Khóa luận Phân tích mối quan hệ giữa Chi phí - Sản lượng -Lợi nhuận tại Xí nghệp Vật tư Vật liệu Giao thông Đà Nẵng

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

 

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - SẢN LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI DOANH NGHIỆP 1

 

I. KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP: 1

1. Khái niệm và bản chất của kế toán quản trị 1

2. Vai trò và chức năng của kế toán quản trị 2

 

II. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - SẢN LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI DOANH NGHIỆP 3

1. Chi phí 3

 1.1. Khái niệm 3

 1.2. Phân loại chi phí 3

2. Khối lượng sản phẩm 10

3. Lợi nhuận 10

 

III. NHỮNG CHỈ TIÊU DÙNG ĐỂ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - SẢN LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI DOANH NGHIỆP 11

1. Số dư đảm phí 11

2. Tỉ lệ số dư đảm phí 13

3. Kết cấu chi phí 13

4. Đòn bẩy kinh doanh 14

5. Điểm hoà vốn 15

 5.1. Khái niệm 15

 5.2. Các thước đo tiêu chuẩn hoà vốn 16

 5.3. Phương pháp xác định điểm hoà vốn 17

 5.4. Quan hệ điểm hoà vốn với lợi nhuận 19

 5.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới điểm hoà vốn 21

 

IV. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH KHI CÁC

YẾU TỐ THAY ĐỔI 23

1. Phân tích tình hình biến động định phí, doanh thu 23

2. Phân tích tình hình biến động biến phí, doanh thu 24

3. Phân tích tình hình biến động định phí, biến phí, doanh thu 24

4. Phân tích tình hình biến động định phí, giá bán, doanh thu 25

5. Phân tích tình hình biến động kết cấu giá bán 25

 

V. NHỮNG GIẢ ĐỊNH TRONG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - SẢN LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI DOANH NGHIỆP 26

 

PHẦN II: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - SẢN LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI XÍ NGHIỆP VẬT TƯ VẬT LIỆU GIAO THÔNG ĐÀ NẴNG 27

 

A. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ XÍ NGHIỆP VẬT TƯ VẬT LIỆU GIAO THÔNG ĐÀ NẴNG 27

 

I. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp Vật tư Vật liệu

Giao thông Đà Nẵng 27

 

II. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động và tổ chức bộ máy quản lý của

 Xí nghiệp Vật tư Vật liệu Giao thông Đà Nẵng 28

1. Chức năng, nhiệm vụ của Xí nghiệp 28

 1.1. Chức năng của Xí nghiệp 28

 1.2. Nhiệm vụ của Xí nghiệp 28

2. Đặc điểm hoạt động của Xí nghiệp 28

3. Tổ chức bộ máy quản lý tại Xí nghiệp Vật tư Vật liệu Giao thông Đà Nẵng 30

 3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của Xí nghiệp 30

 3.2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý Xí nghiệp 31

 

III. Tổ chức công tác kế toán tại Xí nghiệp Vật tư Vật liệu Giao thông Đà Nẵng 31

1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Xí nghiệp 31

2. Hình thức kế toán áp dụng tại Xí nghiệp 32

 

B. PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - SẢN LƯỢNG - LỢI NHUẬN

TẠI XÍ NGHIỆP VẬT TƯ VẬT LIỆU GIAO THÔNG ĐÀ NẴNG 35

I. Thực tế về tình hình chi phí, sản lượng, lợi nhuận tại Xí nghiệp

 trong thời gian qua 35

1. Tình hình chi phí 35

 1.1. Định phí 35

 1.2. Biến phí 37

2. Tình hình sản lượng tại Xí nghiệp 43

3. Tình hình lợi nhuận tại Xí nghiệp 43

 

II. Phân tích mối quan hệ Chi phí - Sản lượng - Lợi nhuận tại Xí nghiệp

Vật tư Vật liệu Giao thông Đà Nẵng 44

1. Xác định số dư đảm phí, tỉ lệ số dư đảm phí, lợi nhuận tại Xí nghiệp 44

2. Kết cấu chi phí 46

3. Độ lớn đòn bẩy kinh doanh 47

4. Phân tích điểm hoà vốn 48

 4.1. Xác định điểm hoà vốn 48

 4.2. Hệ số an toàn 50

 4.3. Công suất hoà vốn, thời gian hoà vốn 50

 4.4. Xác định doanh thu hoà vốn cho từng mặt hàng 51

PHẦN III: MỘT SỐ Ý KI ẾN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH QUA PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - SẢN LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI XÍ NGHIỆP VẬT TƯ VẬT LIỆU GIAO THÔNG ĐÀ NẴNG 53

 

A. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH

 TẠI XÍ NGHIỆP VẬT TƯ VẬT LIỆU GIAO THÔNG ĐÀ NẴNG 53

 

I. Những kết quả đạt được 53

1. Điều kiện khách quan 53

2. Điều kiện chủ quan 54

II. Những hạn chế cần khắc phục 54

 

B. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI XÍ NGHIỆP VẬT TƯ VẬT LIỆU GIAO THÔNG ĐÀ NẴNG 55

1. Quản lý tiết kiệm chi phí 55

 1.1 Tìm nguồn nguyên liệu 55

 1.2. Cắt giảm chi phí gián tiếp 56

2. Giải pháp tăng doanh thu 56

3. Tinh giảm bộ máy quản lý và bộ máy kế toán phù hợp quy mô hoạt động

của Xí nghiệp 57

 

C. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH KHI CÁC

 YẾU TỐ THAY ĐỔI 57

1. Biến động của định phí, doanh thu 57

2. Biến động của biến phí, doanh thu 58

3. Biến động kết cấu đơn giá bán 58

4. Biến động của định phí, biến phí, doanh thu 59

5. Biến động của định phí, đơn giá bán, doanh thu 60

 

D. THIẾT LẬP HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI

XÍ NGHIỆP VẬT TƯ VẬT LIỆU GIAO THÔNG ĐÀ NẴNG 60

1. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán 60

2. Tổ chức tài khoản và sổ kế toán quản trị 61

3. Tổ chức bộ máy kế toán quản trị 62

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

KẾT LUẬN

 

 

doc79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1522 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích mối quan hệ giữa Chi phí - Sản lượng -Lợi nhuận tại Xí nghệp Vật tư Vật liệu Giao thông Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a không thể phân chia một cách rõ ràng các loại chi phí. Việc phân tích chỉ mang tính tương đối. Trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh không thể lúc nào doanh nghiệp cũng chỉ sản xuất kinh doanh một loại mặt hàng, vì thế việc phân tích điểm hoà vốn cũng sẽ gặp trở ngại, buộc nhà phân tích phải quy đổi các loại sản phẩm về một loại sản phẩm chuẩn. Giá trị của điểm hoà vốn mà nhà phân tích thu được chỉ mang tính thời kỳ. Nó sẽ thay đổi khi nền kinh tế xảy ra lạm phát. 5.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới điểm hoà vốn: 5.5.1. Nhân tố giá bán, chi phí: Giả định rằng chi phí khả biến không đổi, khi giá bán tăng làm SDĐP tăng vì thế khối lượng sản phẩm hoà vốn sẽ giảm xuống. q Tổng chi phí Doanh thu mới q2 q1 Điểm hoà vốn gần hơn khi tăng giá bán. Khối lượng hoà vốn từ q1 về q2 Điểm hoà vốn xa hơn khi tăng chi phí khả biến. Khối lượng hoà vốn từ q1 ra q2 Doanh thu Tổng chi phí mới q2 q q1 5.5.2. Ảnh hưởng của nhân tố cơ cấu hàng bán: Kết cấu hàng bán ảnh hưởng đến lợi nhuận và doanh thu hoà vốn thông qua tỉ lệ SDĐP của các mặt hàng là khác nhau. Lợi nhuận sẽ nhiều hơn nếu các sản phẩm có SDĐP cao, chiếm tỉ trọng cao trong doanh thu và ngược lại. CP bất biến Tỉ lệ SDĐP Doanh thu hoà vốn = 5.5.3. Điểm hoà vốn thay đổi theo sự gia tăng đầu tư: Trong quá trình kinh doanh nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm là điều rất cần thiết và luôn được sự quan tâm của các doanh nghiệp. Năng lực hoạt động tăng tức khối lượng tối đa với chi phí bất biến mới có thể đảm đương cũng sẽ tăng thêm. Vì thế điểm hoà vốn cũng “xa hơn”. Vùng lãi trước đây - Chi phí bất biến cũ trở thành vùng lỗ - Chi phí bất biến mới. Vì thế gia tăng đầu tư phải thận trọng và cân nhắc kỹ lưỡng. Sản lượng Chi phí y = TFC q2 q1 Đồ thị: Ghi chú: Đường doanh thu Đường định phí Đường tổng chi phí q1 : Sản lượng hoà vốn khi chưa tăng đầu tư q2 : Sản lượng hoà vốn khi tăng đầu tư IV. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH KHI CÁC YẾU TỐ THAY ĐỔI: 1. Phân tích tình hình biến động định phí và doanh thu: Do những dự tính trong tương lai, doanh nghiệp có thể tăng chi phí mua sắm trang thiết bị sản xuất…sẽ làm định phí thay đổi với hi vọng doanh nghiệp sẽ đạt mức doanh thu mong muốn. Khi sản lượng tiêu thụ tăng làm SDĐP tăng từ đó lợi nhuận tăng, khi đó lợi nhuận được tính bằng: Lợi nhuận = SDĐP thay đổi - Định phí thay đổi Gọi X1 : mức gia tăng SDĐP phương án mới X0 : mức tăng định phí phương án mới Nếu X1 >X0 : Doanh nghiệp nên tiến hành phương án kinh doanh mới ð tăng lợi