Khóa luận Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN XIN VAY VỐN TẠI CÁC NHTM 4

1.1.1. Khái niệm về dự án đầu tư 4

1.1.2. Nội dung của dự án đầu tư 4

1.1.3. Vai trò của dự án đầu tư 5

1.2. TỔNG QUAN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 6

1.2.1. Thẩm định dự án đầu tư 6

1.2.2. Thẩm định tài chính dự án đầu tư của NHTM 11

1.3. CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 26

1.3.1. Quan niệm về chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư 26

1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án của

NHTM 27

1.3.2.1. Chỉ tiêu định tính 27

1.3.2.2. Chỉ tiêu định lượng. 28

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án

đầu tư 31

 

Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG BIDV NAM HÀ NỘI 37

2.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NAM HÀ NỘI 37

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng đầu tư và phát triển – Chi nhánh Nam Hà Nội. 37

2.1.2. Hệ thống bộ máy tổ chức và quản lý của Ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Hà Nội. 38

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh từ năm 2006-2009 39

2.2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NAM HÀ NỘI 48

2.2.1. Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội 48

2.2.2. Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng BIDV Nam Hà Nội: 64

2.2.2.1. Theo chỉ tiêu định tính: 64

2.2.2.2. Theo các chỉ tiêu định lượng: 66

2.2.3. Kết quả thẩm định dự án cho vay tại ngân hàng BIDV Nam Hà Nội. 70

2.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI BIDV NAM HÀ NỘI 71

2.3.1. Thành tích đạt được: 71

2.3.2. Hạn chế 74

2.3.3. Nguyên nhân 75

 

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỀN NAM HÀ NỘI 79

3.1. ĐỊNH HƯỚNG CỦA NGÂN HÀNG BIDV NAM HÀ NỘI 79

3.1.1. Định hướng chung của BIDV Nam Hà Nội đến năm 2015 79

3.1.2. Định hướng cho công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn 79

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI BIDV NAM HÀ NỘI 80

3.2.1. Nhóm giải pháp về CBTĐ tài chính dự án đầu tư: 80

3.2.2. Nhóm giải pháp về cơ sở vật chất phục vụ công tác thẩm định: 81

3.2.3. Nhóm giải pháp về quy trình thẩm định: 82

3.2.4. Nhóm giải pháp về phương pháp thẩm định dự án: 83

3.2.3. Nhóm giải pháp về nội dung thẩm định 86

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI BIDV NAM HÀ NỘI 89

2.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước và các bộ ngành có liên quan 89

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 91

2.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 92

2.3.4. Kiến nghị đối với chủ đầu tư 93

KẾT LUẬN 95

 

 

