Khóa luận Tìm hiểu liên kết trong phong cách văn bản thông tấn báo chí tiếng Việt

MỤC LỤC

Trang

Mở đầu. 7

Chương 1 : Nhập đề 10

Chương 2 : Đại cương về văn bản 14

Chương 3 : Liên kết văn bản 18

Chương 4 : Khảo sát việc sử dụng các PTLK trong PCVBTTBC. 28

Chương 5 : Tổng kết 32

Tài liệu tham khảo 34

Phụ lục 35

 

 

doc41 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4090 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu liên kết trong phong cách văn bản thông tấn báo chí tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành văn. Bố cục của khóa luận: Gồm có các phần chính sau: Mở đầu. Chương 1: Nhập đề. Chương 2: Đại cương về văn bản Chương 3: Liên kết văn bản Chương 4: Ứng dụng Chương 5: Tổng kết. Kết luận: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Chương 1: NHẬP ĐỀ 1.1- Giới thiệu về ngôn ngữ: Nhà triết học cổ Hy Lạp – La Mã Arixtốt đã từng viết rằng: “Trong tất cả các sinh vật thì chỉ có con người là được ban tặng cho ngôn ngữ” Trích dẫn: Trương Gia Vinh, Giáo trình Cơ sở ngôn ngữ học, 2007, tr.2 ; quả thật như vậy, ngôn ngữ gắn liền với con người và là công cụ không thể thiếu trong hoạt động sống của chúng ta. Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của xã hội thì như cầu giao tiếp bằng ngôn ngữ lại cần thiết hơn bao giờ hết. 1.2.- Giới thiệu về Tiếng Việt: 1.2.1- Khái quát chung: Tiếng Việt có nguồn gốc phát triển ở một trong những cái nôi văn minh của loài người, là Đông Nam Á và thuộc nhóm Việt – Mường, ngữ hệ Nam Á (hay còn gọi là Nam phương). Tiếng Việt có lịch sử phát triển lâu đời, và có sức sống mạnh mẽ gắn liền với vận mệnh của đất nước: không bị đồng hóa bởi ngôn ngữ của các đế quốc phương Bắc, phương Tây, trái lại còn phát triển mạnh mẽ hơn (có chữ viết riêng là chữ Nôm và chữ quốc ngữ). Chữ quốc ngữ được tôn vinh, và trở thành văn tự chính thức của đất nước. 1.2.2- Tiếng Việt trong đời sống: Tiếng Việt là tiếng nói, là linh hồn của cả dân tộc. Nó phản ánh nét văn hóa trong con người Việt Nam. Nó là phương tiện giúp chúng ta trao đổi, học tập, làm việc một cách hiểu quả. Trong thời buổi hội nhập, không thể phủ nhận ngôn ngữ quốc tế (đặc biệt là tiếng Anh) là công cụ mang lại rất nhiều thuận lợi cho người sử dụng, nhưng không vì thế mà người Việt Nam quên lãng tiếng Việt. Người Việt dùng tiếng Việt là điều rất được quan tâm. Sau đây chúng tôi xin trình bày sơ lược về bộ môn Tiếng Việt thực hành trước khi đi vào nội dung trọng tâm mà chúng tôi sẽ đề cập ở chương 2. 1.3- Nhập môn tiếng Việt thực hành: 1.3.1- Hệ thống ngữ âm: Hình 1: Sơ đồ bộ máy phát âm 1.3.2- Những đặc điểm của tiếng Việt: 1.3.2.1- Đặc điểm ngữ âm: Âm tiết trong tiếng Việt là “tiếng”. Ví dụ: ba, ban, bang… Một đặc điểm rất đặc biệt là trong tiếng Việt có rất nhiều từ tượng hình, từ tượng thanh: lêu nghêu, nhỏ nhắn, róc rách, rào rào… Ngôn ngữ có sự hài hòa ngữ âm, nhạc điệu câu văn. Điển hình là trong thơ ca: Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang Cà Mau mũi đất mỡ màng phù sa. 1.3.2.2- Đặc điểm từ vựng: Mỗi tiếng là một yếu tố mang nghĩa. Sự tạo từ chủ yếu dựa vào phương thức ghép và láy. Ví dụ: học: học hành, học tập, học sinh, trường học, lớp học...; nhỏ: nho nhỏ, nhỏ nhắn, nhỏ nhẹ, nhỏ nhoi… 