Khóa luận Phân tích tình hình tài chính công ty gốm sứ Giang Tây

MỤC LỤC

 

A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Tình hình nghiên cứu 2

3. Mục đích nghiên cứu 2

4. Nhiệm vụ nghiên cứu 2

5. Phương pháp nghiên cứu 2

6. Dự kiến kết quả nghiên cứu 3

7. Tài liệu tham khảo 3

8. Kết cấu đồ án/ khóa luận tốt nghiệp 3

 

B. PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

1.1. Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp . 4

1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính 4

1.1.2. Ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghiệp 5

1.1.3. Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp 5

1.2. Mục tiêu phân tích tình hình tài chính 5

1.3. Các tài liệu dùng trong phân tích tài chính 7

1.3.1. Bảng cân đối kế toán 7

1.3.2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 8

1.4. Phương pháp phân tích 8

1.4.1. Phân tích theo chiều ngang 8

1.4.2. Phân tích xu hướng 9

1.4.3. Phân tích theo chiều dọc 9

1.4.4. Phân tích các chỉ số tài chính 9

1.4.5. Phương pháp liên hệ - cân đối 10

1.4.4. Phương pháp thay thế liên hoàn 10

1.5. Nội dung phân tích tình hình tài chính 10

1.5.1. Phân tích bảng cân đối kế toán 10

1.5.1.1. Phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn 10

1.5.1.2. Phân tích mối liên hệ giữa tài sản và nguồn vốn 11

1.5.1.3. Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn 12

1.5.2. Phân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh 15

1.5.2.1. Phân tích biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận 15

1.5.2.2. Phân tích kết cấu chi phí, lợi nhuận 16

1.5.2.3. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản

chi phí và chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh 16

1.5.3. Phân tích các tỷ số tài chính 17

1.5.3.1. Các tỷ số thanh toán 17

1.5.3.2. Các tỷ số về đòn cân nợ 18

1.5.3.3. Các tỷ số hoạt động 20

1.5.3.4. Các tỷ suất sinh lợi 23

1.5.4. Phân tích chỉ số DuPont 24

 

CHƯƠNG II:

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY TNHH GỐM SỨ GIANG TÂY

2.1. Đặc điểm chung 25

2.1.1. Lịch sử hình thành 25

2.1.2. Thông tin công ty 25

2.1.3. Hình thức sở hữu vốn 26

2.1.4. Ngành nghề kinh doanh 26

2.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh 27

2.2.1. Quy trình công nghệ sản xuất gạch men 27

2.2.2. Tổ chức sản xuất kinh doanh 28

2.2.3. Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các bộ phận 28

 

2.3. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty 29

2.3.1. Hình thức và cơ cấu tổ chức 29

2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 30

2.4. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 32

2.4.1. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán 32

2.4.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 32

2.4.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 33

2.4.4. Mối quan hệ giữa phòng kế toán với các phòng ban khác .34

2.5. Chế độ kế toán được áp dụng tại Công ty 34

 

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI

CÔNG TY TNHH GỐM SỨ GIANG TÂY

A. Sơ lược về thị trường gạch men hiện nay ở Việt Nam 36

B. Phân tích tình hình tài chính Công ty TNHH Gốm Sứ Giang Tây 36

* Khái quát báo cáo tài chính của công ty trong 3 năm 2008-2010 36

3.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính 40

3.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán 40

3.1.1.1. Phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn 40

3.1.1.2. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn 45

3.1.1.3. Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn 47

3.1.2. Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 56

3.1.2.1. Phân tích biến động doanh thu, chí phí, lợi nhuận 56

3.1.2.2. Phân tích kết cấu chi phí và lợi nhuận 59

3.1.2.3. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản

chi phí và chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh 62

3.1.3. Phân tích các tỷ số tài chính 69

3.1.3.1. Các tỷ số thanh toán 69

3.1.3.2. Các tỷ số về đòn cân nợ 71

3.1.3.3. Các tỷ số hoạt động 74

3.1.3.3. Các tỷ suất sinh lợi 80

3.1.4. Phân tích tài chính DUPONT 83

3.1.5. Nhận xét chung về tình hình tài chính 84

 

CHƯƠNG IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH GỐM SỨ GIANG TÂY

 

