương thức thanh toán tín dụng chứng từ chiếm tỷ trọng rất cao trong các phương thức thanh toán của các NHTM, năm 2001 chiếm tới 92,8% tổng doanh số thanh toán quốc tế, năm 2002 chiếm tới 92,4% và năm 2003 chiếm tới 92,5%. Ta thấy, tỷ trọng phương thức tín dụng chứng từ có xu hướng tăng nhưng trong năm 2002 có giảm so với năm 2001 do biến động của thị trường thế giới trong năm 2002 nên chủ yếu chỉ có các công ty đã xuất nhập khẩu có tín nhiệm và có quan hệ lâu năm với các công ty nước ngoài mới xuất nhập khẩu nhiều mà các công ty này lại sử dụng phương thức thanh toán chuyển tiền còn các công ty mới bắt đầu xuất nhập khẩu thì bị hạn chế xuất nhập khẩu các công ty này lại chủ yếu sử dụng phương thức tín dụng chứng từ, trong năm 2003 tỷ trọng phương thức này lại tăng do sự ổn định trở lại của nền kinh tế thế giới. Doanh số thanh toán của phương thức tín dụng chứng từ từ năm 2001 đến năm 2003 đều tăng năm 2003 đạt 34.963 triệu USD tăng so với năm 2002 là 10,8%. Sở dĩ như vậy là do những ưu điểm vượt trội của phương thức tín dụng chứng từ so với phương thức chuyển tiền và phương thức nhờ thu là nó hạn chế được rủi ro cho nhà xuất khẩu cũng như nhà nhập khẩu trong việc thực hiện hợp đồng ngoại thương cũng như trong việc thanh toán thể hiện sự phát triển khá tốt của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và nó cũng thể hiện sự chú trọng của các NHTM đến việc nâng cao trình độ nhân viên cũng như trang bị các phương tiện cần thiết cho việc thưc hiện nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ như là trang bị hệ thống máy tính hiện đại và nối mạng máy tính với nhiều ngân hàng khác trên thế giới để có thể thực hiện tốt việc thanh toán xuất nhập khẩu. Thanh toán tín dụng chứng từ gồm hai phần đó là thanh toán hàng nhập khẩu và thanh toán hàng xuất khẩu. BẢNG 3: CƠ CẤU THANH TOÁN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM. Đơn vị tính: triệu USD. Năm Thanh toán XK Thanh toán NK Tổng cộng Tổng kim ngạch Kim ngạch L/C (%) Tổng kim ngạch Kim ngạch L/C (%) Tổng kim ngạch Kim ngạch L/C (%) 2001 14.826 13.699 92,4 16.061 14.964 93,2 30.887 28.663 92,8 2002 16.516 15.063 91,2 17.537 15.490 88.3 34.053 31.553 92,4 2003 18.483 17.170 92.9 19.315 17.793 92,1 37.798 34.963 92,5 (Nguồn: Báo cáo thanh toán quốc tế của 4 NHTM Quốc doanh từ 2001-2003) Bảng 3 cho thấy doanh số thanh toán L/C nhập khẩu của các NHTM luôn lớn hơn doanh số thanh toán L/C xuất khẩu, năm 2001 doanh số thanh toán L/C xuất khẩu là 13.699 triệu USD trong khi đó doanh số thanh toán L/C nhập khẩu là 14.964 triệu USD lớn hơn doanh số thanh toán L/C xuất khẩu là 1.265 triệu USD, năm 2003 doanh số thanh toán L/C nhập khẩu đạt 17.793 lớn hơn doanh số thanh toán L/C xuất khẩu là 623 triệu USD do giá trị hàng nhập khẩu lớn hơn hàng xuất khẩu. Điều này là do nước ta là nước nhập siêu. Mặt khác, chúng ta nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị, công nghệ kĩ thuật; Xuất khẩu chủ yếu là nông sản phẩm, các mặt hàng chế biến. Nhìn chung thì hoạt động thanh toán quốc tế của các NHTM đã được đầu tư và phát triển khá tốt với doanh số ngày càng tăng, kim ngạch thanh toán L/C xuất khẩu so với kim ngạch thanh toán L/C nhập khẩu năm 2003 đã gần bằng nhau nhưng có thể nói hoạt động thanh toán quốc