Khóa luận Tìm hiểu những hiện vật thuộc giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên trưng bày tại bảo tàng Hùng Vương

Gốm chắc phổ biến trong tất cả các di chỉ thuộc văn hóa Phùng Nguyên. Gốm xốp chỉ có mặt ở một số ít,di chỉ thuộc văn hóa này, và tỷ lệ gốm xốp cũng khác nhau. Gốm xốp ở di chỉ Từ Sơn là 0,94%, Đồng Vông là 65,98%, Phượng Hoàng là 33,74% (Hán Văn Khẩn). Hiện nay người ta còn muốn chia gốm xốp thành: gốm xốp nặng và gốm xốp nhẹ hay gốm xốp cứng và gốm xốp mềm hoặc gốm xốp dày và gốm xốp mỏng. Sự khác nhau giữa gốm chắc và gốm xốp chủ yếu là do pha trộn . Chất pha trộn chủ yếu của gốm xốp là vỏ nhuyễn thể. Chất pha trộn chủ yếu của gốm chắc là cát và đá sạn sỏi tán vụn.

 

doc92 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1540 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu những hiện vật thuộc giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên trưng bày tại bảo tàng Hùng Vương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ục mảnh vòng được làm bằng đá Nephrite với các màu sắc khác nhau, như trắng ngà, hồng nhạt, hay tím mận chín. Đây là công cụ do người Phùng Nguyên khéo léo tận dụng những mảnh vòng gãy, rộng bản(từ 1-2cm) đem mài chế thành những đục nhỏ xinh xắn. Gọi là đục nhưng chưa chắc nó được sử dụng như những đục đá thực thụ. Bởi vì nó nhỏ và mỏng manh có khi lại cong nên rất có thể đục mảnh vòng còn được sử dụng như dao để cắt, gọt, rạch, khắc. Đục nhọn hay đục đinh được làm từ mảnh đá, mảnh tước hay mảnh công cụ vỡ. Đục thường được làm bằng đá Nephrite hay Spilite. Tuy nhiên loại công cụ này không có nhiều lắm trong các di tích Phùng Nguyên. Đột có mặt trong các di tích Phùng Nguyên không nhiều, được làm bằng đá Nephrite, có mặt cắt ngang hình bầu dục, một đầu lớn, một đầu nhỏ, đầu nhỏ được mài nhỏ dần thành hình tròn. Nhìn chung nó có dạng giống đột sắt hiện nay. Như vậy đục gồm nhiều loại khác nhau, được làm bằng đá Nephrite hay Sphilite, có mặt cắt khác nhau (hình thang, hình vuông hình chữ nhật…) có kích thước từ 3-10cm, rộng 1-2 cm, dày từ 1-5cm. Để tiết kiệm nguyên liệu và công sức, người Phùng Nguyên đã tận dụng các mảnh vòng gãy, mảnh công cụ vỡ để làm công cụ. Tại di chỉ Phùng Nguyên đã tìm thấy 59 chiếc đục, kích thước trung bình thường có chiều dài 3-4 cm, thân rộng 1 hoặc hơn 1 cm, bề dày của đục thường chỉ khoảng 0,3-0,5 cm. Có những chiếc đốc bằng, cũng có những chiếc đốc tròn do sử dụng lâu ngày. Tại Văn Điển đã phát hiện được 20 chiếc đục. Khi khai quật Đồng Vông và Gò Bông cũng tìm thấy ở mỗi nơi 7 chiếc… Tại một số địa điểm, thuộc nhóm công cụ sản xuất bằng đá còn phải kể đến các loại dao đá, ềm đá. Hình dạng của loại di vật này cũng rất khác nhau, có những dao đá hình dáng dài, thuôn, rìa lưỡi sử dụng rõ ràng nằm về một phía (dao đá ở Tràng Kênh), nhưng cũng có những dao đá chỉ là các mảnh, phiến tước dài được sử dụng đến mòn vẹt. Tại Gò Hện, đã tìm được 6 chiếc dao đá có kích thước và rìa lưỡi sử dụng rất khác nhau. Có chiếc dài 7,2 cm, bản rộng là 4 cm, hưng cũng có chiếc chiều dài là 4 cm mà rộng bản lưỡi lại là 5,5 cm. Đáng chú ý là một số di vật đá được coi là liềm. Liềm có chức năng chuyên biệt trong việc gặt hái ngũ cốc, cắt cây thân thảo, vì vậy sự có mặt của liềm là một vấn đề quan trọng để đánh giá trình độ sản