Khóa luận Marketing quốc tế và vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Bắc Mỹ

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING QUỐC TẾ VÀ TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG HÀNG DỆT MAY BẮC MỸ 3

I. Những vấn đề lý luận chung về Marketing quốc tế 3

1. Khái quát chung về Marketing quốc tế và vấn đề cạnh tranh quốc tế hiện nay 3

1.1. Các định nghĩa về Marketing quốc tế 3

1.2. Bản chất và đặc trưng của Marketing quốc tế 4

1.3 Chức năng cơ bản của Marketing quốc tế. 6

2. Cạnh tranh quốc tế và những cơ hội, thách thức hiện nay 7

2.1. Tính chất khốc liệt của cạnh tranh quốc tế hiện nay 8

2.2. Những yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh quốc tế 9

2.3. Cơ hội và thách thức chủ yếu trong cạnh tranh quốc tế hiện nay. 11

II. Tổng quan về thị trường hàng dệt may Bắc Mỹ dưới góc độ Marketing quốc tế 13

1. Khái quát về thị trường hàng dệt may thế giới và các khu vực chủ yếu. 14

1.1. Đặc điểm chung 14

1.2. Các nước EU : 17

1.3. Nhật Bản : 17

2. Đánh giá thị trường hàng dệt may Bắc Mỹ : 18

2.1. Mức tiêu thụ hàng dệt may của thị trường Bắc Mỹ. 19

2.2. Tình hình sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may của thị trường Bắc Mỹ 20

2.3. Tình hình nhập khẩu hàng dệt may của thị trường Bắc Mỹ. 23

2.4. Tình hình giá cả nhập khẩu hàng dệt may tại thị trường Bắc Mỹ 25

3. Hiệp định hàng dệt may ATC đối với nhập khẩu hàng dệt may của Bắc Mỹ. 27

3.1. ATC là gì? 27

3.2. Tiến trình hội nhập theo ATC 27

3.3. Việc điều chỉnh chính sách thương mại và công nghiệp của các nước theo ATC. 29

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG BẮC MỸ 31

I.Đánh giá khái quát tình hình sản xuất trong nước. 31

1. Năng lực sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật. 32

1.1. Năng lực sản xuất 32

2.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật trang bị trong sản xuất 35

2.Tiêu thụ trong nước và khả năng xuất khẩu. 36

2.1. Tình hình tăng trưởng về sản xuất của ngành dệt may Việt nam 36

2.2. Cơ cấu sản phẩm của hàng dệt may Việt nam. 37

2.3.Thị trường tiêu thụ trong nước và khả năng xuất khẩu. 40

II. Đánh giá tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Bắc Mỹ. 43

1. Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Bắc Mỹ. 43

1.1. Mức kim ngạch xuất khẩu cụ thể qua các năm. 43

1.2. Tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường Bắc Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam. 45

1.3. Thị phần xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam ở thị trường Bắc Mỹ. 46

2. Cơ cấu mặt hàng và thị trường xuất khẩu hàng dệt may 48

2.1. Cơ cấu chủng loại hàng dệt may xuất khẩu của Việt nam vào thị trường Bắc Mỹ. 48

2.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu cụ thể. 50

3.Khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt nam tại thị trường Bắc Mỹ. 51

3.1. Chất lượng hàng dệt may Việt nam xuất khẩu vào thị trường Bắc Mỹ 51

3.2. Chi phí xuất khẩu và mức giá xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam. 54

3.3. Phương thức xuất khẩu và hệ thống phân phối hàng dệt may của Việt Nam. 57

3.4. Các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ. 57

4.Đánh giá chung về kết quả và tồn tại trong xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Bắc Mỹ. 58

4.1. Những kết quả bước đầu nổi bật. 58

4.2. Những tồn tại chủ yếu. 59

4.3. Những cơ hội hiện nay của hàng dệt may Việt nam xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ 61

4.4. Những thách thức lớn của hàng dệt may Việt nam xuất khẩu vào thị trường Bắc Mỹ. 63

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP MARKETING TRONG CẠNH TRANH CỦA HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG BẮC MỸ. 65

I. Định hướng chiến lược Marketing quốc tế trong xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Bắc Mỹ. 65

1. Dự báo tình hình kinh tế Bắc Mỹ những năm tới. 65

2. Đánh giá sản xuất hàng dệt may Việt nam. 67

3. Mục tiêu xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Bắc Mỹ. 68

4. Những chiến lược thị trường chủ yếu. 70

II. Các giải pháp marketing trong cạnh tranh của hàng dệt may Việt nam xuất khẩu vào thị trường bắc mỹ 73

1. Nhóm giải pháp từ phía nhà nước (giải pháp vĩ mô). 73

1.1. Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật và đầu tư phát triển. 73

