Khóa luận Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Mỹ Xuyên

MỤC LỤC

# "

Trang

LỜI MỞ ĐẦU. 01

1. Cơsởhình thành đềtài . 01

2. Mục tiêu nghiên cứu. 01

3. Phương pháp nghiên cứu. 02

4. Phạm vi nghiên cứu. 02

5. Kết cấu khóa luận. 02

CHƯƠNG 1: CƠSỞLÝ LUẬN. 03

1.1 Một sốkhái niệm. 03

1.1.1 Ngân hàng thương mại. 03

1.1.2 Huy động vốn. 03

1.2 Vai trò của nghiệp vụhuy động vốn. 03

1.2.1 Đối với ngân hàng thương mại. 03

1.2.2 Đối với khách hàng . 03

1.3 Các nghiệp vụhuy động vốn của ngân hàng thương mại . 04

1.3.1 Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi. 04

1.3.1.1 Tiền gửi thanh toán . 04

1.3.1.2 Tiền gửi tiết kiệm. 05

a) Tiết kiệm không kỳhạn . 05

b) Tiết kiệm định kỳ. 05

c) Các loại tiết kiệm khác. 06

1.3.2 Huy động vốn qua phát hành giấy tờcó giá. 06

1.3.2.1 Huy động vốn ngắn hạn . 06

1.3.2.2 Huy động vốn dài hạn . 07

1.3.3 Huy động vốn từcác TCTD khác và từNHNN. 08

1.3.3.1 Nguồn vốn vay của TCTD khác . 08

1.3.3.2 Nguồn vốn vay của Ngân hàng Trung ương . 08

1.3.3.3 Nguồn vốn trong thanh toán. 09

1.3.3.4 Các nguồn vốn khác. 09

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động . 09

1.4.1 Lãi suất cạnh tranh . 09

1.4.2 Các đặc điểm vật chất và đội ngũnhân sự. 10

1.4.3 Các dịch vụdo ngân hàng cung ứng . 10

1.4.4 Các chính sách cơbản và sức mạnh của một ngân hàng . 10

1.4.5 Mức độhoạt động kinh tế. 11

1.4.6 Địa điểm. 11

1.4.7 Mức độthâm niên của một ngân hàng . 11

1.5 Các rủi ro trong huy động vốn. 12

1.5.1 Rủi ro lãi suất . 12

1.5.2 Rủi ro thanh khoản . 12

1.5.3 Rủi ro vốn sởhữu. 12

1.6 Các chỉtiêu đánh giá hiệu quảhoạt động huy động vốn. 12

1.6.1 Vốn huy động / tổng nguồn vốn. 12

1.6.2 Vốn huy động có kỳhạn / tổng nguồn vốn huy động . 12

1.6.3 Vốn huy động không kỳhạn / tổng nguồn vốn huy động. 13

1.6.4 Dưnợ/ vốn huy động . 13

1.6.5 Đánh giá tình hình hiệu quả. 13

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI CỔPHẦN MỸXUYÊN . 14

2.1 Tổng quan vềNH TMCP MỹXuyên. 14

2.1.1 Lịch sửhình thành và phát triển của ngân hàng. 14

2.1.2 Nguồn nhân lực và cơcấu tổchức của NH TMCP MỹXuyên. 15

2.1.2.1 Nguồn nhân lực . 15

2.1.2.2 Cơcấu tổchức NH TMCP MỹXuyên. 16

2.1.2.3 Chức năng của từng bộphận. 17

2.1.3 Hoạt động của ngân hàng. 19

2.1.3.1 Chức năng của ngân hàng . 19

2.1.3.2 Mục tiêu của ngân hàng . 19

2.1.3.3 Nhiệm vụvà quyền hạn của ngân hàng . 19

2.1.3.4 Hoạt động chính của ngân hàng . 19

a) Huy động vốn. 19

b) Các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân. 20

c) Thực hiện các dịch vụchuyển tiền và chi trảkiều hối. 21

d) Các hình thức bảo lãnh của NH TMCP MỹXuyên. 21

2.1.4 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển. 22

2.1.4.1 Thuận lợi . 22

2.1.4.2 Khó khăn . 24

2.1.4.3 Phương hướng phát triển. 25

2.2 Thực trạng tình hình huy động vốn tại NH TMCP MỹXuyên . 26

2.2.1 Thực trạng huy động vốn tại NH TMCP MỹXuyên . 26

a) Các hình thức huy động vốn tại NH TMCP MỹXuyên . 26

b) Tình hình nguồn vốn tại NH TMCP MỹXuyên. 29

c) Tình hình sửdụng vốn tại NH TMCP MỹXuyên . 31

d) Trực trạng hoạt động HĐV tại NH TMCP . 33

2.2.2 Các chương trình huy động vốn của NH TMCP MỹXuyên . 39

2.3 Hiệu quảtình hình huy động vốn tại NH TMCP MỹXuyên . 43

2.3.1 Một sốchỉtiêu đánh giá hiệu quảhuy động vốn . 43

2.3.2 Những ưu điểm và khuyết điểm trong huy động vốn . 45

a) Ưu điểm. 45

b) Khuyết điểm. 46

2.4 Những thành tựu NH TMCP MỹXuyên đã đạt được trong năm 2006, 2007,

2008. 47

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢHUY ĐỘNG

TẠI NH TMCP MỸXUYÊN. 50

3.1 Chính sách thu hút khách hàng . 50

3.2 Mởrộng qui mô hoạt động. 51