1.3.2.3- Đặc điểm ngữ pháp: Từ từ vựng không biến đổi hình thái khi tham gia tạo câu. Chằng hạn: tôi nói, chúng tôi nói, họ nói…, một ngôi nhà, hai ngôi nhà… Đổi lại phương thức trật từ được coi trọng. Ví dụ: “Hắn nói nhiều chuyện.”, khác với: “Hắn nhiều chuyện nói lắm.” Ngoài ra, cũng quan trọng không kém là phương thức hư từ. Chẳng hạn, trong tiếng Việt tần số xuất hiện của thán từ là rất lớn: Một mình không biết làm sao Dặm đường bước thấp bước cao một mình. 1.3.3- Ngữ âm tiếng Việt: 1.3.3.1- Ấm tiết tiếng Việt: Âm tiết tiếng Việt là âm đoạn tự nhiên nhỏ nhất trong chuỗi lời nói Việt ngữ, và có đặc điểm là có ranh giới rõ ràng, phát âm tách bạch rành rọt, và có tính độc lập cao không giống như ngôn ngữ Ấn - Âu: Hắn/ ăn/ nói/ rất/ ngang/ ngược. (Không nói: Hắnắnói…) Khác với ngôn ngữ Ấn – Âu, âm tiết tiếng Việt có khả năng biểu hiện ý nghĩa, và hoạt động như một từ thực sự: trùng, điệp: trùng điệp, trùng trùng điệp điệp… Cấu trúc âm tiết tiếng Việt khá chặt chẽ nhưng vẫn có thể tách ra thành năm phần: phụ âm đầu, âm chính, âm đệm, âm cuối, thanh điệu. Ví dụ: nghiêng: ngh-iê-ng 1.3.3.2- Âm tố và âm vị tiếng Việt: Âm tố tiếng Việt là đơn vị nhỏ nhất không phân chia được nữa, được phân loại thành: phụ âm, nguyên âm và bán âm. Âm vị tiếng Việt là đơn vị tối thiểu của hệ thống ngữ âm tiếng Việt dùng để cấu tạo và phân biệt vỏ âm thanh của các đơn vị có nghĩa của tiếng Việt (a, ă, â…) Âm tố là dạng vật chất của âm vị. 1.3.3.3- Thanh điệu trong tiếng Việt: Tiếng Việt có 6 thanh điệu: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, và ngang. 1.3.4- Chính tả tiếng Việt: Trong tiếng Việt, chính âm được xem là cách phát âm chuẩn nhất. Vì vậy, người học tiếng Việt phải rèn luyện cho mình cách nói chính âm. Chữ viết tiếng Việt là chữ ghi âm. 1.4- Nhận xét: Tiếng Việt thực hành là bộ môn rèn luyện cho người học những kĩ năng cơ bản để nói tốt và viết tốt trong hoạt động giao tiếp, học tập hàng ngày. Việc trang bị cho mình những kiến thức cơ bản là cần thiết. Chính vì thế, với khả năng có hạn, chúng tôi sẽ cố gắng hết sức mình vào việc nghiên cứu mảng đề tài “Liên kết trong văn bản tiếng Việt”. Chương 2: Lí luận 2.1 Vài nét về văn bản: Trong hoạt động giao tiếp hằng ngày, chúng ta sử dụng ngôn ngữ để trao đổi, lấy thông tin qua lại. Người nói tạo lập ra ngôn bản còn người nghe phân tích và tìm ra ý nghĩa của ngôn bản đó. Ngôn bản được biểu hiện với hình thức chữ viết được gọi là văn bản. Trong phạm vi giới hạn, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu văn bản. 2.1.1 Khái niệm văn bản: Văn bản được hiểu theo nhiều cách, nhưng tụ chung có thể được hiểu một cách đơn giản như sau: “Văn bản là một sản phẩm diễn ngôn xuất hiện một cách tự nhiên ở dạng nói và viết hoặc biểu hiện bằng cử chỉ, được nhận dạng vì những mục đích phân tích. Thường là một chính thể ngôn ngữ với một chức năng gián tiếp có thể xác định được, ví dụ: một cuộc hội thoại, một áp phích, một tác phẩm văn học, một bài diễn thuyết…” Ta có sơ đồ tạo lập văn bản đơn giản sau: CÂU CỤM CÂU ĐOẠN VĂN VĂN BẢN Sơ đồ trên là cách đơn giản tạo lập một văn bản, trong thực tế còn có những cách phức tạp hơn để tạo lập một văn bản. 2.1.2 Đặc trưng của văn bản: 2.1.2.1 Văn bản có những đặc trưng: yếu tố cấu trúc – hình thức, yếu tố chỉ hướng, yếu tố định biên. Bên cạnh đó, một số nhà ngôn ngữ học còn những khái niệm khác về đặc trưng của văn bản. Halliday và Hasan quan niệm: khái niệm trung tâm về văn bản trong lý thuyết là khái niệm chất văn bản. Chất văn bản được giải thích thông qua hai phương diện: phương diện nội tại và phương diện ngoại tại. Phương diện nội tại của chất văn bản gồm hai thành tố: liên kết và cấu trúc văn bản nội tại đối với câu. Liên kết: là các phương diện hình thức đánh dấu sự kết nối giữa các mệnh đề câu. Cấu trúc văn bản nội tại đối với câu: là các tổ chức của câu và của các bộ phận trong câu theo cách làm cho câu quan hệ được với chu cảnh của nó. Liên kết và cấu trúc văn bản nội tại đối với câu làm thành mặt ngôn ngữ học của chất văn bản. Còn phương diện ngoại tại của chất văn bản là cấu trúc của diễn ngôn. Đó là “cấu trúc vĩ mô” của văn bản, làm cho văn bản thuộc loại riêng như hội thoại, trữ tình… Cấu trúc diễn ngôn thuộc mặt tình huống của chất văn bản. Tình huống hay còn gọi là ngữ cảnh gồm ba phần: trường, thức và không khí chung. Trường: là sự kiện tổng quát trong đó văn bản hành chức, bao gồm: đề tài – chủ đề với tư cách một yếu tố trong đó. Trường là tính chủ động được thực hiện. Thức: là chức năng văn bản trong sự kiện đó. Thức là vai trò của ngôn ngữ trong tình huống. Không khí chung: phản ánh loại hình tương tác theo vai, tập hợp quan hệ xã hội thích ứng, tính lâu dài hay nhất thời, giữa những người tham dự hữu quan. 2.1.2.2 Tính mạch lạc trong văn bản: Có hai nhận định: (1): “Một chuỗi câu nối tiếp có liên kết vẫn có thể không làm thành một văn bản (diễn ngôn).” Ví dụ: Tôi không gặp. Vợ tôi cũng không gặp. Chắc nó đi chơi đâu đấy. Anh có gặp thằng Tí nhà tôi không? Có dấu hiệu liên kết hình thức: cũng: trùng ý với một hành động trước (không gặp); nó: đại từ thay thế (cho Tí) (2): “Một sản phẩm ngôn ngữ không có liên kết văn bản có thể trở thành văn bản (diễn ngôn).” Ví dụ: Thứ bảy vừa rồi cả gia đình đi chơi phố. Lan mua một chiếc áo dài, trong lúc Điệp trông lũ trẻ chơi trong cửa hàng đồ chơi. Không có dấu hiệu liên kết, nhưng người tiếp nhận văn bản vẫn hiểu: Lan là vợ, Điệp là chồng và là thành viên trong gia đình đi chơi phố đó. Từ hai nhận định trên cho thấy vai trò của liên kết là rất mờ nhạt trong văn bản: có liên kết hình thức vẫn có thể không có văn bản; có văn bản có thể không cần liên kết hình thức. Từ đó có ý kiến cho rằng cái quyết định việc “là một văn bản của sản phẩm ngôn ngữ là mạch lạc. Mạch lạc thể hiện trong tính thống nhất của đề tài – chủ đề; mạch lạc thể hiện trong tính hợp lí của sự triển khai đề tài; mạch lạc thể hiện trong trình tự hợp lí của các câu (mệnh đề); mạch lạc thể hiện trong khả năng dung hợp nhau của các hành động ngôn từ. 2.1.2.3 Những yêu cầu về hành văn của văn bản: Từ những gì đã nói ở phần trên, có thể thấy khi hành văn văn bản phải đảm bảo các yêu cầu sau: Thứ nhất là đảm bảo tính mạch lạc của văn bản. Thứ hai là đảm bảo tính thống nhất của văn bản. Thứ ba là đảm bảo tính hợp lí của văn bản. Tóm lại, văn bản có tính hoàn chỉnh về nội dung cũng như hình thức, có tính hệ thống về cách tổ chức các đơn vị và sự liên kết giữa chúng với nhau. 2.1.3 Phân loại văn bản: Có nhiều loại văn bản khác nhau. Có nhiều cách để phân loại chúng. Nếu dựa vào phong cách học ta có những loại văn như: văn bản khoa học, văn bản hành chính, văn bản thông tấn báo chí, văn bản chính luận, văn bản nghệ thuật… 2.1.4 Kết cấu văn bản – liên kết câu – liên kết đoạn trong văn bản: 2.1.4.1 Kết cấu (bố cục) văn bản là kết quả của việc sắp xếp, tổ chức các bộ phận của ngôn từ có nghĩa của văn bản theo một hình thức nhất định (cấu trúc nhất định). 