Khóa luận Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Vietbank – Phòng giao dịch Vạn Hạnh

MỤC LỤC



Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 3

1.1.Hoạt động HĐV 3

1.1.1.HĐV qua tài khoản tiền gửi thanh toán 3

1.1.2.HĐV qua tài khoản tiền gửi cá nhân 4

1.1.3.HĐV qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm 4

1.1.3.1.Tiết kiệm không kỳ hạn 4

1.1.3.2.Tiết kiệm có kỳ hạn 4

1.1.3.3.Các loại tiết kiệm khác 5

1.1.4.Kỳ phiếu NH 5

1.1.5.Trái phiếu NH 5

1.2.Hoạt động tín dụng 6

1.2.1.Khái niệm tín dụng 6

1.2.2.Các hình thức tín dụng 6

1.2.2.1.Theo thời hạn cho vay 6

1.2.2.2.Theo mục đích của tín dụng 7

1.2.2.3.Theo mức độ tín nhiệm của KH 7

1.2.2.4.Theo phương thức cho vay 7

1.2.3.Đối tượng cho vay 7

1.2.4.Nguyên tắc vay vốn 7

1.2.5.Điều kiện vay vốn 8

1.2.6.Lãi suất cho vay 8

1.3.Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng 8

1.3.1.Vốn huy động / Tổng nguồn vốn 8

1.3.2.Dư nợ / Tổng nguồn vốn 9

1.3.3.Dư nợ / Tổng vốn huy động 9

1.3.4.Nợ quá hạn / Dư nợ 9

 

 

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM CP VIETBANK – PGD VẠN HẠNH 10

2.1.Giới thiệu khái quát quá trình hình thành và phát triển 10

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển 10

2.1.2.Những hoạt động cụ thể của NHTM CP Vietbank – PGD Vạn Hạnh 11

2.1.2.1.Huy động vốn 11

2.1.2.2.Nghiệp vụ cho vay 11

2.1.3.Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban 11

2.1.3.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức 11

2.1.3.2.Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 12

2.2.Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM CP Vietbank – PGD Vạn Hạnh 13

2.2.1.Kết quả hoạt động kinh doanh (2009 - 2010) 13

2.2.1.1.Thu nhập 13

2.2.1.2.Chi phí 14

2.2.1.3.Lợi nhuận 14

2.2.2.Thuận lợi và khó khăn của NHTM CP Vietbank – PGD Vạn Hạnh 14

2.2.2.1.Thuận lợi 14

2.2.2.2.Khó khăn 15

2.3.Định hướng hoạt động của NHTM CP Vietbank – PGD Vạn Hạnh 15

2.4.Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHTM CP Vietbank – PGD Vạn

Hạnh 17

2.4.1.Phân tích tình hình HĐV của NHTM CP Vietbank – PGD Vạn Hạnh 17

2.4.1.1.Tình hình nguồn vốn 17

2.4.1.1.1.Vốn huy động 17

2.4.1.1.2.Vốn điều chuyển 17

2.4.1.1.3.Cơ cấu nguồn vốn (2009 - 2010) 17

2.4.1.2.Phân tích tình hình HĐV 19

2.4.1.2.1.Tiền gửi TCKT 20

2.4.1.2.2.Tiền gửi tiết kiệm 21

2.4.2.Phân tích tình hình sử dụng vốn của NHTM CP Vietbank – PGD Vạn

Hạnh 22

2.4.2.1.Phân tích doanh số cho vay 22

2.4.2.1.1.Doanh số cho vay theo thành phần KT 22

2.4.2.1.2.Doanh số cho vay theo thể loại cho vay 24

2.4.2.2.Phân tích doanh số thu nợ 25

2.4.2.2.1.Doanh số thu nợ theo thành phần KT 25

2.4.2.2.2.Doanh số thu nợ theo thể loại cho vay 27

2.4.2.3.Phân tích tình hình dư nợ 28

2.4.2.3.1.Dư nợ theo thành phần KT 28

2.4.2.3.2.Dư nợ theo thể loại cho vay 30

2.4.2.4.Tình hình nợ quá hạn 31

2.4.2.4.1.Tình hình nợ quá hạn theo thành phần KT 32

2.4.2.4.2.Tình hình nợ quá hạn theo thể loại cho vay 33

2.4.2.4.3.Nguyên nhân nợ quá hạn 35

2.5.Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của NHTM CP Vietbank – PGD Vạn

