Khóa luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiệncông tác kế toán tài sản cố định của Công ty cổ phần Giày Vĩnh Phú

MỤC LỤC

Lời mở đầu 3

Chương 1 lý luận chung về tổ chức công tác kế toán tài sản cố định trong các doanh nghiệp sản xuất 4

1.1. Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán TSCĐ trong các dn 4

1.1.1. TSCĐ và vai trò của TSCĐ trong sản xuất kinh doanh. 4

1.1.2. Nhiệm vụ của kế toán TSCĐ 6

1.2 . Phân loại và đánh giá TSCĐ. 6

1.2.1. Phân loại TSCĐ. 6

1.2.2 Đánh giá TSCĐ. 9

1.3. Hao mòn và khấu hao TSCĐ. 11

1.3.1. Hao mòn. 11

1.3.2. Khấu hao TSCĐ 11

1.4. Kế toán chi tiết TSCĐ. 13

1.4.1. Đánh số TSCĐ. 13

1.4.2. Kế toán chi tiết TSCĐ ở nơi sử dụng, bảo quản. 14

1.4.3. Kế toán chi tiết TSCĐ tại bộ phận kế toán. 15

1.5. Kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ. 16

1.5.3. Kế toán tổng hợp TSCĐ thuê tài chính. 18

1.5.4. Kế toán khấu hao TSCĐ và hao mòn TSCĐ. 18

1.5.5. Kế toán sửa chữa TSCĐ. 20

Chương 2 tình hình thực tế về công tác kế toán tscđ ở công ty cổ phần giầy vĩnh phú 22

2.1. Đặc điểm chung của Công ty cổ phần giày Vĩnh phú. 22

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 22

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất của công ty. 23

2.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất và bộ máy quản lý của công ty. 23

2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty. 24

2.1.5. Tổ chức công tác kế toán ở công ty. 26

2.2. Tình hình thực tế về công tác kế toán TSCĐ tại CTCP giày Vĩnh phú. 29

2.2.1. Tình hình chung về công tác quản lý TSCĐ ở công ty. 29

2.2.2. Tổ chức công tác kế toán TSCĐ tại công ty CP giầy Vĩnh phú. 34

2.3. Đánh giá thực trạng công tác kế toán TSCĐ ở công ty. 66

2.3.1. Những thành tích đạt được 66

2.3.2. Một số hạn chế còn tồn tại trong công tác kế toán TSCĐ ở công ty CP giày Vĩnh Phú. 69

Chương 3 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ ở công ty cổ phần giày vĩnh phú 71

3.1. Phương hướng, mục tiêu hoàn thiện tổ chức hạch toán tscđ tại công ty cổ phần giày vĩnh phú 71

3.1.1. Về công tác đầu tư, trang bị TSCĐ của công ty. 71

3.1.2. Về công tác kế toán tài sản cố định: 71

3.1.3. Về công tác quản lý TSCĐ: 71

3.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ ở công ty. 72

3.2.1. Về công tác đầu tư, trang bị TSCĐ 72

3.2.2. Về kế toán chi tiết TSCĐ 72

3.2.3. Hoàn thiện công tác quản lý TSCĐ nhằm hạch toán chính xác giá trị của tài sản. 72

3.2.6. Về sửa chữa TSCĐ 74

3.2.7. Nâng cao hiệu quả sử dụng máy vi tính trong công tác kế toán 75

Kết luận 76

Danh mục tham khảo 77

 

