Khóa luận Tài trợ thương mại quốc tế - Thực trạng và giải pháp phát triển tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Techcombank

MỤC LỤC

 

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 4

1.1.1. Khái niệm tài trợ thương mại quốc tế 4

1.1.2. Tính tất yếu khách quan của tài trợ thương mại quốc tế 6

1.1.3. Vai trò của tài trợ thương mại quốc tế 7

1.2. CÁC HÌNH THỨC TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 9

1.2.1. Tài trợ trên cơ sở nghiệp vụ cho vay 9

1.2.2. Tài trợ trên cơ sở phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ ( L/C ) 11

1.2.3. Tài trợ trên cơ sở phương thức nhờ thu kèm chứng từ: 14

1.2.4. Tài trợ trên cơ sở hối phiếu: 16

1.2.5. Bảo lãnh ngân hàng 17

1.2.6. Bao thanh toán: 20

1.2.7. Tín dụng thuê mua tài chính quốc tế : 24

1.3. NGUYÊN TẮC TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA CÁC NGÂN HÀNG 26

1.3.1. Việc hỗ trợ tài chính phải dựa trên cơ sở thẩm định rõ khách hàng: 26

1.3.2. Vốn vay phải được hoàn trả cả gốc lẫn lãi theo đúng thời hạn cam kết: 27

1.4. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG 27

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1: 28

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI TECHCOMBANK 29

2.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TECHCOMBANK 29

2.1.1. Đôi nét về quá trình hình thành và phát triển của Techcombank 29

2.1.2. Khái quát về hoạt động kinh doanh của Techcombank 32

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh 36

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ TMQT CỦA TECHCOMBANK 36

2.2.1. Ban hành và áp dụng các quy chế về hoạt động tài trợ XNK 36

2.2.2. Tình hình thực hiện hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của Techcombank trong thời gian qua 42

2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI TECHCOMBANK 48

2.3.1. Những kết quả đạt được 48

2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại 50

2.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại 52

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2: 58

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA TECHCOMBANK 59

3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ TMQT CỦA TECHCOMBANK 59

3.2. PHƯƠNG THỨC, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ MQT CỦA TECHCOMBANK 60

3.2.1. Cơ hội và thách thức với Techcombank trong phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế 60

3.2.2. Phương hướng, mục tiêu phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của Techcombank 62

3.3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ TMQT CỦA TECHCOMBANK 63

3.3.1. Giải pháp từ phía ngân hàng 63

3.3.2. Giải pháp về phía khách hàng 71

3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 72

3.4.1. Kiến nghị đối với Chính phủ 72

3.4.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước 73

3.4.3. Kiến nghị đối với Techcombank 74

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 76

KẾT LUẬN 77

 

 