tế vẫn còn một sốvấn đề tồn tại là: - Thứ nhất là: khách hàng thanh toán với số lượng chứng từ lớn, chủng loại đa dạng, nhưng giá trị hoá đơn lại thấp, khiến cho chi phí giao dịch của khách hàng lẫn Ngân hàng đều tăng. - Thứ hai là: trình độ cán bộ Ngân hàng còn nhiều vấn đề phải được đào tạo vì hoạt động thanh toán quốc tế có rất nhiều rủi ro, nếu trình độ cán bộ Ngân hàng yếu sẽ dẫn đến việc kiểm tra chứng từ thiếu hoặc sai sót. - Thứ ba là: công nghệ Ngân hàng tuy đã được đầu tư nhưng vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ, mức độ tự động hoá chưa cao, phần mềm hệ thống thanh toán chưa hoàn thiện. - Thứ tư là: trình độ trong thanh toán quốc tế của các NHTM còn có sự chênh lệch nhau khá lớn, Ngân hàng Ngoại Thương có đội ngũ nhân viên có trình độ thanh toán khá cao còn các NHTM khác thì trình độ thanh toán quốc tế của độ ngũ nhân viên còn rất hạn chế. - Mặt khác: còn những tồn tại trong hệ thống luật Ngân hàng như các văn bản thì chồng chéo, hiệu lực pháp lý chưa cao. Việc thanh toán quốc tế chủ yếu dựa vào UCP 500, URC 522… Cán cân thanh toán của Việt Nam luôn trong tình trạng bội chi, do đó ảnh hưởng đến khả năng mua bán ngoại tệ của các NHTM nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động thanh toán quốc tế… 2.2.2. Nghiệp vụ giao dịch về vốn. 2.2.2.1. Huy động vốn trên thị trường quốc tế. Nguồn vốn ngoại tệ luôn chiếm một vị trí quan trọng trong tổng nguồn vốn của các NHTM. Nó đảm bảo đủ ngoại tệ cho thanh toán quốc tế, cho đầu tư…Cơ cấu nguồn vốn của các NHTM thời gian qua được thể hiện qua bảng cơ cấu nguồn vốn dưới đây. BẢNG 4: CƠ CẦU NGUỒN VỐN NGÂN HÀNG THEO VND VÀ NGOẠI TỆ. Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Nguồn vốn huy động bằng VND Nguồn vốn ngoại tệ quy ra VND Tổng nguồn vốn Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) 2001 160.185 56,4 123.831 43,6 284.016 2002 184.453 60,8 118.878 39,2 303.411 2003 212.858 61,1 135.595 38,9 348.453 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của các NHTM từ năm 2001-2003) Bảng 4 cho thấy nguồn vốn ngoại tệ chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng nguồn vốn của các NHTM khoảng 40% và tỷ trọng của nguồn vốn này có xu hướng giảm qua các năm, năm 2001 nguồn vốn ngoại tệ quy ra VND chiếm tỷ trọng 43,6% trong tổng nguồn vốn của các NHTM, năm 2002 tỷ trọng này giảm xuống còn 39,2% và năm 2003 giảm còn là 38,9%, tỷ trọng nguồn vốn ngoại tệ trong tổng nguồn vốn giảm không phải là do các NHTM không tập trung vào việc huy động nguồn vốn ngoại tệ mà do sự tăng trưởng kinh tế của nước ta và khả năng tích luỹ của toàn nền kinh tế tăng, nên nguồn vốn huy động bằng VND tăng nhanh hơn nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ . Nguồn vốn ngoại tệ có xu hướng tăng năm 2003 đạt 135.595 tỷ đồng tăng 14% so với năm 2002, riêng nguồn vốn ngoại tệ năm 2002 đạt 118.878 tỷ đồng giảm 4% so với năm 2001 là do các nguyên nhân lãi suất USD ở mức thấp kéo dài, tỷ giá VND/USD tương đối ổn định và có chiều hướng tăng, luật đầu tư trong nước thông thoáng cùng với sự hấp dẫn của các hình thức đầu tư khác như bất động sản đã dẫn đến giảm lượng tiền gửi ngoại tệ. Trong tổng nguồn vốn huy động ngoại tệ thì Ngân hàng Ngoại Thương chiếm tới gần 45%, nguồn vốn huy động ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại Thương đạt 61.017 tỷ VNĐ vào năm 2003. Ngân hàng Ngoại Thương chiếm thị phần huy động ngoại tệ lớn như vậy là vì có uy tín cao trong lĩnh vực ngoại tệ, hầu hết khách hàng gửi tiền bằng ngoại tệ đều gửi tại Ngân hàng Ngoại Thương. 