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1521 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiệncông tác kế toán tài sản cố định của Công ty cổ phần Giày Vĩnh Phú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng......Theo dõi tình hình công nợ. - Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, kết quả kinh doanh. Tiến hành tập hợp chi phí sản xuất toàn công ty và tính giá thành sản phẩm, tính kết quả kinh doanh. - Kế toán hàng tồn kho, tài sản cố định: theo dõi tình hình xuất, nhập, tồn kho nguyên vật liệu, thành phẩm đồng thời theo dõi sự biến động tăng giảm tài sản cố định, công cụ dụng cụ. Tiến hành trích và phân bổ khấu hao cho các đối tượng sử dụng. - Kế toán tiền lương: chịu trách nhiệm tính tiền lương, BHXH, BHYT KPCĐ, sau đó phân bổ quỹ lương vào đối tượng liên quan Sơ đồ bộ máy kế toán công ty Kế toán trưởng Phó Phòng kế toán Kế toán vốn bằng tiền, kế toán thanh toán Kế toán chi phí SXKD, tính giá thành SP Kế toán hàng tồn kho, tài sản cố định Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ Thủ quỹ 2.1.5.2. Hình thức tổ chức công tác kế toán. Công ty áp dụng hình thức kế toán tập trung, toàn bộ công tác kế toán được tập trung tại phòng kế toán. Ngoài ra, cơ cấu bộ máy tổ chức kế toán của công ty ở mỗi phân xưởng đều có 1 nhân viên kế toán nhưng chỉ giới hạn ở hạch toán ghi chép ban đầu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Định kỳ gửi toàn bộ các chứng từ thông tin liên quan về phòng tài vụ. Tại phòng kế toán: sau khi nhận được chứng từ ban đầu, theo sự phân công của các nhân viên kế toán thực hiện các công việc kiểm tra, phân loại, xử lý chứng từ lập các bảng kê, bảng phân bổ,....... cho tới việc ghi chép sổ chi tiết, sổ tổng hợp, hệ thống hoá số liệu và cung cấp thông tin kế toán phục vụ cho yêu càu quản lý đồng thời dựa trên cơ sở các báo cáo kế toán đã lập tiến hành phân tích các hoạt động kinh tế để giúp lãnh đạo công ty trong việc điều hành hoạt động sản xuất. * Hình thức kế toán áp dụng tại công. Căn cứ vào qui mô, đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất, trình độ nghiệp vụ chuyên môn của kế toán viên, công ty CP giày Vĩnh phú đã tổ chức ghi sổ kế toán theo hình thức nhật kí chung ( NKC ) Hàng ngày các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh thể hiện trên các chứng từ gốc đều được kế toán phân loại và định khoản theo đúng mối quan hệ đối ứng tài khoản. Theo đó kế toán sẽ phản ánh vào sổ NKC, vào sổ chi tiết đối với các nghiệp vụ cần theo dõi chi tiết, sau đó từ sổ NKC đưa lên sổ cái tài khoản liên quan. Kế toán kiểm tra các bút toán có đúng trình tự không trên cơ sở đối chiếu chứng từ gốc. Cuối kỳ, kế toán tiến hành đối chiếu số liệu ghi trên sổ caí với bảng tổng hợp chi tiết. Nếu không có sự sai sót kế toán lập bảng cân đối dựa trên số dư cuối kỳ của các tài khoản, sau đó lập các báo cáo tài chính Hiện nay ở công ty không thực hiện phần mềm kế toán máy. Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính trị giá vốn hàng xuất kho theo giá hạch toán, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Việc tính lương của công ty căn cứ vào lương cấp bặc do nhà nước quy định và đơn giá lương sản phẩm do công ty xây dựng nên để trả lương cho công nhân viên Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 1/1 hàng năm kết thúc 31/12 hàng năm Kỳ kế toán: tính theo quý, mỗi năm có 4 quý * Hệ thống sổ kế toán công ty sử dụng bao gồm các sổ: - Sổ nhật ký chung - Sổ cái tài khoản - Các sổ chi tiết bao gồm các sổ, thẻ kế toán chi tiết. * Các mẫu báo