Khóa luận Tìm hiểu tình hình nhiễm và biện pháp xử lý ngoại ký sinh trùng ký sinh trên cá chép ở giai đoạn cá hương và cá giống tại khu vực trường Đại học nông nghiệp Hà Nội

MỤC LỤC

 

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1. Mục tiêu đề tài: 2

2. Nội dung nghiên cứu: 2

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1. Một số đặc điểm sinh học của cá chép 3

1.1. Phân loại 3

1.2. Đặc điểm hình thái và phân bố 3

1.3. Tập tính sống và dinh dưỡng 5

1.4. Đặc điểm sinh trưởng 5

1.5. Đặc điểm sinh sản 6

2. Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng cá trên thế giới và Việt Nam 7

2.1. Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng cá trên thế giới 7

2.2. Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng trên cá tại Việt Nam 11

3. Tình hình nghiên cứu bệnh ký sinh trùng ở cá chép trên thế giới và Việt Nam 14

3.1. Tình hình nghiên cứu bệnh ký sinh trùng ở cá chép trên thế giới 14

3.2. Tình hình nghiên cứu bệnh ký sinh trùng trên cá Chép ở Việt Nam 17

4. Tình hình sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi trồng thủy sản 20

4.1. Một số thuốc và hóa chất điều trị ngoại ký sinh trùng và cách sử dụng trong nuôi trồng thủy sản 22

4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc 24

4.3. Quá trình chuyển hóa của thuốc trong cơ thể (TLTK) 25

4.4. Một số đặc điểm của hóa chất thử nghiệm 26

PHẦN III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 29

2. Vật liệu nghiên cứu 29

3. Nội dung nghiên cứu 29

4. Phương pháp nghiên cứu 30

4.1. Phương pháp thu mẫu 30

4.2. Phương pháp quan sát mẫu tươi 31

4.3. Cố định, bảo quản và làm tiêu bản ký sinh trùng 31

4.4. Phân loại ký sinh trùng 32

4.5. Phương pháp xử lý hóa chất với ngoại ký sinh trùng trên cá Chép 33

4.6. Các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá 34

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36

1. Thành phần giống, loài và CĐN, TLN ngoại ký sinh trùng ký sinh trên cá Chép giai đoạn cá hương và cá giống. 36

1.1. Loài Trichodina nobilis Chen, 1963 37

1.2. Ấu trùng Centrocestus formosanus Nishigori, 1924 39

1.3. Dactylogyrus 42

2. Kết quả điều trị thử nghiệm ngoại ký sinh trùng bằng hóa chất 44

2.1. Kết quả điều trị thử nghiệm ngoại ký sinh trùng bằng muối NaCl 44

2.2. Kết quả điều trị thử nghiệm ngoại ký sinh trùng bằng KMnO4 46

2.3. Kết quả điều trị thử nghiệm ngoại ký sinh trùng bằng CuSO4 49

2.4. Kết quả điều trị thử nghiệm ngoại ký sinh trùng bằng Formalin 52

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 54

1. Kết luận 54

2. Đề xuất 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

 

 