4.1. Nhận xét và đánh giá chung tình hình tài chính của công ty 89

4.1.1. Nhận xét về công tác quản lý 89

4.1.2. Nhận xét chung về tài chính 90

4.1.3. Nguyên nhân tồn tại các nhược điểm trên 90

4.2. Kiến nghị và giải pháp 91

4.2.1. Về tình hình huy động vốn 91

4.2.2. Về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán 91

4.2.3. Giảm bớt tỷ trọng các loại TSCĐ không cần thiết 93

4.2.4. Các biện pháp nâng cao khả năng sinh lời 93

4.2.5. Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực 94

 

PHẦN KẾT LUẬN 96

 

 

 

doc96 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1976 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích tình hình tài chính công ty gốm sứ Giang Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các nội dung sau: 3.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán 3.1.1.1. Phân tích khái quát tình hình biến động tài sản & nguồn vốn Phân tích tình hình biến động tài sản: Vốn của doanh nghiệp là toàn bộ giá trị tài sản hiện có của đơn vị đang tồn tại trong các giai đoạn kinh doanh của doanh nghiệp. Trên bảng cân đối có 2 loại: * Tài sản ngắn hạn. * Tài sản dài hạn. Để phân tích ta so sánh tổng số vốn cuối năm và đầu năm để đánh giá sự biến động về quy mô của doanh nghiệp, đồng thời so sánh giá trị tỷ trọng của toàn bộ vốn. Bảng 3.3: Bảng phân tích tình hình biến động tài sản Đvt: Triệu đồng TÀI SẢN Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền Số tiền Số tiền Tuyệt đối Tương đối % Tuyệt đối Tương đối % A. Tài sản ngắn hạn 38.932 76.770 78.719 37.838 97,19 1.949 2,54 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 2.488 5.405 7.642 2.917 117,24 2.237 41,39 II. Các khoản đầu tư ngắn hạn - - 2.500 - - 2.500 - III. Các khoản phải thu ngắn hạn 8.350 37.801 36.963 29.451 352,71 (838) (2,22) IV. Hàng tồn kho 25.704 30.564 28.771 4.860 18,91 (1.793) (5,87) V. Tài sản ngắn hạn khác 2.390 3.000 2.843 610 25,52 (157) (5,23) B. Tài sản dài hạn 165.738 140.303 168.978 (25.435) (15,35) 28.675 20,44 I. Các khoản phải thu dài hạn - - - - - - - II. Tài sản cố định 147.310 124.903 144.500 (22.407) (15,21) 19.597 15,69 III. Bất động sản đầu tư - - - - - - - IV. Các khoản đầu tư dài hạn 15.471 15.400 19.920 (71) (0,46) 4.520 29,35 V. Tài sản dài hạn khác 2.957 - 4.558 (2.957) (100,00) 4.558 - TỔNG TÀI SẢN 204.670 217.073 247.697 12.403 6,06 30.624 14,11 (Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính) So với năm 2008, tài sản ngắn hạn năm 2009 tăng 37.838 triệu đồng tương đương 97,19%. Tài sản ngắn hạn năm 2009 tăng tập trung ở các chỉ tiêu sau: - Khoản mục tiền tăng 117,24% tương đương 2.917 triệu đồng. So với năm 2008 thì lượng tiền được dự trữ và luân chuyển nhiều hơn để đáp ứng việc thanh toán cho khách hàng. - Khoản mục phải thu ngắn hạn tăng từ 8.350 triệu đồng lên 37.801 triệu đồng, tương đương 352,71%, chủ yếu là khoản phải thu khách hàng. Điều này cho thấy doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng vốn lớn, nếu khách hàng trả chậm sẽ ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên chú ý và tìm biện pháp khắc phục tình trạng này. - Khoản mục hàng tồn kho năm 2009 tăng 4.860 triệu đồng tương đương 18,91%, chủ yếu ở khâu thành phẩm. Việc bán hàng của doanh nghiệp đang bị ngưng trệ. Qua năm 2010, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp tiếp tục tăng thêm 1.949 triệu đồng so với năm 2009, tỷ lệ tăng là 2,54%. Điều này cho thấy quy mô hoạt động của doanh nghiệp ngày càng được mở rộng. Nguyên nhân là do vốn bằng tiền của doanh nghiệp tăng 2.237 triệu đồng (tăng 41,39% so với năm 2009), các khoản đầu tư ngắn hạn tăng 