cáo: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Thuyết minh báo cáo tài chính. * Trình tự ghi sổ theo sơ đồ sau: Chứng từ gốc Sổ nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu 2.2. Tình hình thực tế về công tác kế toán TSCĐ tại CTCP giày Vĩnh phú. 2.2.1. Tình hình chung về công tác quản lý TSCĐ ở công ty. 2.2.1.1. Đặc điểm và tình trạng kỹ thuật TSCĐ của công ty Do đặc điểm sản xuất của công ty TSCĐ của công ty bao gồm rất nhiều loại nhưng giá trị từng loại TSCĐ là không lớn.Tổng nguyên giá tính đến hết ngày 31/12/2005 là: 22.738.105.630 đ Từ khi công ty tìm được đối tác kinh doanh là công ty FREEDOM (Hàn Quốc) một công ty có uy tín ở Hàn Quốc và thế giới với hình thức chuyển giao công nghệ, vì vậy TSCĐ trong công ty chủ yếu được nhập từ Hàn Quốc và nó được hình thành từ 2 nguồn vốn vay ngân hàng và vốn từ các cổ đông đóng góp trong đó nguồn vốn vay ngân hàng là chủ yếu. Cũng từ lý do đó công tác quản lý sử dụng TSCĐ của công ty ngày càng được quan tâm chú trọng hơn nhằm đạt được hiệu quả sử dụng cao nhất và đảm bảo hoàn trả vốn đúng hạn. * Để đánh giá TSCĐ dùng cho sản xuất kinh doanh ta có biểu sau: Biểu đánh giá TSCĐ dùng cho sản xuất kinh doanh ở Công ty cổ phần giày Vĩnh Phú (tính đến 31/12/2005) Đơn vị tính: đồng TSCĐ tính theo TSCĐ dùng cho sản xuất kinh doanh Tổng TSCĐ Tỉ lệ (%) Nguyên giá 22.316.113.720 22.738.105.630 98 Hao mòn 13.622.040.500 13.791.849.545 98,77 Giá trị còn lại 8.694.073..220 8.946.256.085 97,2 (Số liệu :Bảng cân đối kế toán và Bảng tổng hợp TSCĐ) Toàn bộ TSCĐ của công ty được theo dõi chặt chẽ bởi 3 loại giá: Nguyên giá, giá trị hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại. Nhờ vậy phản ánh được số vốn đầu tư mua sắm xác định TSCĐ và trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty. 2.2.1.2. Phân loại TSCĐ Toàn bộ TSCĐ của công ty được quản lý tập trung và phân cấp quản lý đến các phân xưởng.Để thuận tiện cho việc hạch toán kế toán công ty phân loại TSCĐ theo các tiêu thức sau: + Phân loại theo nguồn hình thành TSCĐ hiện có của công ty như đã trình bày ở trên được hình thành từ 2 nguồn vốn vay ngân hàng và vốn từ các cổ đông đóng góp. Do vậy, để tăng cường quản lý TSCĐ công ty phân loại theo nguồn hình thành như sau (31/12/2005) Loại TSCĐ NG HMLK GTCL TSCĐ đầu tư bằng vốn vay NH 19.107.225.380 11.638.836.500 7.468.388.880 TSCĐ được đầu tư bằng vốn từ các cổ đông 3.630.880.250 2.153.013.045 1.477.867.205 +Phân loại theo tình hình sử dụng. Để thấy được tình hình sử dụng TSCĐ, biết được thực trạng TSCĐ nhằm đưa ra phương hướng đầu tư TSCĐ phù hợp, vì vậy công ty tiến hành phân loại theo tiêu thức này: Loại TSCĐ NG HMLK GTCL TSCĐ đang dùng 22.560.473.720 13.661.398.745 8.899.074.975 TSCĐ không cần dùng chờ xử lý 177.631.910 130.450.800 47.181.110 +Phân loại theo tính chất, công dụng kinh tế Theo cách phân loại này, TSCĐ đang dùng của công ty chia làm 2 loại: Loại TSCĐ NG HMLK GTCL TSCĐ dùng trong sản xuất 22.316.113.720 13.622.040.500 8.694.073.220 TSCĐ phúc lợi công cộng 244.360.000 39.358.245 205.001.755 + Phân loại theo đặc trưng kỹ thuật: Theo cách này TSCĐ đang dùng trong SX của công ty được chia thành: Loại TSCĐ NG HMLK GTCL I. Nhà cửa, vật kiến trúc 8.327.210.559 3.136.776.500 5.190.434.059 1. Nhà 4 tầng C2 5.815.964.000 1.594.889.000 4.221.075.000 2.Nhà xưởng 1 tầng C3 1.252.628.000 388.315.000 864.313.000 3. Nhà thường trực 35.128.000 33.940.000 1.118.000 …. … …. ….. II. Máy móc thiết bị 13.094.236.924 9.975.441.000 3.118.795.924 1. Máy bồi 385.808.000 310.235.000 75.573.000 2. Máy gò mũi giày 701.587.000 