Hạnh 39

2.5.1.Vốn huy động 40

2.5.2.Doanh số cho vay 40

2.5.3.Doanh số thu nợ 41

2.5.4.Dư nợ cuối kỳ 41

2.5.5.Nợ quá hạn 41

2.5.6.Vốn huy động / Tổng nguồn vốn 41

2.5.7.Dư nợ / Tổng nguồn vốn 42

2.5.8.Dư nợ / Vốn huy động 42

2.5.9.Nợ quá hạn / Dư nợ 42

2.5.10.Tổng nguồn vốn 43

2.6.Hiệu quả hoạt động tín dụng trong nội bộ NH Vietbank 43

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

TÍN DỤNG TẠI NHTM CP VIETBANK – PGD VẠN HẠNH 46

3.1.Giải pháp 46

3.1.1.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả HĐV 46

3.1.1.1.Chính sách lãi suất 46

3.1.1.2.Đào tạo đội ngũ nhân sự 46

3.1.1.3.Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho KH 48

3.1.1.4.Cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ 51

3.1.1.5.Đẩy mạnh công tác marketing của NH 52

3.1.2.Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng 53

3.1.2.1.Xây dựng chính sách cho vay có hiệu quả 54

3.1.2.2.Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng 54

3.1.2.3.Hoàn thiện quy trình tín dụng 54

3.1.2.4.Tăng cường kiểm soát nợ và hạn chế nợ quá hạn 55

3.1.3.Một số biện pháp hạn chế nợ quá hạn 56

3.2.Kiến nghị 57

3.2.1.Kiến nghị đối với Nhà nước 57

3.2.2.Kiến nghị đối với NHNN 58

3.2.3.Kiến nghị đối với CN Vietbank – Vạn Hạnh 58

KẾT LUẬN 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

PHỤ LỤC

 

 

 