2.500 triệu đồng, ngoài ra còn do giảm giá trị các khoản phải thu 838 triệu đồng, tương ứng là giảm 2,22%; giá trị hàng tồn kho cũng giảm 1.793 triệu đồng (giảm 5,87% so với năm 2009) và giảm các tài sản ngắn hạn khác. à Quá trình phân tích cho ta thấy: khi qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên nhưng doanh nghiệp vẫn giảm được mức tồn đọng tài sản lưu động bằng cách đẩy nhanh quá trình thu hồi các khoản phải thu, giảm hàng tồn kho nhằm giảm bớt chi phí. Ngoài ra việc gia tăng các khoản mục có tính thanh khoản cao như tiền sẽ giúp cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiệu quả hơn; việc tăng đầu tư ngắn hạn chứng tỏ doanh nghiệp đang mở rộng hoạt động đầu tư, các khoản này sẽ tạo nguồn lợi tức trong ngắn hạn cho doanh nghiệp. Như vậy đây là biểu hiện tích cực về chuyển biến tài sản lưu động trong kỳ, góp phần hạn chế những ứ đọng vốn, giảm bớt lượng vốn bị các đơn vị khác chiếm dụng, tiết kiệm vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Năm 2009 tài sản dài hạn đồng loạt giảm. Nguyên nhân là do doanh nghiệp thanh lý một số tài sản cố định không còn phục vụ cho quá trình sản xuất nữa. - Qua năm 2010, tài sản dài hạn tăng so với năm 2009 là 28.675 triệu đồng, tức là tăng 20,44%. Trong đó tài sản cố định tăng 19,597 triệu đồng, tương ứng là tăng 15,69%, chủ yếu là nhập máy móc thiết bị cho dây chuyền sản xuất bao bì, lắp đặt hệ thống lò hơi cho dây chuyền sản xuất gạch men và xây dựng trạm xử lý nước thải; các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng 4.520 triệu đồng, tương ứng là tăng 29,35% và tài sản dài hạn khác tăng 4.558 triệu đồng. à Qua đó cho thấy năm 2010 các khoản mục trong tài sản dài hạn đều tăng, chứng tỏ doanh nghiệp có sự đầu tư tốt về tài sản cũng như đầu tư cơ sở vật chất. Các khoản này sẽ tạo nguồn lợi tức trong dài hạn cho doanh nghiệp. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn: Nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ kết cấu trong tổng nguồn vốn hiện có tại doanh nghiệp phản ánh tính chất hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn thể hiện nguồn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp, tài sản biến động tương ứng với sự biến động của nguồn vốn. So sánh nguồn vốn của năm 2010 với năm 2009 để đánh giá mức độ đảm bảo vốn cho quá trình kinh doanh, đồng thời so sánh tỷ trọng của các bộ phận cấu thành nguồn vốn. Bảng 3.4: Bảng phân tích tình hình biến động nguồn vốn Đvt: Triệu đồng NGUỔN VỐN Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền Số tiền Số tiền Tuyệt đối Tương đối % Tuyệt đối Tương đối % A. Nợ phải trả 100.372 91.426 101.230 (8.946) (8,91) 9.804 10,72 I. Nợ ngắn hạn 53.405 51.959 59.334 (1.446) (2,71) 7.375 14,19 - Vay ngắn hạn 28.207 26.336 19.140 (1.871) (6,63) (7.196) (27,32) - Phải trả cho người bán 17.025 20.767 35.524 3.742 21,98 14.757 71,06 - Người mua trả tiền trước 5.031 607 262 (4.424) (87,93) (345) (56,84) - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 888 2.081 1.226 1.193 134,35 (855) (41,09) - Phải trả công nhân viên 951 1.006 1.256 55 5,78 250 24,85 - Các khoản phải trả, phải nộp khác 1.303 1.162 1.926 (141) (10,82) 764 65,75 II. Nợ dài hạn 46.967 39.467 41.896 (7.500) (15,97) 2.429 6,15 - Vay dài hạn 46.127 36.028 38.457 (10.099) (21,89) 2.429 6,74 - Phải trả dài hạn khác 840 3.439 3.439 2.599 309,40 - - B. Vốn chủ sở hữu 104.298 125.647 146.467 21.349 20,47 20.820 16,57 I. Vốn chủ sở hữu 104.298 125.647 146.467 21.349 20,47 20.820 16,57 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 97.915 99.115 115.052 1.200 1,23 15.937 16,08 2. Quỹ đầu