2.2.2.2. Cấp tín dụng. a. Tín dụng xuất nhập khẩu. Tín dụng xuất khẩu là một thế mạnh có tính chất truyền thống của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Trước năm 1990, trong số các NHTM Quốc doanh chỉ có Ngân hàng Ngoại Thương cho vay xuất nhập khẩu, đến nay các NHTM cũng đã cho vay xuất nhập khẩu nhưng Ngân hàng Ngoại Thương vẫn chiếm gần như toàn bộ doanh số cho vay xuất nhập khẩu vì vậy trong khoá luận này em chỉ đề cập đến doanh số tín dụng xuất nhập khẩu của Ngân hàng Ngoại Thương. Bảng 5: Tín dụng xuất nhập khẩu của Ngân hàng Ngoại Thương Đơn vị tính: Tỷ VNĐ Chỉ tiêu Cho vay xuất khẩu Cho vay nhập khẩu Năm 2001 2002 2003 2001 2002 2003 Tổng cho vay 15.334 16.024 16.713 29.761 30.832 32.065 Cho vay ngắn hạn 11.898 12.374 12.807 22.645 24.456 26.491 Cho vay trung và dài hạn 3.436 3.650 3.906 7.116 6376 5.574 (Nguồn: Báo cáo tín dụng của NHNT từ năm 2001-2003) Bảng 5 cho thấy doanh số cho vay nhập khẩu hầu như là lớn gấp hai lần doanh số cho vay xuất khẩu, năm 2002 doanh số cho vay nhập khẩu là 30.832 tỷ đồng gấp 1,9 lần doanh số cho vay nhập khẩu năm 2002 là 16.024 tỷ đồng và năm 2003 doanh số này là 32.065 tỷ đồng gấp 1,92 lần doanh số cho vay xuất khẩu là 16.713 tỷ đồng sở dĩ như vậy là vì nước ta là nước nhập siêu và giá trị lô hàng nhập khẩu thường lớn hơn nhiều giá trị lô hàng xuất khẩu. Doanh số cho vay xuất nhập khẩu liên tục tăng năm 2002 đạt 16.024 tỷ đồng tăng 4,5% so với năm 2001 và năm 2003 đạt 16.713 tỷ đồng tăng 4,3% so với năm 2002 vì sự phát triển của xuất khẩu nước ta đồng thời là vì các NHTM nói chung và Ngân Hàng Ngoại Thương nói riêng đã chú trọng tới tài trợ xuất nhập khẩu, các NHTM đã tài trợ cho tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu, nhưng tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản phẩm, thuỷ hải sản chế biến như : cho vay thu mua lúa gạo, cà phê, cao su, hạt điều xuất khẩu, cho vay chế biến hải sản xuất khẩu, thủ công mỹ nghệ, cho vay theo các dự án kinh tế lớn của chính phủ. Tài trợ xuất nhập khẩu đã góp phần phát triển, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng, tạo đà cho kinh tế phát triển. b. Tài trợ dự án và đồng tài trợ. Do đặc thù của các NHTM Việt Nam là nguồn vốn chưa đủ lớn mà các dự án thì lại cần một số vốn rất lớn nên nếu chỉ một Ngân hàng đứng ra tài trợ cho một dự án thì sẽ không đủ vốn. Vì vậy, các dự án thường được các NHTM Quốc doanh của ta đồng tài trợ. Từ năm 1996 đến nay, các NHTM đặc biệt là các NHTM Quốc doanh đã thực hiện hàng loạt dự án đồng tài trợ lớn với dư nợ tài trợ lên tới chục nghìn tỷ đồng vào năm 2003. BẢNG 6: DƯ NỢ ĐỒNG TÀI TRỢ CỦA CÁC NHTM VN. Đơn vị tính: tỷ VND Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Tổng dư nợ 64.394 74.355 82.980 Dư nợ ĐTT 12.106 14.648 16.845 Dư nợ ĐTT Tổng dư nợ 18,8 19,7 20,3 (Nguồn: báo cáo cho vay của NHNT, NHĐT&PT, NHNNo&PTNT, NHCT từ năm 2001 - 2003) Các NHTM Quốc doanh đã ký hợp đồng tài trợ cho Dự án khí Nam Côn Sơn của Tổng công