doc103 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5458 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chất lượng tín dụng của ngân hàng ngày một tăng cao, vì thế mà có thể đánh giá khách hàng một cách tốt hơn từ đó mà lựa chọn những khách hàng tốt tiềm năng để đem lại hiệu quả cho khoản vay và lợi nhuận cho mình. Tuy nhiên chúng ta cũng thấy rõ được trong năm 2008 tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn có tăng so với năm 2007 nhưng mức tăng là nhỏ không đáng kể, cụ thể là 0,65 % với nợ xấu và 2,94 % với nợ quá hạn, đây cũng là điều rễ hiểu trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tiếp theo phải kể tới chỉ tiêu dự phòng rủi ro. Chỉ tiêu này tăng liên tục trong 3 năm từ 2006-2008, điều này chứng tỏ các khoản cho vay cần trích lập dự phòng tăng lên song đây cũng là một yếu tố hợp lý khi mà chỉ tiêu tổng dư nợ của Ngân hàng tăng lên cao. Vì thế mà việc phải trích lập dự phòng thêm là không thể tránh khỏi. Riêng chỉ năm 2009 việc trích lập dự phòng rủi ro giảm xuống do tình hình cho vay có nhiều thay đổi theo xu hướng an toàn và hiệu quả hơn. Điều này được lý giải bởi chính sách kích cầu đầu tư của chính phủ tập chung hỗ trợ và bảo lãnh cho vay với các dự án trọng điểm mà đơn vị tài trợ thường là BIDV. Sau đây là nhận xét theo từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể của Ngân hàng BIDV Nam Hà Nội trong giai đoạn 2006-2009 2.1.3.1. Công tác nguồn vốn. Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của ngân hàng qua các năm gần đây Đv. Tỷ vnđ Năm Tiền gửi kho bạc Vốn dân cư Vốn tổ chức Tổng Tăng so với năm trước % KH năm 2006 92,615 1422,113 985,167 2499,895 - 87% 2007 98,523 1840,457 1024,224 2963,204 18.53% 95% 2008 115,412 1987,870 1451,667 3554,949 19.97% 98% 2009 121,145 2043,587 1754,665 3919,397 10.25% 89% Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp BIDV Nam Hà Nội Theo bảng tổng hợp ta thấy được tình hình huy động vốn của BIDV Nam Hà Nội giai đoạn 2006 – 2009 liên tục tăng qua 4 năm và tỉ lệ tăng này cũng ngày càng tăng ngoại trừ năm 2009 tốc độ tăng huy động vốn giảm xuống 9,72% so với 2008. Riêng cuối năm 2007 và đầu 2008 mức tăng trưởng huy động vốn đạt mức trung bình là 19,54%, điều này cũng xuất phát từ thực tiễn là thời điểm lạm phát rất cao, NHNN liên tục tăng lãi suất cơ bản, bên cạnh đó các ngân hàng cũng chạy đua về lãi suất để tăng cường nguồn vốn huy động vì thế mà lượng vốn chảy vào trong ngân hàng là rất cao. Hơn nữa thì Ngân hàng ĐT&PT là một ngân hàng nhà nước có bề dày lịch sử phát triển, có uy tín cao trong hệ thống thị trường tiền tệ vì thế mà nguồn vốn huy động trong thời gian này của Ngân hàng là tương đối tốt. Nhận xét về cơ cấu tiền gửi ta có thể thấy được nguồn vốn từ dân cư và từ các tổ chức là nguồn vốn quan trọng nhất, song nguồn vốn từ tiền gửi kho bạc cũng là một nguồn huy động vốn quan trọng do nó là một nguồn khá ổn định, và có tính ổn định cao. Và so với các NH khác thì BIDV Nam Hà Nội cũng có một lượng nguồn vốn từ nguồn này là khá cao Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn tại BIDV Nam Hà Nội giai đoạn 2006-2009 0 500 1,000 1,500, 2,000 2,500 2006 2007 2008 2009 Năm Tiền gửi kho bạc Vốn dân cư Vốn tổ chức Nghìn tỷ VND 2.1.3.2. Công tác tín dụng Bảng 2.3.: Tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng giai đoạn 2006 – 2009 Đv. Tỷ vnđ, % Năm Tín dụng ngắn hạn Tín dụng trung hạn Tín dụng dài hạn Tổng dư nợ Tỷ vnd Tỷ trọng (%) Tỷ vnd Tỷ trọng (%) Tỷ vnd Tỷ trọng (%) Tỷ vnd 2006 474,122 52,26 121,748 13,42 311,452 34,33 907,322 2007 380,312 63,81 75,061 12,59 140,671 23,60 596,044 2008 549,426 60,58 81,489 8,98 276,072 30,44 