doc84 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 5420 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tài trợ thương mại quốc tế - Thực trạng và giải pháp phát triển tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Techcombank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và tăng cường quan hệ với Techcombank Về hợp tác quốc tế, Techcombank đã có mạng lưới NHĐL tại gần 100 quốc gia với trên 400 NH và trên 11000 địa chỉ trên toàn thế giới. Hiện tại, Techcombank đang tiếp tục trao đổi với nhiều NH nước ngoài để thiết lập hoặc tiếp tục nâng hạn mức xác nhận L/C, hạn mức FX và các khoản tài trợ thương mại khác theo mô hình TFFP của ADB Nhiều NH hàng đầu trên thế giới cũng đang có những bước tiếp cận và tăng cường quan hệ với Techcombank. *Mô hình tổ chức và quản lý của Techcombank Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức và quản lý của Techcombank Đại hội cổ đông Hội đồng quản trị Ban tổng giám đốc Hội đồng tín dụng UB Quản lý TSN,TSC Văn phòng hội đòng quản trị UB Quản lý rủi ro Các ban và phòng chức năng Trung tâm GD CN cấp 1 Tổ chức Phòng GD Phòng GD CN cấp 2 Phòng GD CN cấp 3 Ban kiểm soát UB chính sách tiền lương 2.1.2. Khái quát về hoạt động kinh doanh của Techcombank 2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn Xu thế chung của các NHTM Việt Nam hiện nay là kinh doanh đa năng và trở thành Nh bán lẻ, Techcombank không nằm ngoài xu thế đó. Công tác huy động vốn luôn được chú trọng với nhiều hình thức huy động phong phú, các mức lãi suất hấp dẫn. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt, để khẳng định mình và đứng vững, Techcombank luôn đặt huy động vốn lên hàng đầu để dáp ứng nhu cầu tín dụng ngày càng tăng. Bảng số 2.1: Tình hình nguồn vốn giai đoạn 2003 - 2007 tại Techcombank ( Đơn vị : tỷ đồng) Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng nguồn vốn 5150 6920 9259 14637 34586 - Dân cư 957 2129 3892 6684.5 14332 - Các TCKT 1646 2414 2407 2881.5 10057.3 - Các TCTD 2547 2377 2960 5071 10196.7 (Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2003-2007 tại Techcombank) Tổng nguồn vốn huy động tại Techcombank liên tục tăng trong những năm qua, từ con số khiêm tốn năm 2003 là 5150 tỷ đồng, vốn huy động của NH đó tăng xấp xỉ 7 lần, đạt 34586 tỷ đồng năm 2007. Dựa vào bảng số liệu về tổng nguồn vốn huy động của Techcombank các năm, ta nhận thấy nguồn vốn tăng trưởng cao qua các năm, năm sau cao hơn năm trước, thể hiện ở: năm 2004 tổng nguồn vốn huy động tăng thêm 1770 tỷ đồng so với năm 2003 (tức là bằng 134.36% so với năm 2003), năm 2005 tăng 2339 tỷ đồng so với 2004 (tương đương tăng 33.8% so với năm 2004), năm 2006 tăng 5378 tỷ đồng so với năm 2005 (gấp 1,58 lần so với năm 2005);và năm 2007 có thể coi là năm phát triển vượt bậc của Techcombank với tổng nguồn vốn huy động lên đến 34586 tỷ đồng (huy động từ dân cư tăng lên 2 lần, huy động từ các TCKT tăng lên 3 lần), lớn hơn rất nhiều so với con số 14637 tỷ đồng của năm 2006, hoàn thành 122% kế hoạch đề ra. Để có được nguốn vốn tăng trưởng cao như vậy qua các năm, Techcombank đã không ngừng nỗ lực và áp dụng nhiều biện pháp như: đa dạng hoá các hình thức tiết kiệm (tiết kiệm Bảo gia, tiết kiệm định kỳ “Vì tương lai”, tiết kiệm Đa năng, tiết kiệm Giáo dục); triển khai các đợt tiết kiệm dự thưởng; mở tộng các dịch vụ tài khoản: tài khoản tiền gửi thanh toán, tài khoản tiền gửi chuyên dùng; tăng cường quảng cáo tiếp thị; đưa ra nhiều mức lãi suất cạnh tranh,... Đây là một dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ niềm tin của khách hàng đối với Techcombank. 2.