doc62 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1918 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Vietbank – Phòng giao dịch Vạn Hạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắn hạn sang cho vay trung dài hạn. 2.4.2.2. Phân tích doanh số thu nợ Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản nợ mà NH đã thu về trong năm tài chính, kể cả các khoản KH thanh toán cho toàn bộ hợp đồng hay một phần hợp đồng. Để hoạt động có hiệu quả và bền vững thì ngoài việc mở rộng doanh số cho vay còn phải chú trọng đến công tác thu nợ. Chính vì thế thu nợ là một vấn đề khá quan trọng. Nếu như doanh số cho vay thể hiện tình hình hoạt động của NH là khả quan thì doanh số thu nợ lại càng khẳng định được hiệu quả hoạt động tín dụng tại NH. 2.4.2.2.1. Doanh số thu nợ theo thành phần KT Thu nợ là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay của NH trong những năm trước và thời gian tới. Doanh số thu nợ càng lớn chứng tỏ công tác thu nợ càng tốt. Nếu NH không thu hồi được nợ sẽ dẫn tới rủi ro tín dụng. Chính vì vậy NH luôn quan tâm đến công tác thu nợ, nhằm hạn chế tối đa nợ quá hạn. Tình hình thu nợ theo thành phần KT của CN như sau: Bảng 2.7: DSTN theo thành phần KT tại Vietbank Vạn Hạnh (2009 - 2010) ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2009 Tỷ lệ % 2010 Tỷ lệ % 2010 / 2009 Chênh lệch % Doanh số thu nợ quốc doanh 105,826 37 173,614 35 67,788 64.06 Doanh số thu nợ ngoài quốc doanh 180,188 63 322,426 65 142,238 78.94 Tổng doanh số thu nợ 286,014 100 496,040 100 210,026 73.43 (Nguồn: Báo cáo thường niên Vietbank Vạn Hạnh (2009 - 2010)) Biểu đồ 2.6: DSTN theo thành phần KT tại Vietbank Vạn Hạnh (2009 - 2010) Trong những năm qua việc thu nợ tại CN tăng trưởng ổn định. Việc thu nợ của các DN ngoài quốc doanh tốt hơn DN quốc doanh (Năm 2009, doanh số thu nợ quốc doanh đạt 37%, doanh số thu nợ ngoài quốc doanh đạt 63%. Năm 2010, doanh số thu nợ quốc doanh đạt 35%, doanh số thu nợ ngoài quốc doanh đạt 65% trong tổng doanh số thu nợ). Điều này chứng tỏ các DN ngoài quốc doanh hoạt động có hiệu quả. Qua 2 năm, thu nợ ngoài quốc doanh tăng nhưng thu nợ quốc doanh lại giảm. Cụ thể: Doanh số thu nợ quốc doanh Năm 2009 đạt 105,826 triệu đồng. Năm 2010 đạt 173,614 triệu đồng. Tăng 67,788 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng 64.06%. Khả năng thu nợ với các DN quốc doanh ngày càng khó làm cho các NH không thích cho DN quốc doanh vay, do DN quốc doanh hoạt động kém hiệu quả. Doanh số thu nợ ngoài quốc doanh Năm 2009 đạt 180,188 triệu đồng. Năm 2010 đạt 322,426 triệu đồng. Tăng 142,238 triệu đồng, tương ứng 78.94%. Doanh số thu nợ ngoài quốc doanh tăng sau 2 năm. Chứng tỏ việc đầu tư của NH là không sai. Bước sang năm 2010, nền KT ổn định, làm cho các DN ngoài quốc doanh có điều kiện phát triển và sử dụng tốt nguồn vốn vay, dẫn đến khả năng trả nợ cũng tốt hơn. 2.4.2.2.2. Doanh số thu nợ theo thể loại cho vay Bảng 2.8: DSTN theo thể loại cho vay tại Vietbank Vạn Hạnh (2009 - 2010) ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2009 Tỷ lệ % 2010 Tỷ lệ % 2010 / 2009 Chênh lệch % Doanh số thu nợ ngắn hạn 207,474 72.54 340,829 68.71 133,355 64.28 Doanh số thu nợ trung và dài hạn 78,540 27.46 155,211 31.29 76,671 97.62 Tổng doanh số thu nợ 286,014 100 496,040 100 210,026 73.43 (Nguồn: Báo cáo thường niên Vietbank Vạn Hạnh (2009 - 2010)) Biểu đồ 2.7: DSTN theo thể loại cho vay tại Vietbank Vạn Hạnh (2009 - 2010) Doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn doanh số thu nợ trung và dài hạn. Cụ thể: Năm 2009, doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 72.54%, doanh số thu nợ trung dài hạn đạt 27.46%. năm 2010, doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 68.71%, doanh số thu nợ trung dài hạn đạt 31.29% trong tổng doanh số thu nợ. Điều đó cũng dễ hiểu bởi cơ cấu doanh số cho vay đã nghiêng về cho vay ngắn hạn. Nhìn chung doanh số thu nợ ngắn, trung và dài hạn tăng nguyên nhân chính là do các DN, cá nhân hoạt động SXKD có hiệu quả mang lại lợi nhuận. Doanh số thu nợ tăng tức chất lượng tín dụng tăng. Doanh số thu nợ ngắn hạn Năm 2009 đạt 207,474 triệu đồng, năm 2010 đạt 340,829 triệu đồng, tăng 133,355 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng 64.28%. Ta thấy doanh số thu nợ NH tăng là do doanh số cho vay ngắn hạn nhiều, vòng