520.320.000 181.258.000 … … … … III. Phương tiện vận tải 730.345.932 436.220.000 294.125.932 1. Ô tô MAZDA323 314.841.900 256.580.000 58.261.000 2. Ô tô MAZDA 626 415.504.032 179.640.000 235.864.022 IV. Dụng cụ quản lý 164.320.305 73.603.000 90.717.305 1. Máy in 11.533.905 4.036.000 7.497.905 … … … … Nhìn chung công tác phân loại TSCĐ của công ty được thể hiện trên sổ TSCĐ theo từng nhóm sẽ được trích mẫu ở phần kế toán chi tiết TSCĐ và bảng tổng hợp TSCĐ hữu hình Trích Biểu số 1 Bảng tổng hợp TSCĐ năm 2005 Diễn giải NG HMLK GTCL A. TSCĐ đang dùng 22.250.473.720 13.661.398.745 8.899.074.975 I. TSCĐ dùng trong SXKD 22.316.113.720 13.622.040.500 8.694.073.220 1. Nhà xưởng, VKT 8.327.210.559 3.136.776.500 5.190.434.059 - Nhà 4 tầng C2 5.815.964.000 1.594.889.000 4.221.075.000 … … …. …. 2. Máy móc thiết bị 13.594.236.924 9.975.441.000 3.118.795.924 - Máy bồi 385.808.000 310.235.000 75.573.000 … … … … 3. Phương tiện vận tải 730.345.932 436.220.000 294.125.932 - Ô tô MAZDA323 314.841.900 256.580.000 58.261.000 - Ô tô MAZDA 626 415.504.032 179.640.000 235.864.022 4. Dụng cụ quản lý 164.320.305 73.603.000 90.717.305 - Máy in 11.533.905 4.036.000 7.497.905 … … … … II. TSCĐ phúc lợi, công cộng 244.360.000 39.358.245 205.001.755 1. Sân thể thao 40.136.000 20.368.000 19.768.000 … … … … B. TSCĐ không cần dùng chờ xử lý 177.631.910 130.450.800 47.181.110 1. Gara ô tô 10.525.000 8.260.000 2.265.000 … … … … Tổng cộng 22.738.105.630 13.791.849.545 8.946.256.085 (Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính năm 2005) 2.2.1.3. Tình hình quản lý TSCĐ ở công ty CP giày Vĩnh Phú. Với số lượng tài sản cố định nhiều, các loại TSCĐ lại đa dạng và phong phú, sự phức tạp của tình trạng trang bị và tình hình sử dụng thì công việc quản lý TSCĐ là một yêu cầu cần thiết. Nếu quản lý tốt tài sản cố định nó sẽ là tiền đề, điều kiện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. ở công ty TSCĐ được quản lý cả 2 mặt giá trị và hiện vật. * Về mặt hiện vật: TSCĐ của công ty được giao cho các phân xưởng và các phòng ban chức năng quản lý và sử dụng. Trong quá trình sản xuất có sự giám sát theo dõi của các kỹ thuật viên, thợ sửa chữa. Những nhân viên nay có thể thuộc phân xưởng cơ điện hoặc phòng kỹ thuật. Khi xảy ra sự cố hỏng hóc trục trặc về kỹ thuật thì các kỹ thuật viên, thợ sửa chữa sẽ tiến hành khắc phục và bảo dưỡng kịp thời để đảm bảo cho công việc sản xuất được liên tục. Ngoài ra, tại các phân xưởng cũng có những nhân viên giám sát máy móc thiết bị, mọi vấn đề liên quan đến tài sản cố định đều được báo cho phòng kỹ thuật một cách kịp thời. Phòng kỹ thuật chịu trách nhiệm theo dõi chung mọi tình hình liên quan đến vấn đề kỹ thuật. Tài sản cố định ở phân xưởng, bộ phận nào thì phân xưởng và bộ phận đó phải chịu trách nhiệm theo dõi, bảo quản những tài sản đó. Còn các tài sản cố định mà dùng chung cho công ty như: nhà cửa, vật kiến trúc thì do ban bảo vệ trông coi. Các tài sản dùng cho phòng ban thì do chính phòng ban đó quản lý và giữ gìn. * Về mặt giá trị: Được thực hiện tại phòng kế toán. Tại công ty đã có riêng một kế toán tài sản cố định phụ trách phần hành kế toán tài sản cố định chịu trách nhiệm lập sổ sách, ví dụ như: thẻ TSCĐ, sổ TSCĐ Sổ cái các tài khoản 211, 214 Bảng tổng hợp TSCĐ hữu hình Bên cạnh đó kế toán còn phải theo dõi chặt chẽ tình hình tăng giảm TSCĐ theo chỉ tiêu giá trị, định kỳ tính toán và phân bổ khấu hao. Mặt khác còn phải quản lý việc thu hồi vốn đầu tư ban đầu để tái sản xuất TSCĐ trong công ty đảm bảo thu hồi vốn đầy đủ, tránh thất thoát