906,987 2009 687,657 48,78 161,228 11,44 608,660 43,17 1409,830 Nguồn: phòng kế hoạch tổng hợp BIDV Nam Hà Nội Biểu đồ 2.2: Tình hình tín dụng giai đoạn năm 2006-2009 Nghìn Tỷ VND 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 2006 2007 2008 2009 Năm Tín dụng ngắn hạn Tín dụng trung hạn Tín dụng dài hạn Tổng dư nợ Biểu đồ 2.3: Cơ cấu tín dụng qua 4 năm 2006-2009 1 2 3 1 2 3 1 2 3 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 2 3 Năm 2009 □ Tín dụng ngắn hạn □ Tín dụng trung hạn □ Tín dụng dài hạn Nhìn chung trong 4 năm thì tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trên 48%/Tổng dư nợ và có xu hướng ngày càng giảm dần từ năm 2006 là 52,26% và cao nhất là vào năm 2007 là 63,81% giảm dần qua năm 2008 và 2009 chỉ còn lại là 48,78%. Tuy nhiên xét trên số liệu tuyệt đối thì tín dụng ngắn hạn lại có xu hướng tăng đến năm 2009 tăng là 215,535 tỷ đồng hay tăng 45.04%. Tiếp đó chiếm tỷ trọng tương đối cao là tín dụng dài hạn lên tới 43.17% cao nhất vào năm 2009 và thấp nhất là vào năm 2007 là 23,6%. Điều này chứng tỏ cơ cầu tín dụng của Ngân hàng BIDV Nam Hà Nội có xu thế tăng mạnh cho tín dụng dài hạn thể hiện ngày càng có các dự án có quy mô lớn, thời hạn vay dài tăng nhanh. Đây có thể là một nguồn lợi nhuận lớn mà ngân hàng có thể khai thác song Ngân hàng cũng cần quan tâm chú trọng hơn nữa đến yếu tố rủi ro của các khoản vay dài hạn này. Khi mà các khoản vay dài hạn chịu tác động của rất nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan như lạm phát, lãi suất thị trường, tỷ giá, chỉ số tiêu dùng….., vì thế mà Ngân hàng cũng cần sớm đưa ra giải pháp cho mình để khắc phục rủi ro có thể xảy ra. Cuối cùng chiếm tỷ trọng thấp nhất là khoản tín dụng trung hạn chỉ chiếm khoảng từ 9% cho tới hơn 13%. Qua bảng trên ta còn thấy tình hình biến động của tổng dư nợ cho vay qua các năm. Hầu như trong 4 năm thì mức tín dụng vào khoảng hơn 900 tỷ đồng song chỉ riêng năm 2007 có một sự suy giảm mạnh mẽ trong tổng dư nợ của NH thể hiện qua mức giảm là hơn 300 tỷ đồng với tốc độ giảm là 34,3%. Đến năm 2008 tổng mức tín dụng đã tăng lên mạnh so với năm 2007 với tỉ lệ tăng là 96.3% song vẫn chưa đạt được tổng dư nợ năm 2006 giảm so với năm 2006 là 0.037% tương đương là 335 triệu đồng. cho thấy sự cố gắng vượt qua khó khăn trong môi trường kinh tế biến động mạnh khi mà chính sách cắt giảm tín dụng, và tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc của NHNN được ban hành. Trong hoàn cảnh đó ngân hàng đã thực hiện một số biện pháp: kiểm soát chặt chẽ hơn trong việc thẩm định và ra quyết định tín dụng cấp, giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn, thay đổi lãi suất linh hoạt theo biến động thị trường nhưng luôn đảm bảo lợi ích cho chi nhánh và cho khách hàng vay vốn, không quá chạy theo lợi nhuận, cuối cùng là thực hiện nâng cao mối quan hệ với khách hàng. Nhờ đó mà NH đã khắc phục được hoàn cảnh. Cuối cùng đến cuối năm 2009 thì chỉ tiêu này lại tăng với mức tăng hơn 502 tỷ đồng tốc độ tăng là 55,44%. Đây là một kết quả đáng chúc mừng cho chi nhành vì đã khác phục được những khó khăn trong giai đoạn chung của đất nước cũng như của toàn thế giới từ cuộc khủng hoảng thế giới đem lại. 2.1.3.3. Công tác phát triển dịch vụ và phát triển sản phẩm Tình hình thu phí dịch vụ của chi nhánh BIDV Nam Hà Nội giai đoạn 2006 – 2009 luôn đảm bảo mức doanh thu không nhỏ đóng góp vào doanh thu chung của chi nhánh, làm gia tăng lợi nhuận, đảm bảo tính thanh khoản và sự thuận tiện cho khách hàng. Tính đến 31/12/2009 thì ngân hàng có cơ cấu dịch vụ như sau: Bảng 2.4: Bảng cơ cầu thu phí dịch vụ tính đến ngày 31/12/2009 Chỉ tiêu Khối lượng (trđ) Tỷ lệ (%) Lãi và phí thu được từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ 2.437 12,86 Thu phí bảo lãnh 9.197 48,52 Thu phí thanh toán quốc tế 1.492 7,87 Thu phí thanh toán trong nước + chuyển tiền quốc tế 4.351 22,95 Thu phí từ các hoạt động khác 1.478 7,80 Biểu đồ 2.4: Cơ cấu thu phí dịch vụ 31/12/2009 2.437 9.197 1.492 4.351 1.478 Lãi và phí thu được từ HĐKD ngoại tệ Thu phí bảo lãnh Thu phí thanh toán quốc tế Thu phí thanh toán trong nước + chuyển tiền quốc tế Thu phí từ các hoạt động khác 2.1.3.3. Hiệu quả kinh doanh: Tìm ra giải pháp cho bản thân mình chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội đã đưa ra phương châm thực hiện kinh doanh “Tăng trưởng bền vững - Chất lượng - Hiệu quả - An toàn”, quyết đoán nhưng mềm dẻo, linh hoạt trong điều hành kinh doanh, hơn nữa thực hiện tiết kiệm chi tiêu trong nội bộ từ đó mà NH luôn cân đối nguồn vốn, tính toán mức chênh lệch lãi suất đầu ra - đầu vào một cách hợp lý nhất đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy trong năm 2008-2009 tuy có sự biến động lớn trong toàn bộ nền kinh tế thế giới cũng như kinh tế trong nước thì NH vẫn đạt được một số kết quả tốt trong hoạt động kinh doanh của mình. Trước tiên là năm 2008 chênh lệch thu chi (bao gồm cả thu nợ hạch toán ngoại bảng và thu khác) đến 31/12/2008 là 65,4 tỷ đồng, tăng 105% so với năm 2007 còn trong năm 2009 NH đã đạt được những thành tích sau: chênh lệch thu chi là 47,8 tỷ đồng, đạt 120% kế hoạch đã giao (KH: 40 tỷ đồng). Lợi nhuận trước thuế tăng lên là 41,9 tỷ đồng tăng 40% so với năm trước. Bảng 2.5: Chỉ tiêu phản ánh năng suất lao động năm 2008-2009 STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 1 Huy động vốn bình quân đầu người 21 24 2 Dư nợ bình quân đầu người 11,9 13,3 3 Chênh lệch thu chi bình quân đầu người 0,546 0,451 4 Thu dịch vụ ròng bình quân đầu người 0,130 0,179 Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp BIDV Nam Hà Nội Bên cạnh lợi nhuận đã đạt được thì chi nhánh cũng đã thực hiện một số chỉ tiêu về năng suất lao động khá tốt như chỉ tiêu về huy động vốn bình quân đầu người tăng 3 tỷ đồng, dư nợ bình quân đầu người tăng 1,4 tỷ đồng và thu dịch vụ rong bình quân đầu người tăng 0,049 tỷ đồng. Song về chênh lệch thu chi bình quân đầu người thì lại giảm 0,095 tỷ đồng. Như vậy tuy quy mô hoạt động của chi nhánh về hoạt động huy động vốn cũng như dư nợ cho vay của chi nhánh thì có xu hướng tăng lên nhưng chưa thực sự hiệu quả vì việc tăng này chưa thực sự làm tăng khoản thu nhập có được từ chênh lệch thu chi cho mỗi cán bộ. 2.2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NAM HÀ NỘI 2.2.1. Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội 2.2.1.1. Quy trình thẩm định dự án đầu tư Từ tháng 10 năm 2008 cùng với toàn bộ hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thì chi nhánh cũng thực hiện thay đổi mô hình tổ chức theo mô hình mới do hội sở chính đặt ra và vì thế mà quy tình thẩm định dự án đầu tư cũng có sự thay đổi theo và trách nhiệm của từng CBTĐ là khác nhau theo từng công việc cụ thể được giao. Sau đây là mô hình về quy trình thẩm định: Sơ đồ2.2: Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh BIDV Nam Hà Nội Khách hàng Phòng QHKH Phòng QLRR Nhu cầu Tiếp thị, tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra Nhận hồ sơ, kiểm tra sơ bộ Thẩm định Đề nghị bổ sung thông tin Báo cáo thẩm định rủi ro Trình lãnh đạo phòng quản lý rủi ro Phê duyệt rủi ro của PGD phụ trách QLRR Đầu mối thông tin Thẩm định rủi ro Khách hàng xem lại, chỉnh sửa, bổ sung Hội đồng tín dụng (nếu cần) phê duyệt cấp tín dụng Soạn thảo kí kết hợp đồng và giải ngân Báo cáo thẩm