thu hồi của ngắn hạn nhanh, khoản tiền vay sẽ được thu hồi ngay trong năm. Doanh số thu nợ trung và dài hạn Năm 2009 đạt 78,540 triệu đồng, năm 2010 đạt 155,211 triệu đồng, tăng 76,671 triệu đồng, tương ứng 97.62%. Đặc điểm của loại hình cho vay trung và dài hạn là thường sẽ định nhiều kỳ hạn trả nợ để thu dần, nên ta khó đánh giá được tình hình thực tế trong năm, tuy nhiên tình hình thu nợ trung dài hạn vẫn diễn ra khá tốt. Có được kết quả này chính là nhờ vào sự nỗ lực hết mình của đội ngũ cán bộ tín dụng NH trong việc chú ý kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của KH, thường xuyên đôn đốc KH trả nợ khi đến hạn và các đơn vị làm ăn có hiệu quả, góp phần gia tăng khả năng trả nợ của các đơn vị. Bên cạnh đó, CN cần xem xét đối với các khoản nợ vay đáo hạn, nếu xét thấy KH có uy tín, sử dụng vốn đúng mục đích, kinh doanh có hiệu quả và vẫn có nhu cầu vay vốn thì NH không nên thu hồi nợ về ngay mà nên tiếp tục để KH sử dụng số tiền vay vì hiện nay nhu cầu cho SXKD ngày càng bức thiết. Làm được như vậy chẳng những làm gia tăng lợi nhuận cho NH thông qua khoản lãi vay mà KH mang lại mà còn làm giảm bớt nhiều chi phí cho NH nếu so với việc thu hồi nợ về và tìm kiếm KH vay mới. 2.4.2.3. Phân tích tình hình dư nợ Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó, NH hiện còn cho vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản mà NH cần phải thu về. Mức dư nợ phụ thuộc vào mức HĐV của NH. Nếu nguồn vốn huy động tăng thì mức dư nợ tăng và ngược lại. Bất cứ một NH nào cũng vậy, để hoạt động tốt thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải nâng cao mức dư nợ. 2.4.2.3.1. Dư nợ theo thành phần KT Trong 2 năm mức tăng trưởng dư nợ theo thành phần KT như sau: Bảng 2.9: Dư nợ theo thành phần KT tại Vietbank Vạn Hạnh (2009 - 2010) ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2009 Tỷ lệ % 2010 Tỷ lệ % 2010 / 2009 Chênh lệch % Quốc doanh 162,400 37.55 255,096 33.55 92,696 57.08 Ngoài quốc doanh 270,089 62.45 505,248 66.45 235,159 87.07 Tổng dư nợ 432,489 100 760,344 100 327,855 75.81 (Nguồn: Báo cáo thường niên Vietbank Vạn Hạnh (2009 - 2010)) Biểu đồ 2.8: Dư nợ theo thành phần KT tại Vietbank Vạn Hạnh (2009 - 2010) Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ tăng đều hằng năm. Từ sự tăng trưởng ổn định về tổng dư nợ thành phần KT trong hoạt động tín dụng của NH, cho thấy trong thời gian này, NH luôn có lượng KH thường xuyên, ổn định và đã thu hút thêm được KH mới. Trong đó dư nợ ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn hơn so với dư nợ quốc doanh. Năm 2009, dư nợ quốc doanh đạt 37.55%, ngoài quốc doanh đạt 62.45%. Năm 2010, dư nợ quốc doanh đạt 33.55%, ngoài quốc doanh đạt 66.45% trong tổng dư nợ. Nguyên nhân là do doanh số cho vay ngoài quốc doanh của CN lớn hơn doanh số cho vay quốc doanh và doanh số HĐV trong 2 năm qua cũng tăng nhanh dẫn tới dư nợ tăng. Cụ thể: Doanh số dư nợ quốc doanh Năm 2009 đạt 162,400 triệu đồng. Năm 2010 đạt 255,096 triệu đồng, tăng 92,696 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng 57.08%. Có điều này là vì khi cho DN quốc doanh vay thì khả năng thu hồi nợ khó, làm dư nợ các năm lớn nên dư nợ thời điểm này cao. Doanh số dư nợ ngoài quốc doanh Năm 2009 đạt 270,089 triệu đồng. Năm 2010 đạt 505,248 triệu đồng, tăng 235,159 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng 87.07%. Do khả năng HĐV năm qua CN làm tốt, CN đã huy động được số tiền lớn nhất trong tất cả các CN của Vietbank, cho nên dẫn tới dư nợ cũng tăng theo. Nhưng tuy nhiên doanh số cho vay tăng, dư nợ tăng, nghĩa là CN hoạt động tốt, khá hiệu quả. 2.4.2.3.2. Dư nợ theo thể loại cho vay Dư nợ phản ánh rõ nét thực trạng và chính sách tăng trưởng tín dụng của từng ngành tại thời điểm nhất định. Nếu doanh số cho vay của đối tượng đó tăng đồng thời doanh số thu nợ cũng tăng thì sẽ làm cho dư nợ cuối năm biến đổi tăng giảm. Bảng 2.10: Dư nợ theo thể loại cho vay tại Vietbank Vạn Hạnh (2009 - 2010) ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2009 Tỷ lệ % 2010 Tỷ lệ % 2010 / 2009 Chênh lệch % Doanh số dư nợ ngắn hạn 240,755 55.67 406,936 53.52 166,181 69.02 Doanh số dư nợ trung và dài hạn 191,734 44.33 353,408 46.48 161,674 84.32 Tổng doanh số dư nợ 432,489 100 760,344 100 327,855 75.81 (Nguồn: Báo cáo thường niên Vietbank Vạn Hạnh (2009 - 