nhuận. Nếu X1< X0 : Doanh nghiệp không nên tiến hành phương án kinh doanh mới.Vì không tăng lợi nhuận mà giảm một lượng (X1 – X0) 2. Phân tích tình hình biến động biến phí và doanh thu: Khi chi phí bất biến không đổi thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ biến động tỉ lệ thuận với sự biến động của SDĐP. Vì chiến lược kinh doanh, biến phí của doanh nghiệp có thể thay đổi nên doanh thu sẽ thay đổi. Sự thay đổi của biến phí và doanh thu sẽ ảnh hương đến lợi nhuận và SDĐP của doanh nghiệp. Sự gia tăng của lợi nhuận chính là sự tăng SDĐP. SDĐP phương án (X1) mới khi thay đổi BP,DT SLTT phương án cũ (100% + tỉ lệ tăng, giảm SL) SDĐP mới của 1 sp = x x Gọi X0 : SDĐP phương án cũ Nếu X1>X0 : doanh nghiệp nên tiến hành phương án kinh doanh mới ð Lợi nhuận tăng. Nếu X1< X0 : doanh nghiệp không nên tiến hành phương án kinh doanh mới ð Lợi nhuận không tăng. 3. Phân tích tình hình biến động định phí, biến phí và doanh thu: Doanh nghiệp tăng chi phí nhân công, chi phí hoa hồng bán hàng…làm sản lượng tiêu thụ thay đổi, làm SDĐP thay đổi và lợi nhuận thay đổi. SLTT phương án cũ SDĐP phương án (X1) mới khi thay đổi BP,DT (100% + tỉ lệ tăng, giảm SL) SDĐP mới của 1 sp = x x Gọi X0 : SDĐP phương án cũ êA: phần tăng (giảm) định phí phương án mới: tổng định phí thay đổi ở các khâu sản xuất, tiêu thụ, quản lý. Nếu [( X1 – X0) - êA] > 0 : doanh nghiệp nên tiến hành phương án kinh doanh mới ð Lợi nhuận tăng Nếu [( X1 – X0) - êA] <= 0: doanh nghiệp không nên tiến hành phương án kinh doanh mới ð Lợi nhuận không tăng mà giảm một lượng [ ( X1 – X0) - êA]. 4. Phân tích tình hình biến động định phí, giá bán và doanh thu: SDĐP phương án (X1) mới khi thay đổi DT, giá bán SLTT phương án cũ tỉ lệ tăng giảm SLTT SDĐP mới của 1 sp = x x Doanh nghiệp giảm giá bán đồng thời tăng chi phí quảng cáo làm sản lượng tiêu thụ tăng, từ đó doanh thu sẽ tăng lên. Đây cũng là một trong những chiến lược của doanh nghiệp nhằm tăng lợi nhuận. Gọi X0 : SDĐP phương án cũ êA: phần tăng (giảm) định phí phương án mới: tổng định phí thay đổi các khâu sản xuất, tiêu thụ, quản lý. Nếu [( X1 – X0) - êA] > 0 : doanh nghiệp nên tiến hành phương án kinh doanh mới ð Lợi nhuận tăng Nếu [( X1 – X0) - êA] <= 0: doanh nghiệp không nên tiến hành phương án kinh doanh mới ð Lợi nhuận không tăng mà giảm một lượng [ ( X1 – X0) - êA]. 5. Phân tích tình hình biến động kết cấu giá bán: Trong quá trình kinh doanh, để đạt mức lợi nhuận mong muốn thì trên cùng một sản phẩm có thể thay đổi đơn giá bán khác nhau. Việc thay đổi này có thể đem lại mức lợi nhuận mong muốn nhưng cũng có thể không đạt được mức lợi nhuận đó. Tuy nhiên doanh nghiệp sẽ tiêu thụ được một khối lượng sản phẩm, giảm lượng hàng tồn kho, tốc độ luân chuyển vốn nhanh. Giá bán thấp nhất phải bù đắp được chi phí và đạt được mục tiêu lợi nhuận. Vì thế vấn đề của các nhà quản trị là phải làm thế nào để giảm giá bán nhưng vẫn đạt mức lợi nhuận mong muốn, vừa đảm bảo cạnh tranh với các đối thủ vừa đáp ứng yêu cầu của khách hàng. V. NHỮNG GIẢ ĐỊNH TRONG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - SẢN LƯỢNG - LỢI NHUẬN (CVP): Những giả định khi phân tích mối quan hệ CVP cũng chính là những hạn chế của việc phân tích. Mối quan hệ của biến động chi phí, sản lượng tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận là tuyến tính trong phạm vi hoạt động. Các chi phí giả định được phân tích một cách chính xác thành biến phí và định phí. Kết cấu sản phẩm sản xuất kinh doanh không thay đổi trong quá trình thay đổi các yếu tố chi phí và sản lượng tiêu thụ. Tồn kho sản phẩm không thay đổi hay quá trình tiêu thụ và sản xuất cùng mức độ. Năng lực sản xuất như máy móc thiết bị, công nhân không thay đổi trong suốt thời kỳ. Giá trị của tiền tệ không thay đổi tức nền kinh tế không có lạm phát. PHẦN II: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - SẢN LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI XÍ NGHIỆP VẬT TƯ VẬT LIỆU GIAO THÔNG ĐÀ NẴNG @&? A. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ XÍ NGHIỆP VẬT TƯ VẬT LIỆU GIAO THÔNG ĐÀ NẴNG: I. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp Vật tư Vật liệu Giao thông Đà Nẵng: Xí nghiệp Vật tư Vật liệu Giao thông Đà Nẵng (VTVLGT) là xí nghiệp quốc doanh trực thuộc công ty Công trình Giao thông Đà Nẵng, trụ sở đóng tại 109 Lê Trọng Tấn - Phước Tường – Hoà Phát – Hoà Vang – Thành phố Đà Nẵng. Trước năm 1975, tại đây khai thác đá xây dựng phục vụ cho chiến tranh. Năm 1975 Uỷ Ban Nhân Dân (UBND) tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng ra quyết định số 271/QĐUB ngày 16/8/1975 thành lập công trường đá quốc doanh Phước Tường. Năm 1978 UBND tỉnh ra quyết định đổi tên thành Xí nghiệp Vật tư Vật liệu Giao thông trực thuộc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng. Theo quyết định số 217/HĐBT ngày 14/11/1987 UBND tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng quyết định thành lập Công ty Vật liệu Giao thông và uỷ quyền cho Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng quản lý trực tiếp. Tháng 10/1992 theo quyết định số 388/HĐBT chính thức thành lập với tên cũ Xí nghiệp Vật tư Vật liệu Giao thông là doanh nghiệp Nhà Nước hạch toán độc lập. Tháng 4/1994UBND tỉnh ra quyết định sát nhập Xí nghiệp Vật tư Vật liệu Giao thông vào Công ty Công trình Giao thông Đà Nẵng . Xí nghiệp vẫn giữ nguyên về cơ sở vật chất kỹ thuật và các hoạt động kinh doanh đều tương đối độc lập. Xí nghiệp có con dấu riêng, có tài khoản tại Ngân hàng và được xác định là đơn vị có tư cách pháp nhân đầy đủ. Từ khi thành lập đến nay, Xí nghiệp đã từng bước sắp xếp tổ chức, đổi mới cơ chế quản lý, tổ chức Xí nghiệp kinh doanh theo hướng phát triển của nền kinh tế thị trường, luôn đáp ứng đầy đủ về nhu cầu vật tư vật liệu cho công trình giao thông cũng như các công trình xây dựng khác. II. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động và tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp Vật tư Vật liệu Giao thông Đà Nẵng: 1. Chức năng, nhiệm vụ của xí nghiệp: 1.1. Chức năng: Xí nghiệp chủ yếu khai thác, chế biến các loại đá xây dựng và tiêu thụ sản phẩm thông qua hệ thống bán hàng của Xí nghiệp như kí kết hợp đồng xây dựng, nhận vận chuyển và cung cấp vật liệu đến chân công trình. 1.2. Nhiệm vụ: Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển sơ sở hạ tầng, tạo ra của cải cho Xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động. Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh theo chế độ chính sách của Nhà Nước. Mở rộng liên doanh liên kết với các đơn vị sản xuất khác, mở rộng khai thác mỏ nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của ngành xây dựng. Thực hiện mua bán trực tiếp với các đơn vị. Đẩy mạnh sản xuất, cải tiến công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.. 2. Đặc điểm hoạt động của Xí nghiệp: Hiện nay Xí nghiệp chuyên sản xuất và cung cấp các loại đá xây dựng, gạch như: đá hộc, các loại đá dăm, gạch Block… Do Xí nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh rất có uy tín trên thị trường nên dù có rất nhiều đối thủ cạnh tranh nhưng thị phần của doanh nghiệp ngày càng được mở rộng. Để hiểu rõ về mặt hàng đá xây dựng ta tìm hiểu quy trình sản xuất sau: Quy trình sản xuất đá tại Xí nghiệp: + Khảo sát + Bóc lớp tầng phủ + Bắn mìn phá đá + Chế biến thủ công Bán thành phẩm Thành phẩm + Đá xây + Đá 10x15 + Đá 4x6TC Thành phẩm + Đá xây + Đá 10x15 + Đá 4x6TC + Nghiền + Sàng Thành phẩm + Đá 4x6M + Đá 2x4 Thành phẩm + Đá cấp phối 37.5mm + Đá cấp phối 25mm Thành phẩm + Đá 0.5x1 + Đá 2x4 + Đá 1x2 Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Sản phẩm tạo ra của các mặt hàng