Khóa luận Tác động của gói kích thích kinh tế đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ suy giảm

MỤC LỤC

 

 

 

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG I SỬ DỤNG GÓI KÍCH THÍCH KINH TẾ - BIỆN PHÁP CAN THIỆP CẦN THIẾT CỦA CHÍNH PHỦ TRONG THỜI KỲ SUY THOÁI 7

1.1. Cơ sở khách quan cho sự can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế thị trường 7

1.1.1. Thất bại của thị trường - cơ sở khách quan để Chính phủ can thiệp vào nền kinh tế 7

1.1.2. Chức năng của Chính phủ khi can thiệp vào nền kinh tế thị trường 12

1.1.3. Nguyên tắc cơ bản cho sự can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế thị trường 17

1.2. Sử dụng gói kích cầu - biện pháp can thiệp cần thiết của Chính phủ trong thời kỳ suy thoái kinh tế 18

1.2.1. Suy thoái kinh tế và hậu quả đối với nền kinh tế 18

1.2.2. Sử dụng gói kích cầu - biện pháp can thiệp cần thiết của Chính phủ trong thời kỳ suy thoái kinh tế 20

CHƯƠNG II SUY GIẢM KINH TẾ VIỆT NAM VÀ GÓI KÍCH THÍCH KINH TẾ CỦA CHÍNH PHỦ 28

2.1. Suy giảm kinh tế Việt Nam và biện pháp can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế 28

2.1.1. Diễn biến cuộc suy giảm kinh tế Việt Nam, hậu quả nhìn từ giác độ vĩ mô 28

2.1.2. Nguyên nhân suy giảm kinh tế Việt Nam 42

2.1.3. Sử dụng gói kích thích kinh tế - biện pháp can thiệp của Chính phủ Việt Nam trong thời kỳ suy giảm 52

2.2. Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua 56

2.2.1. Tác động tích cực 57

2.2.2. Tác động tiêu cực 66

CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GÓI KÍCH THÍCH KINH TẾ CỦA CHÍNH PHỦ 79

3.1. Dự báo kinh tế Việt Nam năm 2010 79

3.1.1. Triển vọng và rủi ro của kinh tế Việt Nam năm 2010 79

3.1.2. Nền kinh tế có cần gói kích thích kinh tế thứ hai? 83

3.1.3. Chính phủ thông qua gói kích thích kinh tế thứ hai 85

3.2. Kiến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả gói kích thích kinh tế của Chính phủ 86

3.2.1. Về mục đích kích cầu nền kinh tế 86

3.2.2. Về hiệu quả dài hạn của gói hỗ trợ lãi suất 86

3.2.3. Về chính sách tài khóa 87

KẾT LUẬN 89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

 

 