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn Sử dụng vốn là vấn đề hết sức quan trọng của đối với NHTM. Với số vốn huy động được, NHTM phải đảm bảo cho việc sử dụng vốn của mình đạt được mục đích an toàn vốn, thúc đẩy kinh tế phát triển và thu lãi cao. Có rất nhiều nghiệp vụ tham gia vào hoạt động sử dụng vốn của NHTM, nhưng nghiệp vụ tín dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn và có vai trò quan trọng cho sự phát triển của NHTM. Hoạt động tín dụng tại Techcombank luôn bám sát mục tiêu tăng trưởng gắn với kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn và phát triển các dịch vụ trên nguyên tắc chấp hành nghiêm chỉnh giới hạn tín dụng. Bảng 2.2: Tình hình dư nợ giai đoạn 2003 - 2007 tại Techcombank (Đơn vị : tỷ đồng) Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng dư nợ 2297 3465 5380 8810 20188 - Dư nợ ngắn hạn - 2498 3746 6193 14879 - Dư nợ trung, dài hạn - 967 1633 2617 5309 (Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2003-2007 tại Techcombank) Dư nợ tăng trưởng khá, năm sau cao hơn năm trước: năm 2004 tổng dư nợ tăng thêm 1168 tỷ đồng so với năm 2003 tức tăng 150.1% so với năm 2003, năm 2005 tăng 1915 tỷ đồng so với năm 2004, tức tăng 55.27% so với năm 2004, vượt kế hoạch đề ra năm 2005. Năm 2006 tăng 3430 tỷ đồng so với năm 2005, tức tăng 63.8%, năm 2007 đạt 20188 tỷ đồng, tăng 11378 tỷ đồng, bằng 229% dư nợ tín dụng năm 2006. Trong đó, phải kể đến sự gia tăng mạnh của dư nợ ngắn hạn (với tốc độ tăng trung bình gấp 2 lần) và dư nợ cá nhân và hộ gia đình (từ 29% năm 2005 lên đến 53,9% năm 2006 và 51,6% năm 2007). Techcombank đạt được thành tích vượt bậc trên là do đã chủ động tìm kiếm, khai thác khách hàng vay vốn có tình hình tài chính lành mạnh, đồng thời luôn bắt kịp tình hình sản xuất kinh doanh của DN. Đối với các DN cũng đã giảm dần dư nợ và tích cực thu nợ xấu, nợ quá hạn, Do vậy, cùng với sự tăng trưởng của dư nợ tín dụng thì chất lượng tín dụng của Techcombank cũng được đảm bảo. 2.1.2.3. Hoạt động TTQT và kinh doanh ngoại hối Bên cạnh các nghiệp vụ truyền thống, Techcombank rất chú trọng và triển khai làm tốt các nghiệp vụ NH đối ngoại như: kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh, và TTQT. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ từ năm 2003 đến năm 2006 nhìn chung là tăng trưởng. Tuy năm 2005 có sự sụt giảm (TN thuần từ KDNT năm 2004 là 2062 tỷ đồng đến năm 2005 chỉ còn 1872 tỷ đồng) nhưng lại có sự tăng trở lại và tăng đột biến vào năm 2006 (TN thuần từ KDNT năm 2006 là 7491 triệu VNĐ, gấp gần 4 lần năm 2005). Công tác TTQT của Techcombank trong những năm gần đây thì được mở rộng cả về chủng loại và chất lượng như: chuyển tiền, TDCT, bảo lãnh, chi trả kiều hối, mua bán ngoại tệ với nước ngoài, đầu cơ trên thị trường tiền tệ...nên có sự gia tăng mạnh mẽ, với tốc độ trung bình trên 50%, mang lại doanh thu lên đến 40% doanh thu dịch vụ của Techcombank. Phí thu được từ các hoạt động này đã góp phần không nhỏ vào kết quả kinh doanh của toàn hệ thống của Techcombank. Chất lượng TTQT cũng ngày được nâng cao, các nghĩa vụ cam kết với khách hàng ngày càng được quan tâm và thực hiện đầy đủ, do đó góp phần làm uy tín của NH ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế... 2.1.2.4. Hoạt động khác Cùng với việc ứng dụng công nghệ trong công tác kế toán, song song với việc triển khai các điểm giao dịch, xây dựng phong cách giao dịch mới, làm tốt các dịch vụ thanh toán,công tác kế toán ngân quỹ đã thực sự góp phần quan trọng vào kết quả hoạt động kinh doanh chung của Techcombank. Bên cạnh đó, góp phần đẩy mạnh thực hiện chủ trương phát triển các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt của NHNN, đồng thời cùng cấp cho khách hàng một phương thức thanh toán thẻ an toàn, tiện ích, hệ thống thẻ thanh toán của Techcombank không ngừng được mở rộng và hoàn thiện.Tính đến thời điểm 31/12/2007, tổng số thẻ phát hành luỹ kế của Techcombank đã đạt 320000 thể so với con số 130000 thẻ vào cuối năm 2006. Số giao dịch thực hiện qua thẻ và doanh số cũng tăng lên một cách đáng kể. 