trên là: đá xây, đá 10x15, đá 4x6M, đá 2x4, đá 1x2, đá cấp phối 37.5mm, đá cấp phối 24mm, đá 4x6TC… Ta có thể phân làm 2 loại: Đá do thủ công tạo ra: đá xây, đá 10x15, đá 4x6TC. Đá do máy móc cơ giới tạo ta: đá 4x6M, đá 2x4, đá 1x2, đá 0.5x1, đá cấp phối Tuỳ theo nhu cầu của khách hàng để Xí nghiệp đáp ứng đầy đủ các mặt hàng. 3. Tổ chức bộ máy quản lý tại Xí nghiệp Vật tư Vật liệu Giao thông Đà Nẵng: 3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của Xí nghiệp: Giám đốc PhóGiám đốc Phòng kế hoạch kỹ thuật Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán tài vụ Kho bán thành phẩm Kho Thành phẩm Kho tiêu thụ thành phẩm Tổ khoan bắn mìn Tổ sản xuất đá Tổ nghiền Tổ máy thi công Tổ xe Tổ sữa chữa Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng 3.2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý Xí nghiệp: Giám đốc: chịu trách nhiệm chung về toàn bộ hoạt động của Xí nghiệp, Giám đốc có trách nhiệm trực tiếp với phòng kế toán tài vụ. Phó giám đốc: giúp đỡ cho Giám đốc, có trách nhiệm điều hành trực tiếp các công việc. Thay mặt Giám đốc giải quyết công việc khi Giám đốc vắng mặt. Phòng kế toán tài vụ: chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về tài chính của doanh nghiệp. Theo dõi, đối chiếu, giải quyết các vấn đề liên quan đến tài chính. Phòng còn tham mưu cho Giám đốc về quản lý tài chính và thu – chi trong toàn Xí nghiệp. Phòng tổ chức hành chính: tham mưu cho lãnh đạo về việc bổ nhiệm, điều động, khen thưởng, kỷ luật, thực hiện các chính sách, chế độ cho công nhân viên. Phòng kế hoạch kỹ thuật: có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, nghiên cứu các ứng dụng kỹ thuật, sử dụng các định mức… Các tổ chức trực thuộc: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo các bộ phận nghiệp vụ và chuyên môn. Mỗi tổ có một tổ trưởng chịu trách nhiệm quản lý phân công nhiệm vụ hàng ngày cho từng thành viên trong tổ, chấm công và phân phối tiền lương. III. Tổ chức công tác kế toán tại Xí nghiệp Vật tư Vật liệu Giao thông Đà Nẵng: 1. Tổ chức bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của Xí nghiệp được tổ chức theo mô hình tập trung. Phòng kế toán của Xí nghiệp có quan hệ rất chặt chẽ với các phòng ban khác. Bộ phận kế toán của Xí nghiệp không chỉ làm tốt nhiệm vụ công tác hạch toán kế toán của mình mà còn tham mưu cùng Ban giám đốc về công việc kinh doanh, theo dõi kho thành phẩm cùng bộ phận thủ kho, quản lý tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn trong Xí nghiệp. Tuy đảm nhận nhiều chức năng nhưng bộ máy kế toán lại được tổ chức rất gọn nhẹ, chỉ gồm 05 người: 01 kế toán trưởng, 01 kế toán tổng hợp, 01 kế toán công nợ, 01 kế toán tài sản và 01 thủ quỹ. Sơ đồ bộ máy kế toán của Xí nghiệp: Kế toán trưởng Kế toán công nợ Kế toán Tài sản thành phẩm Thủ quỹ Kế toán tổng hợp Ghi chú : Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Chức năng, nhiệm vụ của các thành viên: Kế toán trưởng: có trách nhiệm phụ trách chung mọi hoạt động của Phòng kế toán, tham mưu cho ban giám đốc các vấn đề quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh. Định kỳ kế toán trưởng phải lập các báo cáo tài chính, tổng hợp thông tin phục vụ Giám đốc và các đối tượng có nhu cầu thông tin về tình hình tài chính của Xí nghiệp. Kế toán tổng hợp: có trách nhiệm tổng hợp các thông tin về các phần hành nhằm cung cấp thông tin cho kế toán trưởng trong việc lập các báo cáo tài chính. Kế toán công nợ: tập hợp các hoá đơn, chứng từ ghi vào sổ sách, theo dõi các khoản công nợ của Xí nghiệp. Định kỳ cung cấp thông tin cho kế toán tổng hợp. Kế toán các khoản tiền, tài sản, tiêu thụ thành phẩm: theo dõi sự biến động về các luồng tiền tài sản trong Xí nghiệp, tập hợp chứng từ về việc tiêu thụ, ghi chép và báo cáo định kỳ. Thủ quỹ: có nhiệm vụ quản lý lượng tiền mặt có tại két của Xí nghiệp, thu ngân, kiểm tra lượng tiền vào, ra của Xí nghiệp. 