vốn đầu tư. Như vậy thông qua các phòng kế toán, kỹ thuật, các phân xưởng thì TSCĐ được quản lý cả về mặt giá trị lẫn hiện vật luôn đảm bảo cho yêu cầu sản xuất trong công ty. Việc bảo quản TSCĐ ngoài sự theo dõi thường xuyên máy móc thiết bị đưa vào hoạt động thì cứ mỗi năm công ty lại thực hiện kiểm kê đánh giá TSCĐ để kịp thời phát hiện những mất mát và sự cố liên quan. 2.2.1.4. Đánh giá TSCĐ. Đánh giá TSCĐ là một yêu cầu quản lý về mặt giá trị. ở công ty việc đánh giá được thực hiện theo nguyên tắc chung của chế độ kế toán đã ban hành. TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại. * Theo nguyên giá Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được tài sản đó và đưa TSCĐ vào vị trí sẵn sàng sử dụng. + Nguyên giá TSCĐ nếu mua sắm NG TSCĐ = giá mua (giá hoá đơn ) + chi phí khác Ví dụ Ngày 8 /11/2005 công ty mua 01 thiết bị làm lạnh có giá hoá đơn không kể thuế GTGT là 388.000.000 đ. Chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử là 990.000 đ, căn cứ vào chứng từ kế toán xác định NG TSCĐ là: NG = 388.000.000 + 990.000 = 388.990.000 đ + Trường hợp do xây dựng cơ bản hoàn thành đưa vào sử dụng: NG = giá thực tế (giá quyết toán ) của TSCĐ hoàn thành Ví dụ Ngày 30/8/2005 công ty thực hiện việc quyết toán đưa công trình xây dựng mở rộng nhà kho thành phẩm vào sử dụng, Tổng giá trị quyết toán thực hiện là: 663.477.472đ Vậy NG TSCĐ của công trình này là 663.477.472 đ * Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại Giá trị còn lại = NG TSCĐ - Hao mòn luỹ kế Theo cách đánh giá trên thì: NG TSCĐ hiện có đến ngày 32/12/2004 là 22.738.105.630 đ Hao mòn luỹ kế = 13.791.849.545 đ Giá trị còn lại = 8.946.256.085 đ 2.2.2. Tổ chức công tác kế toán TSCĐ tại công ty CP giầy Vĩnh phú. 2.2.2.1 Thủ tục quản lý tăng giảm TSCĐ và các chứng từ kế toán. Qui trình tổ chức chứng từ biến động TSCĐ ổ công ty được thực hiện Quyết định tăng, giảm Giám đốc các bộ phận giao nhận chứng từ giao nhận Kế toán TSCĐ Hach toán TSCĐ Đối với TSCĐ tăng: Khi có quyết định của Giám đốc công ty , các bộ phận giao nhận phụ trách việc mua sắm, nghiệm thu... đều phải có đầy đủ các chứng từ gốc liên quan, đảm bảo cho nghiệp vụ tăng là thực tế phát sinh và đảm bảo tính pháp lý đúng đắn như: Biên bản bàn giao TSCĐ, hoá đơn GTGT, hợp đồng mua bán,biên bản nghiệm thu. Sau đó đưa cho phòng kế toán lập hồ sơ tăng TSCĐ. Căn cứ vào các chứng từ ghi tăng TSCĐ kế toán ghi vào thẻ TSCĐ, thẻ này được lập để theo dõi chi tiết từng TSCĐ của đơn vị. Sau khi lập thẻ được ghi cho các bộ phận sử dụng TSCĐ quản lý và theo dõi. Bên cạnh việc mở thẻ TSCĐ, kế toán TSCĐ ghi vào sổ chi tiết tăng TSCĐ. Sổ này được để theo dõi TSCĐ tăng trong từng tháng. Đối với TSCĐ giảm: Các thủ tục cũng tương tự như tăng TSCĐ, các bộ phận giao nhận sẽ lập các chứng từ liên quan như phiếu thu, biên bản nhượng bán, họp đấu giá ... Giao cho kế toán thực hiện việc hạch toán, xử lý. Kế toán phản ánh chi tiết tình hình giảm trên “sổ chi tiết giảm TSCĐ” Sổ này được lập để theo dõi tình hình giảm TSCĐ trong từng tháng Căn cứ để ghi giảm TSCĐ là biên bản thanh lý, hoá đơn, bảng tính phân bổ khấu hao và các hoá đơn chứng từ khác có liên quan. Trích Biểu số 2 sổ chi tiết tăng tscđ Tháng 11 năm 2005 ĐVT: đồng stt Tên tài sản Danh điểm Nước sản xuất Bắt đầu đưa vào sử dụng Đơn vị sử dụng Số lượng (cái) Tổng nguyên giá Nguồn vốn Vay NH Cổ đông 1 Máy may chương trình TM Hàn quốc 9/11/2005 PX may 4 344.700.000 x 2 Thiết bị làm lạnh TM Hàn quốc 13/11/2005 PX hoàn thành 1 388.990.000 x Tổng cộng 733.690.000 sổ chi tiết giảm