2010)) Biểu đồ 2.9: Dư nợ theo thể loại cho vay tại Vietbank Vạn Hạnh (2009 - 2010) Dư nợ cho vay là chỉ tiêu xác thực để đánh giá về quy mô hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ. Nhìn chung dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với dư nợ trung và dài hạn. Năm 2009, dư nợ ngắn hạn đạt 55.67%, dư nợ trung dài hạn đạt 44.33%. năm 2010, dư nợ ngắn hạn đạt 53.52%, dư nợ trung dài hạn đạt 46.48% trong tổng dư nợ. Vì doanh số cho vay ngắn hạn cao hơn doanh số cho vay trung dài hạn. Tổng dư nợ của CN trong 2 năm qua có sự gia tăng. Cụ thể: Doanh số dư nợ ngắn hạn Năm 2009 đạt 240,755 triệu đồng. Năm 2010 đạt 406,936 triệu đồng, tăng 166,181 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng 69.02% (Doanh số cho vay và thu nợ ngắn hạn tăng cao làm cho dư nợ ngắn hạn cuối năm 2010 cũng tăng theo). Doanh số dư nợ của CN tăng liên tục nguyên nhân do cuối năm 2009, một lượng lớn KH có nhu cầu vay ngắn hạn, cùng lúc đó do CN đẩy mạnh công tác tiếp thị, đa dạng nhiều hình thức cho vay, giúp cho KH thuận tiện cho việc đi vay. Song song đó, do các thành phần KT kinh doanh có hiệu quả, mở rộng thêm quy mô đầu tư, kéo theo nhu cầu về vốn là rất lớn. Vì vậy mà dư nợ cho vay của NH ngày càng tăng Doanh số dư nợ trung và dài hạn Song song với tốc độ tăng trưởng của dư nợ ngắn hạn thì dư nợ trung và dài hạn cũng tăng. Năm 2009 đạt 191,734 triệu đồng. Năm 2010 đạt 353,408 triệu đồng, tăng 161,674 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng 84.32%. Bước sang năm 2010, CN phát sinh nhiều hồ sơ vay trung dài hạn nên dẫn đến dư nợ trung dài hạn tăng. Ta thấy CN rất quan tâm và chú trọng đến việc tăng trưởng cũng như chất lượng tín dụng. Tuy nhiên, CN cũng cần quan tâm đến chất lượng tín dụng để đảm bảo mức dư nợ cao nhưng vẫn thu hồi được và giảm thiểu rủi ro tín dụng. 2.4.2.4. Tình hình nợ quá hạn Là chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng của một NH, nó phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà KH không trả cho NH mà không có nguyên nhân nào cụ thể, hợp lý. Khi đó NH sẽ chuyển các khoản nợ từ tài khoản dư nợ sang tài khoản nợ quá hạn. Khi đánh giá chất lượng tín dụng thông thường chúng ta nhìn nhận trên khía cạnh nợ quá hạn, nơi nào có nợ quá hạn cao thì chất lượng tín dụng thấp, nơi nào có nợ quá hạn thấp thì chất lượng tín dụng cao. Tuy nhiên điều đó chưa phản ánh đầy đủ bởi vì chất lượng tín dụng phải được đánh giá từ KT xã hội, xem nó có phục vụ chính sách phát triển KT của Chính phủ, có phục vụ lợi ích của người dân hay không. Nợ quá hạn là một vấn đề mà hầu như NHTM nào cũng quan tâm phân tích, nó là chỉ số để đánh giá hiệu quả tín dụng mà các NH đầu tư. Nếu có nợ quá hạn lớn rất có thể rủi ro cho NH là đi đến phá sản. Bởi vì nguồn vốn tự có của NH khổng đủ đáp ứng đầu tư tín dụng do đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của NH. Vì thế mà nợ quá hạn là một vấn đề hết sức quan trọng có liên quan đến sự tồn tại của NH. 2.4.2.4.1. Tình hình nợ quá hạn theo thành phần KT Tình hình nợ quá hạn của CN trong 2 năm qua như sau: Bảng 2.11: NQH theo thành phần KT tại Vietbank Vạn Hạnh (2009 - 2010) ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2009 Tỷ lệ % 2010 Tỷ lệ % 2010 / 2009 Chênh lệch % Nợ quá hạn quốc doanh 933 59.96 1,829 75.30 896 96.03 Nợ quá hạn ngoài quốc doanh 623 40.04 600 24.70 (23) (3.70) Tổng nợ quá hạn 1,556 100 2,429 100 873 56.11 (Nguồn: Báo cáo thường niên Vietbank Vạn Hạnh (2009 - 2010)) Biểu đồ 2.10: NQH theo thành phần KT tại Vietbank Vạn Hạnh (2009 - 2010) Nợ quá hạn quốc doanh cao hơn ngoài quốc doanh. Năm 2009, nợ quá hạn quốc doanh đạt 59.96%, ngoài quốc doanh đạt 40.04%. Năm 2010, nợ quá hạn quốc doanh đạt 75.30%, ngoài quốc doanh đạt 24.70% trong tổng nợ quá hạn. Nguyên nhân là do các DN quốc doanh hoạt động không hiệu quả dẫn đến khả năng trả nợ kém, không đúng thời hạn. Tình hình nợ quá hạn quốc doanh Tỷ lệ nợ quá hạn của KT quốc doanh ẩn chứa nhiều rủi ro và liên tục tăng trong 2 năm. Cụ thể năm 2009 đạt 933 triệu đồng, năm 2010 đạt 1,829 triệu đồng, tăng 896 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng 96.03%. Tình hình nợ quá hạn ngoài quốc doanh Trong khi đó nợ quá hạn của KT ngoài quốc doanh lại có xu hướng giảm. Cụ thể năm 2009, đạt 623 triệu đồng, năm 2010 đạt 600 triệu đồng, giảm 23 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng giảm 3.70%. Trong 2 năm qua, nợ quá hạn của KT quốc doanh và ngoài quốc doanh tăng giảm không ổn định, nguyên nhân do tổng doanh số cho vay và dư nợ tại CN không ngừng tăng lên. Tuy CN thu được nhiều nợ từ KH nhưng trong đó cũng có một phần nhỏ nợ mà NH không thu hồi được từ KH. Nguyên nhân là do một số hộ kinh doanh cá thể, các DN kinh doanh sản xuất không hiệu quả, mua bán chịu, chiếm dụng vốn làm cho khả năng tài chính giảm, không còn khả năng trả nợ cho NH. Bên cạnh đó, những KH đang vay trả góp lại có nhu cầu vay thêm trong khi nợ gốc và lãi chưa thanh toán hết cho NH . 