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh Thay lời tổng kết về hoạt động kinh doanh của Techcombank, chúng ta có thể nghiên cứu kết quả tài chính của Techcombank trong giai đoạn 2005-2007: BẢNG 2.4: CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA TECHCOMBANK 2005-2007 (Đơn vị : tỷ đồng) STT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1 Tổng doanh thu 905 1398 2718 2 Tổng tài sản 10666 17326 39558 3 Vốn điều lệ 617 1500 2524 4 LN trước thuế 286.06 356.52 709 5 LN sau thuế 206.15 256.91 510.48 6 LN thuần/ Tổng TS có (ROA)- % 2.6 1.89 3.1 7 ROE- % 45.19 26.76 34.56 (Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2005-2007 tại Techcombank) Các chỉ tiêu tài chính của Techcombank đều có sự tăng trưởng đáng kể trong các năm gần đây (trừ ROE có giảm nhẹ vào năm 2006, còn lại các chỉ tiêu tổng tài sản, vốn điều lệ, lợi nhuận trước thuế đều có tốc độ tăng cao). Năm 2007, tổng tài sản đã tăng 22000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 709 tỷ đồng (là NH có mức lợi nhuận cao thứ 3 trong các NHTMCP Việt Nam). Điều đó chứng tỏ Techcombank vẫn luôn khẳng định được vị trí đi đầu của mình trong hàng ngũ các NHTMCP. 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ TMQT CỦA TECHCOMBANK 2.2.1. Ban hành và áp dụng các quy chế về hoạt động tài trợ XNK 2.2.1.1. Tài trợ vốn lưu động để thu, mua, chế biến, gia công, sản xuất kinh doanh hàng XK có thị trường tiêu thụ Đây là biến tướng của nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất. Để được NH chấp nhận cho vay vốn thì DN phải đáp ứng các điều kiện về mục đích sử dụng vốn vay; có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ; có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh cụ thể, khả thi và phương án trả nợ Lãi suất cho vay được Techcombank áp dụng khác nhau tùy thuộc từng khách hàng. Techcombank áp dụng mức lãi suất cho vay thỏa thuận nhưng lãi cho vay tối thiểu đối với cho vay nội tệ được thấp hơn tối đa 0.01%/tháng so với lãi suất cho vay của các NHTM khác trên địa bàn, với cho vay ngoại tệ thì tối thiểu chỉ được thấp hơn tối đa 0.1%/năm so với lãi suất cho vay của các NHTM khác trên địa bàn. 2.2.1.2. Thanh toán tín dụng chứng từ a. Mở L/C thanh toán hàng NK Đây là hình thức tài trợ của NH dành cho các nhà NK. Các đơn vị trong hệ thống đều thông qua một cửa là Trung tâm thanh toán và hệ thống tài khoản Nostro duy nhất của Techcombank do Trung tâm thanh toán được ủy quyền quản lý để thực hiện dịch vụ TTQT. Điều kiện để mở L/C Để được NH mở L/C thì khách hàng phải có tình hình kinh doanh, tình hình tài chính ổn định và có tín nhiệm đối với NH trong quan hệ tín dụng, lô hàng NK phải có giá trị hợp lý, phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán lô hàng, có đảm bảo hợp pháp cho giá trị L/C bằng tài sản hoặc được bảo lãnh thanh toán bởi một tổ chức đang tin cậy. Sau đó, khách hàng hoàn thiện hồ sơ theo quy định của Techombank gồm: + Yêu cầu phát hành thư tín dụng (2 bản chính) + Hồ sơ pháp lý: Giấy phép thành lập, giấy đăng ký kinh doanh; văn bản uỷ quyền; nghị quyết HĐQT; các giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nếu kinh doanh ngành nghề pháp luật phải cấp phép, giấy đăng ký mã số DNXNK (không yêu cầu đối với khách hàng đã có giao dịch tại Techcombank). + Hồ sơ tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng + Hồ sơ Tài sản đảm bảo cho nghĩa vụ thanh toán L/C của khách hàng: các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất, các giấy tờ có liên quan theo qui định của Techcombank về tài