doc94 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2097 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tác động của gói kích thích kinh tế đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ suy giảm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êu cực ngày càng rõ rệt lên khối doanh nghiệp, tạo một làn sóng bi quan bao trùm thị trường. Giai đoạn 2: Tháng 06 tới đầu tháng 09 - Thị trường phục hồi trong ngắn hạn, phản ánh những cải thiện của nền kinh tế vĩ mô: Lạm phát có dấu hiệu chững lại, trong tháng 07 chỉ còn 1,1% là một cải thiện đáng kể so với mức 3,9% của tháng 05 và 2,1% của tháng 06; Tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện nhờ có giải pháp hỗ trợ của Chính phủ như giảm dần lãi suất cơ bản, tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc. Thời gian này, những tín hiệu về cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ còn mờ nhạt. Có thể nói giai đoạn hai tháng 07 và 08 là giai đoạn chuyển tiếp trên TTCK, nhưng đồng thời cũng phản ánh rất rõ khoảng phân cách ngắn giữa hai tầng của cuộc suy thoái kinh tế, một đến từ trong nước, hai đến từ bên ngoài. Hai tầng này chỉ chồng lên và hòa lẫn với nhau từ quý IV/2008. Giai đoạn 3: Tháng 09 tới tháng 12 - Thị trường rơi trở lại chu kỳ giảm do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Sự kiện ngân hàng đầu tư hàng đầu của Mỹ là Lehman Brothers nộp đơn xin bảo lãnh phá sản (15/09/2008), mở màn cho một loạt biến động dữ dội của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khiến TTCK thế giới đồng loại giảm mạnh. TTCK Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp qua động thái rút vốn của khối ngoại và ảnh hưởng gián tiếp khi tâm lý NĐT trong nước bị tác động. Chỉ trong hai tháng 10 và 11, giá trị bán ròng các loại chứng khoán của khối nước ngoài trên HOSE đã lên tới 2.000 tỷ đồng và trên HASTC là 500 tỷ. Như vậy, một đặc điểm chung của TTCK năm 2008 là khuynh hướng suy giảm xuyên suốt cả năm dưới tác động của các điều kiện bất lợi vĩ mô trong nước và thế giới. Ngoài ra, ngay từ đầu khuynh hướng điều chỉnh giảm đã là sự tiếp nối từ năm 2007, mà kết quả có thể là do thị trường đã bị định giá cao từ trước đó. Để làm rõ điều này, cần khảo sát TTCK Việt Nam từ đầu năm 2006, khi thị trường còn khá im ắng và VN Index mới chỉ ở mức khiêm tốn khoảng 300 điểm. Thị trường bất động sản biến động, cuối năm ảm đạm Khủng hoảng nợ dưới chuẩn ở Mỹ mà gốc rễ là từ khủng hoảng địa ốc tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường bất động sản ở Việt Nam nhưng lại ảnh hưởng gián tiếp qua các tác động đến thị trường tài chính tiền tệ, TTCK và yếu tố tâm lý của NĐT. Cùng với TTCK, thị trường bất động sản cũng trải qua năm 2008 đầy biến động với một cơn sốt nóng rồi lại trầm lắng, giá bất động sản nhùng nhằng lên xuống. Đầu năm 2008, do hiện tượng đầu cơ, thị trường tiếp tục đà đi lên của cơn sốt đất cuối năm 2007, giá nhà đất tăng vọt cho đến cuối quý I thì có xu hướng giảm mạnh tới 30-40%, thị trường trầm lắng kéo dài, giao dịch nhỏ giọt. Mặc dù trong quý IV, giá nhà đất có tăng đôi chút nhưng vẫn ở mức thấp hơn nhiều so với quý I. Sự sụt giảm đột ngột của giá nhà đất có nguồn gốc từ chính sách tiền tệ thắt chặt để chống lạm phát đã đẩy lãi suất lên cao. Ngoài ra, trước những khuyến cáo và thanh tra của NHNN, các ngân hàng cũng thắt chặt cho vay bất động sản. Tuy nhiên, theo báo cáo của NHNN thì cho vay bất động sản vẫn chiếm khoảng 9,5% tổng số dư nợ của các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Giá bất động sản giảm sẽ khiến tài sản ngân hàng cũng giảm theo, nợ xấu tăng lên làm cho cơ cấu vốn của NHTM rơi vào tình thế bất lợi. Một nguyên nhân nữa là do tâm lý bi quan của NĐT khi chứng kiến những dấu hiệu rõ rét của suy giảm kinh tế Việt