doc66 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3867 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu tình hình nhiễm và biện pháp xử lý ngoại ký sinh trùng ký sinh trên cá chép ở giai đoạn cá hương và cá giống tại khu vực trường Đại học nông nghiệp Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
arpio), cá Mè trắng Việt Nam (Hypophthalmichthys harmandi), cá Chim Trắng (Colossoma macropomum)… nuôi ở Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Đồng Bằng sông Cửu Long. Theo Bùi Quang Tề điều tra ký sinh trùng trên cá Rô hu và Mrigal cho thấy tỷ lệ nhiễm: 22,88% (Hà Ký - Bùi Quang Tề, 2007). Ngoài ra đối với cá tự nhiên, hầu như bị nhiễm các loại ấu trùng sán lá, trong đó ấu trùng sán lá song chủ với tỷ lệ nhiễm rất cao, có thể lên tới 100% (Kim Van Van & Dinh Thi Thuy, 2008). Trong những năm gần đây, tỷ lệ và cường độ cá nhiễm ấu trùng sán lá song chủ Centrocestus fomosanus trong các ao hồi nuôi miền Bắc rất cao, làm giảm chất lượng đàn cá nuôi, đặc biệt là cá Chép ở giai đoạn cá giống. Đã có nhiều nghiên cứu về sán lá song chủ, song phạm vi nghiên cứu còn chưa rộng, hầu hết tập trung vào nghiên cứu tỷ lệ nhiễm ở các địa phương (Nguyễn Thị Hà, 2007). Cho đến nay, ở Việt Nam đã nghiên cứu và tổng kết được một số bệnh ký sinh trùng thường gặp ở cá giống: bệnh trùng bào tử sợi; bệnh tà quản trùng; bệnh trùng bánh xe; bệnh trùng quả dưa; bệnh sán lá đơn chủ; bệnh giun tròn; bệnh ấu trùng sán ở mang cá; bệnh trùng mỏ neo và bệnh rận cá. Các tác giả Hà Ký (1966 - 1992), Nguyễn Thị Muội (1985), Nguyễn Văn Thành (1992) và Bùi Quang Tề (1990 - 1999) đều thống nhất ý kiến, bệnh trùng bánh xe là nguy hiểm nhất ở các giai đoạn cá con. 4. Tình hình sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi trồng thủy sản Việc dùng thuốc trong nuôi trồng thủy sản có thể đưa lại nhiều lợi ích khác nhau như có thể làm tăng hiệu quả sản xuất, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, tăng tỷ lệ sống sót của đàn ấu trùng trong các trại giống… Nhờ tác dụng của các loại thuốc khác nhau đã và đang dùng trong nuôi trồng thủy sản đã làm giảm đáng kể những rủi ro bệnh tật nếu dùng đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời gian quy định và đặc biệt là giai đoạn sớm của bệnh. Tuy nhiên việc dùng thuốc quá lạm dụng trong nuôi trồng thủy sản nói chung và trong nuôi công nghiệp (nuôi thâm canh) đã và đang phổ biến ở Việt Nam và các nước trong khu vực, có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người, phá hủy môi trường sinh thái, làm ảnh hưởng đến chất lượng các đàn giống, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm thương phẩm và tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc… Những ảnh hưởng này càng nặng nề khi những người ngư dân tham gia nuôi trồng thủy sản không có ý thức và hiểu biết ít về hiệu quả và tác dụng của từng loại thuốc mà họ dùng hàng ngày. Trong nuôi thâm canh (nuôi công nghiệp) dùng thuốc là điều không thể tránh khỏi, nhưng để dùng có hiệu quả, giảm đi các tác động phụ vốn có của thuốc tới môi trường, sức khỏe của con người và vật nuôi, các cơ quan quản lý nhà nước về thuốc thú y thủy sản phải ban hành những quy định nghiêm ngặt về các loại hóa chất được sử dụng và cấm dùng trong nuôi trồng thủy sản. Có biện pháp xử lý thích đáng những người mua và bán những thuốc đã cấm. Mặt khác, cần bồi dưỡng nâng cao ý thức và sự hiểu biết