2.1.4.2 Khuôn hình của văn bản: chia thành hai loại: Thứ nhất là văn bản có khuôn hình cứng nhắc, cố định (hành chính, pháp quy,…). Thứ hai là văn bản có khuôn hình linh hoạt, có hai loại nhỏ là: Văn bản có khuôn hình thường dùng: các bài luận thuyết miêu tả (cấu trúc ba phần: mở bài, thân bài, kết bài) Văn bản có khuôn hình tùy chọn: văn bản văn học nghệ thuật. 2.1.4.3 Đề tài và chủ đề: hiểu theo cách đơn giản, đề tài là cái được nói đến, chủ đề là cái ý tưởng cần được thực hiện. 2.1.4.4 Kết cấu của văn bản có khuôn hình thường dùng: Chúng tôi giới thiệu kĩ hơn về phần này vì nó cần thiết hơn cho việc rèn luyện kĩ năng thực hành tiếng Việt. 2.1.4.4.1 Khuôn hình văn bản này gồm ba phần: phần mở đầu, phần thân (luận giải) và phần kết thúc. Ngoài ba phần này, còn có yếu tố quan trọng là đầu đề. Về cấu tạo ngữ pháp, đầu đề nên đặt bằng danh từ, cụm danh từ, không nên dùng câu có chủ ngữ, vị ngữ. Phần mở đầu: nêu đề tài – chủ đề và khung cảnh chung của đề tài – chủ đề. Phần thân: triển khai đầy đủ đề tài – chủ đề theo hướng đã được xác định ở phần mở đầu. Phần kết thúc: tóm tắt lại những gì đã trình bày ở phần thân, đề xuất, gợi mở, rút ra ý kiến, quan điểm… 2.1.4.4.2 Rút ngắn văn bản: Rút ngắn văn bản là làm cho nội dung văn bản nhỏ lại theo những mục đích và yêu cầu nhất định. Mục đích việc rút ngắn là làm người cho người tiếp nhận dễ nhớ nội dung văn bản gốc (tóm tắt cốt truyện, tóm tắt luận văn…), và rút ngắn văn bản để tiện đưa tin. Yêu cầu của việc rút ngắn văn bản là phải định hướng, định tính. Hình thức rút ngắn văn bản là lược thuật (tóm tắt), tổng thuật, trích thuật. Cách thức rút ngắn là rút ngắn thành bài, rút ngắn thành dàn ý, rút ngắn có cải tạo, lược đồ hóa văn bản, trích văn bản. 2.2 Sơ lược về liên kết trong văn bản: 2.2.1 Khái niệm: Liên kết không thuộc cấu trúc mà thuộc ý nghĩa. Liên kết có liên kết hình thức và liên kết nội dung. Ngoài ra còn một số kiểu liên kết khác chẳng hạn liên kết phi cấu trúc. Giữa liên kết hình thức và liên kết nội dung có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ: liên kết nội dung được thể hiện bằng hệ thống liên kết. Liên kết hình thức chủ yếu dùng để diễn đạt liên kết nội dung. Chương 3: Liên kết văn bản 3.1 Khái niệm tính liên kết của văn bản: Văn bản là một hệ thống mà trong đó các câu mới chỉ là các phần tử. Ngoài các câu – phần tử, trong hệ thống văn bản còn có cấu trúc. Cấu trúc của văn bản chỉ ra vị trí của mỗi câu và những mối quan hệ, liên hệ của nó với những câu xung quanh nói riêng và với toàn văn bản nói chung. Sự liên kết là mạng lưới của những quan hệ và liên hệ ấy Trần Ngọc Thêm, Hệ thống liên kết văn bản, NXB Giáo dục, 1999, tr.19. . Tính liên kết có khả năng rất lớn. Nó có khả năng làm cho một chuỗi câu hỗn độn