định Trình lãnh đạo phòng QHKH Phê duyệt rủi ro của PGD phụ trách QHKH Cung cấp thông tin Từ chối Điều kiện bổ sung Chấp nhận điều kiện bổ sung Đồng ý 2.2.1.2. Đặc điểm của các dự án đầu tư xin vay vốn tại ngân hàng BIDV Nam Hà Nội Các dự án đầu tư tại ngân hàng BIDV Nam Hà Nội thường được chia thành hai nhóm đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trong đó số dự án của các doanh nghiệp quốc doanh chiếm tỷ trọng thấp khoảng 25% trong tổng số dự án được duyệt song số tổng mức vốn mà các doanh nghiệp này vay lại chiếm tỷ trọng tương đối lớn khoảng 55% trên tổng dư nợ theo dự án tại Ngân hàng tính tới thời điểm hiện tại. Và ngược lại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh với số dự án chiếm tỷ trọng rất cao 75%/ tổng số dự án được duyệt nhưng tổng số vốn vay chỉ chiếm khoảng 45%/ tổng dư nợ vay. Các con số có thể thấy được nhiều hơn về quy mô, tính chất của các dự án thuộc hai loại hình doanh nghiệp khác nhau trên. Đặc điểm của các dự án như sau: - Về hồ sơ dự án: Thông thường hồ sơ dự án thường thiếu các giấy tờ cần thiết cho việc ra quyết định giải ngân. Chứng tỏ các doanh nghiệp chưa thực sự chuẩn bị tốt và chưa chuyên nghiệp. Thông thường ngân hàng cần phải tư vấn và yêu cầu khách hàng hoàn thành hồ sơ còn thiếu đảm bảo đủ điều kiện. Điều này dẫn đến tình trạng tốn kém về vật chất và thời gian, từ đó có thể dẫn đến nản lòng nhiều khách hàng và giảm hiệu quả của dự án vì mất quá nhiều thời gian làm giảm đi tính thời cơ của dự án. -Về dự án đầu tư: Các dự án vay vốn đặc biệt là các dự án quy mô vốn nhỏ thường rất sơ sài và đơn giản trong việc lập dự án. Đôi khi dự án được lập nên không theo quy hoạch kinh tế ngành và địa phương. Trong phân tích, đánh giá các khía cạnh của dự án còn thiếu tính chuyên nghiệp, số liệu thường sai lệch, không ăn khớp khiến cho công tác thẩm định gặp khá nhiều khó khăn. Bên cạnh đó các dự án thường đưa ra mức hiệu quả của dự án cao hơn so với thực tế và đánh giá của ngân hàng để tăng thêm sức hấp dẫn cho dự. Đây là tình trạng khiến rất nhiều ngân hàng phải đau đầu không riêng tại BIDV Nam Hà Nội - Về quy mô vốn vay: Các dự án thuộc các doanh nghiệp quốc doanh thường có quy mô vay vốn lớn khoảng từ 9,5 - 50 tỷ VND và nhu cầu vốn vay của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường nhỏ hơn khoảng từ 1 - 10 tỷ VND. Ngân hàng có quy định cụ thể về mức vốn đối ứng phải có của khách hàng và dựa trên quy định này các doanh nghiệp luôn đưa ra mức vốn đối ứng đạt mức thấp nhất sao cho lượng tiền vay từ ngân hàng là cao nhất, song về phía ngân hàng thì lại không đánh giá cao điều này. Vì vốn đối ứng thấp có nghĩa là doanh nghiệp chịu trách nhiệm thấp. - Về thời gian cho vay: Tùy từng đặc điểm của dự án, quy mô vốn mà thời gian cho vay là khác nhau. Thời gian cho vay là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc xác định lãi suất cho vay, tính toán rủi ro với dự án vì thông thường thời gian cho vay càng dài thì rủi ro càng lớn mà vì thế lãi suất phải được xác định sao cho hợp lý nhất. 2.2.1.3. Ví dụ cụ thể về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng BIDV Nam Hà Nội. Để có cái nhìn chính xác và rõ nét hơn về các nội dung thẩm định tài chính tại Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội chúng ta sẽ tìm hiểu sau hơn thông qua thẩm định dự án: “Đầu tư nhà máy sản xuất bao bì PP” a.Thông tin tóm tắt Chủ đầu tư/khách hàng - Tên Khách hàng: CÔNG TY CP ĐẠI HỮU Mã CIF: 844 - Địa chỉ: Xóm Đồng, thôn Văn Điển, Xã Tứ Hiệp, Huyện Thanh Trì, TP Hà Nội - Hoạt động kinh doanh chính: Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng; sản xuất phân bón vi sinh, vi lượng; Chế