Nam. Như vậy, sang năm 2008, nền kinh tế Việt Nam đã bước vào giai đoạn suy giảm của một chu kỳ kinh tế sau giai đoạn hưng thịnh kéo dài hai năm 2006-2007. Tốc độ tăng trưởng đã có dấu hiệu nóng và lên đến đỉnh vào quý IV/2007. Giai đoạn suy giảm chính thức thức bắt đầu từ quý I/2008. Đến đầu quý IV/2008, tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu lan truyền đến Việt Nam, đẩy sâu quá trình suy giảm, kéo dài sang cả những tháng đầu năm 2009. Các dấu hiệu của sụt giảm kinh tế đã bộc lộ tương đối rõ: tăng trưởng kinh tế giảm tốc đáng kể; tổng cầu trong nước suy giảm do hiệu ứng của chính sách thắt chặt tiền tệ và tín dụng, cũng như do sự mất niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp; giá cả sau khi sốt nóng đã âm liên tục trong ba tháng cuối năm; kim ngạch xuất, nhập khẩu giảm mạnh; các luồng vốn đầu tư nước ngoài chậm lại và đảo chiều; thị trường chứng khoán lao dốc; thị trường bất động sản ảm đạm. 2.1.2. Nguyên nhân suy giảm kinh tế Việt Nam Nguyên nhân khách quan Nguyên nhân khách quan của suy giảm kinh tế Việt Nam cuối năm 2008 là do ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới. Các nền kinh tế lớn nhất thế giới như: Mỹ, Nhật, Tây Âu lâm vào khủng hoảng nặng nề chưa từng có sau đại chiến thứ II. Sản xuất đình đốn, hàng loạt doanh nghiệp phá sản, thất nghiệp tăng, thu nhập giảm, sức mua trên thị trường thế giới thu hẹp. Trong hoàn cảnh đó, các nước phải điều chỉnh lại chính sách xuất nhập khẩu, chính sách tỷ giá để bảo hộ hàng trong nước nên gặp nhiều rào cản cho hàng Việt Nam xuất khẩu. Thêm nữa là thực trạng các luồng vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, nhất là vốn FDI sụt giảm. Nhiều doanh nghiệp FDI đã đăng ký vốn nhưng đình hoãn hoặc chấm trễ khi thực hiện. Trong rất nhiều công trình nghiên cứu và các cuộc đại tranh luận, các học giả kinh tế hàng đầu thế giới đã đưa ra những nguyên nhân chính dẫn tới cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, đó là: Thứ nhất, sự mất cân bằng toàn cầu (global imbalances) do hệ quả gián tiếp và trực tiếp của quá trình toàn cầu hóa. Tình trạng bất cân xứng giữa tiết kiệm và đầu tư đã xuất hiện từ sau năm 2000, gây nên sự mất cân bằng trong cán cân thanh toán của các nền kinh tế lớn trên thế giới. Thâm hụt thương mại của Mỹ được tài trợ bằng lượng tiền dư thừa từ những quốc gia có tỷ lệ tiết kiệm cao như Trung Quốc và các nước xuất khẩu dầu ở Trung Đông. Những dòng tiến này khiến lãi suất tại Mỹ được duy trì ở mức thấp, đẩy tỷ lệ tiết kiệm nội địa xuống gần bằng không, đồng thời tạo ra sự bùng nổ trong lĩnh vực cho vay tín dụng. Chính điều này là tác nhân kích thích tổng cầu của Mỹ trong những năm cuối cùng trước khủng hoảng, làm cho thâm hụt thương mại tiếp tục xấu đi. Thứ hai, một số sai lầm về chính sách tiền tệ của một số nước phát triển mà điển hình là Mỹ trong giai đoạn 2002-2006 đã làm nền kinh tế thế giới phát triển quá nóng, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản và chứng khoán. Sau sự sụp đổ của dot.com vào năm 1999-2000 và vụ khủng bố 11/09/2001, lo ngại kinh tế suy sụp, FED đã bơm tiền vào nền kinh tế Mỹ, giảm dần lãi suất cơ bản từ mức 3,5% xuống còn 1%/năm vào giữa năm 2003 và duy trì đến cuối 2004. Trong thời gian đó, giá nhà đất tăng khoảng 10%/năm. Lãi suất thấp, tiền vay rẻ, giá nhà tăng nhanh làm cho bong bóng bất động sản hình thành. Đến đầu năm 2006, kinh tế Mỹ bắt đầu phải đối mặt với nguy cơ lạm phát ngày càng nghiêm trọng (do áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ trong thời gian quá dài), FED liên tục điều chỉnh tăng mạnh lãi suất cơ bản, làm cho lãi suất thị trường tăng lên. Những người vay tiền mua nhà với mức lãi suất thay đổi mất khả năng chi trả. Cầu nhà đất sụt giảm khiến giá bất động sản đổ dốc, đầu tư nhà