2.4.2.4.2. Tình hình nợ quá hạn theo thể loại cho vay Bảng 2.12: NQH theo thể loại cho vay tại Vietbank Vạn Hạnh (2009 - 2010) ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2009 Tỷ lệ % 2010 Tỷ lệ % 2010 / 2009 Chênh lệch % Nợ quá hạn ngắn hạn 1,156 78.53 2,084 85.80 928 80.28 Nợ quá hạn trung và dài hạn 400 21.47 345 14.20 (55) (13.75) Tổng nợ quá hạn 1,556 100 2,429 100 873 56.11 (Nguồn: Báo cáo thường niên Vietbank Vạn Hạnh (2009 - 2010)) Biểu đồ 2.11: NQH theo thể loại cho vay tại Vietbank Vạn Hạnh (2009 - 2010) Theo số liệu, năm 2009 nợ quá hạn là 1,556 triệu đồng. Sang năm 2010 nợ quá hạn là 2,429 triệu đồng, tăng 873 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng 56.11%. Trong đó nợ quá hạn ngắn hạn năm 2010 tăng còn nợ quá hạn trung dài hạn giảm. Xét theo thời gian của khoản cho vay thì nợ quá hạn của CN thường tập trung vào khối tín dụng ngắn hạn, nợ quá hạn của khoản vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn. Qua 2 năm, tình hình nợ tín dụng của CN tập trung phần lớn vào cho vay ngắn hạn, ít các dự án trung và dài hạn được xét duyệt cho vay. Cụ thể: Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn Năm 2009 đạt 1,156 triệu đồng, năm 2010 đạt 2,084 triệu đồng, tăng 928 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng 80.28%. Tình hình nợ quá hạn trung và dài hạn Năm 2009 đạt 400 triệu đồng, năm 2010 đạt 345 triệu đồng, giảm 55 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng giảm 13.75%. Về phía CN, việc HĐV trung dài hạn gặp khó khăn hơn do tích lũy nội bộ chưa cao, đồng tiền chưa thật ổn định (Tỷ giá đang trong quá trình điều chỉnh) nên người dân chưa thật sự yên tâm gửi tiền vào NH. CN còn thiếu các công cụ HĐV trung dài hạn và thiếu thị trường thứ cấp luân chuyển, tạo ra thanh khoản dễ dàng của công cụ. Về phía KH, do KH của CN thường hoạt động trên lĩnh vực thương mại dịch vụ nên vốn quay vòng nhanh, do đó chỉ cần quay trong thời gian ngắn khi thu được tiền về thì trả luôn NH, nếu cần thiết thì họ xin vay tiếp. 2.4.2.4.3. Nguyên nhân nợ quá hạn Thực trạng rủi ro tín dụng của CN như xem xét ở trên thể hiện nợ quá hạn đang có chiều hướng gia tăng, vậy nguyên nhân của tình trạng này là do đâu? Qua nghiên cứu xem xét có thể thấy bao gồm cả 2 loại: Nguyên nhân chủ quan và khách quan, nghĩa là thuộc về NH và các KH của NH cùng với các nguyên nhân khác. Bảng 2.13: Phân tích nợ quá hạn theo nguyên nhân (Đến 31 / 12 / 2010) ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 Số tiền Tỷ lệ % / Tổng nợ quá hạn Tổng nợ quá hạn 2,429 100 1.Theo nguyên nhân chủ quan 1,786 73.53 Về phía NH 7 0.29 Về phía KH 1,779 73.24 Trong đó: Do kinh doanh thua lỗ, phá sản 598 24.62 Sử dụng vốn sai mục đích, lừa đảo 31 1.28 KH chiếm dụng vốn 1,157 47.63 2.Theo nguyên nhân khách quan 268 11.03 Do bất khả kháng 252 10.37 Do cơ chế chính sách 16 0.66 3.Nguyên nhân khác 375 15.44 (Nguồn: Báo cáo thường niên Vietbank Vạn Hạnh (2009 - 2010)) Trong năm 2010 số nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan từ phía NH là 73.53% so với tổng nợ quá hạn. Điều này chứng tỏ CN đã có nhiều cố gắng trong công tác cho vay, thực hiện nghiêm túc quy chế cho vay, song do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân chủ yếu là từ phía KH nên tổng nợ quá hạn của CN vẫn cao. Do kinh doanh thua lỗ, phá sản dẫn đến không trả nợ đúng hạn hoặc không có khả năng trả nợ cho NH làm cho nợ quá hạn của NH tăng 598 triệu đồng chiếm 24.62% tổng nợ quá hạn. Sử dụng vốn sai mục đích, cố tình lừa đảo là 31 triệu đồng, chiếm 1.28% tổng nợ quá hạn, nguyên nhân này chủ yếu xảy ra ở khu vực ngoài quốc doanh. KH chiếm dụng vốn là 1,157 triệu đồng, chiếm phần lớn 47.63% trong