tscđ Tháng 12 năm 2005 ĐVT: đồng stt Tên tài sản Danh điểm Nước sản xuất Đơn vị sử dụng Số lượng (cái) Tổng nguyên giá GTHM GTCL 1 Máy PHOTOCOPY TV Nhật Bản Phòng xuất nhập khẩu 1 10.500.000 7.000.000 3.500.000 Tổng cộng 10.500.000 7.000.000 3.500.000 2.2.2.2. Kế toán chi tiết TSCĐ ở công ty. Do đặc điểm TSCĐ là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, giá trị lớn được chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên để đáp ứng yêu cầu quản lý TSCĐ đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ Thông qua kế toán chi tiết TSCĐ, kế toán sẽ cung cấp những chỉ tiêu quan trọng về cơ cấu, tình hình phân bổ TSCĐ là căn cứ để các doang nghiệp cải tiến trang bị và sử dụng TSCĐ phân bổ chính xác khấu hao, nâng cao trách nhiêm vật chất trong việc bảo quản và sử dụng tài sản ở công ty. Kế toán chi tiêt ở công ty thực hiện việc đánh số TSCĐ * Đánh số TSCĐ Việc ghi số hiệu đối với từng đối tượng ghi TSCĐ ổ công ty được ghi bằng các chữ cái là kí hiệu loại kèm theo số thứ tự để chỉ đối tượng TSCĐ. Các loại máy móc thiết bị công tác được ký hiệu là TM, thiết bị văn phòng ký hiệu là TV. Trong mỗi loại đó lại được ghi theo từng nhóm và theo thứ tự tăng của TSCĐ Ví dụ: Khi nhập 4 máy may chương trình được ghi lần lượt là TM 201 đến TM 204 * Kế toán chi tiết ở nơi sử dụng, bảo quản TSCĐ TSCĐ sau khi được mua sắm, đầu tư, xây dựng bàn giao cho các phân xưởng, các bộ phận sử dụng, tại nơi sử dụng, bảo quản TSCĐ, hiện nay công ty theo dõi trên sổ tài sản theo đơn vị sử dụng đối với từng phân xưởng. Trích Biểu số 3 sổ tài sản theo đơn vị sử dụng Tên đơn vị: Phân xưởng may Ghi tăng tài sản và công cụ lao động Ghi giảm tài sản và công cụ lao động Ghi chú Chứng từ Tên, nhãn hiệu, quy cách đvt Số lượng Đơn giá Số tiền Chứng từ Lý do Số lượng Số tiền Số hiệu Ngày, tháng, năm Số hiệu Ngày, tháng, năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 3 20/7/2003 Nhà xưởng sản xuất m2 1,800 745.622.000 4 15/8/2004 Máy may 2 kim c 66 712.974.000 5 1/10/2004 Máy ZIZAC c 33 337.683.000 9/11/2005 Máy may chương trình c 4 344.700.000 ... ... Tổng cộng: 7.755.962.000 Trích Biểu số 4 sổ tài sản theo đơn vị sử dụng Tên đơn vị: Phân xưởng hoàn thành Ghi tăng tài sản và công cụ lao động Ghi giảm tài sản và công cụ lao động Ghi chú Chứng từ Tên, nhãn hiệu, quy cách đvt Số lượng Đơn giá Số tiền Chứng từ Lý do Số lượng Số tiền Số hiệu Ngày, tháng, năm Số hiệu Ngày, tháng, năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 1 1/10/2003 Nhà 1 tầng cấp 3 m2 1.175 626.314.000 2 21/9/2003 Máy gò mũi giày c 3 701.578.000 6 5/10/2004 Máy ép 4 phía c 4 569.809.000 13/11/2005 Thiết bị làm lạnh c 1 338.990.000 ... ... Tổng cộng: 8.110.640.223 * Kế toán chi tiết ở bộ phận kế toán công ty. Thực hiện mô hình kế toán tập trung, mọi sổ sách công việc ghi chép đều tập trung tại phòng kế toán, công ty hạch toán chi tiết qua thẻ TSCĐ và sổ TSCĐ. Thẻ TSCĐ của công ty mở riêng cho từng tài sản theo mẫu quy định, chỉ phát sinh các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ kế toán căn cứ vào các chứng từ để ghi thẻ. - Biên bản bàn giao TSCĐ - Biên bản đánh giá lại TSCĐ - Biên bản thanh lý TSCĐ - Bảng tính và phân bổ khấu hao - Các tài liệu kỹ thuật khác liên quan. Thẻ TSCĐ thay đổi hàng năm sau khi công ty tiến hành kiểm kê TSCĐ. Sau đây em xin lấy 1 ví dụ phát sinh liên quan đến tăng TSCĐ tại công ty. NG TSCĐ là giá ghi trên hoá đơn chưa có thuế GTGT, công ty mua TSCĐ với giá bao gồm cả chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử vào vị trí sẵn sàng sử dụng có nghĩa