trở thành một bộ phận của văn bản. 3.2 Phân loại liên kết trong văn bản: Theo các nhà nghiên cứu có nhiều loại liên kết khác nhau, nhưng tụ chung lại có hai loại liên kết cơ bản, và trong mỗi loại lại có những tiểu loại. Liên kết hình thức Liên kết nội dung (Liên kết lôgích – ngữ nghĩa) Phép lặp từ vựng Sự liên tưởng Phép thế Phép đối Phép liên kết nhờ các phương tiện ngữ pháp khác Liên kết lôgích Liên kết các hành vi ngôn ngữ Bảng biểu 2: Bảng phân loại các phương thức liên kết 3.2.1 Sự liên kết hình thức: 3.2.1.1 Phép lặp từ vựng: 3.2.1.1.1 Lặp từ ngữ: Lặp từ ngữ là phương thức liên kết được thực hiện bằng cách lặp lại một hay nhiều từ ngữ đã xuất hiện ở phần trước đó. Phương tiện ngôn ngữ sử dụng ở cách lặp là từ hoặc ngữ được lặp lại. Vd1: Trung ương đã nhất trí về đường lối, chính sách, chỉ tiêu, biện pháp. Chúng ta phải biến sự nhất trí ấy thành quyết tâm (Hồ Chí Minh). Vd2: Tài sản quý nhất của đất nước là con người. Cái quý nhất ở con người là trí tuệ. Khi sử dụng phép lặp từ ngữ cần chú ý vài điều: Trước tiên nó chỉ có hiệu quả liên kết khi từ ngữ lặp lại là những thực từ giữ nhiệm vụ ở trong câu. Chú ý thứ hai là nó sẽ có hiệu quả liên kết cao nếu chủ ngữ, vị ngữ của câu trước đó đều được lặp lại ở câu kế tiếp. Và cuối cùng, lặp từ ngữ duy trì chủ đề, tạo sự mạch lạc và nhất quán cho văn bản. 3.2.1.1.2 Lặp cấu trúc: Lặp cấu trúc là phương thức liên kết thực hiện bằng cách lặp lại ở câu thứ hai cấu trúc của câu thứ nhất. Phương tiện ngôn ngữ sử dụng ở đây là cấu trúc câu được lặp lại. Vd1: (Hoàng hôn lặng lẽ - Hoài Vũ) Anh phải về thôi, xa em thôi! Ngoài kia phiên chợ vãn lâu rồi Giọt nắng cuối ngày rơi xuống tóc Mà lời từ biệt chắng lên môi. Anh phải về thôi, xa em thôi! Xa vườn xưa, đôi chiền chiện tha mồi Hoa tím rụng tím hầm ngầm bí mật Để mãi lòng ta xao xuyến bồi hồi… Vài lưu ý khi sử dụng phép lặp cấu trúc: Thứ nhất, lặp cấu trúc thường bao gồm lặp từ ngữ, từ loại. Thứ hai, lặp cấu trúc tạo sự nhịp nhàng, cân đối cho ngữ điệu. Thứ ba, lặp cấu trúc thường được tác giả cổ điển sử dụng để viết văn biền ngẫu. 3.2.1.2 Phép thế: 3.2.1.2.1 Phép thế đại từ: Thế đại từ là phương thức liên kết thực hiện bằng cách sử dụng một đại từ thay thế cho một hoặc nhiều từ ngữ đã xuất hiện ở phần trước đó. Phương tiện ngôn ngữ dùng ở đây là đại từ. Vd: Hôm qua bạn tôi gọi điện hỏi thăm. Vậy là nó đã đi nghĩa vụ quân sự được ba tháng rồi. Vài lưu ý khi sử dụng phép thế đại từ: Hiệu quả liên kết của thế đại từ sẽ gia tăng nếu đại từ đi kèm với một danh từ có nghĩa khái quát. Thế đại từ cũng có khả năng duy trì chủ đề như lặp từ ngữ. 3.2.1.2.2 Thế đồng nghĩa: Thế đồng nghĩa là phương thức liên kết thực hiện bằng cách sử dụng một vài từ ngữ đồng nghĩa với vài từ ngữ khác đã xuất hiện ở phần trước. Phương tiện ngôn ngữ dùng ở đây là từ đồng nghĩa hoặc đồng sở chỉ. Vd: Sài Gòn đã làm cho thế giới kinh ngạc. Sức sống của thành phố mãnh liệt không sao lượng nổi. Theo độ phức tạp của hai yếu tố liên kết Cả hai là từ Ít nhất có một là cụm từ Theo độ ổn định của quan hệ đồng nhất Thế ổn định I- THẾ ĐỒNG NGHĨA TỪ ĐIỂN II- THẾ ĐỒNG NGHĨA PHỦ ĐỊNH Thế không ổn định IV- THẾ ĐỒNG NGHĨA LÂM THỜI III- THẾ ĐỒNG NGHĨA MIÊU TẢ Bảng biểu 2: Bảng phân loại phép thế 3.2.1.2.2.1 Thế đồng nghĩa từ điển: Đây kiểu thế đồng nghĩa ổn định mà cả hai yếu tố liên kết là những từ đồng nghĩa (thường được cố định trong các từ điển đồng nghĩa). Vd: Phụ nữ lại càng cần phải học. Đây là lúc chị em phải cố gắng để kịp nam giới. (Hồ Chí Minh. Chống nạn thất học . 