xuất lương thực của người xưa. Một số di vật được xác định là liềm đã tìm thấy trong các địa điểm thuộc văn hóa Phùng Nguyên, trong đó chiếc liềm ở địa điểm Gò Bông là điển hình. Liềm được làm bằng một phiến tước dài phần chuôi liềm có bề rộng nhất 3,5 cm, đây cũng là phần đáy nhất của liềm. Phần tiếp giáp với sống liềm về phía lưỡi có ngấn tròn(bị vỡ chỉ còn một phần cung tròn) có tác dụng để buộc dây, tra cán. Đặc biệt phần lưỡi liềm tuy bị gãy, phần còn lại dài 4 cm, nhưng vẫn thấy chiều cong giống hệt liềm cắt hiện đại. Rìa lưỡi rất sắc và bóng nhẵn do sử dụng. Phần sống lưng của liềm dày 0,3-0,7cm, được mài nhẵn. Thân liềm còn nhiều vết ghè đẽo. Chiếc liềm này được phát hiện trong lần khai quật thứ hai ở địa điểm Gò Bông. Nhiều nhà nghiên cứu cho đây là bằng chứng gián tiếp về một nền nông nghiệp trồng lúa trong văn hóa Phùng Nguyên. Trong nhóm công cụ sản xuất thuộc văn hóa Phùng Nguyên, còn có một số lượng không nhỏ các cưa đá. Các cưa đá đều được chế tác bằng đá sa thạch hạt mịn hoặc thô thùy theo từng nơi. Loại lưỡi cưa hoàn chỉnh có thể chia ra làm 4 loại sau: - Loại 1: 42 tiêu bản, có rìa tác dụng rõ rệt, dày từ 0,5-0,8 cm. - Loại 2: 23 tiêu bản, còn có dấu vết rìa tác dụng, dày từ 0,3-0,5cm - Loại 3: 30 tiêu bản, dày dưới 0,3 cm. - Loại 4: Có 2 mảnh đá Jasper, lưỡi cong, có gờ lưỡi rõ rệt, lưỡi rộng từ 2,5-2,9 cm. Loại công cụ này thấy ở nhiều địa điểm nhất là trong các công xưởng như Tràng Kênh, Bãi Tự hay Gò Chè… Ngoài ra còn phải kể đến sự có mặt của mũi khoan đá trong các địa điểm văn hóa Phùng Nguyên. Mũi khoan là một công cụ không thể thiếu được trong quá trình chế tạo đồ trang sức (vòng tay,vòng chân,khuyên tai và hạt chuỗi). Đây là một trong những di vật từng là đối tượng sản xuất của hai công xưởng Bãi Tự và Tràng Kênh, à nơi chuyên sản xuất mũi khoan đá và đồ trang sức có niên đại Phùng Nguyên muộn. Tại hai công xưởng này đã tìm thấy hàng ngàn mũi khoan đá. Ngoài ra ở văn hóa Phùng Nguyên còn có rất nhiều các loại bàn mài, hòn kê, hòn đập, bàn đập bằng đá. Bàn mài là công cụ không thể thiếu trong việc chế tác đá của cư dân Phùng Nguyên. Bởi vì,tuyệt đại bộ phận công cụ sản xuất, vũ khí và đồ trang sức được mài nhẵn hoàn toàn. Bàn mài Phùng Nguyên được làm từ các loại đá quác dít, quác dít hóa yếu, đá sa thạch, sa thạch có phen-xpát, phôn-li. Bàn mài có một số màu sắc chủ yếu như xám đen, trắng xám mốc, nâu hồng hoặc tím nhạt. Căn cứ vào vết bàn mài có thể chia bàn mài Phùng Nguyên ra làm 3 loại sau: - Bàn mài lõm lòng chảo. - Bàn mài rãnh chữ V. - Bàn mài rãnh lòng máng. Bàn mài lõm lòng chảo có số lượng lớn nhất, diện mài rộng, có khi cả 4 mặt đều được sử dụng, nhiều khi vết mài lõm rất sâu đến mức khó có khả năng tận dụng hơn được nữa. Bàn mài rãnh chữ V có số lượng không ít so với bàn mài lõm lòng chảo, trên một mặt có thể có nhiều rãnh mài, các rãnh mài có thể song song hoặc cắt nhau. Có khi trên một bàn mài vừa có vết mài rãnh, vừa có vết mài lõm lòng chảo. Hầu hết bàn mài được sử dụng nhiều mặt. Đây có thể loại bàn mài để mài mũi nhọn công cụ. Bàn mài lòng máng có số lượng ít hơn 2 loại bàn mài trên. Bàn mài có rãnh mài rộng, mặt cắt rãnh mài hình bán nguyệt, mép rãnh song song với nhau, cách nhau khoảng chừng 1-1,5cm, rãnh sâu từ 4-5cm. Trên một mặt của bàn mài có khi có nhiều