đất bị thua lỗ. Cuộc khủng hoảng bất động sản chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khủng hoảng ở thị trường cho vay dưới chuẩn, từ đây, tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường tài chính, gây ra hiệu ứng đô-mi-nô làm nền kinh tế đứng bên bờ vực suy thoái. Thứ ba, sự đan xen và phụ thuộc lẫn nhau của các định chế tài chính với tỷ lệ đòn bẩy tài chính rất cao và sự bùng nổ các sản phẩm tài chính ngày càng phức tạp và khó định giá. Tại Mỹ, một thời kỳ dài chính sách mở rộng tín dụng với những điều kiện cho vay dễ dãi để mua nhà đã gây ra bong bóng bất động sản. Các ngân hàng cho vay thế chấp "đóng gói" các văn tự thế chấp để biến chúng thành các chứng khoán. Quá trình này gọi là "chứng khoán hóa" các tài sản nợ và mang bán chúng cho các nhà đầu tư trên thị trường tài chính. Quá lạc quan về sự tăng giá tài sản, các nhà đầu tư đã không nhìn nhận chính xác bản chất của loại tài sản mà họ mua. Trong khi thực tế là những sản phẩm tài chính này mang tính rủi ro rất cao, vì có nguồn gốc từ các khoản cho vay bất động sản dưới chuẩn. Cuộc khủng hoảng địa ốc dưới chuẩn bùng phát đã làm đóng băng thị trường liên ngân hàng và thị trường tiền tệ, tạo ra một cuộc khủng hoảng thanh khoản và rút chạy khỏi các hạng mục đầu tư rủi ro. Quá trình tháo chạy đó đã đẩy nhiều tổ chức tài chính đến chỗ phá sản, buộc phải bán lại cho các địch thủ của mình, hoặc bị quốc hữu hóa. Khi cuộc khủng hoảng thanh khoản chuyển thành khủng hoảng ngân hàng, cộng thêm ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng giá dầu và nguyên liệu thô, các nền kinh tế lớn trên thế giới đã nhanh chóng rơi vào suy thoái, kéo theo hàng loạt các nước nhỏ phụ thuộc vào xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng nề. Tổng cầu toàn thế giới giảm đã làm mặt bằng giá cả giảm theo, đẩy thế giới vào nguy cơ giảm phát. Nguyên nhân chủ quan Bên cạnh những nguyên nhân khách quan nêu trên, phải thừa nhận rằng suy giảm kinh tế Việt Nam năm 2008 là hệ quả của những bất ổn vĩ mô và yếu kém nội tại từ trước đó của nền kinh tế. Thực tế là tới đầu quý IV/2008, khủng hoảng kinh tế toàn cầu mới tràn tới Việt Nam thông qua sự thoái vốn đầu tư nước ngoài và sụt giảm xuất khẩu. Nhưng trước đó, chúng ta đã gặp phải những khó khăn cơ bản như lạm phát cao, thâm hụt ngân sách cao, doanh nghiệp điêu đứng vì thắt chặt tiền tệ, v.v… Sự bất ổn vĩ mô Các mục tiêu của kinh tế vĩ mô, mà về lý thuyết cũng như thực tế, mọi Chính phủ đều tập trung các công cụ chính sách để đạt cho kỳ được là: Tăng cường GDP với tốc độ cao và liên tục; Tăng số việc làm mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp; Ổn định giá cả, kiểm soát lạm phát. Song từ năm 2008 trở về trước, cả ba mục tiêu này của nền kinh tế Việt Nam đều tiềm ẩn nhiều bất ổn. Tăng trưởng GDP chủ yếu dựa vào chiều rộng Trong 2 năm 2007-2008, nền kinh tế đạt được chỉ tiêu đề ra, với tốc độ tăng GDP bình quân khoảng 8,5%, tuy nhiên, tăng trưởng chủ yếu vẫn dựa vào chiều rộng. Tính chất của nền kinh tế gia công và khai khoáng hoàn toàn chưa thay đổi, chưa có dấu hiệu chuyển sang thiết kế, sản xuất linh kiện sau 20 năm mở cửa và bảo hộ (thông thường ở các nước công nghiệp mới, chỉ trong khoảng 5-10 năm đã có sự chuyển đổi). Chính sách bảo hộ và độc quyền kéo dài đối với một số ngành nghề đã ảnh hưởng tới năng lực sáng tạo và cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước. Đây là nguyên nhân sâu xa giải thích tại sao khi biến động giá nguyên liệu và nhiên liệu trên thị trường thế giới, nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với các nước khác, trong khi lượng tiêu thụ nguyên, nhiên liệu của thị trường nước ta ít hơn nhiều. Lạm phát cao và chưa kiểm soát được Lạm phát cao đang trở thành vấn đề kinh tế vĩ mô hàng đầu của Việt