tư phát triển - 1.800 3.000 1.800 - .200 66,67 3. LN chưa phân phối 6.383 24.732 28.415 18.349 287,47 3.683 14,89 II. Nguồn kinh phí, quỹ khác - - - - - - - TỔNG NGUỔN VỐN 204.670 217.073 247.697 12.403 6,06 30.624 14,11 (Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính) Nguồn vốn của doanh nghiệp trong năm 2010 tăng so với năm 2009 là 30.624 triệu đồng, tức là tăng 14,11%, trong đó: + Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2010 tăng 20.820 triệu đồng, tức là tăng 16,57% so với năm 2009. Nguyên nhân là do vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng 15.937 triệu đồng (tăng 16,08%); quỹ đầu tư phát triển tăng 1.200 triệu đồng (tăng 66,67%); Lợi nhuận chưa phân phối tăng 3.683 triệu đồng ( tăng 14.89%). à Qua phân tích trên chứng tỏ trong năm doanh nghiệp đã kinh doanh có hiệu quả và bổ sung thêm vào nguồn vốn kinh doanh của mình. Việc gia tăng quỹ đầu tư phát triển thể hiện tích luỹ từ nội bộ doanh nghiệp tăng lên. + Nợ phải trả năm 2010 tăng 9.804 triệu đồng ( tăng 10,72% ) so với năm 2009. Chủ yếu là do doanh nghiệp chiếm dụng vốn của khách hàng và tăng khoản vay dài hạn 2.429 triệu đồng ( tăng 6.74% ). Cho nên doanh nghiệp nên tranh thủ tận dụng nguồn chiếm dụng vốn này hơn để giảm bớt chi phí sử dụng vốn. Mặt khác thể hiện ở thời điểm năm 2010 doanh nghiệp đã thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với ngân sách nhà nước. Tóm lại , qua quá trình phân tích trên ta thấy qui mô của doanh nghiệp ngày càng tăng, kết cấu vốn chủ sở hữu trong tổng vốn tăng thể hiện tính chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng cao. Mặt khác các khoản nợ phải trả lại tăng lên mà chủ yếu là lượng vốn đi chiếm dụng. Phân tích theo chiều ngang ta thấy tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu nhanh hơn so với tốc độ tăng của nợ phải trả, đây là dấu hiệu tốt vì nó cho thấy khả năng đảm bảo nợ vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đang có chiều hướng tăng dần. 3.1.1.2. Phân tích mối quan hệ giữa Tài sản và Nguồn vốn Phân tích mối quan hệ giữa Tài sản và Nguồn vốn là ta phân tích xem nguồn vốn chủ sở hữu có đủ trang trải để mua sắm tài sản để phục vụ cho quá sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp không cần đi vay hoặc chiếm dụng vốn bên ngoài. Ta so sánh : Tài sản và Nguồn vốn Mà : Tài sản = (A.Tài sản ngắn hạn – Các khoản phải thu)+ B.Tài sản dài hạn Nguồn vốn = B. Nguồn vốn chủ sở hữu Từ các số liệu trên ta lập bảng so sánh sau: Bảng 3.5: Bảng so sánh giữa Tài sản và Nguồn vốn tự có Đvt: Triệu đồng NĂM TÀI SẢN NGUỒN VỐN CHÊNH LỆCH 2008 196.320 104.298 (92.022) 2009 179.272 125.647 (53.625) 2010 210.734 146.467 (64.267) Trong cả ba năm qua doanh nghiệp điều ở trong tình trạng: Tài sản > Nguồn vốn. Qua đó, ta thấy nguồn vốn thực của doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu trang trải tài sản phục vụ cho nhu cầu kinh doanh cụ thể: + Năm 2008 doanh nghiệp thiếu vốn: 92.022 triệu đồng. + Năm 2009 doanh nghiệp thiếu vốn: 53.625 triệu đồng. + Năm 2010 doanh nghiệp thiếu vốn: 64.267 triệu đồng. So với năm 2008, năm 2009 doanh nghiệp đã cải thiện tốt về vốn nhưng vẫn còn ít hơn so với nhu cầu cần vốn của doanh nghiệp. Năm 2010, do doanh nghiệp đầu tư thêm máy móc thiết bị để mở dây chuyền sản xuất bao bì nên nhu cầu về vốn cao hơn. Tuy nhiên tình trạng này là điều tất yếu của tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế như hiện nay, khó có một doanh nghiệp nào mà chỉ sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu để trang trải mọi chi phí trong kinh doanh mà không cần những nguồn tài trợ từ bên ngoài