rãnh chạy song song với nhau hoặc cắt nhau. Có thể đây là loại bàn mài dùng để mài các di vật có mặt cắt hình bán nguyệt như đục vũm, rìu, bôn, cuốc, đục hoặc vòng có hình bán nguyệt. Số lượng bàn mài phát hiện được ở từng di tích Phùng Nguyên khá lớn so với các loại công cụ sản xuất và vũ khí khác. Điều này chứng tỏ nhu cầu sử dụng bàn mài ở cư dân Phùng Nguyên là rất lớn. Bàn đập là một trong những loại hình di vật tiêu biểu trong văn hóa Phùng Nguyên. Đó thường là các thỏi đá mài hình chữ nhật, bằng sa thạch hạt mịn hoặc đá phiến. Trên hai mặt của bàn dập có những rãnh khía đều đặn thẳng song song nhau, rãnh có mặt cắt hình chữ V, rộng chừng 2-3mm và cách nhau đều đặn cũng chừng 2-3 mm. Trên các bàn đập, số lượng rãnh và kích thước của rãnh phụ thuộc vào kích thước dài, rộng của bàn đập. Tại địa điểm Phùng Nguyên, đã tìm thấy 18 bàn đập, ở Gò Bông có 5 chiếc. Trong một số địa điểm khác như Núi Xây, Gò Chùa, Gò Hện… cũng có mặt loại hình di vật này. * Về các loại vũ khí: Vũ khí trong các di tích văn hóa Phùng Nguyên chưa nhiều, nhưng gồm một số loại khá tiêu biểu như: mũi lao, mũi giáo, mũi tên, qua đá và nha chương. Mũi lao, lưỡi giáo, lưỡi qua, những đầu mũi tên 3 cạnh hoặc 2 cạnh cũng là những di vật tìm thấy trong các địa điểm Phùng Nguyên. Sự đa dạng của loại di vật này cho thấy, trong phương thức sống của cư dân Phùng Nguyên xưa, săn bắn là một trong những hoạt động phát triển và có hiệu quả nhất. Mũi lao, mũi giáo được làm bằng đá Spilite, xám xanh hay đá Nephrite trắng hồng. Phần lớn chúng bị gãy vỡ thành từng mảng nhỏ nên rất khó phân biệt là mũi lao hay mũi giáo. Qua đá là một loại vũ khí đặc biệt. Qua đá xuất hiện không nhiều trong văn hóa Phùng Nguyên, ví dụ như ở di chỉ Tràng Kênh chỉ có 3 mảnh qua đá trong tổng số hàng nghìn di vật đá. Đây có thể coi là những vũ khí tự vệ mang tính văn hóa cao. Nha chương là hiện vật độc đáo của văn hóa Phùng Nguyên. Nha chương được làm bằng một loại đá, giống loại đá mà cư dân Phùng Nguyên thường dùng làm rìu. Hiện vật này được mài nhẵn bóng, thân dài, có lỗ gần phía đốc, hai bên lỗ có mấu, lưỡi ở một đầu, mài vát một mặt và rìa lưỡi cong lõm vào. Hiện nay có 6 nha chương đều thấy trên đát Phú Thọ: 3 chiếc ở Xóm Rền, 3 chiếc ở Phùng Nguyên. Trong đó hai chiếc nha chương ở di chỉ Phùng Nguyên được ông Nguyễn Lộc công bố vào năm 1985. Chiếc thứ nhất còn khá nguyên vẹn, có cấu tạo đơn giản hơn các nha chương khác của văn hóa Phùng Nguyên. Đốc nha chương gần vuông, bằng 1/5 chiều dài cả hiện vật. Phần tiếp giáp giữa đóc và thân lưỡi phát triển rộng tạo thành chắn tay và vai ngang tạo thành mấu ngắn. Giữa đốc gần với chắn tay có một lỗ khoan xuyên thủng. Thân lưỡi nha chương hình chữ nhật, lưỡi hơi cong hình cung, lưỡi mài vát một bên. Nha chương được mài nhẵn phẳng toàn thân, mặt cắt ngang thân hình chữ nhật. Các đường xoi nhẹ tạo thành rãnh nông, mảnh, cắt ngang trên cả đốc thân và lưỡi nha chương. Nha chương được làm bằng đá trắng ngà vân nâu, bị sứt mẻ nhỏ ở rìa lưỡi và thân lưỡi. Nha chương có quy mô, kích thước như sau: dài 24cm, đốc dài 4,5cm, rộng 4 cm, lưỡi rộng 4,2-4,7 cm, dày 0,7 cm. Chiếc nha chương thứ hai phát hiện được ở di chỉ Phùng Nguyên bị vỡ mất phần đốc và thân lưỡi, chỉ còn lại phần đốc có mấu. Phần đốc còn lại có đuôi mấu dài nhô ngang ra 