Nam. Sau giai đoạn thiểu phát 2000-2001, lạm phát trung bình năm của Việt Nam luôn xấp xỉ mức 8% trong những năm 2004-2007, đặc biệt bùng phát lên gần 23% vào năm 2008. Mặc dù NHNN đã thực hiện thắt chặt tiền tệ một cách mạnh mẽ, góp phần kéo mức lạm phát từ đỉnh 22,87% vào tháng 09 xuống dưới 20%. Tuy nhiên những hành động này là chưa đủ để có thể kiềm chế lạm phát của năm 2008 xuống dưới mức của năm 2007. Vậy nguyên nhân từ đâu? Thứ nhất, nguyên nhân sâu xa chính là nền kinh tế mất cân đối giữa tổng cung và tổng cầu trong nhiều năm liền kể từ 2004, do các yếu tố: tăng vốn đầu tư toàn xã hội (chiếm trên 40% GDP/năm, tính theo giá thực tế); tăng tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng (trên 20%/năm, giá trị danh nghĩa); tăng giá trị nhập khẩu (năm 2004 tăng 25%, năm 2005 tăng 15,4%, năm 2006 tăng 20,1%, năm 2007 tăng 35,5%); tăng cung tiền tệ và tín dụng nội địa (khoảng 30%/năm, năm 2007 vọt lên 45%); tăng chi NSNN (chiếm gần 30% GDP); lượng cung thực (sản lượng thực cộng với thâm hụt thương mại) chỉ tăng hơn 8%/năm. Trong khi lẽ ra với mức tăng đầu tư và tín dụng như trên, tăng trưởng kinh tế trong các năm 2004-2007 phải đạt trên 10%, lý do là vì nền kinh tế không có khả năng hấp thụ hết các yếu tố sản xuất. Khoảng cách biệt đó là gốc của nguyên nhân gây lạm phát, khi chịu tác động bên ngoài (giá vàng và giá dầu thế giới tăng) như “những giọt nước làm tràn ly” trong năm 2008. Thứ hai, nguyên nhân trực tiếp là từ các yếu tố bên trong và bên ngoài xuất hiện trong năm 2007 như biến động giá nguyên vật liệu của thị trường thế giới, tăng khối lượng tiền tệ, tăng đột biến tín dụng, tăng tiền lương danh nghĩa... Đặc biệt trong những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008, “bong bóng” của thị trường bất động sản đã đẩy mạnh tổng cầu của nền kinh tế (vốn đã mất cân đối) tạo ra hiệu ứng số nhân với các thị trường hàng hóa và dịch vụ khác. Bên cạnh đó, vấn đề tăng công chi liên tục đã gây áp lực rất mạnh lên tổng cầu (nếu tăng công chi để đầu tư có hiệu quả sẽ tăng tổng cung, nên có thể cân đối trở lại ở mức cao hơn, không làm mất cân đối cung-cầu; Nhưng nếu đầu tư không có hiệu quả sẽ trở thành nguyên nhân gây ra lạm phát). Thị trường lao động không cân đối về cung-cầu Trong các năm qua, nhiều doanh nghiệp mới được thành lập và phát triển đã tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, đặc biệt trong năm 2007 đã đạt được chỉ tiêu giải quyết hơn 1,6 triệu việc làm. Tuy nhiên, tình trạng “bán thất nghiệp” ở đô thị và nông thôn còn rất phổ biến. Tạo việc làm mới chủ yếu diễn ra ở khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, trong khi đó khu vực kinh tế Nhà nước lại chiếm tỷ trọng vốn đầu tư rất lớn. Chưa có chính sách rõ nét về mối quan hệ giữa đầu tư và giải quyết việc làm cho từng lĩnh vực, từng địa bàn kinh tế. Thị trường lao động phát triển không gắn liền với chính sách đào tạo nguồn nhân lực, nên không cân đối về cung-cầu. Tình trạng thất nghiệp và bán thất nghiệp tồn tại song song với tình trạng thiếu lao động có kỹ năng trong hầu hết các ngành kinh tế. Trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động không chuyển dịch tương ứng với cơ cấu giá trị, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước nghịch lý: thừa vốn, thiếu lao động (lao động có kỹ năng, được đào tạo), mà đúng ra phải là ngược lại. Thâm hụt ngân sách lớn Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong hơn một thập kỉ qua dựa vào nhiều vào chi tiêu Chính phủ. Tăng chi tiêu Chính phủ giúp nền kinh tế tăng trưởng tạm thời trong ngắn hạn. Tuy nhiên, chi tiêu Chính phủ một khi vượt quá ngưỡng 15-25% GDP sẽ cản trở tăng trưởng kinh tế do gây ra sự phân bổ nguồn lực một cách không hiệu quả, thâm hụt ngân sách kéo dài, và cuối cùng là