ty dầu khí Việt Nam. Đây là dự án trọng điểm của Nhà nước có giá trị 100 triệu USD với thời hạn 10 năm từ 1999 đến 2009. Các NHTM cũng ký hợp đồng tài trợ cho dự án nhiệt điện đuôi Phú Mỹ 2.1 của Tổng công ty điện lực Việt Nam, trị giá100 triệu USD, trong đó Ngân hàng Ngoại Thương tham gia 45%. Ngân hàng Ngoại Thương cùng với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển và Ngân hàng Công Thương đã ký hợp đồng tài trợ cho dự án mở rộng cầu Điện Biên Phủ, tổng trị giá 330 tỷ VNĐ. Hoạt động tài trợ của các NHTM trong thời gian qua đã gặt hái được nhiều thành công. Uy tín của các NHTM ngày càng được khẳng định trên thị trường tín dụng trong và ngoài nước. Những khoản đồng tài trợ từ trước đến nay của các NHTM đều là những khoản cho vay có chất lượng tốt một phần là do đây là các dự án lớn trọng điểm của nhà nước nhằm phát triển kinh tế xã hội, một phần là do quá trình thẩm định tốt của các ngân hàng. Dư nợ đồng tài trợ năm 2002 là 14.648 tỷ đồng tăng 21% so với năm 2001 làm tỷ trọng dư nợ đồng tài trợ trong tổng dư nợ tăng từ 18,8% năm 2001 lên 19,7% năm 2002 và dư nợ đồng tài trợ năm 2003 đạt 16.845 tỷ đồng tăng 15% so với năm 2002, tỷ trọng dư nợ đồng tài trợ trong tổng dư nợ là 20,3%, có sự tăng lên như vậy là do những ưu việt của hình thức tín dụng này là: đây là một hoạt động thu lợi cao, chi phí thấp, phân tán được rủi ro. Mặt khác là do sự ra đời của bản quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng được Thống đốc NHNN ban hành kèm quyết định số 54/1998/QĐ-NHNN 14 đã chính thức thừa nhận phương thức cho vay đồng tài trợ. Tiếp đến là quyết định số 118/1999/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ về cho vay bằng ngoại tệ đối với các dự án trọng điểm của Nhà nước, theo đó cho phép các NHTM trong nước dành ra 400 triệu USD từ nguồn vốn huy động ngoại tệ để cho vay trung và dài hạn dự án trọng điểm của Nhà nước theo cơ chế đặc biệt thì lúc đó các NHTM mới thực sự vào cuộc.Tuy với những kết quả đạt được của hoạt động đồng tài trợ như đã nói ở trên, hoạt động đồng tài trợ vẫn tồn tại một số vấn đề sau: + Nguồn vốn tài trợ của các NHTM chưa lớn để có thể đáp ứng cho các nhu cầu dự án. + Hầu hết các bên tham gia vào hoạt động tài trợ là các ngân hàng trong nước, chưa có sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài, do đó chưa mang đặc điểm, tính chất của hoạt động kinh doanh NHQT vì theo thông lệ quốc tế thì các ngân hàng tham gia đồng tài trợ thường là các NHTM ở các nước khác nhau. + Các NHTM chưa chú trọng đúng mức đến đối tượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong hoạt động đồng tài trợ của mình. Trong khi dư nợ đồng tài trợ của doanh nghiệp quốc doanh năm 2003 là 71.860,7 tỷ VNĐ thì dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 11.119.3 tỷ VND chỉ chiếm vào khoảng 13%. Do đó, đây cũng làm hạn chế việc mở rộng hoạt động đồng tài trợ, làm giảm số lượng hợp đồng đồng tài trợ. + Một số dự án còn phê duyệt cho vay mang tính chủ quan, không sát với thực tế dẫn đến lãng phí hoặc khó khăn khi triển khai. Những tồn tại trên có thể kể đến một số nguyên nhân như sau: khả năng tiếp cận, thẩm định dự án của đội ngũ cán bộ tín dụng còn hạn chế vì các dự án đầu tư thường là các dự án lớn, trọng điểm nên đòi hỏi khả