như: nguồn vốn vay, nguồn vốn chiếm dụng… Ta xem xét bảng sau: Bảng 3.6: Bảng so sánh giữa Tài sản và Nguồn Vốn có sử dụng nguồn vốn từ bên ngoài Đvt: Triệu đồng NĂM TÀI SẢN NGUỒN VỐN CHÊNH LỆCH 2008 196.320 204.670 8.350 2009 179.272 217.073 37.801 2010 210.734 247.697 36.963 Trong cả ba năm nguồn vốn tăng lên bằng chứng là nợ phải trả tăng lên mà toàn bộ phần tăng lên là do doanh nghiệp chiếm dụng vốn. Đến lúc này nguồn vốn bù đắp đủ cho tài sản mà còn dư ra: * Năm 2008 dư: 8.350 triệu đồng * Năm 2009 dư: 37.801 triệu đồng * Năm 2010 dư: 36.963 triệu đồng Trong quá trình hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp có thể xảy ra tình trạng doanh nghiệp này là con nợ của doanh nghiệp kia nhưng cũng có thể là chủ nợ của doanh nghiệp khác. Theo số liệu trên cho thấy doanh nghiệp đang đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác khoản chiếm dụng này ngày càng tăng. Đó cũng là điều tất yếu vì khi ký các hợp đồng sản xuất kinh doanh các đơn vị khác phải đặt cọc trước. Mà khoản chiếm dụng này ngày càng tăng thì chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. 3.1.1.3. Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn Phân tích bảng kết cấu tài sản Bảng 3.7: Bảng kết cấu Tài sản Đvt: Triệu đồng TÀI SẢN Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % 2009/2008 2010/2009 A. Tài sản ngắn hạn 38.932 19,02 76.770 35,37 78.719 31,78 16,34 (3,59) I. Tiền và các khoản tương đương tiền 2.488 1,22 5.405 2,49 7.642 3,09 1,27 0,60 II. Các khoản đầu tư ngắn hạn - - - - 2.500 1,01 - 1,01 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 8.350 4,08 37.801 17,41 36.963 14,92 13,33 (2,49) IV. Hàng tồn kho 25.704 12,56 30.564 14,08 28.771 11,62 1,52 (2,46) V. Tài sản ngắn hạn khác 2.390 1,17 3.000 1,38 2.843 1,15 0,21 (0,23) B. Tài sản dài hạn 165.738 80,98 140.303 64,63 168.978 68,22 (16,35) 3,59 I. Các khoản phải thu dài hạn - - - - - - - - II. Tài sản cố định 147.310 71,97 124.903 57,54 144.500 58,34 (14,43) 0,80 III. Bất động sản đầu tư - - - - - - - - IV. Các khoản đầu tư dài hạn 15.471 7,56 15.400 7,09 19.920 8,04 (0,46) 0,95 V. Tài sản dài hạn khác 2.957 1,44 - - 4.558 1,84 (1,44) 1,84 TỔNG TÀI SẢN 204.670 100,00 217.073 100,00 247.697 100,00 - - (Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính) Qua bảng so sánh kết cấu tài sản, ta thấy cơ cấu tài sản của doanh nghiệp thay đổi theo hướng: - Năm 2008-2009: Tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng và giảm tỷ trọng tài sản dài hạn. * Tài sản ngắn hạn: Tỷ trọng này năm 2008 là 19,02%, đến năm 2009 là 35,37%, tăng 16,34%. Nguyên nhân là do năm 2009: + Tiền và các khoản tương đương tiền tăng 1,27%. + Các khoản phải thu ngắn hạn tăng 29.451 triệu, về tỷ trọng tăng 13,33% cho thấy doanh nghiệp chưa tích cực thu nợ để bị chiếm dụng vốn, làm giảm hiệu suất sử dụng vốn. + Hàng tồn kho tăng 4.860 triệu đồng, về tỷ trọng tăng 1,52%, chủ yếu là ở khâu thành phẩm. Đây là biểu hiện không tốt, gây ứ đọng vốn. Do đó, doanh nghiệp cần xem lại chính sách bán hàng. * Tài sản dài hạn: Tỷ trọng này năm 2008 là 80,98%, sang năm 2009 giảm xuống còn 64,63%, giảm 16,35%. Chủ yếu là giảm tỷ trọng TSCĐ 14,43%. - Năm 2009-2010: Tỷ trọng tài sản ngắn hạn giảm và tỷ trọng tài sản dài hạn tăng. * Tài sản ngắn hạn: Tỷ trọng này năm 2010 chỉ còn 31,78%, giảm 3,59% so với năm 2009. Nguyên nhân là do năm 2010: + Các khoản phải thu ngắn hạn giảm 838 triệu, về tỷ trọng tăng 2,49% cho thấy doanh nghiệp đã đẩy nhanh hơn quá trình thu hồi các khoản nợ. + Hàng tồn kho giảm 1.793 triệu đồng, về tỷ trọng tăng 2,46%, chủ yếu là ở khâu thành phẩm. * Tài sản