3.3 Tạo ra nhiều dịch vụngân hàng . 51

3.4 Quảng bá thương hiệu . 51

3.5 Kiến nghị. 52

KẾT LUẬN. 54

pdf66 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1333 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Mỹ Xuyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lượng phục vụ. Theo dõi tiến độ thực hiện các chỉ tiêu theo kế hoạch để có những đề xuất cho ban Tổng Giám Đốc và Hội đồng quản trị. 2.1.3 Hoạt động của ngân hàng 2.1.3.1 Chức năng của ngân hàng Ngân hàng hoạt động 2 lĩnh vực chính: Dịch vụ Ngân hàng cá nhân và Dịch vụ Ngân hàng Doanh nghiệp. Trên 15 năm hoạt động chuyên đầu tư phát triển nền kinh tế nông nghiệp nông thôn. Ngân hàng Thương mại cổ phần Mỹ Xuyên đã từng bước mở rộng mạng lưới hoạt động khắp địa bàn tỉnh An Giang. Hiện nay bao gồm 1 Hội sở, 02 Chi nhánh và 10 Phòng Giao Dịch, 03 Tổ Tín Dụng, 05 Quỹ Tiết Kiệm phủ khắp tỉnh An Giang. Trong tương lai sẽ tiếp tục phát triển mạng lưới khắp cả nước, đặc biệt phát triển khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. 2.1.3.2 Mục tiêu của ngân hàng Gia tăng giá trị Cổ đông. Tăng cường hiệu quả và tiện ích cho Khách hàng và các Đối tác. Phấn đấu trở thành Ngân hàng Thương mại chuyên nghiệp đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn. 2.1.3.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của ngân hàng Ngân Hàng Mỹ Xuyên sẽ trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu về lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam. Với dịch vụ chuyên nghiệp, năng động và nhiệt huyết, Ngân hàng Mỹ Xuyên luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu cho khách hàng, luôn gia tăng giá trị cho khách hàng, cổ đông và các nhà đầu tư. Là một Ngân hàng Thương mại chuyên đầu tư phát triển Nông nghiệp - Nông thôn. Đặc biệt vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. 2.1.3.4 Hoạt động chính của ngân hàng a) Huy động vốn Huy động vốn với các loại sản phẩm tiền gửi đa dạng và phong phú: Tiền gửi thanh toán - Loại tiền: VND - Là tiền gửi khách hàng gửi vào tài khoản dùng cho thanh toán giữa các cá nhân hoặc tổ chức và hưởng lãi suất theo quy định của ngân hàng. Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP Mỹ Xuyên GVHD: ThS. La Thu Hà SVTH: Võ Thị Mộng Tuyền Trang 20 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn - Loại tiền: VND - Quý khách hàng có thể gửi tiền với lãi suất cao và rút ra bất cứ lúc nào khi cần. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn - Loại tiền: VND - Tiền gửi của khách hàng trong tài khoản tiết kiệm có mức lãi suất ứng với kỳ hạn mà khách hàng lựa chọn. Tiền gửi tiết kiệm bậc thang - Loại tiền: VND - Là loại tiền gửi có kỳ hạn với lãi suất hấp dẫn tăng tương ứng theo loại kỳ hạn và mức tiền mà khách hàng gửi. Đối tượng khách hàng - Cá nhân người Việt Nam. - Người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Thủ tục và điều kiện - Cá nhân Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu. - Cá nhân nước ngoài: Hộ chiếu hoặc Visa ở Việt Nam (còn hiệu lực), có thời gian cư trú trên 12 tháng. - Các giấy tờ chứng minh tư cách người đại diện, người giám hộ hợp pháp của người chưa thành niên, người mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Tiện ích - Khả năng sinh lời cao. - Thế chấp sổ tiết kiệm cho vay. - Được ngân hàng xác nhận khả năng tài chính khi đi du lịch và học tập ở nước ngoài. - Được mua bảo hiểm tiền gửi. b) Các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân Cho vay sản xuất nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi Đối tượng khách hàng: Các cá nhân có nhu cầu vay vốn để thực hiện phương án sản xuất nông nghiệp. Mục đích vay vốn: - Trồng trọt (trồng lúa, trồng bắp, các loại rau củ, .): đáp ứng nhu cầu mua giống, vật tư nông nghiệp, máy cày, máy gặt đập liên hợp, chi phí cải tạo đất Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP Mỹ Xuyên GVHD: ThS. La Thu Hà SVTH: Võ Thị Mộng Tuyền Trang 21 - Chăn nuôi (nuôi heo, bò, cá tra, cá basa, cá lóc, tôm, baba ): đáp ứng nhu cầu mua giống, thức ăn chăn nuôi, xây dựng chuồng trại, chi phí cải tạo ao hầm, thuê nhân công . Mức cho vay: Thỏa mãn nhu cầu vốn thực hiện phương án nhưng không vượt quá quy định về giá trị tài sản đảm bảo. Thời hạn cho vay: Tùy theo phương án sản xuất nông nghiệp, thời hạn cho vay có thể là ngắn hạn đến 12 tháng hoặc trung hạn từ 12 đến 36 tháng. Phương thức trả nợ: Cuối kỳ hoặc phân kỳ phù hợp với thời điểm thu hoạch. Tài sản đảm bảo: Gồm quyền sử dụng đất nông nghiệp thổ cư hay tài sản có giá trị khác thuộc quyền sở hữu của khách hàng hoặc tài sản của bên bảo lãnh cho khách hàng. Cho vay phi nông nghiệp: sản xuất, kinh doanh, dịch vụ Đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn kinh doanh, mở rộng mặt bằng, nhà xưởng, mua thêm trang thiết bị Tài sản thế chấp: quyền sử dụng đất nông nghiệp_thổ cư, quyền sở hữu nhà.. Thời hạn cho vay tối đa là 36 tháng. Có thể trả góp (hàng tháng, hàng quý), phân kỳ, cuối kỳ. Cho vay trả góp: Tiểu thương, cán bộ công nhân viên, cá nhân Cho vay góp phố chợ: Đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn kinh doanh cho các hộ tiểu thương mua bán tại các dãy phố, chợ. - Không cần tài sản thế chấp. - Thời hạn cho vay tối đa 12 tháng. Trả nợ góp (ngày, tuần, ½ tháng, tháng). Cho vay tiêu dùng: Đáp ứng nhu cầu mua sắm các vật dụng, phương tiện sinh hoạt trong gia đình của cán bộ công nhân viên, bác sĩ. - Không cần tài sản thế chấp. - Thời hạn cho vay tối đa 36 tháng. Trả nợ góp hàng tháng. Cho vay mua sắm phương tiện: - Mua xe ôtô, xe môtô, xe tải - Tài sản thế chấp chính là giấy tờ xe mới mua, quyền sử dụng đất nông nghiệp_thổ cư, quyền sở hữu nhà. - Thời hạn cho vay tối đa 36 tháng. Trả nợ góp hàng tháng Cho vay cầm cố giấy tờ có giá: Cổ phiếu, trái phiếu, sổ tiền gửi - Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, bổ sung vốn kinh doanh, đầu tư chứng khoán - Thời hạn cho vay tối đa 12 tháng. Trả cuối kỳ. c) Thực hiện các dịch vụ chuyền tiền và chi trả kiều hối d) Các hình thức bảo lãnh của NH TMCP Mỹ Xuyên - Bảo lãnh dự thầu. Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP Mỹ Xuyên GVHD: ThS. La Thu Hà SVTH: Võ Thị Mộng Tuyền Trang 22 - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng. - Bảo lãnh thanh toán. - Bảo lãnh bảo hành. - Các loại bảo lãnh khác. 2.1.4 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển 2.1.4.1 Thuận lợi Trụ sở ngân hàng đặt tại trung tâm Thành phố Long Xuyên, nằm gần trạm cấp phát xăng dầu Mỹ Long rất thuận lợi cho các giao dịch của ngân hàng. Khách hàng có thể thuận tiện trong việc tìm đến các dịch vụ của ngân hàng như chuyển tiền trong và ngoài nước, gửi tiền tiết kiệm để hưởng lãi suất huy động tiền gửi của ngân hàng, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, sự lãnh đạo có hiệu quả của các cấp lãnh đạo tại ngân hàng. Bên cạnh đó được sự quan tâm của Ngân hàng Nhà Nước, Tỉnh An Giang cùng cán bộ quản lý và thanh tra ngành. Có lợi thế cạnh tranh cao, đó là phong cách phục vụ khách hàng của cán bộ công nhân viên ngân hàng đã được đa số khách hàng công nhận luôn tận tình và chu đáo. Thủ tục tín dụng ngày càng đơn giản, thời gian xét duyệt cho vay ngày một rút ngắn, góp phần giữ chân khách hàng và thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Trong những năm vừa qua, tình hình hoạt động sản xuất nông