10 – 1945) 3.2.1.2.2.2 Thế đồng nghĩa phủ định: Đây là kiểu thế ổn định mà một trong hai yếu tố liên kết là cụm từ cấu tạo từ từ trái nghĩa của yếu tố liên kết kia cộng với từ phủ định. Vd: Lần này có lẽ bà ngủ được yên. [Nó cũng mơ mơ màng màng.] Lần này không thể thức hơn được nữa. (Nguyễn Công Hoan. Phành phạch) 3.2.1.2.2.3 Thế đồng nghĩa miêu tả: Đây là kiểu thế không ổn định có ít nhất một trong hai yếu tố liên kết là cụm từ miêu tả một thuộc tính điển hình nào đó đủ để đại diện cho đối tượng mà nó biểu thị. Vd: Nó [ngôn ngữ] là cái “cây vàng” trong câu thơ của Gớt, câu mà Lênin rất thích, và tôi cũng rất thích. Nhà thơ của nhân dân Đức đã viết: “Mọi lí thuyết, bạn ơi, là màu xám. Nhưng cây vàng của cuộc sống mãi mãi xanh tươi.” (Phạm Văn Đồng. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt) 3.2.1.2.2.4 Thế đồng nghĩa lâm thời: Đây là kiểu thế không ổn định mà chủ tố và thế tố là những từ vốn không phải là từ đồng nghĩa song có quan hệ ngữ nghĩa bao hàm (theo kiểu giống – loài), trong đó có từ ngoại diên hẹp hơn (chỉ giống) bao giờ cũng phải làm chủ tố, còn từ kia (có ngoại diên rộng hơn) bao giờ cũng làm thế tố. Vd: Một số phường săn đến thăm dò để giăng bẫy bắt con cọp xám. Nhưng con ác thú tinh lắm, đặt mồi to và ngon đến đâu cũng không lừa nỗi nó. (Truyện cổ tích. Nghè hóa cọp) Vài lưu ý khi sử dụng phép thế đồng nghĩa: Thế đồng nghĩa giúp người viết tránh lỗi lặp đi lặp lại nhiều lần một từ ngữ. Thế đồng nghĩa cung cấp thông tin phụ, làm cho nội dung văn bản thêm phong phú. Thế đồng nghĩa có khả năng duy trì chủ đề như lặp từ ngữ và thế đại từ. 3.2.1.2 Phép liên kết nhờ những tín hiệu ngữ pháp: 3.2.1.2.1 Các từ nối: Mỗi từ nối làm nên một tín hiệu ngữ pháp, độc lập với ngữ cảnh, thông báo rằng có sự liên kết ngữ pháp với thành phần đứng trước nó. Vd: “Xưa nay, không ai chết đến lần thứ hai để được bài học kinh nghiệm về cách chết. Vì vậy, vẫn có nhiều người chết một cách ngờ nghệch.” (Nguyễn Công Hoan. Thịt người chết) 3.2.1.2.2 Tín hiệu liên kết ngữ pháp: Không phải chỉ A. (Mà) còn B. Câu đầu phủ định sự duy nhất của A. Vậy thì còn tồn tại một đối tượng B khác. Do vậy mà câu sau có liên kết với câu đầu. Vd: “Không chỉ là một cầu thủ tài năng, mà anh ấy còn là một người có lối sống rất chuẩn mực.” 3.2.1.2.3 Tín hiệu về hành động kế tiếp: A. Rồi (thì) B. Vd: Anh ấy vẫy tay gọi tôi. Rồi đi một nước, tôi cũng chẳng hiểu sao. A. Sau đó B. Vd: Anh ấy chạy đi đâu đó một hồi. Sau đó anh ấy quay lại mừng rỡ nói: “Mình đậu đại học rồi.” 3.2.1.2.4 Tín hiệu về nguyên nhân thúc đẩy sự thực hiện hành động: A. Chủ ngữ - càng – vị ngữ. Vd: “Ba Tuấn nghe thấy tâm hồn mát mẻ, sảng khoái. Anh rạo rực nghĩ đến trận đánh sắp tới, nghĩ đến người bạn mà anh sẽ gặp. Trận đánh sắp tới sẽ ra sao đây? Người bạn sau mười năm xa cách bây giờ như thế nào đây? Ba Tuấn càng đi mau bước.” (Lê Văn Thảo. TNVN 45 – 85) 3.2.1.2.5 Tín hiệu đối chiếu sự kiện: Cũng vậy, A. Vd: Anh ấy không biết bơi. Tôi cũng vậy. 3.2.1.2.6 Tín hiệu điều chỉnh: A. Có điều là B. Vd: “Nhưng thôi, mình muốn làm thì cứ làm. Có điều phải giữ bí mật.” (1001 đêm lẻ, 111-139) 3.2.2 Sự liên kết nội dung: 3.2.2.1 Phép liên tưởng: I- LIÊN TƯỞNG ĐỒNG CHẤT II- LIÊN TƯỞNG KHÔNG ĐỒNG CHẤT 1- LT bao hàm 2- LT đồng 3- LT định lượng 4- LT định vị 5- LT định chức 6- LT đặc trưng 7- LT nhân quả Bảng biểu 3: Bảng phân loại phép liên tưởng. 