2 bên thân, ở đầu mấu có lỗ xoi nhưng không thủng sang mặt sau. Đôi mấu dài lại được xẻ thành 4 mấu nhỏ tạo thành 2 nhóm mấu. Dưới 2 mấu dài ó đôi mấu nhỏ. Các đôi mấu sắp xếp hơi lệch nhau. Các đôi mấu được nối với nhau bằng các rãnh xoi mảnh, nông chạy song song với nhau. Nha chương được làm bằng đá trắng đục có vân vàng. Kích thước của phần hiện còn đo được là: dài 13 cm, phần đốc dài 5,1 cm, rộng 5,6 cm, dày 0,4 cm và lưỡi rộng 6,7cm. Chiếc nha chương thứ ba được công bố vào năm 1998. Nó được ông Nguyễn Văn Đống phát hiện ngẫu nhiên trong khi đào đất là gạch tại di chỉ Phùng Nguyên vào năm 1993. Nha chương còn nguyên vẹn được làm bắng đá ngọc Nephrite giống với đá làm công cụ sản xuất và đồ trang sức của văn hóa Phùng Nguyên. Nó được mài nhẵn bóng, thân dài có hai lỗ cách đều nhau, 2 bên chỗ đốc và thân có mấu lõm hình chữ V, lưỡi mài vát một mặt. Kích thước của nha chương khá lớn: dài 35cm, phần đốc dài 6cm, đốc rộng 8,9cm, mấu dài 0,7cm, hân dài 28cm, lưỡi rộng 12cm. Nha chương có độ dày 0,4cm. Lỗ khoan cách đầu đốc 2cm, có đường kính 0,8cm. Hai lỗ khoan cách nhau 3,3cm. Đốc nha chương có một dấu cưa. Thân có vết lõm dài 5cm, rộng 1cm, do khuyết tật của đá nguyên liệu. Nha chương cũng là một di vật điển hình của khảo cổ học Trung Quốc. Nó xuất hiện và tồn tại từ hậu kỳ đá mới đến thời Hán. * Các loại đồ trang sức: Đồ trang sức là một loại di vật phong phú và có mặt ở tất cả các địa điểm thuộc văn hóa Phùng Nguyên. Đó là các loại vòng tay, vòng chân, vòng tai, hạt chuỗi trang sức hình vuông, hình tròn, hình đuôi cá, hình dấu phẩy. Tại Phùng Nguyên có hơn 4000 hiện vật đá thì đồ trang sức đã có gần 600 tiêu bản. Tại Văn Điển riêng vòng đá có 535 chiếc trên tổng số 1085 hiện vật đá. Gò Bông có số lượng đồ trang sức 60 chiếc trong tổng số 500 hiện vật đá. Sự có mặt của 2 công xưởng Bãi Tự và Tràng Kênh-chuyên sản xuất, chế tạo đồ trang sức bằng đá cho thấy khiếu thẩm mỹ và nhu cầu đời sống tinh thần của cư dân Phùng Nguyên đã ở trình độ cao. Vòng đá ở các địa điểm thuộc văn hóa Phùng Nguyên rất nhỏ nhắn và tinh tế. Chúng được chế tác bằng các loại đá ngọc Nephlite với các màu trắng hồng, vân nâu, xanh ngọc… rất trang nhã và tinh tế. Các vòng có mặt cắt ngang đa dạng, nhiều kiểu: chữ nhật dẹt và đứng, hình vuông, hình tròn, hình bán nguyệt, hình tam giác, hình thấu kính, và đặc biệt hơn cả là loại vòng có mặt cắt hình chữ nhật đứng có gờ ngoài, có khi có một gờ nhô ra ở giữa , có khi có cả 3 gờ nhô ra hoặc 4 gờ to nhỏ không đều nhau. Đẹp và cầu kỳ nhất là vòng chữ T tồn tại trong nhiều địa điểm. Mặc dù số lượng không nhiều nhưng nó được coi là đồ trang sức rất đặc trưng cho văn hóa Phùng Nguyên. Kích thước vòng đeo nhỏ nhắn. Loại vòng mặt cắt ngang chữ nhật đứng trong di chỉ Phùng Nguyên, bản rộng của vòng trung bình 0,7 cm, độ dày 0,3 cm, đường kính tập trung ở kích thước từ 6-7cm. Đáng chú ý là nhiều chiếc vòng đã có dấu khoan nối vòng hoặc các dấu cưa cho thông lỗ để buộc dây. Loại vòng có mặt cắt ngang hình chữ D hay tròn cũng vậy, đường kính của mặt cắt thân vòng thường khá nhỏ, chỉ 0,5-0,7cm. Đặc biệt có những vòng rất chuẩn về độ tròn thân vòng. Loại vòng có mặt cắt hình tam giác trong văn hóa Phùng Nguyên cũng có những đặc điểm khác biệt với vòng loại này ở các văn hóa khác. Loại vòng hình ống có