nghiệp của tỉnh An Giang có nhiều thuận lợi. Điều làm cho một trong những khách hàng quan trọng của NH TMCP Mỹ Xuyên là bà con nông dân làm ăn ngày càng có hiệu quả, giúp cho NH TMCP Mỹ Xuyên thu hồi vốn và lãi thuận lợi, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. NH TMCP Mỹ Xuyên đã hoạt động hơn 20 năm, luôn được sự quan tâm, ủng hộ của bà con nông dân, cùng với đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm, bộ máy quản lý điều hành ngày một trưởng thành hơn, góp phần tích cực trong việc mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng. Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP Mỹ Xuyên GVHD: ThS. La Thu Hà SVTH: Võ Thị Mộng Tuyền Trang 23 * Kết quả kinh doanh năm 2006, 2007, 2008 Bảng 1: Bảng báo cáo tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm ĐVT: Triệu đồng So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % 1. Tổng thu nhập 48.688 149.132 259.737 100.444 206,30 110.605 74,17 2. Tổng chi phí 34.413 79.053 171.127 44.640 129,72 92.074 116,47 3. LN trước thuế 14.275 70.079 88.610 55.804 390,92 18.531 26,44 4. Thuế TNDN 3.933 19.425 22.126 15.492 393,90 2.701 13,9 5. LN sau Thuế 10.342 50.654 66.484 40.312 389,79 15.830 31,25 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Mỹ Xuyên năm 2006, 2007, 2008.) Qua bảng trên cho thấy tình hình hoạt động của ngân hàng có chiều hướng gia tăng. Năm 2006, lợi nhuận ròng là 10.342 triệu đồng đến năm 2007 là 50.654 triệu đồng tăng khoảng 40.312 triệu đồng tương đương 389,79% so với năm 2006. Lợi nhuận tăng vượt bậc do ngân hàng mở thêm một số chi nhánh. Mặt khác, năm 2006 doanh thu 48.688 triệu đồng nhưng chi phí là 34.413 triệu đồng chiếm 70,68% so với doanh thu, trong đó năm 2007 doanh thu là 149.132 triệu đồng nhưng chi phí thấp chỉ có 79.053 triệu đồng chiếm 53% so với doanh thu. Trước tình hình trên cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả cao và ngày càng đi lên. Trong 2007 lợi nhuận ròng tương đối cao 50.654 triệu đồng nhưng sang năm 2008 thì lợi nhuận ròng có tăng nhưng không đáng kể do nhiều yếu tố tác động như: nền kinh tế bị khủng hoảng, lạm phát tăng nhanh, có nhiều đối thủ cạnh tranh Tóm lại: Hoạt động kinh doanh của ngân hàng có chiều hướng gia tăng qua các năm. Để thích ứng với tình hình chung, NH TMCP Mỹ Xuyên đã điều chỉnh kế hoạch kinh doanh và điều hành hoạt động của ngân hàng phù hợp với định hướng chung của ngành, đặc biệt là kiểm soát rất chặt chẽ đối với cho vay lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô mà Chính phủ đã ưu tiên thực hiện. Do đó tình hình hoạt động kinh doanh của NH TMCP Mỹ Xuyên có thể biểu hiện cụ thể qua biểu đồ sau: Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP Mỹ Xuyên GVHD: ThS. La Thu Hà SVTH: Võ Thị Mộng Tuyền Trang 24 Biểu đồ 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Mỹ Xuyên Kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Mỹ Xuyên qua 3 năm 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 2006 2007 2008Năm Triệu đồng 1. Tổng thu nhập 2. Tổng chi phí 3. LN trước thuế 4. Thuế TNDN 5. LN sau Thuế Từ biểu đồ giúp ta thấy được rằng, nguồn lợi nhuận sau thuế của ngân hàng đều tăng lên qua các năm. Cụ thể năm 2006 lợi nhuận sau thuế là 10.342 triệu đồng; Năm 2007 là 50.654 triệu đồng; Năm 2008 lợi nhuận ròng là 66.484 triệu đồng. Do năm 2007, năm 2008 là giai đoạn mà NH TMCP Mỹ Xuyên đang mở thêm nhiều chi nhánh, phòng giao dịch tại khắp các địa bàn trong tỉnh An Giang và các tỉnh lân cận như Cần Thơ, Đồng Tháp đã đem lại hiệu quả ngày càng tăng cao tương ứng với qui mô hoạt động của ngân hàng. Mặc dù các Chi nhánh, Phòng giao dịch đều mới đưa vào hoạt