cho ngư dân tham gia nuôi trồng thủy sản về tác dụng và hiệu quả hai mặt của tất cả các chủng loại thuốc dùng trong nuôi trồng thủy sản. Trong nuôi trồng thủy sản, muối ăn (NaCl) là loại hóa chất được sử dụng sớm nhất để hạn chế ký sinh trùng (Alderman, 1998). Đến đầu thế kỷ XIX, KMnO4 được coi như một loại thuốc chủ yếu để phòng và chữa bệnh cho cá. Năm 1920 và 1930, Formalin được sử dụng trong thời gian dài để trị bệnh do hai loại ký sinh trùng Gyrodactylus và Dactylogyrus (Tonguthai, 1990). Trong những năm tiếp theo, nhờ những tiến bộ của khoa học mà nhiều loại thuốc và hóa chất đã được thử nghiệm và đưa vào sử dụng phổ biến như: sulphat đồng (CuSO4), Xanh malachite (hiện nay đã cấm sử dụng) để phòng trừ bệnh do nấm gây ra. Sau đó những năm 30 của thế kỷ XX, hệ thống vaccin lần đầu tiên được sử dụng để hạn chế các bệnh do vi khuẩn. Đây là bước tiến nhảy vọt của khoa học trong việc làm hạn chế các dịch bệnh xảy ra đối với động vật thủy sản. Đến nay vaccine được coi như biện pháp ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh trên cạn cũng như động vật thủy sản (Alderman, 1988). Trong những năm trước đây, Chloramphenicol là một loại kháng sinh có hiệu lực cao đối với cả hai loại vi khuẩn gram âm và gram dương, nó có tác dụng chống lại sự gây bệnh của vi khuẩn Aeromonas và Pseudomonas được công bố vào năm 1951 do Smith (Alderman, 1988). Loại kháng sinh này từ khi xuất hiện được sử dụng phổ biến và lan rộng sang các nước Đông Âu và Châu Á (Tuan, 1992). Hiện nay do hàm lượng thuốc tồn dư trong sản phẩm thủy sản ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và môi trường nên Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra quyết định cấm sử dụng loại thuốc kháng sinh này trong nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản. Khuynh hướng sử dụng thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản hiện nay là sử dụng các thuốc kháng sinh tổng hợp có tác dụng tốt đối với động vật thủy sản nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Từ những năm 1950, CuSO4 được coi là một loại hóa chất sử dụng có hiệu quả trong điều trị nấm, đồng thời CuSO4 cũng là một trong những hóa chất được sử dụng rộng rãi và lâu đời nhất trong nuôi trồng thủy sản. Đầu tiên người ta biết đến CuSO4 như một loại hóa chất diệt tảo. Tuy nhiên, chúng vẫn được coi như một loại hóa chất để trị bệnh vi khuẩn, nấm, KST đơn bào, sán lá đơn chủ, giáp xác ký sinh…(Davis, 1953; Brakev, 1961; Herman, 1972; Hoffman, 1972; Mayer, 1974…). Hiệu quả điều trị KST của CuSO4 thì thấy rõ, còn hiệu quả điều trị vi khuẩn còn nghi ngờ. Bên cạnh CuSO4, Xanh malachite cũng là một loại hóa chất có hiệu quả trị nấm và KST trên động vật thủy sản. Là loại hóa chất có ảnh hưởng tới quá trình sinh tổng hợp Protein từ các axit amin, ảnh hưởng tới quá trình tạo năng lượng, do vậy chúng có hiệu quả cao trong điều trị bệnh. Xanh malachite là loại hóa chất có khả năng diệt trùng mạnh nên hiệu quả phòng trị bệnh do KST gây ra rất tốt. Tuy nhiên, Xanh malachite là loại hóa chất có thời gian phân hủy dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người (gây ung thư da). Vì vậy hiện nay Xanh malachite đã bị cấm sử dụng ở Việt Nam và các nước khác ( 4.1. Một số thuốc và hóa chất điều trị ngoại ký sinh trùng và cách sử dụng trong nuôi trồng thủy sản Hiện nay, với sự phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa các ngành như nông nghiệp, công nghiệp, thực phẩm… đã đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết như ô nhiễm môi trường kéo theo dịch bệnh lan tràn, xuất hiện nhiều bệnh nguy hiểm cho con người và vật nuôi. Trong nuôi trồng thủy sản hiện nay cũng vậy, việc phát triển, cải tiến các mô hình nuôi từ quảng canh đến thâm canh mật độ cao đã kéo theo nhiều vấn đề bệnh tật cho đối tượng nuôi, gây thành đại dịch làm giảm sút đáng kể về kinh tế và năng suất trong nuôi trồng thủy sản, kéo theo việc chữa trị gặp nhiều khó khăn. Vì vậy việc sử dụng thuốc và hóa chất trong chữa trị bệnh đã trở thành phổ biến và cần thiết trong kiểm soát dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản. Trong quá trình phòng trị bệnh cho động vật thủy sản, có nhiều phương pháp để thuốc tiếp cận với cơ thể vật chủ tùy thuộc vào từng loại thuốc, điều kiện hoàn cảnh của từng trang trại mà áp dụng một phương pháp nào đó phù hợp và hiệu quả nhất. Theo Đỗ Thị Hòa và ctv (2004) chúng ta có các biện pháp dùng thuốc sau: Phun thuốc vào bể ương với nồng độ thấp: Nồng độ ppm hay ppt, thời gian 6 – 24h hoặc không tính thời gian. Phương pháp dùng thuốc này thường dễ thao tác và có hiệu quả tiêu diệt mầm bệnh khá tốt. Tắm cho động vật thủy sản: Thường dùng thuốc với nồng độ cao, trong một thể tích nhỏ và thời gian ngắn (10 – 20 phút) nên tốn ít thuốc, không ảnh hưởng đến môi trường. Hiệu quả của phương pháp này chỉ tiêu diệt tác nhân ký sinh bên ngoài cơ thể. Thao tác không đơn giản vì dễ gây sốc và yếu vật nuôi. Ngâm động vật thủy sản trong môi trường có thuốc: Phương pháp này thường dùng nồng độ cao hơn phun xuống ao, nhưng nồng độ thấp hơn và thời gian kéo dài hơn phương pháp tắm. Phương pháp này có thể gây sốc cho tôm cá do nhốt giữ ở mật độ cao, trong thể tích nhỏ và thời gian kéo dài. Phương pháp treo túi thuốc: Dùng với các loại thuốc sát trùng có khả năng hòa tan trong nước. Thao tác tiến hành đơn giản, động vật thủy sản ít bị ảnh hưởng bởi thuốc. Phương pháp trộn thuốc vào thức ăn: Đây là phương pháp dùng thuốc phổ biến, dễ là và mang lại hiệu quả kinh tế. Dùng với các loại thuốc như kháng sinh, vaccine, vitamin, khoáng, chế phẩm sinh học, thuốc điều trị nội KST, không dùng với các loại thuốc là hóa chất sát trùng. Lượng thuốc tính bằng mg, g/kg thức ăn hoặc µg, mg, g/kg khối lượng cơ thể vật nuôi/ngày. Phương pháp này thao tác đơn giản, dễ làm và có thể tiêu diệt được tác nhân gây bệnh đã nhiễm vào trong cơ thể vật nuôi. Tuy nhiên, khi cho thức ăn có thuốc xuống ao, một phần thuốc sẽ bị phân tán ra ngoài môi trường nước, những con bệnh nặng, yếu đã bỏ ăn thì không sử dụng được thuốc, ngược lại những con còn khỏe ăn một lượng thuốc nhiều hơn yêu cầu cần thiết, gây độc cho cơ thể. Vì vậy khi sử dụng phương pháp trộn thuốc vào thức ăn cần chú ý: cần bao thức ăn có thuốc bằng một số vật liệu ít tan trong nước như dầu mực, dầu đậu nành, agar…, trộn thuốc vào loại thức ăn ưa thích nhất và vào lượng thức ăn ít hơn khẩu phần bình thường để tôm cá nhanh chóng ăn hết thức ăn có thuốc. Quan trọng nhất là cần phát hiện bệnh ở thời kỳ sớm để khi dùng thuốc tôm cá vẫn còn khả năng bắt mồi thì mới có thể đưa thuốc vào cơ thể động vật thủy sản. Phương pháp tiêm thuốc: Phương pháp này rất khó thực hiện nếu chỉ bắt những con bị bệnh để tiêm và càng khó khi muốn tiêm hết toàn bộ cá trong ao. Vì vậy phương pháp này chỉ dùng trong một