sản bảo đảm hiện hành Xác định mức ký quỹ Chuyên viên khách hàng căn cứ vào hồ sơ mở L/C, thẩm định các điều kiện và điều khoản của thư tín dụng để đề xuất tỷ lệ ký quỹ. Căn cứ vào hồ sơ mở L/C và ý kiến đề xuất của chuyên viên khách hàng, phòng tín dụng thẩm định lại phương án NK, khả năng nguồn vốn thanh toán của khách hàng, kiểm tra hạn mức tín dụng cho phép rồi trình lên chuyên gia phê duyệt giao dịch tín dụng b. Chiết khấu chứng từ hàng xuất Techcombank thực hiện hai hình thức chiết khấu chứng từ hàng XK là chiết khấu miễn truy đòi và chiết truy đòi. - Chiết khấu miễn truy đòi: Đây là nghiệp vụ có rủi ro cao, do đó điều kiện để Techcombank thực hiện chiết khấu miễn truy đòi khá chặt chẽ: Ngoài điều kiện chứng từ xuất trình phải phù hợp thì L/C phải được Techcombank xác nhận; - Chiết khấu truy đòi: Techcombank thực hiện chiết khấu truy đòi khi thị trường xuất khẩu truyền thống, mặt hàng được phép XK tại Việt Nam, khách hàng có tài khoản và giao dịch thường xuyên tại Techcombank, vay trả sòng phẳng, hoặc động kinh doanh tốt, tình hình tài chính lành mạnh. Tỷ lệ chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất của Techcombanmk: Techcombank thực hiện chiết khấu 80 – 95% giá trị bộ chứng từ. Thời hạn chiết khấu: đối với L/C trả ngay: Tối đa 60 ngày; đối với L/C trả chậm: tối đa bằng thời hạn trả chậm cộng thêm 10 ngày c. Cho vay thanh toán bộ chứng từ hàng XK NH mở L/C tiếp nhận bộ chứng từ từ NHTB L/C, có thời gian là 5 ngày làm việc để kiểm tra xử lý chứng từ. Nếu NNK không nộp đủ tiền thanh toán hàng nhập khẩu thì họ cần có khoản tài trợ từ NH để thanh toán hàng NK. Mức cho vay áp dụng trong hệ thống Techcombank là: Khi cho vay ngắn hạn, khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 10% tổng nhu cầu vốn vay; khi cho vay trung, dài hạn thì khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 20% tổng nhu cầu vốn. d. Phát hành thư tín dụng trả chậm Đây là một trong những hình thức cam kết thanh toán trả chậm của NH. Mở L/C trả chậm: Các quy định giống như quy định mở L/C thanh toán hàng NK, ngoài ra còn phải tuân theo các quy định: - Đối với L/C trả chậm ngắn hạn (thời hạn đến 1 năm): TGĐ Techcombank ủy quyền cho Giám đốc chi nhánh được quyết định mở L/C trả chậm trong phạm vi thẩm quyền mức cho vay tối đa với một khách hàng. - Đối với L/C trả chậm trung và dài hạn (thời hạn trên 1năm): Phải có văn bản của NHNN xác nhận đăng ký vay, trả nợ nước ngoài, TGĐ yêu cầu các chi nhánh phải lập hồ sơ trình TGĐ quyết định. 2.2.1.3. Tài trợ theo phương thức nhờ thu a. Tài trợ bộ chứng từ nhờ thu XK Techcombank chỉ thực hiện tài trợ nhờ thu hàng xuất dưới hình thức chiết khấu truy đòi. Điều kiện để được Techcombank thực hiện chiết khấu truy đòi đối với chứng từ nhờ thu: + Khách hàng mở tài khoản, quan hệ giao dịch thường xuyên với Techcombank vay, trả sòng phẳng, hoạt động kinh doanh tốt, tình hình tài chính lành mạnh. + Thị trường truyền thống, mặt hàng được phép XK tại Việt Nam + Khách hàng có cam kết trả lại số tiền Techcombank đã chiết khấu trong trường hợp người trả tiền từ chối thanh toán + Đơn xin chiết khấu có chữ ký củ chủ tài khoản, kế toán trưởng. + Đối với nhờ thu D/P: Toàn bộ vận đơn gốc được xuất trình qua Teccombank; đối với nhờ thu D/A: chỉ thực hiện chiết khấu sau khi NH thu hộ/NH xuất trình đã xác nhận số tiền phải thanh toán và bảo đảm trả tiền vào ngày đáo hạn. Sau đó căn cứ vào điều kiện chiết khấu, TTTT đề xuất ý kiến và tỷ lệ chiết khấu cho phòng tín dụng; tỷ lệ chiết khấu tối đa 95% trị giá bộ chứng từ. b. Tài trợ bộ chứng từ nhờ thu NK Với điều kiện thanh toán D/P, NNK phải thanh toán nhờ thu mới nhận được hàng háng để bán cho bên thứ ba; do đó NNK có thể cần một khoản tài trợ để thanh toán hối