động nhưng kết quả đem lại rất khả quan. Kết quả này đã góp phần không ít vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tỉnh An Giang của chúng ta là một tỉnh mà nền kinh tế phát triển chủ yếu dựa vào nông nghiệp là chính. NH TMCP Mỹ Xuyên là một trong những ngân hàng có số lượng khách hàng đa số chủ yếu là nông dân. Ngân hàng đã hỗ trợ bà con nông dân trong suốt quá trình từ khi ngân hàng thành lập đến nay, giúp cho ngành nông nghiệp tỉnh An Giang có những bước phát triển mới, nâng cao đời sống nông dân. Với chính sách cho vay thông thoáng, thủ tục nhanh gọn, đơn giản, cho vay theo mùa vụ tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân gia tăng sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, đời sống nhân dân ngày càng được quan tâm và nâng cao. 2.1.4.2 Khó khăn Có nhiều đối thủ cạnh tranh: Ngân hàng Sacombank, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn, Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long,và các tổ chức tín dụng khác. Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP Mỹ Xuyên GVHD: ThS. La Thu Hà SVTH: Võ Thị Mộng Tuyền Trang 25 Do nguồn vốn hoạt động còn hạn hẹp đã làm hạn chế mạng lưới hoạt động kinh doanh cũng như loại hình kinh doanh còn đơn điệu. Trong các loại hình dịch vụ cho vay chưa thu hút được các doanh nghiệp với những khoản vay tương đối lớn. 2.1.4.3 Phương hướng phát triển Trở thành một trong những Ngân hàng thương mại mạnh của tỉnh An Giang, và tiến đến mở rộng ra các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Tiếp tục phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ, tăng thêm nhiều tiện ích để phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn. Tiếp tục tăng cường vai trò quản trị, kiểm soát, giữ vững chất lượng tín dụng, đáp ứng yêu cầu thanh khoản, thực hiện tốt chủ trương của Chính Phủ và Ngân hàng Nhà Nước về lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Thành lập một số công ty con như: Công ty cho thuê tài chính, công ty kinh doanh đầu tư địa ốc, công ty chứng khoán,.. để tăng thêm lợi nhuận. Phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao về khả năng huy động vốn, đầu tư tín dụng và tối thiểu hoá rủi ro nhằm đạt hiệu quả ngày càng cao trong hoạt động tín dụng. Năm 2008 là năm xảy ra nhiều sự kiện kinh tế trong và ngoài nước có ảnh hưởng bất lợi cho thị trường tiền tệ, điển hình là lạm phát tăng cao nhất trong 15 năm qua. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 6 tháng đầu năm 2008 tăng lên 18,44%, đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng và doanh nghiệp. Đến quý IV năm 2008, hoạt động của các ngân hàng đã tương đối ổn định, lãi suất huy động và lãi suất cho vay của hệ thống Ngân hàng Thương mại Cổ phần đã dần trở lại gần như cuối năm 2007 nhưng do vẫn còn chịu ảnh hưởng của các chính sách trước đó nên hoạt động của ngành ngân hàng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trước tình khó khăn chung, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Mỹ Xuyên buộc phải có những bước đi thận trọng hơn trong hoạt động kinh doanh, vừa phải đảm bảo thực hiện theo đúng các chính sách của Ngân hàng Nhà nước trong từng giai đoạn vừa phải đạt lợi nhuận theo đúng kế hoạch đã đề ra. Tính đến cuối tháng 12/2008 lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Mỹ Xuyên đã đạt trên 92 tỷ đồng tăng 32,14% so với năm 2007, tổng số dư huy động là 1.062 tỷ đồng đạt 104,73% so với kế hoạch, tổng dư nợ 1.367 tỷ đồng tăng 77 tỷ đồng so với đầu năm và đạt 97% so kế hoạch. Với mục tiêu không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động để phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, trong