3.2.2.1.1 Liên tưởng bao hàm: Trong kiểu liên tưởng này, chủ tố và liên tố chỉ những đối tượng có quan hệ bao hàm với nhau. Quan hệ bao hàm ở đây là bao hàm giữa một cái chung, cái toàn thể với cái riêng, cái bộ phận. Vd: “Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt.” (Kim Lân. Vợ nhặt) “Trâu đã già. Đôi sừng kềnh càng như hai cánh nỏ. (Chu Văn.Con trâu bạc) 3.2.2.1.2 Liên tưởng đồng loại: Liên tưởng đồng loại là kiểu liên tưởng của những đối tượng đồng chất ngang hàng với nhau, không phân biệt được cái nào bao hàm cái nào. Chúng đều là những cái riêng, của cùng một cái chung, những giống của cùng một loài. Chính nhờ những quan hệ đồng loại đó mà chúng tạo sự liên kết chặt chẽ giữa hai phát ngôn. Vd: “Chiều chạng vạng rồi. Sợ tối, quân ta tiếp viện đánh ập lại, chúng nó ôm cả mớ văn chiêu hồi rút lui có trật tự.” (Hồng Châu. Mùa thu ơi…) 3.2.2.1.3 Liên tưởng định lượng: Liên tưởng định lượng cũng đương nhiên là thuộc loại đồng chất, bởi vì mọi “chất liệu” chỉ có thể xem xét, tính đếm về mặt số lượng khi chúng thuộc cùng một loại. Liên tưởng định lượng có hai loại: Liên tưởng định lượng hợp – phân: Vd: “Người mẹ chồng và nàng dâu nhìn nhau. Hai người chợt thấy lẻ loi, cô đơn và thương nhau lạ lùng.” (Tô Hoài. Khác trước) Kiểu liên tưởng định lượng thứ hai là liên tưởng định lượng đối chiếu: Vd: “Cách năm trăm thước, chúng [những chiếc xe bọc sắt của địch] dừng lại triển khai đội hình… [+ 11 phát ngôn]. Ba trăm thước, Nghiêng hơi ghé mắt lên bờ giếng nhìn… [+ 22 phát ngôn]. Một trăm thước rồi. Ba nói nhỏ… [+ 2 phát ngôn] Năm mươi thước. Vân ngắt vào đùi Nghiêu một cái…[+ 3 phát ngôn] Ba mươi thước.” (Nguyễn Trung Thành. Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc) Phần tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu phép liên tưởng không đồng chất. 3.2.2.1.4 Liên tưởng định vị: Liên kết liên tưởng theo quan hệ định vị là sự liên tưởng giữa một động vật, một tĩnh vật hoặc một hành động với vị trị tồn tại điển hình của nó trong không gian (hoặc, đôi khi, cả trong thời gian). Vd: “Tuy chưa buồn ngủ nhưng nằm đắp chăn cho ấm và buông màn cho khỏi muỗi thì vẫn tốt. Hai cái giường nhỏ kê song song, cách nhau có một lối đi nhỏ.” (Nam Cao. Đôi mắt) 3.2.2.1.5 Liên tưởng định chức: Liên kết liên tưởng theo quan hệ định chức là sự liên tưởng giữa một động vật, một tĩnh vật, hoặc một hành động, với chức năng điển hình của nó. Vd: “Suốt một năm đầu, ông là một thầy rất tận tâm. Y soạn bài, giảng bài, chấm bài rất kĩ càng…” (Nam Cao. Sống mòn) 3.2.2.1.6 Liên tưởng đặc trưng: Liên kết liên tưởng theo quan hệ đặc trưng là sự liên tưởng giữa một tĩnh vật hoặc một hoạt động với dấu hiệu điển hình đặc trưng cho nó. Khi dấu hiệu làm chủ tố thì sự liên tưởng đặc trưng thiên về khía cạnh giải thích, còn khi dấu hiệu làm liên tố thì sự liên tưởng thiên về khía cạnh chứng minh. Vd: “Rõ ràng là bằng mắt phải anh vẫn thấy hiện lên một cánh chim én chao đi chao lại. Mùa xuân đã đến rồi.” “Nguyễn Trung Thành. Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc) 3.2.2.1.7 Liên tưởng nhân quả: Trong kiểu liên kết liên tưởng này, nguyên nhân thường là sự vật, hành động hoặc sự việc. Vd: “Hà sống rất hồn nhiên. Ngoài việc cơ quan ra, nó say mê vẽ. Trên tường đầy tranh.” (Triệu Sáng. Ánh sao băng) 3.2.2.2 Phép đối: Theo độ phức tạp của hai yếu tố liên kết Cả hai là từ Ít nhất có một là cụm từ Theo độ ổn định của quan hệ đối Đối ổn định I- ĐỐI TRÁI NGHĨA II- ĐỐI PHỦ ĐỊNH Đối không ổn định IV- ĐỐI LÂM THỜI III- ĐỐI MIÊU TẢ Bảng biểu 4: Bảng phân loại phép đối 3.2.2.2.1 Đối trái nghĩa: Vd: “Tiếng của tiếng Việt không phải là một hình vị bình thường như ở nhiều ngôn ngữ khác. Tiếng là một loại hình vị đặc biệt: một hình tiết.” (Nguyễn Tài Cẩn. Ngữ pháp tiếng Việt) 3.2.2.2.2 Đối phủ định: Vd: “Người ta chỉ nói khẽ những lời nói dối, những câu ân ái thôi. Chứ những lời nói thực, phũ phàng thì việc gì phải nói khẽ.” (Nguyễn Công Hoan. Đàn bà là giống yếu) 3.2.2.2.3 Đối miêu tả: Vd: “Nó cười rúc rích, rồi trở mình một cái, ngáy khò khò luôn. Ông Sần không ngủ, nằm cân nhắc một lúc nữa.” (Phan Tứ. Về làng) 3.2.2.2.4 Đối lâm thời: Vd: “Trong ít phút, bọn Mĩ kéo tới ném bom bừa xuống ven sông. Rồi tất cả lại yên lặng.” (Nguyễn Thế Phương. Chuyện nhỏ ở vùng lửa) 3.2.2.3 Quan hệ lôgích – ngữ nghĩa: 3.2.2.3.1Khái niệm: Có những trường hợp, từ nội dung lôgích của hai sự kiện mà chúng ta thấy rằng hai sự kiện đó quan hệ với nhau. Đó là sự liên kết lôgích – ngữ nghĩa giữa hai sự kiện, và do đó là sự liên kết giữa hai phát ngôn. 3.2.2.3.2 Sự liên kết lôgích được hình thành do mối tương liên của sự kiện: Vd: “Sợi dây đã đứt. Có nối lại vẫn còn cái gút.” 3.2.2.3.3 Sự liên kết lôgích được hình thành gián tiếp qua một vai trò nào đấy: Vd: “Cô gái bị giật dây chuyền. Tên cướp đã chạy thoát.” 3.2.2.3.4 Sự liên kết lôgích được hình thành qua nghĩa của từ: Vd: “Hôm nay thì nó lả đi rồi. Tai nó ù. Mắt nó lóa. Nó nằm ở vật ở lề đường. Miệng nó há hốc ra mà thở.” (Nguyễn Công Hoan) 3.2.2.4 Phép liên kết ngầm ẩn: Vd: “Trời nóng quá. Xin anh ly nước.” 3.2.2.5 Phép liên kết qua các hành vi ngôn ngữ: Vd: “Đi học bài đi. – Con coi hết đoạn này đã.” Tóm lại, liên kết văn bản là một trong những cách thức để hình thành một văn bản hoàn chỉnh, theo đúng nghĩa của một văn bản. Chương 4: Khảo sát việc sử dụng các phương thức liên kết trong phong cách văn bản thông tấn báo chí. 4.1 Vài nét về phong cách văn bản thông tân báo chí: 4.1.1 Khái niệm: Phong cách văn bản thông tấn báo chí là phong cách ngôn ngữ làm phương tiện thông tin, tuyên truyền cho đại chúng về những vấn đề thời sự, kinh tế, xã hội, chính trị… Hình thức: Bài đọc qua các phương tiện thông tin đại chúng: radio, tivi, báo chí các loại… Phong cách này hình thành khá muộn ở Việt Nam, khi văn học chuyển sang cách viết hiện đại, với sự du nhập

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu liên kết trong phong cách văn bản thông tấn báo chí tiếng việt) (khảo sát việc sử dụng phương thức liên kết trong tờ báo thanh niên).doc
Tài liệu liên quan