phiếu trả ngay cho đến khi có thu nhập từ bán hàng. Nguyên tắc trong tài trợ nhờ thu NK: - Bảo đảm bằng bộ chứng từ NK: NNK cam kết thế chấp toàn bộ chứng từ nhờ thu trong đó có chứng từ vận tải sở hữu hàng hóa cho NH. - Bảo đảm bằng hàng hóa trong kho: NNK được NH ủy thác nhận hàng và lưu kho. Hàng hóa lưu kho phải đứng tên chủ hàng là NH, và chỉ NH mới có quyền ra lệnh xuất hàng khỏi kho. - Xuất hàng trên cơ sở giấy ủy thác bán hàng cho NNK; mỗi lần xuất hàng ra khỏi kho phải căn cứ vào giấy ủy thác của NH. 2.2.1.4. Hoạt động bảo lãnh trong tài trợ thương mại quốc tế Trên cơ sở Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN ngày 25/08/2000 của Thống đốc NHNN Việt Nam ban hành quy chế bảo lãnh NH, ngày 18/01/2001 Techcombank ban hành quy chế bảo lãnh NH trong toàn hệ thống. Techcombank thực hiện các bảo lãnh sau: Bảo lãnh vay vốn; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán; Bảo lãnh bảo hành; Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước; Bảo lãnh đối ứng với một TCKT hoặc TCTD khác; Bảo lãnh khác Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh tại Techcombank: - Điều kiện khách hàng được bảo lãnh: Techcombank bảo lãnh cho khách hàng khi khách hàng có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng, thanh toán với Techcombank; có bảo đảm hợp pháp cho nghĩa vụ bảo lãnh; có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả khi đề nghị vay vốn; đối với trường hợp bảo lãnh hối phiếu, lệnh phiếu khách hàng phải đảm bảo các điều kiện về quy định của pháp luật về thương phiếu - Hồ sơ bảo lãnh + Hồ sơ pháp lý (quyết định thành lập DN, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) + Hồ sơ kinh tế (dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh khả thi, báo cáo tài chính kỳ trước liền kề thời điểm đề nghị bảo lãnh) + Văn bản đề nghị bảo lãnh + Hợp đồng vay vốn (phù hợp với những thông lệ, tập quán TMQT và pháp lệnh thực hiện hơp đồng kinh tế) + Văn bản chấp nhận hạn mức vay điều kiện trả nợ nước ngoài của Techcombank - Phạm vi bảo lãnh Tổng số dư bảo lãnh của Techcombank cho một khách hành không vượt quá 15% vốn tự có của NH. Trong trường hợp khách hàng có yêu cầu bảo lãnh vượt quá 15% vốn tự có của NH thì NH cùng với khách tổ chức tín dụng khác thực hiện đồng bảo lãnh. Khi vượt qua 15% vốn tự có của Techcombank thì NH ngừng ngay việc cho vay và bảo lãnh mới với khách hàng đó, đồng thời thu hồi nợ để đảm bảo tổng mức dư nợ cho vay đối với khách hàng theo quy định. TGĐ Techcombank sẽ quyết định tổng mức bảo lãnh trong từng thời kỳ. - Phát hành bảo lãnh + Bảo lãnh vay vốn nước ngoài gồm phát hành thư bảo lãnh đề nhận nợ ngoại tệ, thanh toán trả chậm, ký hối phiếu hoặc chứng từ nhận nợ do TGĐ quyết định, ký phát hành trên cơ sở xem xét đề nghị của Giám đốc chi nhánh cấp 1. Giám đốc chi nhánh không được ký phát hành thư bảo lãnh, hối phiếu, chứng từ nhận nợ với nước ngoài kểt cả thư hứa, cam kết. + Bảo lãnh khác: Giám đốc chi nhánh cấp 1 Techcombank được phép ký phát hành những bảo lãnh khác cho người thụ hưởng nước ngoài sau: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành. Phát hành bảo lãnh tại chi nhánh cấp 1 tuân thủ theo quyền phán quyết cho vay tối đa và hạn mức tín dụng đối với khách hàng do HĐQT quy định. - Nội dung bảo lãnh Cam kết bảo lãnh của Techcombank gồm những nội dung về số tiền bảo lãnh, phạm vi, đối tượng, thời han hiệu lực của bảo lãnh, các điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Ngoài các nội dung trên, cam kết bảo lãnh có thể có nội dung khác như quyền và nghĩa vụ của các bên: Giải quyết tranh chấp phát sinh; Chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của các bên và các nội dung khác (nếu có). - Phí bảo lãnh + TGĐ Techcombank ban