2. Hình thức kế toán áp dụng tại Xí nghiệp: Niên độ kế toán: Niên độ kế toán của Xí nghiệp bắt đầu từ 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Kỳ kế toán: Quý Đơn vị tiền tệ: VNĐ Hình thức sổ kế toán áp dụng: Để phù hợp với qui trình tổ chức của Xí nghiệp cũng như biên chế của phòng kế toán, phòng kế toán đã áp dụng hình thức kế toán “chứng từ ghi sổ ”. Với hình thức kế toán này kế toán dễ ghi chép, đối chiếu, kiểm tra chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ Cái Bảng cân đối số phát sinh Báo Cáo Tài Chính Sổ quỹ Các bảng tổng hợp chi tiết Sổ kế toán chi tiết Sơ đồ trình tự luân chuyển: Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Kiểm tra, đối chiếu Trình tự luân chuyển chứng từ: Căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra hợp lệ, từ đó tổng hợp, phân loại, đánh số thứ tự, sau đó lập chứng từ ghi sổ kế toán chi tiết. Riêng chứng từ thu – chi tiền mặt thì chuyển cho thủ quỹ ghi hàng ngày vào sổ quỹ, cuối ngày chuyển cho kế toán. Từ chứng từ ghi sổ kế toán tổng hợp ghi vào sổ cái tài khoản, sổ cái được mở bằng tờ rời, được ghi theo nguyên tắc nợ một tài khoản đối ứng ghi có nhiều tài khoản và ngược lại. Từ sổ kế toán chi tiết, lên Bảng tổng hợp số liệu chi tiết và từ sổ cái các tài khoản lập Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản, đồng thời kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ cái và bảng tổng hợp số liệu chi tiết. Cuối kỳ, căn cứ vào số liệu trên Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản và bảng tổng hợp số liệu chi tiết để lập Báo cáo tài chính. Công tác kế toán tại văn phòng công ty được thực hiện nhờ sự trợ giúp của máy tính, toàn bộ công việc lập chứng từ, ghi sổ, tổng hợp đều được thực hiện qua máy tính nhất là vào thời điểm công việc nhiều - vào cuối mỗi quý. Trình tự thực hiện như sau: Phần mềm kế toán Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ Sổ kế toán Báo cáo tài chính Định kỳ kế toán căn cứ chứng từ gốc đã kiểm tra hợp lệ, nhập số liệu vào máy. Nghiệp vụ nào liên quan đến tiền mặt theo dõi ở sổ quỹ. Kế toán mở sổ chi tiết các tài khoản và ghi sổ chi tiết … Các thông tin ở sổ Cái, Bảng cân đối, Bảng tổng hợp được tính toán tự động. Cuối tháng, quý (khi cần thiết) kế toán chỉ cần thực hiện các thao tác khoá sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa sổ chi tiết và sổ tổng hợp đựơc thực hiện tự động và đảm bảo chính xác. B. PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - SẢN LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI XÍ NGHIỆP VẬT TƯ VẬT LIỆU GIAO THÔNG ĐÀ NẴNG. I. Thực tế về tình hình Chi phí, Sản lượng, Lợi nhuận tại Xí nghiệp Vật tư Vật liệu Giao thông trong thời gian qua: 1. Tình hình chi phí: Để thuận tiện cho việc lập các định mức tiêu hao, dự toán chi phí nguyên vật liệu, nhân công…đáp ứng yêu cầu của nhà quản trị nên trong một vài năm qua, ngoài việc phân loại chi phí theo nội dung kinh tế để đáp ứng yêu cầu nguồn thông tin cho đối tượng bên ngoài thì Xí nghiệp còn phân loại chi phí theo cách ứng xử của nó. Hay nói cách khác là Xí nghiệp đã phân ra những chi phí nào ổn định qua nhiều kỳ, chi phí nào dễ thay đổi để thuận lợi hơn cho việc ra các quyết định quản lý 1.1. Định phí: Bao gồm định phí sản xuất chung và định phí quản lý doanh nghiệp. Đây là phần chi phí tương đối ổn định trước những thay đổi của sản lượng sản xuất và tiêu thụ. Vì chi phí cho bộ phận bán hàng rất nhỏ nên Xí nghiệp đã tập hợp chi phí Bán hàng vào trong chi phí Quản lý doanh nghiệp. Đơn vị đã sử dụng các tài khoản sau: “627” : chi phí Sản xuất chung “642” : chi phí Quản lý doanh nghiệp Hầu hết chi phí phát sinh tại Xí nghiệp đều là biến phí, định phí chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng chi phí Định