biến bao bì các loại. - Vốn Điều lệ: 26.000.000.000 đ Vốn chủ sở hữu: 26.000.000.000 đ - Hình thức sở hữu: Công ty Cổ phần - Cấp phê duyệt tín dụng: Chi nhánh Dự án đầu tư/khoản vay - Tên dự án: Đầu tư nhà máy sản xuất bao bì PP - Địa điểm đầu tư: Trên khu đất thuê với tổng diện tích 20.000 m2 đất tại Cụm công nghiệp Quất Động mở rộng, xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội - Tổng mức đầu tư: 50.200.613.000 đồng Trong đó: - Vốn tự có tham gia (vốn đối ứng) : 15.200.613.000 đồng chiếm tỷ lệ 30% vốn đầu tư. - Vốn vay BIDV dự kiến: 35.000.000.000 đ chiếm tỷ lệ 70% Vốn đầu tư. b. Thông tin về chủ đầu tư/khách hàng Trong mục này ngân hàng cần đi vào xem xét cách khía cạnh Tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành và quản lý SXKD của khách hàng: Ở đây chủ yếu đánh giá theo các mục sau - Đánh giá về lịch sử hoạt động của khách hàng - Đánh giá về tư cách và năng lực pháp lý - Đánh giá về mô hình tổ chức và bố trí lao động của khách hàng - Đánh giá về năng lực quản trị điều hành Đánh giá hoạt động kinh doanh của khách hàng *Thông tin chung: - Ngành nghề kinh doanh được phép hoạt đông: + Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng + Đại lí mua, đại lí bán, kí gửi hàng hoá; + Sản xuất phân bón vi sinh, vi lượng; + Chế biến thực phẩm, in bao bì, sản xuất mực in và keo dán các loại + Sản xuất và buôn bán vật tư nông nghiệp + Sản xuất bao bì các loại Các sản phẩm và dịch vụ chủ yếu của doanh nghiệp: STT Chỉ tiêu 2007 2008 6 tháng 2009 08/07 +/- % 1. Doanh thu bán hàng bao bì 34.774 89.107 42.668 54.333 156% Trong đó: Doanh thu bán hàng xuất khẩu 12.910 21.468 2.235 8.558 66% Doanh thu bán hàng trong nước 27.076 67.639 40.433 40.563 192% 2. Doanh thu bán phân bón 18.778 126.446 42.811 107.668 5.733% Tổng 58.764 215.553 85.479 156.789 267% Trong cơ cấu doanh thu năm 2008, doanh thu bán hàng bao bì chiếm tỉ trọng 41% tổng doanh thu trong đó doanh thu bán hàng trong nước chiếm tỉ trọng 76%, doanh thu bán bao bì xuất khẩu chiếm tỉ trọng 24%. Doanh thu kinh doanh phân bón chiếm tỷ trọng 59% tổng doanh thu. - Chiến lược kinh doanh trong thời gian tới: tiếp tục mở rộng hơn nữa mảng sản xuất kinh doanh bao bì trong nước và xuất khẩu đồng thời với việc phát triển kinh doanh phân bón theo mùa vụ đảm bảo tỷ trọng kinh doanh bao bì chiếm từ 30-40% tổng doanh thu trong những năm tới. - Khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường: Với dây truyền thiết bị hiện đại được đầu tư mới trong năm 2007 và 2008, sản phẩm bao bì của Công ty hoàn toàn có thể cạnh tranh tốt trên thị trường trong ngoài nước hiện nay. */ Tình hình sản xuất kinh doanh: trong đó cần thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu sau - Đánh giá năng lực sản xuất - Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào. - Đánh giá phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối - Đánh giá, phân tích về sản lượng và doanh thu: - Đánh giá về khả năng xuất khẩu hàng hoá. Phân tích hoạt động và triển vọng của khách hàng ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU Thị trường Thị trường hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ổn định, thị phần cao. Công nợ thu hồi nhanh. Một số nguyên vật liệu chính như hạt nhựa PP cao cấp, giá cả phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài, và có nhiều biến động Sản phẩm, dịch vụ Sản phẩm đa dạng về chủng loại, chất lượng, kiểu dáng và giá cả phù hợp với nhiều phân đoạn thị trường. Sản xuất trên công nghệ hiện đại, sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Chưa phát triển được các dịch vụ hậu mãi. Kênh phân phối Thị trường xuất khẩu đã có và ngày càng được mở