tổng nợ quá hạn. Số nợ quá hạn do nguyên nhân bất khả kháng là 252 triệu đồng chiếm 10.37% tổng nợ quá hạn. Do cơ chế chính sách thay đổi: Do nước ta đã đưa ra những chính sách cơ chế mới để phù hợp với những thay đổi của nền KT khó khăn hiện nay, trong đó một số DN đã không thích ứng kịp thời với những thay đổi này nên đã ảnh hưởng đến tình hình nợ quá hạn, chiếm 16 triệu đồng, tương đương 0.66% trong tổng nợ quá hạn. Số nợ quá hạn do một số nguyên nhân khác là 375 triệu đồng, chiếm 15.44% trong tổng nợ quá hạn. Nguyên nhân chủ quan Về phía KH Đối với KH DN Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ. Đa số các DN khi vay vốn NH đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi. Số lượng các DN sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo NH để chiếm đoạt tài sản không nhiều. Tuy nhiên, những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đến các DN khác. Hoạt động kinh doanh không được quản lý tốt dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, thiếu thông tin tài chính, không có kế hoạch kinh doanh được triển khai, các sản phẩm không có sự gắn kết, không có khả năng thích ứng với những thay đổi của thị trường, năng lực tài chính yếu, năng lực quản lý kinh doanh hạn chế. Khi các DN vay tiền NH để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất, chứ ít DN nào mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực. Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế. Các báo cáo tài chính của khách cung cấp không tuân thủ các chế độ hạch toán kế toán Việt Nam, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các DN tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các DN cung cấp cho NH nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất, dễ xảy ra gian lận, thiếu sót. Khi cán bộ NH lập các bảng phân tích của DN dựa trên số liệu do các DN cung cấp thường thiếu tính thực tế và xác thực. Đây cũng là nguyên nhân vì sao NH vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng đề phòng chống rủi ro tín dụng. KH không có thiện chí trả nợ mặc dù hoạt động kinh doanh có hiệu quả, làm mất uy tín trong kinh doanh. Việc xác định uy tín của KH rất quan trọng và rất khó để thực hiện. Điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có năng lực, kinh nghiệm để xác định. Đối với KH cá nhân Hoạt động kinh doanh không thuận lợi. Nguồn hoàn trả chính từ thu nhập cơ bản bị mất hoặc suy giảm do mất việc, chuyển sang công việc kém hơn hoặc không còn khả năng lao động. Cá nhân KH gặp nhiều chuyện bất thường trong cuộc sống, vì vậy họ phải sử dụng một số tiền lớn nên ảnh hưởng khả năng hoàn trả cho NH. Đạo đức cá nhân không tốt: Cố tình lừa NH, sử dụng vốn vay không đúng mục đích. Về phía NH Đứng trên góc độ NH nhìn nhận một cách đúng đắn về nguyên nhân tự thân NH gây ra nợ quá hạn là thực sự cần thiết và đây cũng là điều kiện tiên quyết về CN Vạn Hạnh đưa ra những biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng. Theo thống kê tổng hợp, nhìn chung CN chưa có quy trình quản trị rủi ro cụ thể, nợ quá hạn tại CN chủ yếu do những nguyên nhân sau: Áp lực công việc cường độ cao, quy mô hoạt động của CN còn hạn chế. Cán bộ tín dụng phải đảm bảo thực hiện toàn bộ quy trình cho vay bao gồm: Thẩm định dự án, bám sát KH, quản lý theo dõi các khoản nợ thế chấp...ảnh hưởng hiệu quả làm viêc của các cán bộ tín dụng. Quy trình thẩm định thiếu thông tin, thiếu các chuẩn mực so sánh để đưa ra kết luận. Do không xác định được quy mô kinh doanh thực sự của KH, khả năng cạnh tranh của KH đối với ngành nghề mà KH đang kinh doanh, không xác định được nguồn thu KH từ đâu và về đâu để có thể đưa ra một mức cho vay và cách thức giám sát hợp lý. Mặt khác uy tín KH là yếu tố quan trọng gắn liền với thiện chí hoàn trả tiền vay của KH, thường bị lãng quên trong quá trình thẩm định ban đầu. Nguồn cung cấp thông tin: Rất khó kiểm chứng được toàn bộ những thông tin KH cung cấp. CN vẫn chưa có sự liên thông với cơ quan khác như thuế, hải quan...