1.2. Giải pháp về chính sách thị trường xuất khẩu. 74

1.3. Chính sách về nguyên phụ liệu cho ngành may. 75

1.4. Giải pháp chính sách phát triển khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ. 76

1.5. Giải pháp về chính sách nhân sự. 77

1.6. Cải tiến thủ tục xuất nhập khẩu. 79

1.7. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại và tập trung thị trường. 79

2. Các nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp (nhóm giải pháp vi mô). 80

2.1. Nhóm giải pháp về thị trường theo góc độ Marketing quốc tế. 80

2.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu 82

2.3. Nhóm giải pháp về hệ thống phân phối và phương thức xuất khẩu. 83

2.4. Nhóm giải pháp về yểm trợ. 85

2.5. Nhóm giải pháp giảm chi phí và giá thành xuất khẩu. 87

2.6. Nhóm giải pháp về đào tạo đội ngũ chuyên môn trong xuất khẩu. 89

2.7. Những kiến nghị. 90

KẾT LUẬN 92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc101 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1699 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Marketing quốc tế và vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Bắc Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông ti Dệt- may Việt nam. Bảng thống kê trên cho thấy, doanh thu nội địa hàng dệt chiếm tỷ trọng còn quá nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu vừa qua là sự lấn át hàng vải ngoại nhập lậu của Trung Quốc, Thái Lan với giá rẻ, mẫu mã đa dạng, đẹp, trong khi đó giá thành sản phẩm của chúng ta còn quá cao, trình độ công nghệ còn thấp kém. Ngay cả hàng may dù có tỷ trọng cao nhưng cũng không thể nói là đã chinh phục thị trường nội địa mà vẫn bị hàng Trung Quốc ngập tràn tại các chợ bán buôn, bán lẻ trong cả nước. Trong phạm vi đề tài này, thị trường cần tập trung vào xuất khẩu mà các doanh nghiệp dệt may đang hướng tới để có chỗ đứng xứng đáng trong trường quốc tế.Vì thế chúng ta xem xét cụ thể khả năng xuất khẩu của hàng dệt may Việt nam như thế nào trong thời gian qua và triển vọng mở rộng xuất khẩu vào thị trường Bắc Mỹ sắp tới. b/ Khả năng xuất khẩu : Trong những năm qua kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tăng không ngừng. Đặc biệt từ sau khi Hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt nam và EU kí kết 15/2/1992( có hiệu lực từ 1/1/1993) thì xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam tăng vọt, đưa hàng dệt may gần đây thành nhóm hàng có vị thế xuất khẩu đứng thứ hai sau dầu thô. Bảng 16-Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt nam qua các năm Đơn vị: triệu USD 1997 1998 1999 2000 2001 2001/2000 1530 1450 1747 1892 2079,782 109,93% Nguồn : Báo cáo thống kê Vụ xuất nhập khẩu-Bộ thương mại Trong 9 tháng đầu năm 2002, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam đạt khoảng 1,6 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kì năm 2001, riêng thị trường Mỹ đạt tới 435 triệu USD, tăng gấp 9 lần so với mức thực hiện cả năm 2001. Khả năng hoàn thành kế hoạch xuất khẩu năm 2002 với mức 2,4 tỷ USD là hoàn toàn nằm trong tầm tay.Tuy nhiên những kết quả tích cực này của ngành dệt may liệu có duy trì và phát triển lâu dài được hay không một khi phía trước còn rất nhiều thách thức đang chờ đợi? Chúng ta thấy khả năng xuất khẩu của hàng dệt may là rất lớn nhưng cho đến nay vẫn chưa khai thác được hết các thị trường. Về thị trường hạn ngạch hiện nay, chúng ta có các thị trường là EU, Canada, và sắp tới có thể sẽ là Nhật Bản và Hoa Kỳ. Tạm thời Hoa Kỳ vẫn đang là thị trường phi hạn ngạch lại được hưởng thuế suất MFN. Trong thời gian tới Hoa Kỹ sẽ xúc tiến đàm phán vấn đề hạn ngạch đối với Việt nam. Mức tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may Việt nam không chỉ phụ thuộc vào năng lực sản xuất mà còn phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ thương mại giữa Việt nam và các nước. Chính vì vậy, để tăng cường hơn nữa xuất khẩu hàng dệt may ngoài sự nỗ lực không ngừng của bản thân các doanh nghiệp, còn phải nhấn mạnh vai trò xúc tiến thương mại và sự hỗ trợ mang tầm vĩ mô của Chính Phủ. II. Đánh giá tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Bắc Mỹ. Trong những năm gần đây, ngành dệt may Việt nam phải đương đầu với nhiều khó khăn do sự biến động của thị trường xuất khẩu : thị trường EU thiếu quota, thị trường Nhật với sức mua giảm...Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu của ngành. Vì vậy cơ hội và thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp trong nước là phải mạnh dạn vươn ra tìm kiếm thị trường mới. Qua nội dung nghiên cứu ở chương I về thị trường Bắc Mỹ, chúng ta thấy, thâm nhập thị trường Bắc Mỹ là quyết định chiến lược đúng đắn cho nhiều doanh nghiệp dệt may Việt nam. Do đó từ năm 1995 đến nay, ngành dệt may đã nỗ lực gia tăng xuất khẩu sang thị trường này. 1. Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Bắc Mỹ. 1.1. Mức kim ngạch xuất khẩu cụ thể qua các năm. Năm 1994, năm đầu tiên khi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt nam, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may chỉ đạt trên 2 triệu USD. Chỉ một năm sau đó giá trị xuất khẩu đã tăng vọt một cách nhanh chóng đạt 16,87 triệu USD gấp trên 8 lần. Liên tục những năm tiếp theo, kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng đều đặn. Sang năm 1996, kim ngạch hàng may mặc tăng 32,6% và giá trị xuất khẩu hàng dệt cũng tăng lên 2 lần so với năm 1995. Biểu17 dưới đây sẽ nói rõ mức kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Bắc Mỹ giai đoạn 1996_2001. Nguồn: Vụ xuất nhập khẩu-Bộ thương mại Việt nam. Qua đây chúng ta thấy, mức kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Bắc Mỹ tăng khá mạnh, năm 1996 mới chỉ ở mức 16,886 triệu USD, nhưng năm 2001 đã lên đến 87,136 triệu USD, tăng gấp trên 5 lần so với năm 1996. Con số này sẽ còn tiếp tục tăng mạnh hơn nữa theo chiều hướng có nhiều biến chuyển thuận lợi như hiện nay. Nếu nói về thị trường Bắc Mỹ, hàng dệt may Việt nam thời gian qua chủ yếu vẫn thực hiện theo phương thức gia công cho các công ti nước ngoài. Phần lớn nguyên phụ liệu do các công ti nước ngoài cung cấp bởi Việt nam chưa sản xuất nguyên phụ liệu phù hợp, chất lượng nguyên phụ liệu còn thấp, với phương châm lấy công làm lãi. Mặt khác, khả năng của các doanh nghiệp Việt nam trong việc quản lí tất cả các khâu như thiết kế mẫu mã, tiếp thị, phân phối...để có thể xuất khẩu trực tiếp vẫn còn rất hạn chế. Nhìn chung, tốc độ xuất khẩu hàng hoá Việt nam sang thị trường Mỹ những năm qua vẫn tăng mạnh. Kể từ sau khi bãi bỏ lệnh cấm vận của Mỹ đối với Việt nam, Mỹ trở thành bạn hàng đứng thứ bảy của Việt nam (năm 1998) và Việt nam cũng đang đứng thứ 71 trong số 229 nước xuất khẩu hàng hoá vào Mỹ. Mới trước đây Việt nam chưa được hưởng MFN và mức thuế nhập khẩu vào Mỹ còn quá cao. Trên thực tế, mức chênh lệch giữa thuế phi MFN và thuế có MFN là rất lớn, trung bình từ 30-40%. Ví dụ đối với quần áo có đan móc, bằng len hoặc lông động vật, thuế suất MFN là 16%, thuế áp dụng cho Canada, Mêhicô là 0%, trong khi đó thuế nhập khẩu đánh vào hàng Việt nam là 54,5%. Mức thuế như trên làm triệt tiêu gần như hoàn toàn khả năng cạnh tranh của hàng may mặc Việt nam vốn không chiếm ưu thế về chất lượng. Từ khi Hiệp định thương mại Việt Mỹ có hiệu lực, các doanh nghiệp dệt may chúng ta đã có thuận lợi hơn rất nhiều do được hưởng ưu đãi từ MFN đem lại. 1.2. Tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường Bắc Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam. Năm 2001 vừa qua, theo thống kê của Vụ xuất nhập khẩu_Bộ thương mại thì kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước đạt gần 2,1 tỷ USD, một con số không nhỏ trong cơ cấu hàng xuất khẩu của cả nước. Mặc dù xuất khẩu vào thị trường EU vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất (30%), thứ đến là Nhật Bản cũng với tỷ trọng tương đương( 30%) và Mỹ đứng thứ ba (4%) song tiềm năng thị trường Bắc Mỹ sẽ còn nhiều hứa hẹn. Bảng số liệu sau cho thấy tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam vào thị trường Bắc Mỹ so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước từ năm 1996 đến 2001: Bảng 18-Tỷ trọng thị trường Bắc Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam . Đơn vị: triệu USD Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Bắc Mỹ 16,886 41,257 50,038 59,266 79,450 87,136 Cả nước 1150 1503 1448 1747 1892 2079,8 Tỷ trọng 1,5% 2,7% 3,5% 3,4% 4,2% 4% Nguồn: Báo cáo thống kê Vụ xuất nhập khẩu- Bộ thương mại Việt nam. Điểm nổi bật ở bảng trên là tỷ trọng này tăng dần qua các năm, từ mức khiêm tốn 1,5% vào năm 1996 nay đã lên đến hơn 4% vào năm 2001, riêng năm 2002 này, ước tính của quí I đã băng xuất khẩu của cả năm 2001. Đó cũng là những nỗ lực không nhỏ của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Bắc Mỹ thời gian qua. Tuy nhiên con số này vẫn còn thấp và chưa ổn định so với xuất khẩu vào thị trường EU. Thời gian gần đây những tín hiệu khả quan về tình hình thị trường Bắc Mỹ đối với hàng dệt may Việt nam như hiệu lực của Hiệp định thương mại Việt -Mỹ có hiệu lực. Điều này cho thấy tỷ trọng thị trường Bắc Mỹ sẽ tăng hơn nhiều vào những năm tới. 1.3. Thị phần xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam ở thị trường Bắc Mỹ. Trong phần 1.2 chúng ta vừa tìm hiểu về tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường Bắc Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt nam. Đến đây, chúng ta xem xét tiếp đến thị phần xuất khẩu hàng dệt may Việt nam ở thị trường Bắc Mỹ nhằm xác định vị thế của hàng dệt may Việt nam tại thị trường khổng lồ này trong tương quan với các đối thủ cạnh tranh xuất khẩu khác. Trước hết, vị trí của hàng Việt nam nói chung trên thị trường Bắc Mỹ hiện nay còn chiếm vị trí rất khiêm tốn. Ví dụ như ở thị trường Mỹ, Việt nam chỉ xếp thứ 71 trong tổng số 229 nước xuất khẩu vào thị trường này. Theo số liệu của Phòng thương mại Hoa Kỳ, kim ngạch mà Mỹ nhập khẩu từ Việt nam là 827 triệu USD vào năm 2000. Trên thực tế, thị phần hàng dệt may Việt nam ở thị trường Bắc Mỹ còn rất khiêm tốn. Bảng 19 sau đây cho thấy, tỷ trọng hàng dệt may Việt nam ở thị trường Mỹ, Canada như sau: Bảng 19-Thị phần xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam trên thị trường Bắc Mỹ Đơn vị : triệu USD Năm 2000 2001 Việt Nam 49,865 49,335 Tổng 71691,546 70239,765 Thị phần(%) 0,07 0,07 Nguồn : OTEXA-Hiệp hội nhập khẩu hàng dệt may Hoa Kỳ. Trong năm tới ngành dệt may Việt nam sẽ hướng xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ nhiều hơn. Hy vọng thị phần hàng dệt may của Việt nam tại thị trường này sẽ từng bước được cải thiện, khi Việt nam chính thức được hưởng qui chế NTR và tiếp đó là chế độ GSP của Mỹ. 2. Cơ cấu mặt hàng và thị trường xuất khẩu hàng dệt may 2.1. Cơ cấu chủng loại hàng dệt may xuất khẩu của Việt nam vào thị trường Bắc Mỹ. Việt nam xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ chủ yếu là hàng may mặc được chia làm hai chủng loại lớn là hàng dệt kim và hàng dệt thường với kim ngạch xuất khẩu qua các năm như sau: Bảng 20-Cơ cấu hàng dệt may Việt nam xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ (9 tháng đầu năm 2002). Đơn vị : triệu USD Mặt hàng Lượng (1000 chiếc) Trị giá ( triệu USD) 1. May mặc Jacket và áo khoác c/l Sơ mi các loại Quần các loại Quần áo các loại khác 4078,8 4068,2 3653.38 2252,45 41,73 25,63 23,187 8,715 2. Dệt kim (1000 kg) 11645,4 35,206 3. Vải (triệu mét) 57,625 0,8131 4. áo choàng tắm 11,784 0,897 5. Hàng khác 3,521 Nguồn: Tổng công ty Dệt- may Việt Nam Cơ cấu xuất khẩu hàng dệt may của ta sang thị trường Bắc Mỹ cho thấy hàng dệt kim chiếm phần lớn, thị hiếu người tiêu dùng Bắc Mỹ vẫn ưa chuộng hơn. Hàng may sẵn cũng chiếm tỷ trọng khá, trong đó hàng áo sơ mi,jacket..được đánh giá là giữ vững được vị thế xuất khẩu trên thị trường này. Một điều đáng lưu ý là mặt hàng áo sơ mi vốn chiếm tỷ trọng cao nhờ sự chênh lệch thấp giữa biểu thuế MFN và phi MFN dành cho mặt hàng này(chênh lệch khoảng 2,2 lần trong khi các mặt hàng khác chênh khoảng 6-12 lần), áo sơ mi Việt nam là sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường Bắc Mỹ, đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng của dân Mỹ vốn ưa chuộng sản phẩm loại này. Tuy nhiên, như đánh giá ở phần trên, hàng dệt kim được ưa chuộng nhưng thực trạng công nghệ dệt nước ta chưa cao, máy móc thiết bị ngành dệt đa phần dành cho sản xuất hàng dệt thường( dệt thường là phương pháp dệt truyền thống, chỉ tạo ra sợi dọc và sợi ngang trong khi dệt kim là phương pháp mới tạo ra dạng sợi vòng trong sản phẩm vải ). Đây cũng là một vấn đề cần chú ý trong chiến lược phát triển ngành dệt may Việt nam. Nhìn chung hàng may mặc dệt kim và dệt thường trong cơ cấu hàng dệt may đều có tốc độ tăng mạnh. Hàng dệt kim tuy giá trị ngoại tệ mang lại trong thời gian qua còn khiêm tốn nhưng lại có tốc độ tăng nhanh hơn hàng dệt thường. Đó là do các doanh nghiệp Việt nam đã dần nắm bắt được thị hiếu tiêu dùng của người dân Bắc Mỹ vốn ưa chuộng những sản phẩm dệt kim, từ đó chú trọng sản xuất mặt hàng này để chuyên xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ. Đây cũng là dấu hiệu đáng mừng trong việc sản xuất phục vụ xuất khẩu, đầu tư công nghệ dệt hiện đại, ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng hiệu quả xuất khẩu. Tuy vậy, các doanh nghiệp quốc doanh chỉ chiếm khoảng 1/2 trong doanh số sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ, còn lại đa phần thuộc về các công ti có vốn đầu tư nước ngoài, các công ti trách nhiệm hữu hạn và phần nhỏ thuộc về các công ty cổ phần doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là các công ty do Việt Kiều,Hoa Kiều ở Mỹ góp vốn. 2.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu cụ thể. Hướng tới thị trường Bắc Mỹ, chúng ta cần lưu ý tới 3 thị trường cụ thể là Hoa Kỳ, Canada và Mêhicô. Nhìn chung xuất khẩu vào thị trường Bắc Mỹ chiếm chủ yếu và hầu hết vẫn là Hoa Kỳ và Canada, còn bản thân Mêhicô cũng là một đối thủ cạnh tranh lớn của Việt nam khi xuất khẩu vào thị trường này. Những số liệu sau đây cho chúng ta thấy kim ngạch xuất khẩu cụ thể của hàng dệt may Việt nam vào từng thị trường cụ thể trong khu vực Bắc Mỹ trong thời gian qua. Bảng 21- Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng dệt may Việt nam sang Bắc Mỹ Đơn vị: triệu USD 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2001/2000 Mỹ 8,715 23,041 26,343 34,708 49,569 47,671 95,75% Canada 8,070 18,216 21,493 22,755 24,241 30,153 124,39% Mêhicô 0,101 2,202 1,803 5,64 9,521 168,81% Bắc Mỹ 16,886 41,257 50,038 59,266 79,450 87,136 109,67% Nguồn: Báo cáo thống kê Vụ xuất nhập khẩu- Bộ thương mại Việt nam Con số này cho thấy dù nói là xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ nhưng thị trường Mỹ chiếm đại bộ phận, thứ đến là Canada còn Mexico thì rất ít. Bản thân Mexico cũng là nước xuất khẩu hàng dệt may sang các nước này (xuất khẩu nội khối NAFTA) nên được hưởng nhiều ưu đãi. Do vậy, Mexico chính là một trong những đối thủ cạnh tranh của xuất khẩu hàng dệt may Việt nam. 3. Khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt nam tại thị trường Bắc Mỹ. Như đã phân tích về khả năng cạnh tranh cũng như tính chất khốc liệt của cạnh tranh quốc tế hiện nay (chương I), chúng ta đều nhận thấy rằng khả năng cạnh tranh của bất kì một sản phẩm nào không chỉ phụ thuộc vào những yếu tố chủ quan như năng lực nội sinh của nó mà còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện bên ngoài mà nhiều khi những tác động bên ngoài còn lấn át và mang tính chi phối. Chính vì thế khi xét về khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp cần lưu ý rằng: khả năng cạnh tranh=nội lực +thời thế. Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và đầu tư, mặt hàng dệt may được xếp vào nhóm 10 mặt hàng có khả năng cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của chúng ta ở mức trung bình. Xét về hàng dệt may, đặc điểm chung của mặt hàng này là tính thời trang và mùa vụ. Để xét khả năng cạnh tranh của mặt hàng này, chúng ta xét trên các mặt chủ yếu như : chất lượng( kiểu dáng, bao bì, nhãn mác..), chi phí xuất khẩu và mức giá xuất khẩu, phương thức xuất khẩu và hệ thống phân phối. Đó là các yếu tố “nội lực” của khả năng cạnh tranh. Các đối thủ cạnh tranh chủ yếu của hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường Bắc Mỹ được coi là yếu tố “thời thế” trong phạm vi này. 3.1. Chất lượng hàng dệt may Việt nam xuất khẩu vào thị trường Bắc Mỹ Đánh giá đầy đủ chất lượng một sản phẩm quả thật là điều không dễ dàng. Chính vì thế mà hàng loạt các tổ chức, hiệp hội công nhận về chất lượng sản phẩm đã ra đời-chính là cách thức để công nhận vị thế, uy tín chất lượng sản phẩm. Bởi lẽ chất lượng sản phẩm chỉ được phát hiện đầy đủ khi đã được sử dụng, nghĩa là sau khi hàng hoá đã được bán. Riêng đối với sản phẩm dệt may, loại sản phẩm mang tính thời trang nên hình thức,kiểu dáng mẫu mã và chất liệu sản phẩm có thể nhận ra ngay được một phần khi người tiêu dùng mua hàng, và chất lượng sản phẩm cũng bao trùm đặc tính đó. Xét về chất liệu hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Bắc Mỹ. Như chúng ta đã biết, sở thích thị hiếu của đa số người tiêu dùng Bắc Mỹ thiên về các sản phẩm dệt kim. Đặc trưng của sản phẩm dệt kim là các loại áo Polo-shirt, T-shirt ở thị trường Mỹ là áo liền sườn( ống nguyên theo thân người mặc không có ráp sườn), độ co tối thiểu (2-3%)và sản phẩm đại trà đi từ sợi cotton OE có thêu hoa hoặc in hình nổi. Nắm bắt được thị hiếu này, nên các công ti, nhà máy của Việt Nam đã đặt ra mục tiêu sản xuất quần áo dệt kim cotton OE 100% nhằm xuất khẩu riêng cho thị trường Mỹ. Các công ti như công ti Dệt kim Đông Xuân, Dệt kim Đông Phương, Dệt kim Thăng Long, Dệt Thành công..đã đầu tư chiều sâu bằng cách nhập thêm một số máy dệt kim có khổ rộng theo cỡ khổ người, khâu hoàn tất có máy chống co cơ học compactor của Mỹ, bổ sung vào dây chuyền thiết bị sẵn có hoặc đầu tư nhà máy mới có sản lượng phù hợp. Ban đầu, Việt Nam vẫn phải nhập sợi OE nhưng sau này sẽ căn cứ vào nhu cầu tăng trưởng mà mở thêm nhà máy chuyên kéo sợi OE cho dệt kim. Xét về kiểu dáng, mẫu mã. Sản phẩm may mặc vốn là sản phẩm có vòng đời sản phẩm ngắn, đặc biệt với thị trường Mỹ vốn dĩ chạy theo “mode” thì vòng đời này còn ngắn hơn nữa. Hàng năm Mỹ đều có định hướng phát triển mẫu thị trường của năm đó và dự báo cho những năm tiếp theo. Mẫu thời trang thường được xác định theo các tiêu chí: _Theo trào lưu mẫu thời trang thế giới _Theo bản sắc văn hoá dân tộc _Theo điều kiện kinh tế, khí hậu mỗi nước _Theo chất liệu vải phụ liệu may _Kiểu dáng phù hợp với điều kiện sinh hoạt mỗi nước Trên thực tế, tỷ trọng hàng dệt may của Việt Nam trên thị trường Bắc Mỹ còn quá nhỏ và phần lớn không thuộc diện hàng cao cấp nên mẫu mã, kiểu dang vẫn theo “form” sẵn. Các công ti may lớn như May10, Việt Tiến đã sử dụng công nghệ CAD-CAM (Computer Added Design_Computer Added Manuafacturing, máy tính trợ giúp thiết kế và sản xuất). Công nghệ CAD_CAM này mang lại hiệu quả rất cao, thực hiện được nhiều chức năng: vẽ phác thảo trên máy, tạo mẫu cắt chính xác, mô tả chất liệu vải, tạo ra bản vẽ kỹ thuật đầy đủ để đem đi gia công nơi khác, thiết kế thẳng trên người thật, hướng dẫn trưng bày sản phẩm. Nhờ có áp dụng kỹ thuật này mà hàng dệt may Việt Nam được đón nhận thoải mái trên thị trường Bắc Mỹ. Xét về bao bì nhãn mác: Trên giác độ Marketing, muốn hàng bán nhanh và nhiều thì điều quan trọng là phải thiết kế bao bì cẩn thận với giá trị nghệ thuật cao (đẹp, trang nhã, lịch sự). Khoa học về Marketing chỉ rõ, đóng gói phải thật sự hợp lí về kích thướcvà khối lượng nhằm đảm bảo tiện lợi và dễ vận chuyển; bao bì đẹp sẽ kích thích sự ham thích mua của người tiêu dùng.Tạo ra giá trị sử dụng và bảo quản giá trị sử dụng là hai khâu rất quan trọng. Đóng gói là khâu quyết định để hàng hoá giữ vững chất lượng, còn việc bảo quản hàng hoá là một hình thức làm tăng giá trị sử dụng của hàng hoá. Thời gian vận chuyển hàng hoá từ Việt Nam sang Mỹ rất dài, phải qua nhiều phương tiện.Vì thế các doanh nghiệp đã chú ý khâu thiết kế bao bì sao cho có thể bảo vệ hàng hoá khỏi hư hỏng, giữ được toàn vẹn trong quá trình vận chuyển.Vật liệu làm bao bì phải là loại chắc chắn khi vận chuyển và tiện lợi cho người sử dụng, đồng thời thể hiện được tính mỹ thuật cao. Khách hàng có quyền chọn lựa sản phẩm khi mua hàng, cho nên bao bì cần phải hấp dẫn sự chú ý, nêu được những thông tin về đặc tính, chất lượng sản phẩm. Thông tin trên bao bì cần diễn đạt bằng ngôn từ gây ấn tượng và ghi bằng ngôn ngữ thông dụng là tiếng Anh. Đồng thời việc thiết kế bao bì phải phù hợp tiêu chuẩn quốc tế( như ghi rõ xuất xứ, có hệ thống ghi mã vạch bằng máy tính..), đồng thời cũng phải gọn gàng để giảm chi phí vận chuyển, lưu kho và xếp dỡ. Nâng cao chất lượng bao bì, nhãn hiệu sẽ làm tăng giá trị hàng hoá. Trên thực tế, chính bao bì chất lượng cao lại giúp giảm giá hàng hoá do giảm thiểu tổn thất trong khâu vận chuyển, lưu kho và trong khâu bán hàng. Bao bì phù hợp, gọn nhẹ có thể còn tiết kiệm một khoản tiền lớn. Đây cũng chính là một trợ thủ đắc lực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Mỹ. Về vấn đề tiêu chuẩn hoá chất lượng sản phẩm: Hiện nay, khách hàng dệt may Bắc Mỹ chưa hiểu biết nhiều về chất lượng hàng dệt may Việt Nam. Vì thế các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã phải tiêu chuẩn hoá chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, thực hiện quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000, tạo lòng tin cho khách nước ngoài trong đó có khách hàng Bắc Mỹ. Ngoài vấn đề tiêu chuẩn chất lượng ISO9000, với thị trường Mỹ chúng ta cũng phải lưu ý đến hệ thông tiêu chuẩn xã hội SA8000. Bởi thị trường vốn nhạy cảm với các vấn đề “nhân quyền” như Mỹ, các doanh nghiệp dệt may Việt nam cần hết sức chú trọng điều đó khi xâm nhập thị trường này. 3.2. Chi phí xuất khẩu và mức giá xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam. Việc định giá sản phẩm quốc tế rất phức tạp, cần tính đến nhiều yếu tố như chi phí sản xuất, điều kiện thị trường, điều kiện cạnh tranh, thuế khoá các loại, chi phí cho người môi giới, chi phí về tài trợ và rủi ro, chi phí tìm hiểu về pháp lí và chính sách, tập quán thị trường. Nhiều nhà sản xuất chỉ đơn giản lấy giá bán nội địa cộng thêm cước phí vận chuyển ngoài nước và phí bảo hiểm, chi phí đóng gói và chi phí marketing, rồi từ đó định giá xuất khẩu. Một số nhà xuất khẩu khác dựa vào giá của đối thủ cạnh tranh để định giá sản phẩm của mình. Hai cách giải quyết đó đơn giản nhưng hoàn toàn chưa thoả đáng. Chúng ta phải có phương pháp xác định giá xuất khẩu một cách khoa học và toàn diện để đạt được mục tiêu xuất khẩu dài hạn, cạnh tranh được trên thị trường thế giới. Có nhiều phương pháp để định giá cho sản phẩm dệt may xuất khẩu. Đối với thị trường Mỹ, hiện nay chúng ta vẫn định giá sản phẩm theo giá gia công, theo đơn đặt hàng từ các nước thứ ba nên không làm chủ được giá xuất khẩu, lợi nhuận lại không cao. Bảng số liệu sau đây cho chúng ta thấy giá xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam : Bảng 22-Giá xuất khẩu một số sản phẩm hàng dệt may Mặt hàng Đơn vị tính Giá Cửa khẩu áo gilê 3 lớp uSD/chiếc 5 Chi cục HQ quản lí hàng ĐT-GC áo jacket 3 lớp USD/chiếc 