năng của cán bộ rất cao, các ngân hàng thì thiếu thông tin mang tính toàn diện dễ dẫn đến khó khăn trong đánh giá hoặc đánh giá sai về khách hàng, về tính hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. Do đó, làm cho ngân hàng còn dè dặt trong hoạt động đồng tài trợ cho đối tượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Bên cạnh đó, quy chế đồng tài trợ của NHNN chưa phân tách rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng NHTM tham gia đồng tài trợ, vì vậy nếu có tranh chấp sẽ rất khó giải quyết. c. Thuê mua tài chính quốc tế. Do hoạt động thuê mua tài chính quốc tế chủ yếu được thực hiện bởi Công ty cho thuê tài chính của Ngân hàng Ngoại Thương, còn hoạt động thuê mua tài chính của các NHTM khác chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh số thuê mua tài chính. Vì vậy, trong khoá luận này em xin phân tích thực trạng hoạt động cho thuê tài chính của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. BẢNG 7: DƯ NỢ CHO THUÊ TÀI CHÍNH QUA CÁC NĂM. Đơn vị tính: triệu đồng Năm Quý I Quý II Quý III Quý IV 2001 65604,76 92.522,00 123256,00 109003,00 2002 152604,20 178546,90 205328,72 232021,83 2003 271465,40 298611,95 358334,34 419251,17 (Nguồn: Báo cáo của công ty cho thuê tài chính của NHNN Việt Nam). Bảng 7 đã đưa ra một cách nhìn tổng quan về hoạt động cho thuê tài chính của công ty cho thuê tài chính trong thời gian từ năm 2001-2003. Dư nợ cho thuê tài chính đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế liên tục tăng theo từng quý. Đặc biệt, năm 2003 dư nợ quý IV đã đạt hơn 400 tỷ đồng tăng gần 200 tỷ so với năm 2002. Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh này qua hai năm cũng tăng lên đáng kể từ 26218,50 triệu đồng năm 2002 lên 28053,80 triệu đồng năm 2003. Mặc dù đã đạt được những bước phát triển đáng khen ngợi nhưng hoạt động cho thuê tài chính vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục để đáp ứng được nhu cầu thuê tài chính ngay càng nhiều của các khách hàng doanh nghiệp như là: dư nợ cho thuê tài chính của doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn lớn chiếm 59% tổng dư nợ cho thuê tài chính vào năm 2003, còn dư nợ cho thuê tài chính của doanh nghiệp quốc doanh chỉ chiếm 41%; Nguồn vốn sử dụng cho thuê tài chính là nguồn vốn dài hạn nhưng trên thực tế vẫn chưa có cơ chế thích hợp huy động vốn trung dài hạn; Cơ cấu tài sản cho thuê tài chính chủ yếu là phương tiện giao thông vận tải (chiếm tới 65% các tài sản cho thuê tài chính) trong khi nước ta đang cần đổi mới công nghệ sản xuất công nghiệp; Bên cạnh đó, nhân viên công ty cho thuê tài chính cũng phải tích cực nâng cao kiến thức, nghiệp vụ cho thuê tài chính để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. d, Bảo lãnh. Trước năm 1990, nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn chuyển đổi, chỉ có NHNT Việt Nam mới được Chính phủ chỉ định làm nhiệm vụ bảo lãnh vay vốn nước ngoài. Tuy nhiên do sự non kém về trình độ kinh tế, các khoản bảo lãnh không hoàn trả được vốn vay. Dư nợ cuối năm 1990 của NHNT là 612 triệu USD, trong đó nợ quá hạn là 233 triệu USD, các khoản nợ lãi quá hạn là 100%. Để hệ thống Ngân hàng cũng như

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNganHang 84.doc
Tài liệu liên quan