hành mức phí bảo lãnh. Hiện nay, mức phí bảo lãnh khách hàng phải trả cho Techcombank tối đa là 1,5%/năm (ký quỹ 100%) và 2%/năm (ký quỹ <100%) tính trên số tiền được bảo lãnh. Ngoài ra, khách hàng phải thanh toán cho chi nhánh NHBL các chi phí hợp lý khác phát sinh khi thực hiện giao dịch bảo lãnh khi các bên có thoả thuận bằng văn bản. + Trường hợp khách hàng chậm thanh toán phí bảo lãnh cho chi nhánh NHBL sẽ phải chịu lãi suất nợ quá hạn nhưng không quá 150% lãi suất của khoản vay được bảo lãnh trong trường hợp bảo lãnh vay vốn hoặc lãi suất cho vay ngắn hạn mà Techcombank đang thực hiện tại thời điểm chậm trả. Thời gian chậm trả tính từ ngày đến hạn thanh toán phí bảo lãnh theo thoả thuận. 2.2.2. Tình hình thực hiện hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của Techcombank trong thời gian qua Qua 15 năm liên tục phát triển, Techcombank đã đạt được những thành tựu cơ bản trong lĩnh vực tài trợ TMQT. Techcombank dã bước đầu thành công với mục tiêu đa dạng hóa dịch vụ sản phẩm bằng sự ra đời và khẳng định vị trí ngày càng vững chắc của hàng loạt các nghiệp vụ tài trợ TMQT như: tín dụng ngoại tê, TTQT, bảo lãnh, bao thanh toán, thuê mua tài chính, huy động ngoại tệ và các dịch vụ NH cá nhân khác (thẻ tín dụng, kiều hối, thu đồi ngoại tệ) Tài trợ trên cơ sở phương thức thanh toán TDCT: Phát hành và thanh toán L/Cnhập: Bảng 2.4: Doanh số thanh toán L/C nhập và thanh toán L/C (Đơn vị: Tỷ VND) Năm Doanh số thanh toán L/C nhập Doanh số thanh toán L/C Tỷ trọng 2005 4704.48 5568 84.49% 2006 6808 7984 85.27% 2007 11640.8 14192 82.02% T1/T2 -2008 3603.2 3984 90.44% (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo TTQT của Techcombank năm 2005-2008) Qua bảng số liệu, ta có thể thấy rằng doanh số thanh toán L/C NK năm sau cao hơn năm trước, tuy sự tăng trưởng này không đều: năm 2005 đạt 4704.48 tỷ VND trong tổng số 5568 tỷ VND doanh thu thanh toán LC, con số là năm 2006 là 6808 tỷ VND, chiếm 85.27% doanh thu thanh toán L/C và tăng 44.7% so với năm 2005, năm 2007 tỷ trọng thanh toán L/C nhập có giảm nhẹ xuống còn 82.02% nhưng doanh số thanh toán lại tăng đáng kể, đạt 14192 tỷ VND , bằng 170.99% năm 2006. Điều này đã chứng tỏ, Techcombank ngày càng có kinh nghiệm và uy tín với khách hàng, nên thu hút được ngày càng nhiều khách hàng hơn. Phát hành và thanh toán L/C trả chậm: Bảng 2.5: Doanh số thanh toán L/C trả chậm (Đơn vị: tỷ VNĐ) Năm Doanh số thanh toán L/C trả chậm Doanh số thanh toán L/C Tỷ trọng 2005 134.142 5568 2.41% 2006 146.704 7984 1.84% 2007 744.689 14192 5.25% (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo TTQT của Techcombank năm 2005-2008) Doanh số phát hành L/C chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong doanh số phát hành L/C, hơn nữa sự tăng trưởng lại không ổn định quá các năm. Năm 2006 doanh số đạt 146.704 tỷ VNĐ tuy co tăng so với năm 2005 là 9.4% nhưng tỷ trọng trong tổng doanh số thanh toán L/C lại giảm. Năm 2007 cùng với đà tăng trưởng kinh tế của đát nước doanh số thanh toán L/C trả chậm mới có xu thế tăng lên và hơn hẳn các năm trước, doanh số đạt 744.689 tỷ VNĐ và chiếm 5.25% tổng doanh số thanh toán L/C. Thanh toán L/C xuất: Bảng 2.6: Doanh số thanh toán L/C và thanh toán L/C xuất (Đơn vị: Tỷ VND) Năm Doanh số thanh toán L/Cxuất Doanh số thanh toán L/C Tỷ trọng 2005 863.52 5568 15.51% 2006 1176 7984 14.73% 2007 2551.2 14192 17.98% T1/T2 -2008 380.8 3984 9.56% (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo TTQT của Techcombank năm 2005-2008) Năm 2005, doanh số thanh toán L/C xuất đạt giá trị 863.52 tỷ VND chiếm 15.51% trong doanh số thanh toán L/C, năm 2006 giá trị này tăng 312,48 tỷ VND , chiếm 14.73%, đến năm 2007, giá trị này đã tăng gấp đôi, đạt 2551.2 tỷ VND , với tỷ trọng 17.98%. Tuy có sự biến động về tỷ trọng của doanh số thanh toán L/C XK qua các năm nhưng về mặt giá trị thì doanh số thanh toán L/C XK qua các năm đều tăng cao với tốc độ trung bình 60-70%. Để có được những con số tăng trưởng cao như vậy phải kể đến những nỗ lực không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, điều chỉnh phù hợp lại biểu phí thanh toán, mở rộng các quan hệ thanh toán với các NHĐL của Techcombank. Ta nhận thấy hoạt động TTQT của Techcombank qua các năm tăng, trong cả thanh toán NK và XK. Nguyên nhân là: Kim ngạch XK năm 2006, 2007 của Việt Nam đều đạt tốc độ tăng trưởng trên 20%, kim ngạch NK luôn đạt tốc độ tăng trưởng xấp xỉ 35%. Sự tăng trưởng này cụ thể được lý giải như sau: + Sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đã tận dụng được cơ hội vị thế thành viên mới để mở rộng thị trường XNK, các rào cản thương mại dần được dỡ bỏ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các DN XNK Việt Nam xâm nhập thị trường quốc tế. + Nhà nước ban hành nhiều chính sách hỗ trợ các DN XNK, chẳng hạn như Chỉ thị số 47/2004/CT-TTg về cỏc giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp XK, + Đầu tư trong và ngoài nước cho sản xuất các mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam như dệt may, giày dép, hàng nông sản,tăng mạnh; các DN NK cũng tăng cường NK các mặt hàng có nhu cầu lớn như: máy móc, thiết bị, ô tô, dược phẩm, + Thuế NK của Việt Nam giảm, do đó nhu cầu về hàng hoá NK tăng nhanh. Sự gia tăng này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thanh toán XNK của hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và Techcombank nói riêng. Bên cạnh đó, tình trạng nhập siêu của Việt Nam cũng liên tục tăng trong thời gian qua khiến cho thanh toán hàng nhập luôn chiếm tỷ lệ lớn trong TTQT. Tại Techcombank , thanh toán hàng nhập luôn chiếm tỷ trọng từ 80% - 90% tổng giá trị thanh toán. Giá trị L/C nhập năm 2005 mới chỉ đạt 4704.48 tỷ đồng, đến năm 2006 đạt 6808 tỷ đồng, tăng 44.68%, và đến năm 2007 đó cú sự tăng trưởng mạnh, tăng 70.98%, đạt mức 11640.8 tỷđồng. Cú thể lý giải điều này như sau: _ Techcombank rất linh hoạt trong việc ký quỹ mở L/C, tỷ lệ ký quỹ thông thường theo quy định là 30% giá trị L/C, nhưng đối với những khách hàng truyền thống, giá trị lô hàng lớn thì tỷ lệ ký quỹ có thể dao động từ 10% - 30%. _ Mức phí mở L/C không bị tính theo mức giá cố định, mà được tính dựa vào loại L/C, đối với L/C trả ngay thì mức phí là 0,1% của số tiền ký quỹ, hoặc 0,15% của số tiền chưa ký quỹ, đối với L/C trả chậm thì mức phí là 0,2% của số tiền chưa ký quỹ. Tỷ lệ này cũng có thể được thay đổi tuỳ theo từng đối tượng khách hàng. _ NH không ngừng đẩy mạnh hoạt động tư vấn cho khách hàng Khi khách hàng cú bất kỳ sự thắc mắc về hợp đồng ngoại thương, phát hành thư tín dụng, hoặc các vấn đề liên quan đến TTQT, quản lý tài chính, hay quản trị rủi ro,các chuyên viên khách hàng với trình độ chuyên môn sẵn có, kinh nghiệm của bản thân sẽ tư vấn sử dụng các sản phẩm, dịch vụ NH phù hợp nhất cho khách hàng. Bên cạnh đó, dưới sự cập nhật thông tin hàng ngày trên toàn hệ thống, các chuyên viên khách hàng thường xuyên cung cấp các thông tin để hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của DN như: thông tin về thị trường mà DN đang kinh doanh và có liên quan, thông tin về thị trường tài chính, NH, các thông tin về lãi suất, biểu phí, tỷ giá, Dựa trên tiền đề sự phát triển của nghiệp vụ phát hành L/C, nghiệp vụ thanh toán L/C trả ngay và trả chậm cũng theo đó tăng trưởng mạnh mẽ cả về số món cũng như doanh số thanh toán. Tuy nhiên, ta sẽ dễ dàng nhận thấy Techcombank phỏt hành L/C trả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7674.doc
Tài liệu liên quan