25 Chi cục HQ quản lí hàng ĐT-GC áo Blazer EUR/chiếc 33 Chi cục HQ Biên Hoà áo vest USD/chiếc 12 Chi cục HQ Biên Hoà áo jacket(cat 21) USD/chiếc 21 Chi cục HQ Biên Hoà áo đầm USD/chiếc 4 Chi cục HQ Linh Trung áo bảo hộ USD/chiếc 8 Chi cục HQ KCX-KCN Quần ngắn USD/chiếc 5 Chi cục HQ Biên Hoà Quần âu nữ 92S USD/chiếc 9 Chi cục HQ quản lí hàng ĐT-GC Váy bò 1 lớp USD/chiếc 4 Chi cục HQ quản lí hàng ĐT-GC Vải thành phẩm USD/mét 4 Chi cục HQ Bến Lức Nguồn: Thống kê giá cả hàng xuất khẩu -Tạp chí Ngoại Thương 10/8/2002 So với mặt bằng giá chung trên thị trường thế giới thì giá cả hàng dệt may Việt nam có tính cạnh tranh tốt. Thêm vào đó, chất lượng sản phẩm của chúng ta cũng được dánh giá cao nên hàng dệt may Việt nam rất được ưa chuộng, có nhiều đơn hàng vượt qua được các nhà sản xuất hàng dệt may Trung quốc để nhận đặt hàng của các nhà đặt hàng may gia công lớn trên thế giới. Một yếu tố chi phối không nhỏ trong cơ cấu giá là chi phí nhân công. Việt nam vẫn coi nhân công là thế mạnh của ngành dệt may. Bảng số liệu sau phản ánh cụ thể mức chi phí nhân công của Việt nam so với một số nước trong khu vực. Bảng 23- Chi phí giá nhân công ngành may. Quốc gia Tiền công bình quân/công nhân Việt Nam 0,18 USD/giờ Thái Lan 0,87 USD/giờ Inđônêxia 0,23 USD/giờ Malaixia 0,95 USD/giờ Trung Quốc 0,34 USD/giờ Nguồn: Thời báo kinh tế Sài Gòn, số 20/2001 Qua đây chúng ta có thể tin tưởng vào ưu thế về tiền công trong giá thành sản xuất hàng dệt may. Dù trong điều kiện hiện nay, chi phí sản xuất hàng may còn cao do chi phí điện tăng (vừa qua Tổng công ty dệt may Việt nam phải đầu tư thêm 40 tỷ đồng do giá điện lên cao), song xét lợi thế về tiền công lao động như trên thì giá thành sản xuất hàng dệt may Việt nam vẫn được đánh giá là có tính cạnh tranh. Tuy nhiên về giá thành xuất khẩu chúng ta còn phụ thuộc nhiều vào phía đối tác do chưa đủ trình độ , lực lượng để đảm nhiệm các khâu chi phí như vận tải, bảo hiểm để tiết kiệm và giảm giá thành xuất khẩu 3.3. Phương thức xuất khẩu và hệ thống phân phối hàng dệt may của Việt Nam. Trong hoạt động ngoại thương Việt Nam hiện nay, đa phần các doanh nghiệp Việt nam đều xuất khẩu hàng hoá theo gia công hoặc theo điều kiện giao hàng theo điều kiện FOB, tương ứng với phương thức “ Selling to”(nghĩa là “ bán tới”, khác với “Selling in” nghĩa là “ bán tại” ). Hiện nay ở Mỹ, các kênh phân phối hàng dệt may nhập khẩu có rất nhiều, các quá trình phân phối thường được phân đoạn đưa các sản phẩm từ chi nhánh, các nhà đại lí, các nhà bán buôn đến người tiêu thụ cuối cùng. Có thể đơn cử các kênh phân phối điển hình như hệ thống bán buôn(Whole sale Club Outlet), các hệ thống siêu thị, các cửa hàng bán lẻ...Tuy nhiên hiện nay, chính sách phân phối của chúng ta trên thị trường Mỹ chỉ dừng lại ở việc thông qua đơn đặt hàng do khách hàng tìm đến đặt gia công hoặc thông qua trung gian, môi giới chứ chưa thực hiện được phương thức bán hàng trực tiếp. 3.4. Các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ. Hiện nay, các nước xuất khẩu chủ yếu hàng dệt may vào thị trường Bắc Mỹ là các nước châu á như Trung Quốc, Hồng Kông, ấn độ, Hàn quốc, Inđônesia...Đây cũng là khu vực xuất khẩu lớn nhất thế giới về hàng dệt may. Tuy nhiên, xét về chủng loại hàng mà Việt nam thường xuất sang thị trường Bắc Mỹ thì đối thủ mạnh nhất của Việt nam phải là Trung Quốc. Đó không chỉ là đối thủ cạnh tranh trên thị trường Bắc Mỹ mà ngay cả ở thị trường nội địa các doanh nghiệp dệt may Việt nam vẫn phải dè chừng. Hàng xuất khẩu của Trung Quốc vượt xa hàng Việt Nam kể cả mức xuất khẩu hàng dệt may tính trên đầu người của họ cũng cao hơn. Năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc vượt xa Việt nam cũng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thứ nhất, Trung Quốc t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhoa luan.DOC
  • docBia.doc
Tài liệu liên quan