phí sản xuất gồm: Chi phí Khấu hao TSCĐ của phân xưởng sản xuất : khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Chi phí bằng tiền khác: như chi phí thuê máy nghiền, thuê máy Solar, sửa chữa máy móc… Hàng tháng căn cứ vào bảng khấu hao của toàn bộ Xí nghiệp, Xí nghiệp đã trích cho từng bộ phận sản xuất. Các chi phí khác Xí nghiệp đều có định mức cụ thể như chi phí sửa chữa máy móc được tính bằng 5% trên tổng chi phí khấu hao… Bảng định phí Sản xuất chung: ĐVT: đồng Chi phí Quý 4/2005 Quý 4/2006 Chi phí khấu hao 438.848.905 336.772.074 Chi phí khác 358.659.054 534.473.242 + Thuế tài nguyên 42.758.300 35.847.450 + Sửa chữa máy móc 21.942.445,25 16.838.603,7 + Thuê máy nghiền 100.055.000 195.514.546 + Thuê máy Solar 55.067.100 5.154.545 + Vật tư sửa chữa máy 121.522.754,8 116.317.638,3 + Thiết bị bảo hiểm 17.313.454 28.173.459 Tổng cộng 797.507.959 871.245.316 Định phí Bán hàng và Quản lý doanh nghiệp: Hàng năm, Xí nghiệp phải nộp các loại thuế như thuế môn bài, thuế đất…chi phí này được phân bổ đều cho các quý. Chi phí cài đặt phần mềm kế toán khi chế độ có sự thay đổi. Chi phí trợ cấp thôi việc. Chi phí tiếp khách, hội họp. Khoản lãi vay phải trả công ty. Chi phí khấu hao TSCĐ của bộ phận quản lý – chi phí vật liệu quản lý. Bảng định phí Bán hàng và Quản lý doanh nghiệp ĐVT: đồng Chi phí Quý 4/2005 Quý 4/2006 Chi phí khấu hao 56.872.139 69.569.854 Chi phí bằng tiền khác 514.697.142 439.380.158 + Cài phần mềm 2.000.000 x + Trợ cấp thôi việc 61.397.343 55.871.598 + Lãi vay công ty 154.804.000 134.710.000 + Vật liệu quản lý 108.215.866,1 60.685.544,28 + Chi phí hội họp 47.540.405,88 68.584.110,72 + Thuế đất 41.970.280 42.057.870 + Phí công tác 98.769.247 77.471.035 Tổng cộng 571.569.281 508.950.012 Bảng tổng Định phí: ĐVT: đồng Chi phí Quý 4/2005 Quý 4/2006 Định phí Sản xuất chung 797.507.959 871.245.316 Định phí BH và QLDN 571.569.281 508.950.012 Tổng 1.369.077.240 1.380.195.328 Nhận xét: Ta thấy ở quý 4/2006 thì phần định phí đã tăng lên:11.118.088 đồng so với cùng quý năm trước. Điều đó cho thấy nhà quản trị đã có sự thay đổi trong kết cấu chi phí của quý 4/2005 so với quý 4/2006. 1.2. Biến phí: Vì do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp là khai thác đá. Mỗi loại đá có tính chất khác nhau nên hầu hết chi phí phát sinh đều có tính thời điểm, dễ thay đổi. 1.2.1.Biến phí sản xuất: a. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí này chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong tổng chi phí sản xuất. Nguyên liệu chính là các loại đá tảng lớn. Xí nghiệp đã xây dựng đơn giá vật tư cho các sản phẩm nhưng đơn giá cũng chỉ có tính thời điểm, có thể thay đổi tuỳ thuộc vào từng loại đá và nhiều yếu tố khác ảnh hưởng. Bảng đơn giá vật tư: Mặt hàng Đơn giá vật tư (đ/m3) Đá xây 8.500 Đá 10 x15 8.300 Đá 4 x 6 8.500 Đá nghiền 5.500 Đá xít 3.000 Do tuỳ thuộc nhiều vào cấu trúc của đá tảng nên chi phí bỏ ra cũng có sự thay đổi đáng kể. Nhiều lúc chi phí bỏ ra lớn nhưng chưa hẳn đã khai thác được khối lượng đá lớn.Cụ thể ta có bảng tính sau: Chi phí Quý 4/2005 Quý 4/2006 Sản lượng (m3) 41.820,92 42.741,95 Chi phí NVL trực tiếp(đồng) 554.513.019 243.846.093 b. Chi phí nhân công trực tiếp: Xí nghiệp đang áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm đối với công nhân trực tiếp sản xuất. Mỗi tổ, đội tuỳ theo công việc, phân đoạn sản xuất mà có đơn giá lương khác nhau. Xí nghiệp đá xây dựng bảng đơn giá nhân công cho từng mặt hàng Bảng đơn giá nhân công: Mặt hàng Đơn giá nhân công(đ/m3) Đá xây 17.500 Đá 10 x15 11.200 Đá 4 x 6 17.500 Đá nghiền 5.500 Đá xít 5.000 Tổng lương theo sản phẩm Tổng số lượng sản phẩm (i) Đơn giá sản phẩm (i) = x Sau khi tổ trưởng của từng đội sản xuất nhận lương về và căn cứ vào bảng chấm công theo dõi hàng ngày về thời gian làm và khối lượng sản phẩm