là mọi chi phí lắp đặt do bên bán tài sản chịu. Ví dụ Ngày 08/10/2005 công ty quyết định mua 01 thang vận loại V của nhà máy cơ khí Hồng Nam với giá mua 54.000.000 (thuế GTGT 10%). Công ty mua bẳng quỹ đầu tư phát triển. Căn cứ vào hợp đồng kinh tế số 041/CTCPGVP ngày 08/10/2005, hoá đơn GTGT số 060342 ngày 09/10/2005, phiếu chi số 25 và biên bản bàn giao sửa chữa lắp đặt, biên bản bàn giao TSCĐ, kế toán ghi: Nợ TK 211: 54.000.000 Nợ TK 133 (2): 5.400.000 Có TK 111: 59.400.000 Bút toán này được thể hiện trên sổ NKC, sổ cái các TK 211, 133, 111 Đồng thời kế toán căn cứ vào nguồn hình thành TSCĐ, ghi: Nợ TK 414: 54.000.000 Có TK 411: 54.000.000 Bộ chứng từ bao gồm: - Hợp đồng kinh tế - Hoá đơn GTGT - Biên bản bàn giao, sửa chữa lắp đặt - Biên bản bàn giao TSCĐ. - Phiếu chi Trích Biểu số 5 cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hợp đồng kinh tế Số 041/CTCPGVP - Căn cứ vào giấy phép kinh doanh ngày 5/4/2004 của công ty CP giày VP - Căn cứ khả năng cung cấp, tình hình thực tế nhu cầu của 2 bên. Hôm nay, ngày 08/10/2005 tại nhà máy cơ khí Hồng Nam. Đại diện 2 bên gồm có: Bên A: Nhà máy cơ khí Hồng Nam Địa chỉ: Lĩnh Nam – Thanh Trì - Hà Nội Bên B: Công ty CP giày Vĩnh phú Do ông Bùi Mạnh Hùng – Chức vụ: Phó giám đốc đại diện. Hai bên đã thoả thuận ký kết hợp đồng với các điều khoản và điều kiện sau: Điều 1: Tên mặt hàng, số lượng, giá cả Bên A xuất bán cho bên B: STT Tên hàng Số lượng (chiếc) Đơn giá Thành tiền 1 Thang vận loại V 01 54.000.000 54.000.000 Tiền thuế GTGT (10%) 5.400.000 Tổng cộng: 59.400.000 Điều 2: Quy cách, chất lượng. Điều 3: Giao nhận, vận chuyển, bốc xếp, lắp đặt máy Bên A giao nhận cho bên B tại xưởng của bên B. Bên A chịu toàn bộ chi phí vận chuyển, bốc xếp, chịu trách nhiệm lắp đặt hướng dẫn kỹ thuật và bàn giao cho bên B. Điều 4: Thời gian giao hàng Giao hàng trong vòng 6 ngày kể từ ngày ký hợp đồng. Điều 5: Bên B thanh toán 100% tổng giá trị hợp đồng bao gồm cả tiền hàng và tiền thuế GTGT ngay sau khi lắp đặt, bàn giao máy hoàn chỉnh bằng tiền mặt, số tiền: 59.400.000 đ (Bằng chữ: Năm mươi chín triệu bốn trăm ngàn đồng chẵn) Điều 6: Cam kết chung Đại diện bên mua Đại diện bên bán Trích mẫu chứng từ gốc Biểu số 6 cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Biên bản bàn giao sửa chữa lắp đặt TSCĐ Hôm nay, ngày 09/10/2005 tại công ty CP Giày Vĩnh Phú. Chúng tôi gồm có: Bên A: Ngô Anh Tuấn ( Nhà máy cơ khí Hồng Nam) Bên B: Bùi Quang Hải - Quản đốc phân xưởng ( Công ty CP giày Vĩnh Phú ) Sau khi bên A tiến hành lắp đặt máy móc theo hoá đơn số 060342. Bên A bàn giao máy này cho bên B theo thực trạng như sau: Còn mới 100% Bên B đã nhận đủ số lượng máy. Biên bản lập xong 2 bên cùng nhất trí ký nhận vào hồi 16h ngày 09 tháng 10 năm 2005. Đại diện bên a Đại diện bên b (Ký tên, họ tên) (Ký tên, họ tên) Trích Biểu số 7 Công ty CP giày Vĩnh phú Phường gia cẩm- TP Việt trì BIÊN Bản giao nhận TSCĐ Mẫu số 01 Ngày 09 tháng 10 năm 2005 Căn cứ quyết định về việc bàn giao TSCĐ Ban giao nhận TSCĐ gồm có: Ông Nguyễn Văn Thắng- Trưởng phòng kỹ thuật- Đại diện bên giao Ông Đào Việt Hà -Trưởng phòng sản xuất -Đại diện bên nhận Ông Bùi Quang Hải- Quản đốc phân xưởng- Đại diện bên nhận Địa điểm giao nhận: PX hoàn thành Xác nhận việc giao nhận như sau : STT Tên TSCĐ Số hiệu nước sx năm sd công suất thiết kế nguyên giá Tỷ lệ hao mòn(%) 1 Thang vận loại V Việt nam 2005 1.5kw 54.000.000 Giám đốc Kế toán trưởng Người nhận Người giao (Ký và đóng dấu ) (ký họ tên ) (ký họ tên ) (ký họ tên ) - Căn cứ vào biên bản bàn giao TSCĐ kế toán tiến hành ghi