rộng. Các hợp đồng xuất khẩu ký kết với số lượng lớn, thời gian thực hiện dài từ 6 tháng - năm. Mạng lưới chi nhánh, văn phòng đại diện bán hàng trong nước chưa được mở rộng. CƠ HỘI THÁCH THỨC Thị trường Nhu cầu thị trường là rất lớn. Theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê, ngành sản xuất bao bì cao cấp đang là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng cao, khoảng 20%/năm. Tầm quan trọng của Bao bì hàng hóa trong chính sách phát triển bán sản phẩm ngày càng được các nhà sản xuất trong ngoài nước nhận thức và coi trọng. Giá cả đầu vào trong ngoài nước thay đổi nhanh trong tình hình kinh tế thế giới có những chiều hướng bất ổn hiện nay. Đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Sản phẩm, dịch vụ Đáp ứng nhu cầu gần như tuyệt đối trong các ngành: thực phẩm và phi thực phẩm (hóa phẩm, dược phẩm, nông phẩm,…..). Yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm người tiêu dùng đòi hỏi các bao bì phải bền, đẹp, thuận tiện, đảm bảo vệ sinh.... Kênh phân phối Có khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước cùng khu vực. Triển vọng phát triển của Khách hàng trong: - Ngắn hạn: tốt - Dài hạn: tốt c. Phân tích tình hình tài chính của khách hàng (công ty Đại Hữu) Đây là một nội dung hết sức quan trọng trong công tác thẩm định nói chung cũng như thẩm định tài chính nói riêng. Như đã nói ở chương trước nó cung cấp cho ta cái nhìn khái quát nhất về về tình hình tài chính của khách hàng mà từ đó có thể đánh giá năng lực tài chính, khả năng thanh toán tiền vay, cũng như uy tín của khách hàng mà là một trong những điều kiện không thể thiếu khi quyết định cho vay. Tình hình tài chính: Chỉ tiêu 2007 2008 6 tháng 2009 Tăng giảm 08/07 +/- +/-% A/ Tổng tài sản 32.123 43.851 51.307 11.728 36,51% I Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 24.628 35.676 42.563 11.048 44,86% - Tiền 625 534 1.339 (91) -14,56% - Các khoản phải thu 13.596 6.349 11.324 (7.247) -53,30% Tr. đó: Phải thu khách hàng 4.104 6.179 6.884 2.075 50,56% - Hàng tồn kho 7.288 28.793 29.890 21.505 295,07% II Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 7.495 8.175 8.743 680 9,07% - Tài sản cố định 7.495 8.112 8.680 617 8,23% - Chi phí XDCB dở dang 0 63 63 63 B/ Tổng nguồn vốn 32.123 43.851 51.307 11.728 36,51% I Nợ phải trả 20.990 30.402 36.951 9.412 44,84% 1 Nợ ngắn hạn 18.665 28.557 35.345 9.892 53,00% - Vay ngắn hạn 14.645 13.181 28.041 (1.464) -10,00% - Phải trả người bán 3.510 7.541 6.214 4.031 114,84% 2 Nợ dài hạn 2.325 1.845 1.605 (480) -20,65% II Nguồn vốn chủ sở hữu 11.133 13.449 14.459 2.316 20,80% - Vốn kinh doanh 10.000 10.000 10.000 - Lãi chưa phân phối 1.236 3.552 4.459 2.316 187,38% - Các quỹ (103) (103) (103) Cơ cấu tài sản + TSLĐ/ Tổng tài sản 0,77 0,81 0,83 0,05 6,12% + TSCĐ/ Tổng tài sản 0,23 0,19 0,17 (0,05) -20,10% Cơ cấu nguồn vốn + Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn (tỷ số nợ) 0,65 0,69 0,72 0,04 6,10% (Nợ ngắn hạn/ Tổng nguồn vốn) 0,58 0,65 0,69 0,07 12,08% + Vốn CSH/ Tổng nguồn vốn 0,35 0,31 0.28 (0,04) -11,51% * Tài sản: Trong 3 năm qua, công ty đã tăng trưởng nhanh về tài sản và đặc biệt tăng mạnh ở thời điểm năm 2008. Tổng tài sản của Công ty đạt 43.851 triệu đồng tăng 11.728 triệu đồng so với năm 2007 đạt tốc độ tăng 36,51%. Tài sản tăng cả ở tài sản lưu động lẫn tài sản dài hạn. Tài sản lưu động 2008 đạt 35.676 triệu đồng tăng 11.048 triệu so với năm 2007 tương ứng tăng 44,86% chủ yếu là tăng ở các khoản mục hàng tồn kho: - Hàng tồn kho tăng khá mạnh đạt 28.793 triệu đồng (tăng 295% so với năm 2007) với một số khoản lớn cụ thể như sau: Đơn vị: triệu đồng STT Hàng tồn Giá trị 1 - Hạt nhựa