số trường hợp với tôm cá bố mẹ, hoặc trong điều kiện nghiên cứu. Một số phương pháp khác: Dùng thuốc sát trùng nồng độ cao bôi trực tiếp lên các vết thương trên cơ thể vật nuôi để tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Ngoài ra khi sử dụng vaccine hay chất kích thích miễn dịch, sử dụng phương pháp phun sương để tạo ra các hạt nhỏ lên dụng cụ chứa cá, tôm để chúng hấp thu qua da, mang, đường bên… 4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc Tác dụng của thuốc mạnh hay yếu do nhiều nguyên nhân ảnh hưởng nhưng yếu tố chính là mối quan hệ tương hỗ giữa thuốc và cơ thể sinh vật. Tính chất vật lý của thuốc: Thuốc có độ hòa tan lớn hay dạng lỏng thì cơ thể dễ hấp thu nên tác dụng sẽ nhanh hơn. Khi các tính chất vật lý và hóa học của thuốc thay đổi sẽ làm mất tác dụng của thuốc. Liều lượng dùng thuốc: Liều lượng thuốc nhiều hay ít đều có ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Dùng liều quá ít sẽ không phát sinh được tác dụng. Liều lượng thuốc lớn nhất mà cơ thể sinh vật chịu được không có biểu hiện ngộ độc là liều lượng chịu đựng cao nhất. Nếu vượt qua ngưỡng này thì động vật thủy sản sẽ bị ngộ độc, gọi là liều lượng ngộ độc. Vượt quá liều lượng này sẽ làm động vật thủy sản bị chết gọi là liều lượng tử vong. Phương pháp dùng thuốc: Các phương pháp dùng thuốc khác nhau, tốc độ hấp thu thuốc khác nhau nên nồng độ thuốc trong cơ thể cũng sẽ khác nhau. Để phòng trị cho động vật thủy sản thường dùng các phương pháp như: Tắm, phun thuốc xuống ao, tiêm, ngâm, trộn vào thức ăn… Mỗi phương pháp dùng thì tác dụng của thuốc lại khác nhau. Trạng thái hoạt động của ký chủ: Loài cá nào có tính mẫn cảm cao, sức chịu đựng yếu thì không thể dùng thuốc với liều lượng cao nên tác dụng của thuốc giảm và ngược lại. Ngoài ra cá đực, cá cái và tuổi của cá cũng chi phối đến tác dụng của thuốc chữa bệnh. Con đực thường sức chịu đựng cao hơn con cái, con nhỏ có tính mẫn cảm với thuốc cũng mạnh hơn con lớn. Con khỏe mạnh có thể dùng thuốc nồng độ cao, thời gian dùng thuốc kéo dài hơn con bị yếu. Điều kiện môi trường động vật thủy sản sống: Động vật thủy sản là động vật máu lạnh nên chịu sự chi phối rất lớn của các yếu tố môi trường. Điều kiện môi trường tác động đến cơ thể ký chủ từ đó ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Trong phạm vi nhất định, khi nhiệt độ cao tác dụng của thuốc sẽ mạnh hơn. Chất hữu cơ trong môi trường sẽ làm cho tác dụng của thuốc giảm nên phạm vi an toàn cao. Trong nước nếu hàm lượng Oxy hòa tan cao thì sức chịu đựng với thuốc của động vật thủy sản càng cao, nếu có nhiều chất độc sức chịu đựng của cơ thể động vật thủy sản với thuốc giảm. Ngoài ra độ trong, độ cứng, độ muối, độ sâu của thủy vực đều có ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. 4.3. Quá trình chuyển hóa của thuốc trong cơ thể (TLTK) Theo Bùi Quang Tề, 2002, thuốc sau khi vào cơ thể phát sinh ra các loại tác dụng nhưng đồng thời cơ thể cũng làm cho thuốc có những biến đổi. Quá trình thuốc ở trong cơ thể qua sự biến đổi tương đối phức tạp như sau: Thuốc được hấp thụ: Tốc độ hấp thu thuốc của cơ thể là nhân tố quyết định sự hiệu nghiệm của thuốc nhanh hay chậm, và phụ thuộc vào các yếu tố: phương pháp dùng thuốc, tính chất lý hóa của thuốc, điều kiện môi trường… Phân bố của thuốc trong cơ thể: Thuốc sau khi hấp thu vào trong máu một thời gian ngắn, sau đó qua các vách mạch máu nhỏ đến các tổ chức. Thuốc phân bố đến các tổ chức không đều là do sự kết hợp của các chất trong tế bào tổ chức của các cơ quan có sự khác nhau. Ví dụ như các loại Sulphamid thường tập trung ở thận. Sự biến đổi của thuốc trong cơ thể: Thuốc sau khi vào cơ thể phát sinh những biến đổi hóa học làm thay đổi tác dụng dược lý, trong đó có rất ít trường hợp sau biến đổi khả năng hoạt động của thuốc mạnh lên. Nhưng tuyệt đại đa số sau biến đổi hóa học hiệu nghiệm và độc lực của thuốc giảm, thậm chí hoàn toàn mất tác dụng. Thuốc sau khi vào cơ thể được phân giải dưới tác dụng của một số men. Bài tiết của thuốc trong cơ thể: Tác dụng của thuốc mạnh hay yếu, thời gian dài hay ngắn quyết định ở liều lượng và tốc độ hấp thu vào cơ thể sinh vật, đồng thời còn quyết định bởi tốc độ bài tiết của thuốc trong cơ thể. Thuốc vào cơ thể, sau khi phân giải, một số dự trữ lại, còn một số bài tiết thải ra ngoài. Tích trữ của thuốc trong cơ thể sinh vật: Cùng một loại thuốc nhưng dùng nhiều lần lặp đi lặp lại, do khả năng giải độc hoặc khả năng bài tiết của cơ thể bị trở ngại, thuốc bị tích trữ trong cơ thể quá nhiều mà phát sinh ra trúng độc thì gọi là ngộ độc do tích thuốc. Thuốc tồn đọng lại trong cơ thể thì gọi là sự tích trữ của thuốc. Khi sử dụng thuốc phải khống chế sao cho lượng thuốc vào không lớn hơn lượng thuốc bài tiết ra khỏi cơ thể. 4.4. Một số đặc điểm của hóa chất thử nghiệm Formalin: có tên gọi khác là Formandehyd hay Formol, đây là một chất khí mạnh, khi kết hợp với Oxi tạo ra axit formic: HCHO + O2 à HCOOH Loại hóa chất này được sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt đây là loại hóa chất có hiệu lực cao trong việc phòng trị các bệnh KST đơn bào, nấm, giáp xác…(Bùi Quang Tề, 1997). Tuy nhiên khi dùng cần lưu ý đến hàm lượng O2 hòa tan vì nó lấy O2 của nước. Nguyên tắc khi dùng loại hóa chất này là dùng với liều cao điều trị trong thời gian ngắn hoặc dùng với liều thấp điều trị trong thời gian dài. Tùy theo phương pháp sử dụng mà liều dùng của Formalin khác nhau: phun vào nước ao, bể nồng độ 15 – 20 ppm, tắm 200 – 250 ppm trong thời gian 30 – 60 phút (Bùi Quang Tề, 1997). Tuy nhiên trong điều kiện nhiệt độ nước cao ta có thể dùng nồng độ thấp hơn để tránh gây ngộ độc cho động vật thủy sản (Bùi Quang Tề, 1997). Vì ở điều kiện nhiệt độ nước cao loại hóa chất này có thể gây ảnh hưởng nguy hiểm cho động vật thủy sản, nó làm giảm hàm lượng Oxy hòa tan trong nước ao vì thế gây tác hại cho cá bột, hương và cá giống (Tonguthai và Chenratchakool, 1992). Pungkachonboon (1997) cho rằng Formalin ở nồng độ 75ppm có thể làm giảm Oxy hòa tan trong nước xuống 0 ppm trong 48 giờ. Vì vậy khi sử dụng Formalin cần phải sục khí liên tục. Ngoài ra Formalin có thể hạn chế hiện tượng nở hoa do thực vật phù du trong ao ở liều lượng 15ppm (Allison, 1962) Formalin ở nồng độ 25, 50, 75 ppm không gây ảnh hưởng đến độ kiềm, độ cứng nhưng Tasakool (1987) lại cho rằng hợp chất này làm giảm pH trong nước. Sulphat đồng (CuSO4. 