thẻ TSCĐ Trích Biểu số 8 Công ty CP giày Vĩnh Phú Phường Gia Cẩm – TP. Việt Trì - Phú Thọ Thẻ TSCĐ Số 71 Ngày lập thẻ: 10/10/2005 Kế toán trưởng: Tạ Thuý Hà (đã ký) Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số 01 ngày 5/10/2005 Tên Mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ Số hiệu TSCĐ: Thang vận loại V Nơi sản xuất: Nhà máy cơ khí Hồng Nam Năm sản xuất: 2004 Bộ phận quản lý SD: PX hoàn thành Năm đưa vào SD: Tháng10/2005 Công suất thiết kế: Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày tháng năm Lí do đình chỉ: Số hiệu chứng từ NG TSCĐ Giá trị HMTSCĐ Ngày, tháng, năm Diễn giải Nguyên giá Năm GTHM Cộng dồn 230 08/10/2005 Mua thiết bị ở nhà máy Hồng Nam 54.000.000 2005 322 30/11/2005 Trích KH T11 750.000 750.000 432 31/12/2005 Trích KH T12 750.000 1.500.000 ... ... ... ... Thẻ TSCĐ của các TSCĐ trong cùng một nhóm được tập hợp vào một sổ riêng “Sổ TSCĐ”. Việc ghi sổ TSCĐ căn cứ ghi trên nguyên giá, hao mòn trên thẻ TSCD để ghi NG và giá trị hao mòn. Cụ thể, từ chứng từ, thẻ TSCĐ đã ghi ở trên kế toán tiến hành ghi sổ TSCĐ Trích Biểu số 9 Sổ TSCĐ Năm 2005 Loại tài sản: Máy móc thiết bị Đơn vị tính: Triệu đồng Ghi tăng TSCĐ KH TSCĐ Ghi giảm TSCĐ Chứng từ Diễn giải Nước SX Năm SD SH NG KH KH L.Kế CT Lý do Số hiệu Ngày tháng Tỷ lệ KH (%) Mức KH Số hiệu Ngày tháng 230 08/10 Mua TB ở NM Hồng Nam Việt Nam 2005 54 16,7 9 Vào cuối niên độ, kế toán căn cứ vào sổ và thẻ TSCĐ, sổ trích khấu hao trong năm kế toán lập biểu tổng hợp TSCĐ, biểu này cho biết tổng quát về TSCĐ của công ty. 2.2.2.3. Kế toán tổng hợp TSCĐ ở công ty CP giày Vĩnh phú. TSCĐ có đặc điểm và thời gian sử dụng lâu dài và có giá trị lớn. Do vậy trong các doanh nghiệp TSCĐ biến động không nhiều, các nghiệp vụ kế toán chủ yếu là tăng, giảm, khấu hao,… Tại công ty CP giày Vĩnh phú việc trang bị TSCĐ, thanh lý,… được tiến hành đều trong năm, việc tính khấu hao theo tháng. Trong phạm vi bài luận văn em xin lấy số liệu một số nghiệp vụ chủ yếu của quý IV năm 2005. a. Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ TSCĐ của công ty trong những năm gần đây tăng chủ yếu do nguồn vốn vay ngân hàng, vốn từ các cổ đông đóng góp không đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Vì vậy trước khi đầu tư vào mua sắm, trang bị hay cải tiến đổi mới một loại TSCĐ nào đó thì công ty phải lập kế hoạch phân tích hiệu quả sử dụng của tài sản đó xem việc đầu tư có đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn khi chưa đầu tư hay không để có khả năng thanh toán các khoản nợ và đem lai lợi ích cho công ty thì công ty quyết định đầu tư và ngược lại. Các tài khoản sử dụng: TK 211, TK 411, TK 214, TK 241. Công ty sử dụng các tài khoản chủ yếu này để hạch toán TSCĐ các tài khoản này có nội dung kinh tế, tính chất, kết cấu hoàn toàn theo đúng chế độ quy định của bộ tài chính. đ Tăng do mua sắm bằng nguồn vốn vay ngân hàng Được sự đồng ý của các cổ đông trong hội đồng quản trị quyết định đầu tư một TSCĐ nào đó. Công ty tiến hành ký kết hợp đồng với những doanh nghiệp có khả năng cung ứng những TSCĐ cần sử dụng đó. Căn cứ dự án đầu tư chiều sâu nâng cao công suất máy móc thiết bị sản xuất giày thể thao xuất khẩu của công ty cổ phần giày Vĩnh phú. Sau khi kiểm tra thẩm định thực tế, ngân hàng công thương tỉnh Phú Thọ và công ty cổ phần giày Vĩnh phú ký hợp đồng tín dụng cho vay vốn để đầu tư theo dự án khả thi đã được thẩm định. Ví dụ Ngân hàng cho công ty vay 22.000 U

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định của Công ty cổ phần Giày Vĩnh Phú.doc
Tài liệu liên quan