lạm phát. Bảng 2.1 cho thấy quy mô chi ngân sách của Việt Nam hiện nay vào khoảng 30% GDP, gần gấp đôi so với con số tương ứng của Thái Lan, Singapore và Philippines. Đây thực sự là một thách thức lớn đối với duy trì tăng trưởng và cân bằng ngân sách trong những năm tới của nền kinh tế Việt Nam. Bảng 2.2. So sánh quốc tế: Quy mô chi ngân sách (% GDP) 1995 2000 2006 2007 2008 Trung Quốc 12,2 16,3 19,2 19,3 20,8 Indonesia 14,7 15,8 20,1 14,3 13,9 Malaysia 22,1 22,9 24,9 25,0 26,4 Philippines 18,2 19,3 17,3 17,1 16,8 Singapore 16,1 18,8 15,8 14,7 x Thái Lan 15,4 17,3 16,4 18,9 17,4 Việt Nam 23,9 23,4 29,8 29,9 29,4 Nguồn: Asian Development Bank, Key Indicators 2009 Quy mô chi tiêu quá lớn của khu vực Nhà nước đã đã kéo theo tình trạng thâm hụt ngân sách liên tục trong những năm vừa qua. Thâm hụt ngân sách (kể cả chi trả nợ gốc) đã vào khoảng 5% GDP/năm, được tài trợ thông qua vay nợ trong nước (khoảng 3/4) và vay nợ nước ngoài (khoảng 1/4). Theo các số liệu tính toán bởi IMF, tính đến cuối năm 2007, tích lũy của các khoản thâm hụt hàng năm này đã tạo thành nợ Chính phủ vào khoảng 50% GDP. Năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp thấp Việt Nam trong suốt gần một thập niên đầy những biến động về xu thế cạnh tranh toàn cầu, dường như không có bất kỳ một sự thay đổi nào về năng lực cạnh tranh công nghệ. Giá trị ngành công nghiệp vẫn chủ yếu dựa vào ngành sử dụng tài nguyên thô, hàm chưa ít công nghệ (chiếm tới hơn 50%). Tỷ trọng ngành có hàm lượng trung bình và cao luôn đứng ở mức 25%, so sánh với hơn 60% của Thái Lan, Malaysia và Trung Quốc (World Development Indicators, 2008). Năng lực cạnh tranh của công nghiệp Việt Nam còn thể hiện ở tỷ trọng hàm lượng công nghệ trong các sản phẩm công nghệ xuất khẩu. Ngành khai thác tài nguyên thô chiếm tỷ trọng cao (gần 50%) trong cơ cấu xuất khẩu cho thấy khả năng cạnh tranh công nghiệp còn rất khiêm tốn. Trong các năm 2002-2008, ngành có hàm lượng công nghệ thấp như dệt may, da giày, đồ gỗ, mặc dù có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn chiếm đến 60%. Thực trạng này tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, bởi đây chính là những ngành có tốc độ tăng trưởng thương mại thế giới thấp nhất, thậm chí giảm trong những năm gần đây. Năng lực cạnh tranh của những ngành này lại dễ bị tổn thương, do đó việc sản xuất trong nước đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của suy thoái kinh tế năm 2008. Nền kinh tế quá phụ thuộc vào vốn FDI và phải đối mặt với những ảnh hưởng tiêu cực của dòng vốn đổ vào ồ ạt Trong vòng một số năm trở lại đây, vốn FDI đổ vào Việt Nam đã tăng khá mạnh. Mức tăng kỷ lục đạt được vào năm 2008, với gần 64 tỷ USD. Trong đó, 60,3 tỷ USD là vốn đăng ký cấp mới, gấp 3 lần so với năm 2007; giải ngân 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007 (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2009). Trong vòng mười năm trở lại đây, số vốn FDI giải ngân luôn tăng theo cấp số nhân: năm 2008 tăng gấp ba lần năm 2006 và gấp hơn 4 lần so với trung bình hằng năm giai đoạn 2001-2005. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành một nguồn lực quan trọng, chiếm 29,8% tổng vốn đầu tư (tăng 46,9% so với năm 2007), chiếm 15,5% của GDP, và 37% giá trị sản lượng công nghiệp quốc gia. Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI năm 2008 đạt 24,5 tỷ USD, chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước (Tổng cục Thống kê, 2008). Quá phụ thuộc vào nguồn vốn FDI, tăng trưởng của Việt Nam không tránh khỏi bị ảnh hưởng khi số vốn đầu tư sụt giảm do suy thoái kinh tế thế giới. Những yếu tố tích cực của FDI là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, việc thu hút FDI một cách dàn trải cũng mang lại những hậu quả ngoài mong đợi cho Việt Nam: Thứ nhất, một trong những nguyên nhân dẫn đến lạm phát cao trong năm 2008 là do NHNN Việt Nam mất khả năng kiểm soát, không thể thanh lọc được dòng vốn nước ngoài đổ vào quá lớn (World Bank, 2009). Việc quản lý kém vốn đầu tư đã thổi bùng lên các bong bóng tài sản và gây mất ổn định khi nền kinh tế không hấp thụ được lượng vốn thêm vào. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng góp phần làm cho cán cân thương mại thâm hụt sâu hơn. Thứ hai, FDI hướng tới khu vực không tham gia vào thương mại quốc tế, chẳng hạn như bất động sản và du lịch (Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW, 2008). Trong năm 2008, khoảng 30% tổng vốn đầu tư đã thực hiện nằm trong ngành bất động sản và khách sạn, so với 13% trong ngành công nghiệp nhẹ và 3% trong ngành nông nghiệp và thực phẩm. Việc gia tăng đầu tư vào bất động sản không giúp tạo công ăn việc làm, không chuyển giao được công nghệ sản xuất, không thúc đẩy xuất khẩu, lại có xu hướng khá thâm dụng nhập khẩu, do đó gây áp lực lên cán cân thanh toán của Việt Nam. Thứ ba, FDI thường tập trung vào những ngành có công nghệ tương đối thấp, do đó không có tác dụng hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Sự thật là các doanh nghiệp nước ngoài luôn có xu hướng tìm cách khai thác triệt để nguồn lao động rẻ mạt, mà không chú trọng đào tạo trình độ và kỹ năng cho người lao động. Việc hội nhập kinh tế quốc tế đã làm cho nền kinh tế Việt Nam ngày càng gắn kết với nền kinh tế thế giới. Tuy mức độ liên thông và phụ thuộc giữa thị trường tài chính Việt Nam với khu vực và thế giới còn thấp, nhưng độ mở của nền kinh tế nước ta ở mức cao (năm 2008, kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP là 153%); tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Vì thế, nước ta chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới. Đồng thời, từ trước đấy, những bất ổn vĩ mô và yếu kém nội tại của nền kinh tế chính là nguyên nhân chủ yếu đưa nền kinh tế bước vào giai đoạn suy giảm. 2.1.3. Sử dụng gói kích thích kinh tế - biện pháp can thiệp của Chính phủ Việt Nam trong thời kỳ suy giảm Giới thiệu khái quát về gói kích thích kinh tế Hoàn cảnh và mục tiêu Trước đà suy giảm kinh tế, Chính phủ Việt Nam buộc phải có những chính sách mạnh mẽ để chủ động đối phó với suy giảm kinh tế trong nước cộng thêm ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới. Sức cầu nội địa đã có dấu hiệu nguội đi quá nhanh khi lạm phát bắt đầu quay đầu giảm mạnh trong quý IV/2008 với 3 tháng cuối năm liên tục đạt mức âm (so với tháng trước). Đây là một bức tranh đối ngược hoàn toàn so với thời điểm đầu năm. Sức cầu giảm sẽ kéo sức sản xuất trong nước giảm sút. Mặc dù lãi suất cuối năm 2008 đã có những động thái giảm mạnh, song tăng trưởng tín dụng hỗ trợ các doanh nghiệp vẫn rất khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là nhu cầu vay vốn giảm do doanh nghiệp lo ngại đầu ra gặp khó khăn. Đứng trước vòng luẩn quẩn này, Chính phủ buộc phải là đầu tàu trong vai trò kích cầu nền kinh tế. Đối với chính sách, Chính phủ cũng đã có những thay đổi căn bản khi chuyển từ mục tiêu lạm phát sang mục tiêu ngăn chặn suy giảm. Đây được coi là bước đi hết sức đúng đắn trước xu thế mới, các chính sách về nới lỏng tiền tệ và kích cầu là điều không cần phải bàn cãi. Ngày 11/12/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 30 về những giải pháp cấp bách nhằm: ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý và bền vững, bảo đảm an sinh xã hội. Nội dung Nghị quyết 30 được cụ thể hóa thông qua gói kích thích kinh tế của Chính phủ và được triển khai quyết liệt từ tháng 01/2009, với bốn nội dung chính: (i) Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN tập trung và vốn trái phiếu Chính phủ; (ii) Miễn, giãn, giảm