PP 7.156 2 - Bao PP 1.985 4 - Manh PP 3.123 Tổng 12.264 1 - Phân đạm Kaly CIS 14.286 Tổng 14.286 Hàng tồn kho của Công ty bao gồm hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh hạt nhựa bao bì chiếm tỉ lệ 50% và hàng hóa tồn kho là phân bón chiếm tỉ lệ 50%. Như vậy nếu chỉ tính riêng hàng tồn phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh bao bì hạt nhựa thì so với cả năm 2007 tăng 4.905 triệu đồng. Phần còn lại tăng mạnh là do trong năm 2008, Công ty đã tiến hành theo chính sách nhập phân bón chờ giá lên để kinh doanh theo mùa vụ. - Các khoản phải thu: So với năm 2007, các khoản phải thu của Công ty năm 2008 giảm 7.247 triệu đồng tương ứng giảm 295% tuy nhiên các khoản phải thu khách hàng lại biến động tăng. Các khoản phải thu khách hàng năm 2008 tăng 50.56% so với năm 2007, đạt 6.349 triệu đồng, chi tiết một số khoản lớn cụ thể như sau: Đơn vị: triệu đồng Hoạt động Tên Công ty 2008 XK bao bì Công ty Prom Stil Servis LB Nga 3.659 LDF INDUSTRIES 0 Tổng 3.659 Kinh doanh trong nước Công ty CP Charoen Pokphand Việt Nam 584 Công ty TNHH Minh Hiếu 317 Tổng 901 Kinh doanh phân bón Công ty CP XNK Hà Anh 766 Tổng 766 Các khoản phải thu khách hàng đều là các khoản phải thu có luân chuyển, không có phải thu khó đòi nên mặc dù phải thu tăng nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả cao so với năm 2007. Tài sản cố định tăng so với đầu năm 2007 là 617 triệu đồng, tốc độ tăng đạt 8% nâng tổng tài sản cố định năm 2008 của Công ty lên 8.112 triệu đồng. Tài sản cố định tăng chủ yếu là do đầu năm 2008 Công ty đã tiến hành mua thêm máy móc thiết bị cho dây truyền sản xuất bao bì. Về mặt cơ cấu tài sản năm 2008, tài sản lưu động đã được điều chỉnh tăng từ 77% lên 81%, tài sản cố định giảm từ 23% xuống 19% chủ yếu do Công ty mở rộng hoạt động thương mại mặt hàng là phân bón. * Nguồn vốn: Về nguồn vốn, Công ty trong năm qua tăng thêm ở tất cả các khoản mục trong Nợ phải trả. Nợ phải trả của Công ty bao gồm nợ ngắn hạn đạt 28.557 triệu đồng và nợ dài hạn là 1.845 triệu đồng. Trong nợ ngắn hạn, Vay ngắn hạn đạt 13.181 triệu đồng chiếm tỉ trọng 43,36%, Phải trả người bán chiếm tỉ trọng 24,8%. - Nợ phải trả: Các khoản phải trả tập trung chủ yếu ở Vay ngắn hạn và phải trả người bán. Đầu năm 2008, Công ty mở rộng quan hệ tín dụng tại chi nhánh và đến năm 2008, dư nợ ngắn hạn của Công ty là 13.181 triệu đồng giảm 10% so với đầu năm. Các khoản phải trả người bán cũng tăng mạnh từ 3.510 triệu đồng lên 7.541 triệu đồng vào thời điểm 31/12/2008. Trong các khoản phải trả người bán khoản phải trả lớn nhất là khoản nợ đối với Công ty CP XNK Vật tư nông nghiệp và nông sản trị giá: 6.551 triệu đồng. So với năm 2007, thì năm 2008 Công ty đã chiếm dụng vốn tốt hơn số vốn của Người bán cũng như Ngân hàng nhưng vẫn đảm bảo khả năng thanh toán nhanh cũng như tức thì. - Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu đạt 13.449 triệu đồng tăng 2.316 triệu đồng tương ứng 20% so với năm 2007. Lợi nhuận chưa phân phối cũng tăng 187% đảm bảo mặt hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Qua phân tích tình hình tài chính của Công ty cho thấy sang đến năm 2008, Công ty đã tiến hành mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo tự chủ về tài chính, tăng trưởng mạnh doanh thu đồng thời duy trì tăng trưởng lợi nhuận cao đảm bảo sự tăng trưởng lành mạnh cả về mặt quy mô lẫn chất lượng hoạt động. Các chỉ tiêu: * Nhóm chỉ tiêu thanh khoản: Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tăng giảm 08/07 +/- +/-% 1 Khả năng thanh toán hiện hành 5,18 1,32 1,25 -0,07 -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25881.doc
Tài liệu liên quan