để kiểm chứng những thông tin tài chính do KH cung cấp. Trong tình hình cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt như hiện nay, vai trò của CIC (Credit Information Center) là rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin kịp thời, chính xác để các NH có các quyết định cho vay hợp lý. Đáng tiếc là hiện nay NH dữ liệu của CIC chưa đầy đủ và thông tin còn quá đơn điệu, chưa được cập nhật và xử lý kịp thời. Năng lực thẩm định của cán bộ còn nhiều hạn chế, các ngành nghề của các DN đi vay là rất đa dạng, đa phần các cán bộ tín dụng không thể có đầy đủ thông tin cũng như hiểu biết về các ngành nghề lĩnh vực mà DN đang đầu tư kinh doanh. Một số dự án đầu tư không được thẩm định chính xác về năng lực vốn, nguồn lao động tại khu vực triển khai dự án, năng lực của chủ DN nên khi dự án hoàn thành không thể đi vào hoạt động, không thể trả nợ vay NH. Quá trình kiểm tra, giám sát sau khi cho vay của NH còn nhiều sơ hở, sai sót nên không thể giám sát được việc sử dụng vốn vay của KH cũng như không kịp thời thu hồi được tiền hàng để thu nợ. Do sự kiểm soát quá lỏng lẻo nên mặc dù một số phương án vay có hiệu quả, tiền bán hàng đã được trả nhưng KH không trả nợ cho NH mà sử dụng số tiền đó vào những mục đích khác không hiệu quả và bị tổn thất. Nguyên nhân khách quan Môi trường KT của Việt Nam chưa lành mạnh Sau hơn 30 năm đổi mới và cải cách KT, nền KT đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ như tăng trưởng KT tương đối ổn định, đã ngăn chặn được tình trạng siêu lạm phát, cơ cấu KT nhiều thành phần đã khơi dậy tiềm năng lớn trong SXKD. Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đã đạt được thực tế cho thấy nền kinh tế ở nước ta vẫn còn nhiều mặt yếu kém như: Hiệu quả nền KT còn thấp, tỷ lệ tích lũy đầu tư còn nhỏ, trình độ quản lý vĩ mô còn yếu kém bộc lộ nhiều sơ hở và thiếu sót thể hiện rõ nhất ở sự ra đời ồ ạt các DNTN, công ty TNHH...nhưng chỉ có ít trong số đó là kinh doanh lành mạnh và làm ăn hiệu quả. Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp thiếu đồng bộ. Nền KT cứ khắc phục được sự mất cân đối này lại nảy sinh sự mất cân đối khác. Hiện tại, nền KT Việt Nam đang bị mất cân đối trên nhiều mặt như sự mất cân đối giữa các ngành sản xuất với dịch vụ hỗ trợ, giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa thành thị với nông thôn... Các yếu tố của nền KT thị trường chưa đầy đủ, các thị trường phát triển chưa đầy đủ, còn bị chia cắt; Thị trường ngầm và phi chính thức hoạt động mạnh, tính liên kết, hợp tác giữa các tác nhân KT còn yếu. Dư địa cho việc lạm dụng quyền chức, trục lợi khá lớn, nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh, không bình đẳng trong nền KT cao. Môi trường pháp lý không thuận lợi Qua hơn 30 năm đổi mới, do đòi hỏi của thực tiễn khách quan và sức ép khi gia nhập WTO, môi trường pháp lý của nước ta đã có những tiến bộ đáng kể. Đó là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên hiện nay do hệ thống pháp luật ban hành thiếu đống bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của SXKD trong cơ chế thị trường dẫn đến tình trạng các DN, tổ chức và cá nhân đã lợi dụng sơ hở để cố tình làm sai, gây thất thoát của NH hàng tỷ đồng. Do hiệu lực của Cơ quan Nhà nước chưa cao Trong quá trình chuyển đổi cơ chế các chính sách có thể điều chỉnh là không thể tránh khỏi, do đó sự điều chỉnh đôi khi tác động làm ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng của NH. Chính sách ngoại thương không kịp thời, không đối phó với sự biến động của thị trường làm cho hàng hóa lúc thì ồ ạt không tiêu thụ được gây kẹt vốn, lúc thì tạo thành cơn sốt. Một số nguyên nhân khác Do sự biến động chính trị xã hội trong và ngoài nước gây ra khó khăn cho DN dẫn tới rủi ro cho NH. Do sự biến động của KT như: Suy thoái KT, biến động tỷ giá, lạm phát gia tăng ảnh hưởng tới DN cũng như NH. Những rủi ro như: Thiên tai, dịch bệnh... 2.5. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của NHTM CP Vietbank – PGD Vạn Hạnh Lợi nhuận và rủi ro là 2 yếu tố đi song song với nhau trong quá trình kinh doanh hoạt động của NHTM. Để tồn tại và đứng vững trong lĩnh vực NH, các NHTM phải đối phó với nhiều vấn đề, đặc biệt là hiện này NHNN bắt buộc tỷ lệ dự trữ tại các NHTM tăng gây khó khăn cản trở cho NH trong quá trình cho vay và NH phải tích cực hơn nữa trong quá trình HĐV từ KH. Trên thực tế, rủi ro có thể xuất hiệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6 nd.doc
  • doc1 trang bia.doc
  • doc2 phu bia.doc
  • doc3 lcdoan-cam on-nx-muc luc.doc
  • doc4 danh muc cac ky hieu chu viet tat.doc
  • doc5 danh sach cac bang bieu do so do.doc
  • doc7 phu luc.doc
Tài liệu liên quan