gờ nổi ở mặt ngoài là loại vòng rất tiêu biểu cho trình độ điêu luyện của người Phùng Nguyên cũng như khiếu thẩm mỹ của họ. Vòng thường có bản đứng, rộng và rất mỏng. Mặt ngoài bản vòng có các nấc nhô ra cũng mỏng và dài ngắn tùy theo ý muốn của người thợ. Có những vòng có gờ hình chữ T, có vòng có nhiều gờ nhô ra to nhỏ khác nhau. Tại địa điểm Phùng Nguyên đã tìm thấy 16 chiếc; tại địa điểm Gò Hện có đến 3 mảnh vòng được tìm thấy thuộc vào loại này; Đồng Vông có 6 mảnh vòng hình chữ T. Tại Văn Điển, đã tìm thấy 14 mảnh vòng có gờ dạng hình chữ T hoặc 3 gờ to nhỏ khác nhau… Khuyên tai là loại trang sức thấy không nhiều trong các di tích Phùng Nguyên. Nó được làm bằng đá, giống khuyên tai ngày nay. Khuyên tai có quy mô nhỏ hơn, đường kính chỉ độ 2-3cm, dày ở giữa, mỏng dần về hai phía đầu, mặt ngoài hơi cong khum, mặt trong phẳng tại cho nó có mặt cắt chữ D, giữa 2 đầu khuyên tai là một khe hở rộng độ 1 ly. Khuyên tai được là bằng đá trắng ngà, mài nhẵn bóng. Số lượng khuyên tai và nhẫn các loại có mặt cắt khác nhau: cơ bản là mặt cắt hình vuông, hình tròn, hình bán nguyệt… trong các di chỉ Phùng Nguyên khá nhiều. Có những chiếc nhẫn được chế tạo bằng đá đen sẫm, bóng và cứng như sừng. Đáng chú ý là ở những địa điểm thuộc giai đoạn muộn của văn hóa này đã xuất hiện loại hình khuyên tai có mấu (Tràng Kênh, Bãi Tự, Nghĩa Lập, Lũng Hòa…) Loại khuyên tai này bắt đầu có mặt ở văn hóa Phùng Nguyên giai đoạn cuối và còn thấy trong nhiều văn hóa khảo cổ khác muộn hơn Phùng Nguyên. Hạt chuỗi hình ống là loại hình đồ trang sức phổ biến trong các địa điểm Phùng Nguyên. Nó được làm từ đá Nephrite hoặc quacxit, có màu tím phớt hồng, trắng ngà, xám xanh, đen như sừng, tím như mận chín. Nó được chế tạo qua cách cưa, khoan, mài rất tinh vi. Hạt chuỗi có dạng hình trụ tròn, hầu như không có dạng tang trống. Có hạt chuỗi to, dài. Có loại hạt chuỗi bé ngắn. Lỗ khoan có khi xuyên chính giữa, cũng có khi chạy lệch sang một bên. Loại hạt chuỗi dài thì dùng lối khoan hai đầu để chế tạo lỗ. Loại hạt chuỗi nhắn thì chỉ cần khoan từ một đầu bé để tạo lỗ. Quy mô kích thước của hạt chuỗi cũng khác nhau. Đường kính hạt chuỗi trong khoảng từ 0,5-1cm, độ dài của hạt chuỗi nằm trong khoảng 0,5 đến 5-6cm. Hai đầu hạt chuỗi có khi được cắt mài phẳng, có khi được cắt mài vát. Hạt chuỗi thuộc loại này thường có đường ren nằm trên thân và lỗ khoan nhỏ chỉ 0,2 cm cho thấy kỹ thuật khoan lỗ và kỹ thuật tiện đã đạt đến đỉnh cao. Ngoài ra,những hạt chuỗi nhỏ bé, đường kính và bề dầy tương đương nhau (chừng 0,6-0,7 cm) có dáng hình tang trống được mài nhẵn bóng là những hạt chuỗi rất đẹp của văn hóa Phùng Nguyên. Tại công xưởng Tràng Kênh, tìm thấy hàng loạt hạt chuỗi này, thậm chí còn tìm thấy cả các hạt chuỗi hình tang trống nhưng lại có các gờ nổi nhô ra ở bên ngoài trông rất đẹp… Tại nhiều địa điểm thuộc văn hóa Phùng Nguyên đã tìm thấy những đồ trang sức khá độc đáo: đó là các vật đeo có các hình thù khác nhau như hình đầu thú, hình đuôi cá, hình dấu phẩy, hình bàn chân… Vật đeo loại này đều được làm bằng chất liệu đá chế tạo đồ trang sức. Trang sức hình dấu phẩy tìm thấy ở di chỉ Phùng Nguyên là một mảnh đá mỏng gần hình chữ nhật, góc tròn, một đầu mài nhỏ lại hơi cong tạo thành hình dấu phẩy. Nó còn có một lỗ khoan nhỏ ở đầu. Trang sức hình rìu