thuế; (iii) Hỗ trợ khả năng tiếp cận tín dụng của cá nhân, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh; (iv) Triển khai các chương trình an sinh xã hội. Ngày 12/05/2009, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố chính thức về gói kích thích kinh tế có giá trị 143.000 tỷ đồng (8 tỷ USD) của Chính phủ. Theo đó, gói kích thích kinh tế được chia thành 8 phần, cụ thể: Bảng 2.3. Quy mô gói kích thích kinh tế năm 2009 Nguồn: DVSC (2010), Báo cáo vĩ mô và thị trường chứng khoán năm 2009 và triển vọng năm 2010 Tình hình triển khai gói kích thích kinh tế Trong phiên họp Chính phủ ngày 30/9 và 01/10, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có báo cáo tình hình thực hiện gói kích thích kinh tế trong năm 2009. Về bản chất, gói kích thích kinh tế dựa trên việc nới lỏng cả chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá. Chính sách tiền tệ Tính đến 24/09/2009, vốn tín dụng theo Quyết định 131 (gói hỗ trợ lãi suất 4%) đã giải ngân trên 405.000 tỷ đồng (95%), tín dụng theo Quyết định 443 (hỗ trợ lãi suất 4% cho vay trung và dài hạn) và Quyết định 497 (hỗ trợ lãi suất cho nông nghiệp nông thôn) trên 34.000 tỷ đồng, tín dụng bảo lãnh qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam trên 10.000 tỷ đồng (59%). Tổng số tiền hỗ trợ lãi suất chuyển cho các tổ chức tín dụng ước thực hiện năm 2009 khoảng 10.000 tỷ đồng (59%). Chính sách tài khóa Tính đến đầu tháng 10/2009, tổng số vốn NSNN đã ứng trước kế hoạch năm 2009 được hoãn thu hồi là 3.400 tỷ đồng (100%). Vốn ứng trước kế hoạch 2010-2011 cho các chương trình dự án đến ngày 30/06/2009 là 15.492 tỷ đồng; vốn ứng trước năm 2010-2011 để bổ sung cho các dự án quan trọng cấp bách là 12.627 tỷ đồng (47%); tổng vốn ứng trước cho kiên cố hoá kênh mương, cấp bù chênh lệch lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp duy trì lao động, v.v… khoảng 37.100 tỷ đồng (99,7%). Nguồn vốn NSNN kế hoạch năm 2008 được kéo dài giải ngân đến hết tháng 06/2009 thực hiện khoảng 22.000 tỷ đồng (97,8%). Vốn trái phiếu Chính phủ chuyển nguồn sang năm 2009 giải ngân đến hết tháng 08/2009 đạt 4.500 tỷ đồng (60%). Vốn phát hành bổ sung trái phiếu Chính phủ, ước đến hết tháng 09/2009 giải ngân được khoảng 10.000 tỷ đồng (50%). Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho biết có tới 36/40 đợt phát hành trái phiếu không thành công. Về thực hiện chính sách miễn, giảm, giãn thuế thuế, đến 31/08 đã có trên 125 nghìn lượt doanh nghiệp và 937 nghìn đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi về thuế. Tổng thu ngân sách được miễn, giảm, giãn đến hết 07/2009 khoảng 14.700 tỷ đồng, ước cả năm khoảng 20.000 tỷ đồng (71%), trong đó giảm, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp khoảng 9.900 tỷ đồng; giảm thuế giá trị gia tăng khoảng 4.470 tỷ đồng; miễn thuế thu nhập cá nhân khoảng 4.507 tỷ đồng; giảm thu lệ phí trước bạ khoảng 1.140 tỷ đồng. Ngoài ra, giảm, giãn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá xuất nhập khẩu năm 2009 khoảng 7.000 tỷ đồng, trong đó giảm thu do giảm thuế 50% tại khâu nhập khẩu ước khoảng 5.000 tỷ đồng; giãn nộp thuế 180 ngày cho máy móc thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng ước khoảng 2.000 tỷ đồng. Mặc dù thực hiện miễn giảm thuế như vậy nhưng Uỷ ban Tài chính ngân sách Quốc hội vẫn đánh giá thu NSNN năm 2009 vẫn vượt khoảng 2,9% so với dự toán. Các chương trình an sinh xã hội Chính phủ đã cho phép mua dự trữ gạo trị giá 1.300 tỉ đồng, xăng dầu trị giá 1.500 tỉ đồng; ứng chi hỗ trợ hộ nghèo ăn Tết Kỷ Sửu, hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn, hỗ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTác động của gói kích thích kinh tế đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ suy giảm.doc
Tài liệu liên quan