dài hạn: Tỷ trọng này năm 2010 là 68,22%, tăng 3,59%. Chủ yếu là tăng tỷ trọng các tài sản dài hạn khác. Xét về mặt kết cấu thì tỷ trọng của tất cả các khoản mục trong tài sản dài hạn đều tăng. Như vậy trong năm 2010 qui mô về năng lực sản xuất đã được mở rộng, đồng thời doanh nghiệp cũng đã gia tăng đầu tư tài chính dài hạn, chủ yếu là tăng liên doanh, sự gia tăng này sẽ tạo nguồn lợi tức trong dài hạn cho doanh nghiệp. Ta phân tích tỷ suất đầu tư để thấy được việc đầu tư theo chiều sâu, đầu tư mua sắm trang thiết bị. Tỷ suất này phản ánh tình hình trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật, thể hiện năng lực kinh doanh và phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Bảng 3.8: Bảng phân tích tỷ suất đầu tư Đvt: Triệu đồng CHỈ TIÊU Năm Chênh lệch % 2008 2009 2010 ‘09/08 ‘10/09 Tài sản dài hạn 165.738 140.303 168.978 (15,35) 20,44 Tổng tài sản 204.670 217.073 247.697 6,06 14,11 Tỷ suất đầu tư 80,98 64,63 68,22 (16,34) 3,59 - Giai đoạn 2008 – 2009: Năm 2009 tỷ suất đầu tư là 64,63%, nếu so với năm 2008 thì đã giảm 16,34%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tổng tài sản nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản dài hạn (tốc độ tăng của tổng tài sản là 6,06%, tốc độ của tài sản dài hạn giảm 15,35% so với năm 2008). Tỷ suất đầu tư giảm cho thấy doanh nghiệp đang tính thu lại việc đầu tư chiều sâu, trang bị cơ sở vật chất trong năm 2009. Tuy nhiên tỷ suất đầu tư giảm không phải năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giảm mà do các năm trước doanh nghiệp đã đầu tư mạnh về trang thiết bị máy móc phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh. Trong năm 2009, doanh nghiệp đã thanh lý một số tài sản cố định hư hỏng không sử dụng và chúng không còn mang lại lợi ích. Từ đó làm cho tỷ lệ tài sản cố định trong tổng tài sản giảm xuống. - Giai đoạn 2009 – 2010: Năm 2010 tỷ suất đầu tư tăng trở lại và đạt 68,22%, so với năm 2009 tăng 3,59%. Nguyên nhân tăng là do năm 2010 doanh nghiệp nhập thêm máy móc thiết bị để mở phân xưởng sản xuất bao bì. à Như vậy qua toàn bộ quá trình phân tích ta nhận thấy tỷ suất đầu tư của doanh nghiệp có xu hướng tăng dần, điều này chứng tỏ cơ sở vật chất của doanh nghiệp ngày càng được tăng cường, qui mô về năng lực sản xuất ngày càng được mở rộng, đồng thời doanh nghiệp cũng gia tăng đầu tư. Đây là hiện tượng hết sức khả quan thể hiện sự chú trọng của doanh nghiệp vào đầu tư đổi mới tài sản cố định, một sự thay đổi phù hợp với tăng năng lực sản xuất, phù hợp với xu hướng sản xuất kinh doanh nên đây là sự thay đổi hợp lý. Phân tích bảng kết cấu nguồn vốn Bảng 3.9: Bảng kết cấu Nguồn vốn Đvt: Triệu đồng NGUỔN VỐN Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % 2009/2008 2010/2009 A. Nợ phải trả 100.372 49,04 91.426 42,12 101.230 40,87 (6,92) (1,25) I. Nợ ngắn hạn 53.405 26,09 51.959 23,94 59.334 23,95 (2,16) 0,02 - Vay ngắn hạn 28.207 13,78 26.336 12,13 19.140 7,73 (1,65) (4,41) - Phải trả cho người bán 17.025 8,32 20.767 9,57 35.524 14,34 1,25 4,77 - Người mua trả tiền trước 5.031 2,46 607 0,28 262 0,11 (2,18) (0,17) - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 888 0,43 2.081 0,96 1.226 0,49 0,52 (0,46) - Phải trả công nhân viên 951 0,46 1.006 0,46 1.256 0,51 - 0,04 - Các khoản phải trả, phải nộp khác 1.303 0,64 1.162 0,54 1.926 0,78 (0,10) 0,24 II. Nợ dài hạn 46.967 22,95 39.467 18,18 41.896 16,91 (4,77) (1,27) - Vay dài hạn 46.127 22,54 36.028 16,60 38.457 15,53 (5,94) (1,07) - Phải trả dài hạn khác 840 0,41 3.439 1,58 3.439 1,39 1,17 (0,20) B. Nguồn vốn chủ sở hữu 104.298 50,96 125.647 57,88 146.467 59,13 6,92 1,25 I. Vốn chủ sở hữu 104.298 50,96 125.647 57,88 146.467 59,13 6,92 1,25 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 97.915 47,84 99.115 45,66 115.052 46,45 (2,18) 0,79 2. Quỹ đầu tư phát triển - - 1.800 0,83 3.000 1,21 0,83 0,38 3. Lợi nhuận chưa phân phối 6.383 3,12 24.732 11,39 28.415 11,47 8,27 0,08 II. Nguồn kinh phí, quỹ khác - - - - - - - - TỔNG NGUỔN VỐN 204.670 100,00 217.073 100,00 247.697 100,00 - - (Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính) Phân tích kết cấu nguồn vốn phản ánh việc doanh nghiệp sử dụng các nguồn vốn khác nhau với một tỷ lệ nào đó của mỗi nguồn tài trợ cho tổng tài sản. Đối với nguồn vốn ta cần xem xét tỷ trọng của từng loại chiếm trong tổng số cũng như xu hướng biến động của chúng. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ. Ngược lại nếu nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn thì khả năng đảm bảo về mặt tài chính sẽ thấp. Theo bảng kết cấu nguồn vốn ta thấy trong năm 2008, cứ 100 đồng vốn thì có 50,96 đồng thực sự thuộc sở hữu của doanh nghiệp, còn lại 49,04 đồng là nợ phải trả do doanh nghiệp đi vay và chiếm dụng vốn của đơn vị khác. Sang năm 2009 cứ 100 đồng vốn thì có 57,88 đồng là từ nguồn vốn chủ sở hữu, còn lại nợ phải trả là 42,12 đồng. Năm 2010 tỷ lệ này tiếp tục tăng, trong 100 đồng thì có 59,13 đồng là từ nguồn vốn chủ sở hữu, còn lại nợ phải trả là 40,87 đồng. Xét về tỷ trọng ta thấy tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trên tổng vốn năm 2010 đã tăng 1,25% so với năm 2009, sự gia tăng này chủ yếu là do tỷ trọng vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng 0,79% và tỷ trọng quỹ đầu tư phát triển tăng 0,38%. Như vậy, qua 3 năm ta thấy, tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu tăng dần, điều này chứng tỏ qui mô của doanh nghiệp ngày càng tăng, thể hiện tính chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng cao. Mặt khác các khoản nợ phải trả lại tăng nhẹ mà chủ yếu là lượng vốn đi chiếm dụng. Nhưng tỷ trọng nợ phải trả lại giảm dần. Đây là dấu hiệu tốt vì nó cho thấy khả năng đảm bảo nợ vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đang có chiều hướng tăng dần. Để đánh giá tình hình nguồn vốn để tự trang trải những hoạt động sản xuất kinh doanh theo chiều sâu ta cần phân tích chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ. Bảng 3.10: Bảng phân tích tỷ suất tự tài trợ Đvt: Triệu đồng CHỈ TIÊU Năm Chênh lệch % 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Vốn chủ sở hữu 104.298 125.647 146.467 20,47 16,57 Tổng nguồn vốn 204.670 217.073 247.697 6,06 14,11 Tỷ suất tự tài trợ 50,96 57,88 59,13 6,92 1,25 - Giai đoạn 2008 – 2009: Năm 2009 tỷ suất tự tài trợ là 57,88%, so với năm 2008 thì đã tăng 6,92%. Nguyên nhân tăng là do nguồn vốn chủ sở hữu tăng. Vốn chủ sở hữu trong năm 2009 tăng chủ yếu là do lợi nhuận chưa phân phối tăng và tăng quỹ đầu tư phát triển. - Giai đoạn 2009 – 2010: Trong giai đoạn này tỷ suất tự tài trợ tiếp tục tăng. Năm 2010 tỷ suất tự tài trợ là 59,13% (tăng 1,25% so với năm 2009). Nguyên nhân tăng là do tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu nhanh hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn, cụ thể là tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu là 16,57% và tốc độ tăng của tổng nguồn vốn là 14,11%. à Từ kết quả phân tích trên ta thấy tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp qua 3 năm có xu hướng tăng dần chứng tỏ khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp ngày càng cao, doanh nghiệp đủ vốn và đủ sức để chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Qua bảng kết cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, ta thấy doanh nghiệp chủ động được trong kinh doanh vì nguồn vốn chủ sở hữu có chiều hướng tăng dần. Tuy nhiên nợ phải trả còn chiếm tỷ trọng khá cao sẽ gây áp lực trả nợ. Vì vậy, trong tương lai doanh nghiệp cần phải giảm tỷ trọng này xuống, đồng thời xây dựng một kênh huy động vốn để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh lâu dài. 3.1.2. Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh . Phân tích biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận ( Phân tích theo chiều ngang). So sánh số liệu kỳ này với số liệu kỳ trước ở tất cả các chỉ tiêu chủ yếu của báo cáo kết quả kinh doanh nhằm xác định xu hướng biến đổi của các chỉ tiêu này. Bảng 3.11: Bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đvt: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 Năm 2009/2008 Năm 2010/2009 Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % 1. DT bán hàng và cung cấp dịch vụ 149.780 201.348 227.291 51.568 34,43 25.943 12,88 2. Các khoản giảm trừ doanh thu - - - - - - - 3. DT thuần về bán hàng và CCDV 149.780 201.348 227.291 51.568 34,43 25.943 12,88 4. Giá vốn hàng bán 125.899 167.631 192.953 41.732 33,15 25.322 15,11 5. LN gộp về bán hàng và CCDV 23.881 33.717 34.338 9.836 41,19 621 1,84 6. DT hoạt động tài chính 66 77 1.555 11 16,67 1.478 1.919,48 7. Chi phí tài chính 13.471 7.831 7.876 (5.640) (41,87) 45 0,57 - Trong đó: chi phí lãi vay 7.520 6.358 3.260 (1.162) (15,45) (3.098) (48,73) 8. Chí phí bán hàng 1.978 2.069 5.417 91 4,60 3.348 161,82 9. Chi phí QLDN 4.836 5.302 6.490 466 9,64 1.188 22,41 10. LN thuần từ hoạt động kinh doanh 3.662 18.592 16.110 14.930 407,70 (2.482) (13,35) 11. Thu nhập khác 104 512 12 408 392,31 (500) (97,66) 12. Chi phí khác 49 8 6 (41) (83,67) (2) (25,00) 13. Lợi nhuận khác 55 504 6 449 816,36 (498) (98,81) 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 3.717 19.096 16.116 15.379 413,75 (2.980) (15,61) 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 267 2.078 2.453 1.811 678,28 375 18,05 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - - - - - - 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 3.450 17.018 13.663 13.568 393,28 (3.355) (19,71) 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu - - - - - - - (Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính) Qua bảng số liệu trên ta có nhận xét như sau: Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp tăng khá nhanh, tăng 51.568 triệu đồng, tỷ lệ tăng 34,43% năm 2009 và 25.943 triệu đồng với tỷ lệ 12,88% năm 2010. Đây là dấu hiệu tốt, chứng tỏ hoạt động tiêu thụ và sản xuất của doanh nghiệp phát triển thuận lợi. Tổng lợi nhuận sau thuế năm 2009 so với năm 2008 tăng 13.568 triệu đồng, tỷ lệ tăng 393,28% nhưng năm 2010 so với năm 2009 lại giảm 3.355 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 19,71%. Con số này cho thấy kết quả kinh doanh của doanh nghiệp không được tốt. Tuy doanh thu tăng 12,88% nhưng các chi phí lại tăng quá nhanh, cụ thể chi phí bán hàng tăng 161,82% và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 22,41% do yếu tố biến động chung của thị trường làm cho giá cả nguyên - nhiên - vật liệu đầu vào không ngừng tăng giá khiến hiệu quả hoạt động bị ảnh hưởng. 3.1.2.2. Phân tích kết cấu chi phí và lợi nhuận (phân tích chiều dọc) Bảng 3.12: Bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh so sánh theo chiều dọc Đvt: Triệu đồ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhan tich tai chinh_Giang Tay.doc
  • docMuc luc.doc
  • docPhan dau.doc
Tài liệu liên quan