xéo ở di chỉ Phùng Nguyên, được là từ một mảnh đá trắng xám, mũi nhọn, gót tròn, gần gót có một lỗ tròn nhỏ. Quy mô của trang sức: dài 1,8cm, rộng ở lưỡi 2,1cm, rộng ở đốc là 6cm. Trang sức hình đuôi cá là một mảnh đá mỏng màu xanh, gần hình chữ nhật, một đầu mài lõm vào, một đầu mài lõm tạo hình đuôi cá. Kích thước của trang sức này là: dài 5,5cm, rộng 2,2cm và 2,7 cm, dày 4cm. Rãnh mài ở cả 2 mặt, rộng 5cm, sâu 1,5cm. Tại Phùng Nguyên có 4 chiếc. Điều đáng chú ý là nhiều chiếc có lỗ đeo. Các vật này đều được chế tác khá tỉ mỉ và cẩn thận. Ngoài các loại trang sức trên, tại các di chỉ Phùng Nguyên còn có một số rìu, bôn, đục cỡ nhỏ có khoan lỗ, một số thỏi đá hình đũa. Những di vật này có nhiều khả năng được sử dụng như đồ trang sức. Kỹ thuật chế tác đá: Đây là vấn đề mang tính thời đại, tính văn hóa rõ rệt. Trong đó hai đặc tính quan trọng trong kỹ thuật chế tác đá Phùng Nguyên là tính đa dạng và thính chuyên hóa. Tính đa dạng: Nét đặc trưng trong hệ thống di chỉ Phùng Nguyên là sự tồn tại rất đa dạng của các di chỉ xưởng. Trong văn hóa này đã có đến 16 di chỉ xưởng có chứ năng chuyên sản xuất đồ đá. Tính đa dạng của sản xuất đồ đá trong văn hóa Phùng Nguyên thể hiện trên nhiều di chỉ xưởng có chức năng chuyên sản xuất đồ đá . Tính đa dạng của sản xuất đồ đá trong văn hóa Phùng Nguyên thể hiện trên nhiều loại hình di xưởng , đồng thời thể hiện trên nhiều loại nguyên liệu được sử dụng cũng như nhiều loại kỹ thuật được áp dụng trong quá trình chế tác đồ đá. Người Phùng Nguyên không chỉ dùng công cụ sản xuất, họ còn dùng đồ trang sức và vũ khí bằng đá nữa, do đó ứng với các loại hình di vật khác nhau, người ta dùng các loại nguyên liệu khác nhau và các kỹ thuật chế tác thích hợp để sản xuất. Tính đa dạng về loại hình sản phẩm đã thể hiện tính đa dạng trong sản xuất đồ đá nói riêng và trong sản xuất thủ công nói riêng. Để sản xuất một loại sản phẩm người thợ thủ công không chỉ dùng một kỹ thuật mà phải sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau. Chẳng hạn như chế tạo chiếc rìu đá Phùng Nguyên,người thợ có thể dùng phương pháp ghè đẽo để tạo phác vật, nhưng cũng có thể kết hợp thêm kỹ thuật cưa để tiết kiệm nguyên liệu và tăng hiệu quả chế tác, sau đó lại phải dùng kỹ thuật mài để hoàn chỉnh sản phẩm này. Trong chế tạo đồ trang sức cũng vậy, người Phùng Nguyên đã kết hợp tổng hợp mọi kỹ thuật chế tác đá có để làm ra một sản phẩm. Đối với một chiếc vòng tay mặt cắt hình chữ T, người ta phải dùng rất nhiều kỹ thuật để tạo ra sản phẩm, ví dụ như: ghè đẽo, cưa, mài… Tính đa dạng trong sản xuất đồ đá ở văn hóa Phùng Nguyên đã trở thành một đặc điểm quan trong khi nghiên cứu về sản xuất thủ công ở văn hóa này. Trong các di chỉ xưởng, do đặc trưng của nguồ nguyên liệu ở mỗi xưởng khác nhau trong cùng một giai đoạn thời gian, tương ứng với những nguyên liệu được dùng ở đó, người Phùng Nguyên rất giỏi lựa chọn những kỹ thuật chế tạo tối ưu nhất cho từng loại nguyên liệu, từng loại sản phẩm, đồng thời còn là người đã biết kết hợp một cách hài hòa, tinh tế nhất các kỹ thuật chế tác đá từ trước đến giai đoạn đó. Trong văn hóa Phùng Nguyên, hệ kỹ thuật chế tạo đá bao gồm: ghè, đẽo, tu chỉnh ép, cưa, cắt, khoan, tiện, mài, đánh bóng… Như chúng ta đã biết kỹ thuật chế tác mũi khoan đá Jasper và sử dụng chúng