làm được để tính lương cho nhân công. Bảng chi phí nhân công trực tiếp sản xuất Mặt hàng Quý 4/2005 Quý 4/2006 Khối lượng(m3) Đơn giá(đ/m3) Thành tiền(đồng) Khối lượng(m3) Đơn giá(đ/m3) Thành tiền(đồng) Đá xây 9.027 17.500 157.972.500 10.059,1 17.500 176.034.250 Đá dăm 32.793,92 266.640.250 32.682,85 277.650.950 +Đá10x15 5.261 11.200 58.923.200 7.021 11.200 78.635.200 +Đá 4 x 6 5.071,5 17.500 88.751.250 5.109,7 17.500 89.419.750 +Đá nghiền 13.317,4 5.500 73.245.700 13.670,5 5.500 75.187.750 +Đá xít 9.144,02 5.000 45.720.100 6.881,65 5.000 34.408.250 Tổng 41.820,92 - 424.612.750 42.741,95 - 453.685.200 c. Biến phí sản xuất chung: Chi phí vật liệu: gồm Nguyên vật liệu xúc đá, đất.. Nhiên liệu vận chuyển… Vật tư khoan đá… Vật liệu nổ, mìn,dây kíp điện… Ngoài nguyên vật liệu chính là các đá tảng lớn còn cần phải có các vật liệu phụ như trên để tạo ra các bán thành phẩm. Tuỳ theo độ cứng của đá mà ta cần dùng ít hoặc nhiều vật liệu phụ. Tuy Xí nghiệp có đưa ra định mức tiêu hao cho vật liệu nổ nhưng trên thực tế định mức thay đổi liên tục, không cố định. Xí nghiệp chỉ đưa định mức cho vật liệu nổ còn các vật liệu khác thì các tổ, đội cần bao nhiêu thì làm đơn đề nghị và Xí nghiệp xuất kho phục vụ sản xuất. Định mức tiêu hao vật liệu nổ cho 1đơn vị sản phẩm như sau: Sản xuất đá xanh : 0,14603 kg/m3 Sản xuất đá nổ : 0,21100 kg/m3 Bảng tổng hợp biến phí sản xuất chung: ĐVT: đồng Chi phí Quý 4/2005 Quý 4/2006 Biến phí sản xuất chung 721.808.600 724.580.206 + Nhiên liệu xúc đá, đất 100.425.200 103.128.334 + Vật tư khoan đá 29.144.800 46.708.103 + Nhiên liệu vận chuyển 175.158.400 117.088.492 + Vật tư sửa chữa máy nghiền 221.638.900 281.615.250 + Vật liệu nổ và sản xuất đá 75.852.235 98.562.741 + Vật tư sửa chữa khoan Rock 119.589.065 77.477.286 d. Biến phí Bán hàng và Quản lý doanh nghiệp: Xí nghiệp chủ yếu xuất hàng theo hợp đồng vận chuyển, đơn đặt hàng nên trong công tác bán hàng rất ít chi phí phát sinh. Nếu có thì giá trị không lớn lắm nên Xí nghiệp đã hạch toán vào biến phí Quản lý doanh nghiệp. Biến phí quản lý doanh nghiệp gồm: Lương nhân viên quản lý: Xí nghiệp đang chuẩn bị cho công cuộc cổ phần hoá nên bộ máy quản lý đã được tinh giảm rất gọn, hiện nay toàn bộ Xí nghiệp chỉ còn 14 nhân viên quản lý. Lương bộ phận quản lý Xí nghiệp = 13% x Doanh thu của tháng Bảo hiểm xã hội = 17% x lương cơ bản Kinh phí công đoàn = 2% lương thực tế Chi phí nộp công ty : hàng quý Xí nghiệp phải trích 7% doanh thu để nộp lên công ty. Vật liệu, nguyên liệu công tác: hàng quý phát sinh bao nhiêu thì được tập hợp vào chi phí quản lý. Bảng tập hợp biến phí Bán hàng và Quản lý doanh nghiệp ĐVT: đồng Chi phí Quý 4/2005 Quý 4/2006 Lương bộ phận quản lý Xí nghiệp 168.492.500 95.539.400 Bảo hiểm xã hội 28.643.725 16.241.698 Kinh phí công đoàn 3.369.850 1.910.788 Vật liệu công tác 6.922.700 6.736.357 Chi phí nộp công ty 239.710.000 196.000.000 Tổng cộng 447.138.775 316.428.243 Bảng tổng hợp chi phí toàn Xí nghiệp: ĐVT: đồng Chi phí Quý 4/2005 Tỉ trọng (%) Quý 4/2006 Tỉ trọng (%) 1. Định phí + Định phí sản xuất chung 797.507.959 22,67 871.245.316 27,94 + Định phí BH và QLDN 571.569.281 16,25 508.950.012 16,32 Tổng 1.369.077.240 38,92 1.380.195.328 44,26 2. Biến phí + Chi phí NVL trực tiếp 554.513.019 15,77 243.846.093 7,82 + Chi phí Nhân công trực tiếp 424.612.750 12,07 453.685.200 14,55 + Biến phí sản xuất chung 721.808.600 20,53 724.580.206 23,23 + Biến phí BH và QLDN 447.138.775 12,71 316.428.243 10,15 Tổng 2.148.073.144 61,08 1.738.539.742 55,74 Tổng cộng 3.517.150.384 100 3.118.735.070 100 Qua bảng tổng hợp chi phí ta thấy được cấu trúc chi phí của toàn doanh nghiệp. Tuy ở quý 4/2005 biến phí chiếm tỉ trọng khá lớn chiếm 61,08% trong tổng chi phí và định ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc18046.doc
Tài liệu liên quan