năm 2008 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Mỹ Xuyên đã đưa vào hoạt động thêm 01 Chi nhánh, 02 Phòng Giao dịch, 07 Quỹ Tiết Kiệm, nâng tổng số điểm giao dịch của ngân hàng lên 21 điểm (02 Chi nhánh, 11 Phòng Giao dịch, 08 Quỹ Tiết Kiệm) trong toàn tỉnh An Giang. Hiện nay, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Mỹ Xuyên đã đảm bảo mức vốn góp 1.000 tỷ đồng và đang chờ văn bản của Ủy ban chứng khoán Nhà nước để hoàn tất thủ tục tăng vốn điều lệ, điều này một lần nữa khẳng định dù tình hình kinh tế có nhiều biến động Ngân hàng Thương mại Cổ phần Mỹ Xuyên vẫn đảm bảo hoạt động có hiệu quả, lợi nhuận không ngừng tăng qua các năm. Dự kiến đầu năm 2009, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Mỹ Xuyên sẽ chính thức đưa vào hoạt động thêm Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP Mỹ Xuyên GVHD: ThS. La Thu Hà SVTH: Võ Thị Mộng Tuyền Trang 26 02 Chi nhánh Cần Thơ và Sa Đéc, đẩy mạnh việc mở rộng mạng lưới hoạt động tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. Với định hướng “Phát triển Tam Nông - Đồng hành Doanh nghiệp” Ngân hàng Thương mại Cổ phần Mỹ Xuyên khẳng định việc theo đuổi chiến lược mở rộng thị trường tài chính nông thôn và phấn đấu trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng, hiện đại của Việt Nam. 2.2 Thực trạng tình hình huy động vốn tại NH TMCP Mỹ Xuyên 2.2.1 Thực trạng huy động vốn tại NH TMCP Mỹ Xuyên a) Các hình thức huy động vốn tại NH TMCP Mỹ Xuyên Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng chủ yếu là vốn huy động và nguồn vốn đi vay. Trước đây, ngân hàng chỉ là một tổ chức tín dụng, kế đến là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nông thôn. Năm 2004 được Ngân hàng Thế giới tài trợ thông qua Dự Án Tài Chính Nông Thôn RDF. Tháng 10/2007 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nông thôn Mỹ Xuyên chính thức trở thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đô thị Mỹ Xuyên. Là một ngân hàng với kinh nghiệm còn hạn chế so với các ngân hàng khác, nhưng với sự nỗ lực không ngừng của các cấp lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên Ngân hàng Thương mại Cổ phần Mỹ Xuyên đã từng bước trưởng thành và phát triển với khẩu hiệu “Phát triển Tam nông - Đồng hành Doanh nghiệp’’. Nhờ sự quan tâm của các cấp, các ngành. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Mỹ Xuyên càng khẳng định vị trí, vai trò của mình trong sự phát triển nền kinh tế của tỉnh nhà. Hơn thế nữa năm 2008 vừa qua là năm mà ngân hàng có hiệu quả huy động vốn cao so với các năm trước. Thông thường nguồn vốn hoạt động trong một ngân hàng được hình thành từ các nguồn: - Vốn điều lệ. - Vốn quản lý và huy động: + Tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và cá nhân. + Tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và cá nhân. + Tiền gửi tiết kiệm của các tầng lớp dân cư. + Tiền tạm thời chờ xử lý. - Nguồn vốn đi vay: + Vay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. + Vay ở các Ngân hàng Thương mại và các Tổ chức tín dụng khác. + Vay ở các Tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế nước ngoài. Cụ thể nguồn vốn huy động tại NH TMCP Mỹ Xuyên như sau: * Nguồn vốn huy động qua các sản phẩm tiền gửi. Tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và cá nhân Tiền gửi thanh toán giúp cho khách hàng có nhu cầu thanh toán bằng VND thường xuyên, có thể quản lý tài chính của mình một cách hiệu quả thông qua tiện ích như: Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP Mỹ Xuyên GVHD: ThS. La Thu Hà SVTH: Võ Thị Mộng Tuyền Trang 27 - Giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt như: nhận tiền do người khác chuyển đến, thanh toán (cho khách hàng hoặc đối tác) thông qua các công cụ như: Ủy nhiệm chi, Ủy nhiệm thu, - Mở sổ một lần nhưng có thể rút hoặc gửi nhiều lần. - Có thể ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản. - Được hưởng lãi suất và có quyền yêu cầu cung cấp thông tin về những giao dịch thanh toán hoặc số dư trên tài khoản của mình. - Được phục vụ nhanh chóng, đảm bảo an toàn tuyệt đối và cam kết giữ bí mật số dư trên tài khoản của khách hàng. - Được yêu cầu đóng, phong tỏa hoặc thay đổi cách thức sử dụng tài khoản khi cần thiết. Tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn giúp khách hàng có nhu cầu thanh toán bằng VND định kỳ có thể quản lý tài chính của mình một cách hiệu quả thông qua các tiện ích như - Xác nhận khả năng tài chính cho chủ tài khoản hoặc thân nhân đi du lịch, học tập, ở nước ngoài. - Giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt như: nhận tiền do người khác chuyển đến, thanh toán (cho khách hàng hoặc đối tác) thông qua các công cụ như: Ủy nhiệm chi, Ủy nhiệm thu, - Có thể gửi hoặc rút tiền từ tài khoản. Trường hợp khách hàng rút tiền trước hạn sẽ được hưởng lãi suất tiền gửi thanh toán VND đang được áp dụng trên số ngày thực gửi. - Hưởng lãi suất ưu đãi cao hơn tiền gửi thanh toán. - Có thể ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản và có quyền yêu cầu cung cấp thông tin về những giao dịch thanh toán hoặc số dư trên tài khoản của mình. - Được phục vụ nhanh chóng, đảm bảo an toàn tuyệt đối và cam kết giữ bí mật số dư trên tài khoản của khách hàng. - Được yêu cầu đóng, phong tỏa hoặc thay đổi cách thức sử dụng tài khoản khi cần thiết. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Khách hàng có thể rút ra, gửi vào thường xuyên (Không xác định được thời gian sử dụng tiền). Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Khách hàng không được gửi thêm tiền vào sổ tiết kiệm (Xác định được thời gian sử dụng tiền). Gồm có các kỳ hạn từ 01 tuần đến 24 tháng. Tiền gửi tiết kiệm bậc thang - Khách hàng gửi kỳ hạn tối thiểu là 03 tháng. Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP Mỹ Xuyên GVHD: ThS. La Thu Hà SVTH: Võ Thị Mộng Tuyền Trang 28 - Thời gian thực gửi để được hưởng lãi suất bậc thang là khách hàng phải có thời gian thực gửi từ 1/3 kỳ hạn gửi ghi trên sổ tiết kiệm trở lên. Tiền gửi tiết kiệm lãi suất linh hoạt Khách hàng được hưởng lãi suất mới theo lãi suất công bố khi có sự điều chỉnh lãi suất của NH TMCP Mỹ Xuyên. Trong kỳ hạn gửi tiền, nếu lãi suất tiết kiệm thông thường thay đổi tăng hoặc giảm thì khách hàng sẽ được hưởng lãi suất tăng hoặc giảm theo kể từ ngày áp dụng biểu lãi suất mới. - Khi mở sổ tiết kiệm khách hàng phải ký hợp đồng tiền gửi lãi suất linh hoạt. - Loại tiền nhận gửi: đồng Việt Nam (VND). - Số tiền gửi tối thiểu: 10 triệu đồng. - Kỳ hạn gửi: từ 03 tháng đến 24 tháng. Các sản phẩm huy động đang chuẩn bị triển khai - Tiền gửi tiết kiệm tích lũy học tập, hưu trí, mua nhà, hôn nhân, linh hoạt. - Tiền gửi tiết kiệm bằng VND đảm bảo theo giá vàng. * Nguồn vốn đi vay. * Nguồn vốn cổ phần. * Các nguồn khác (tài trợ ủy thác đầu tư). Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP Mỹ Xuyên GVHD: ThS. La Thu Hà SVTH: Võ Thị Mộng Tuyền Trang 29 b) Tình hình nguồn vốn tại NH TMCP Mỹ Xuyên Bảng 2: Bảng tổng hợp cơ cấu nguồn vốn của NH TMCP Mỹ Xuyên qua 3 năm Đơn vị tính: Triệu đồng Nguồn vốn Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tăng giảm 2007/2006 Tăng giảm 2008/2007 1. Tiền gửi và vay các TCTD khác 166.476 624.760 113.270 458.284 511.490 - Tiền gửi của các TCTD khác 64.884 624.760 113.270 559.876 -511.490 - Vay các TCTD khác 101.592 -101.592 2. Tiền gửi của khách hàng 169.443 328.714 1.297.603 159.271 968.889 3. Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay TCTD 20.400 44.720 28.778 24.320 -15.942 4. Các khoản nợ khác 8.959 22.795 24.620 13.836 1.825 5. Vốn và các quỹ 82.270 554.166 577.617 471.896 23.451 - Vốn của TCTD 70.001 500.001 500.001 430.000 0 + Vốn điều lệ 70.000 500.000 500.000 430.000 0 + Vốn đầu tư XDCB 1 1 1 0 0 - Quỹ của TCTD 1.926 3.509 11.132 1.583 7.623 + Quỹ dự trữ BS VĐL 515 7.815 515 7.300 + Quỹ đầu tư phát triển 107 107 107 0 0 + Quỹ dự phòng TC 1.347 2.384 3.122 1.037 738 + Quỹ dự phòng TCMV 466 466 0 -466 + Quỹ khác 6 37 88 31 51 - Chênh lệch TGHĐ 0,189 0,189 -0,189 - Lợi nhuận chưa PP 10.343 50.656 66.484 40.313 15.828 Tổng 447.548 1.575.155 2.041.888 1.127.607 466.733 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2006, 2007, 2008 của NH TMCP Mỹ Xuyên.) Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP Mỹ Xuyên GVHD: ThS. La Thu Hà SVTH: Võ Thị Mộng Tuyền Trang 30 Bảng 3: Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu vốn. Đơn vị tính: % Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007 Vốn huy động/Tổng nguồn vốn 52,36 60,53 69,10 8,17 8,57 Vốn vay/Tổng nguồn vốn 22,69 0 0 -22,69 0 Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn 18,38 35,18 28,29 16,80 -6,89 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2006, 2007, 2008 của NH TMCP Mỹ Xuyên.) Qua bảng số liệu cho ta thấy, nguồn vốn huy động từ khách hàng ngày một tăng cao, năm 2007 tăng 94% so với năm 2006 tương ứng với 159.271 triệu đồng. Năm 2008 tăng 294,75% so với năm 2007 tương ứng với số tiền là 968.889 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng nhanh này là do ngân hàng đã đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi (Tặng quà, tặng phiếu mua hàng, bù lãi suất), mở rộng thêm nhiều chi nhánh, các phòng giao dịch, lãi suất tiền gửi hấp dẫn, có nhiều loại tiền gửi đa dạng (Tiền gửi bậc thang, tiền gửi với lãi suất linh hoạt hàng tuần hoặc hàng tháng hoặc ngày) nên đã thu hút được khá nhiều khách hàng đến gửi tiền. Bên cạnh nguồn vốn huy động từ các loại tiền gửi chiếm tỷ trọng rất cao so với tổng nguồn vốn hiện có của ngân hàng. Ngân hàng còn đi vay từ các tổ chức tín dụng khác, năm 2006 tỷ trọng vốn vay chiếm 22,69% so với tổng nguồn vốn, sang năm 2007, 2008 tỷ trọng nguồn vốn vay so với tổng nguồn vốn bằng 0 là do ngân hàng được sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới thông qua Dự án Tài chính Nông thôn nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp. Mặt khác nguồn vốn chủ sở hữu có vai trò rấ t quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng. Năm 2007 nguồn vốn chủ sở hữu là 35,18% so với tổng nguồn vốn tăng 16,8% so với năm 2006 chỉ tiêu này là 18,38%, trong khi đó chỉ tiêu này lại giảm đi 6,89% trong năm 2008 (năm 2008 nguồn vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn là 28,29%). Nguồn vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn tăng qua các năm, nhưng cao nhất là năm 2007. Sự tăng lên này là do số lượng khách hàng đến với ngân hàng ngày càng nhiều, nên ngân hàng cần phải mua sắm các trang thiết bị, máy móc hiện đại,. phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đáp ứng yêu cầu mở rộng qui mô hoạt động của ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng còn trích lập các quỹ theo quy định của pháp luật, vốn điều lệ của ngân hàng đều tăng qua các năm, năm 2006 vốn điều lệ là 70.000 triệu đồng, sang năm 2007 vốn điều lệ là 500.000 triệu đồng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1153.pdf
Tài liệu liên quan