rất phổ biến trong các di chỉ Bãi Tự, Tràng Kênh, nhưng lại không có ở các di chỉ xưởng dùng đá Splite như Hồng Đà… Mặc dầu các công xưởng này đều đều có sự hiện diện của kỹ thuật khoan tách lõi nhằm tạo vòng đeo. Cũng như vật, kỹ thuật cưa cũng đã để lại rất nhiều bằng chứng trong các di chỉ xưởng chế tạo đá ở Phùng Nguyên, nhưng không di chỉ xưởng nào phổ biến bằng các địa điểm như Bãi Tự, Tràng Kênh, Đầu Rằm… Từ những bằng chứng kỹ thuật, có thể đưa ra những nhận xét rằng các kỹ thuật chế tác đá tinh tế nhất đã tồn tại trong các di chỉ xưởng chế tạo đồ ngọc, ở đó vừa là đỉnh cao của kỹ thuật học vừa là đỉnh cao về loại hình học đồ đá của văn hóa Phùng Nguyên nói riêng và toàn bộ thời đại đồng thau nói chung. Tính chuyên hóa trong kỹ thuật chế tác đá: Sự hiện diện trong các di chỉ chế tác đá, mang các chức năng sản xuất khác nhau trong văn hóa Phùng Nguyên cho thấy nét khái quát lớn nhất của tính chuyên hóa trong sản xuất đồ đá của văn hóa này. Các di chỉ xưởng như Gò Chè, Thọ Văn, Đoan Thượng có những đặc trưng đồ gốm giai đoạn Phùng Nguyên giống như đã thấy trong di chỉ xưởng Bãi Tự, Tràng Kênh, nhưng đồ đá trong các di chỉ xưởng này chỉ cho thấy một dạng phẩm của văn hóa này mà thôi, đó là việc sản xuất ra rìu, cuốc, đục… bằng đá Splite. Bên cạnh đó, sự tồn tại rất chuyên hóa của hên thống di chỉ xưởng chế tạo đồ trang sức bằng đá ngọc Bãi Tự, Tràng Kênh, Đầu Rằm… trong đó, kỹ thuật khoan bằng mũi khoan đá Jasper, kỹ thuật cưa đá là những kỹ thuật cơ bản. Sự tồn tại đan xen của các loại hình di chỉ xưởng, với các hệ thống kỹ thuật khác nhau, trong cùng một văn hóa khảo cổ đòi hỏi chúng phải có một cái nhìn đa chiều về những hợp nguồn tạo thành thể thống nhất của nền văn hóa Phùng Nguyên. Dưới góc độ kỹ thuật học, ta thấy sự tiên tiến trong kỹ thuật chế tác đồ ngọc của người Phùng Nguyên, những kỹ thuật tu chỉnh ép bằng những lực ép đều đặn, điêu luyện để chế tạo mũi khoan, mà về hình dáng giống như những mũi khoan hiện đại, mới thấy trong văn hóa Phùng Nguyên. Người ta tính rằng để ép được một mũi khoan có chiều dài 5-6cm, người Phùng Nguyên phải ép ra được ít nhất 360 vảy tước rất nhỏ và đều. Chưa thể tính được thời gian để chế tạo mũi khoan, nhưng số lượng vài trăm mũi khoan có mặt trong các di chỉ xưởng Bãi Tự, Tràng Kênh thì chúng ta có thể hình dung ra nỗi khó khăn, vất vả của người thợ làm đá Phùng Nguyên. Chuyên hóa trong sản xuất đồ trnag sức, người Phùng Nguyên đã tạo ra rất nhiều sản phẩm nổi tiếng thời đại đó. Sự chuyên hóa này chắc chắn phải xuất phát như nhu cầu xã hội đối với sản phẩm làm ra, còn mang những mối quan hệ hữu cơ với việc trao đổi các sản phẩm đó. Tính chuyên hóa trong sản xuất đồ đá của người Phùng Nguyên đã tạo ra một tiền đề kỹ thuật quan trọng nhằm đưa người Phùng Nguyên nhanh chóng bước vào kỹ nghệ chế tác đá trong văn hóa Phùng Nguyên đã tạo nên kỹ thuật cho người Đông Sơn sau này hòa nhập với quỹ đạo văn hóa trong khu vực. Đồ gốm: Đồ gốm là loại do vật biểu trưng rõ nhất cho các văn hóa khảo cổ. Trong văn hóa Phùng Nguyên, gốm càng có tầm quan trọng hơn vì văn hóa Phùng Nguyên đã đạt đến trình độ phát triển cao trong cả nghề đá lẫn nghề gốm. Có thể nói chưa có đồ gốm của văn hóa Tiền - sơ sử nào được nhiều người quan tâm và nghiên cứu như đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên. Gốm có mặt trong di chỉ Phùng Nguyên có một số lượng rất lớn. Tại Phùng Nguyên đã có 112.928 mảnh gốm và 2496 cục đất nung, ngoài một số hiện vật gốm nguyên vẹn. Tại Gò Bông đã có hơn 4 vạn mảnh gốm. Trong 200m2 khai quật tại Xóm Rền đã tìm được gần 4 vạn mảnh gốm. Về chất liệu gốm văn hóa Phùng Nguyên: Tuyệt đại đa số gồm Phùng Nguyên là gốm cát pha, đôi khi cũng có pha thêm các tạp chất khác nhau như bã thực vật. Tỷ lệ cát pha trong gốm không nhiều, kích thước hạt cát nhỏ, xương gốm có chứa cát cho thấy loại cát pha vào gốm được chọn lọc tương đối kỹ, kỹ thuật trộn cát với đát sét là một kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong lịch sử làm gốm. Cát có tác dụng làm giảm độ dẻo của nguyên liệu, giúp cho khi phơi khô hoặc nung, đồ gốm không bị biến dạng hoặc nứt vỡ. Ngoài ra, trong trang trí người Phùng Nguyên còn sử dụng một chất bột trắng (có thể là đất sét trắng) và một số loại cây cỏ nào đó để tạo màu đen bóng cho một vài loại gốm đặc biệt. Trong nhiều địa điểm thuộc văn hóa Phùng Nguyên, có một loại gốm có chất liệu mịn, thậm chí rất mịn. Loại gốm này được làm bằng đất sét tinh chất, qua lọc rửa và kết hợp pha thêm loại cát rất mịn. Xương của loại gốm này kết chặt, hầu như không có tạp chất. Đây là loại gốm được xem như là đẹp nhất và chuẩn nhất về chất liệu gốm của người Phùng Nguyên. Trên bề mặt gốm kể cả gốm hơi thô cùng gốm mịn, đều được xoa trơn mịn, có người cho rằng gốm Phùng Nguyên có lớp áo mỏng mịn (Hoàng Xuân Chinh - Nguyễn Ngọc Bích). Nhưng cũng có người cho rằng gốm Phùng Nguyên hoàn toàn không có áo (Hán Văn Khẩn). Đây là một vấn đề thuộc về kỹ thuật làm gốm và kỹ thuật trang trí. Tuy nhiên có thể thừa nhận rằng trên nhiều mảnh gốm Phùng Nguyên có sự trau truốt cho bề mặt ngoài của gốm bóng nhẵn, và việc pha trộn nguyên liệu chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân (Hán Văn Khẩn). Gốm văn hóa Phùng Nguyên gồm hai loại chính: - Gốm chắc - Gốm xốp Gốm chắc phổ biến trong tất cả các di chỉ thuộc văn hóa Phùng Nguyên. Gốm xốp chỉ có mặt ở một số ít,di chỉ thuộc văn hóa này, và tỷ lệ gốm xốp cũng khác nhau. Gốm xốp ở di chỉ Từ Sơn là 0,94%, Đồng Vông là 65,98%, Phượng Hoàng là 33,74% (Hán Văn Khẩn). Hiện nay người ta còn muốn chia gốm xốp thành: gốm xốp nặng và gốm xốp nhẹ hay gốm xốp cứng và gốm xốp mềm hoặc gốm xốp dày và gốm xốp mỏng. Sự khác nhau giữa gốm chắc và gốm xốp chủ yếu là do pha trộn . Chất pha trộn chủ yếu của gốm xốp là vỏ nhuyễn thể. Chất pha trộn chủ yếu của gốm chắc là cát và đá sạn sỏi tán vụn. Gốm xốp tuy nhẹ nhưng độ thấm nước cao, độ bền chắc kém nên không phổ biến rộng ở văn hóa Phùng Nguyên. Có lẽ vì thế mà các thế hệ con cháu của người Phùng Nguyên không chế tạo gốm xốp nữa. Gốm chắc thường được chia thành các loại sau: - Gốm rất mịn - Gốm mịn - Gốm thô - Gốm rất thô Gốm rất mịn và gốm rất thô chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với các loại gốm mịn và gốm thô. Gốm rất mịn chỉ thấy ở giai đoạn sớm (Gò Bông, Thành Rền, Xóm Rền) còn gốm rất thô xuất hiện nhiều ở giai đoạn cuối của văn hóa Phùng Nguyên. Đôi khi một số gốm rất thô được phủ một lớp áo bằng đát sét mịn. Gốm rất mịn chủ yếu là các loại thô và bát bồng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32656.doc
Tài liệu liên quan