5H2O): là tinh thể màu xanh lam đậm ngậm 5 phân tử nước, dễ tan trong nước và có tính axit yếu. CuSO4 có tác dụng kìm hãm và có khả năng tiêu diệt các sinh vật gây bệnh tương đối mạnh. CuSO4 có khả năng kết hợp với protein tạo thành phức chất, làm vón cục tế bào tổ chức dẫn đến tiêu diệt được nhiều nguyên sinh động vật ký sinh trên cá. Ngoài ra CuSO4 phòng và trị bệnh rất có hiệu quả đối với các bệnh ký sinh trùng đơn bào như: trùng bánh xe, trùng loa kèn, trùng miệng lệch… hạn chế được sự phát triển của hiện tượng tảo nở hoa, khử trùng đáy ao và diệt các ký chủ trung gian như ốc, nhuyễn thể khác. Khả năng diệt trùng của CuSO4 bị các yếu tố môi trường chi phối rất lớn. Thường trong môi trường nước có nhiều mùn bã hữu cơ, pH cao, môi trường nước cứng, đặc biệt môi trường nước lợ, mặn độc lực của CuSO4 giảm, do vậy phạm vi an toàn lớn. Ngược lại trong môi trường nhiệt độ nước cao tác dụng của chúng tăng lên nên phạm vi an toàn đối với động vật thủy sản nhỏ. Do đó khi sử dụng CuSO4 điều trị cho động vật thủy sản cần lưu ý nhiệt độ nước. Phương pháp sử dụng: Tắm nồng độ 3 – 5 ppm trong 5 – 15 phút hoặc phun xuống ao nồng độ 0,5 – 0,7 ppm; treo túi thuốc trong lồng nuôi cá 50g thuốc/10m3 lồng (Bùi Quang Tề, 1997). Thuốc tím ( KMnO4): Thuốc tím dạng tinh thể nhỏ dài, 3 cạnh, màu tím, không có mùi vị, dễ tan trong nước. 2KMnO4 + H2O = 2KOH + 2MnO2 + 3O KMnO4 là dung dịch oxy hóa mạnh. Khi gặp chất hữu cơ, oxy nguyên tử vừa giải phóng lập tức kết hợp với chất hữu cơ nên không xuất hiện bọt khí. MnO2 kết hợp với abbumin cơ thể tạo thành hợp chất muối albuminat. Ở nồng độ cao nó kích thích ăn mòn tổ chức cơ thể. Trong môi trường nước KMnO4 có khả năng tạo ra Oxy nguyên tử mà chính nó tham gia vào quá trình Oxy hóa các Protein của tác nhân gây bệnh để tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Trong thủy sản KMnO4 dùng để: Sát trùng dụng cụ, tẩy ao, phòng và trị một số bệnh như: nguyên sinh động vật, nấm. Phương pháp sử dụng: Nồng độ dùng 10 - 20 ppm để tắm cho cá trong thời gian 30 - 40 phút ở nhiệt độ 20 – 300C. Nếu nhiệt độ thấp thì tăng nồng độ lên. Khi tắm cần chú ý sức chịu đựng của cá (Bùi Quang Tề, 2003). Muối ăn (NaCl): Dạng tinh thể màu trắng, có vị mặn, dễ tan trong nước.     NaCl = Na+ + Cl- NaCl tạo áp suất thẩm thấu và làm biến tính protein tế bào vi sinh vật, làm chết một số sinh vật ký sinh bên ngoài cơ thể động vật thủy sản. Đặc biệt ký sinh trùng thuộc ngành nguyên sinh động vật và một số vi khuẩn trong nước ngọt. Thường dùng nồng độ từ 1 – 3% tắm cho động vật thủy sản. Thời gian tắm và nồng độ tắm thích hợp phải tùy từng tình hình cụ thể nhất là trạng thái cơ thể của động vật thủy sản. Muối NaCl thường dùng đối với động vật thủy sản nước ngọt PHẦN III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian thực hiện: Từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 05 năm 2010 - Địa điểm: + Thu mẫu tại các hộ gia đình, cơ sở sản xuất cá Chép hương, chép giống ở khu vực Gia Lâm - Hà Nội và khu vực Từ Sơn – Bắc Ninh + Tiến hành thí nghiệm, xử lý và phân tích mẫu tại Trại cá – Bộ môn NTTS, khoa CN & NTTS, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 2. Vật liệu nghiên cứu - Đối tượng: Cá Chép từ 5 – 70 ngày tuổi - Số lượng mẫu kiểm tra: + Số cá kiểm tra CĐN, TLN: 30 x 8 = 240 con + Số cá điều trị thử nghiệm Formalin: 30 x 3 x 3 x 2 = 540 con + Số cá điều trị thử nghiệm CuSO4: 30 x 3 x 3 x 2 = 540 con + Số cá điều trị thử nghiệm KMnO4: 30 x 3 x 3 x 2 = 540 con + Số cá điều trị thử nghiệm NaCl: 30 x 3 x 3 x 2 = 540 con - Các loại thuốc và hóa chất dùng để điều trị thử nghiệm bệnh ngoại ký sinh trùng: Formalin, CuSO4, KMnO4, muối ăn NaCl - Một số vật liệu và trang thiết bị khác phục vụ cho quá trình ương nuôi và kiểm tra ngoại ký sinh trùng: Thùng xốp, bộ sục khí, vợt, cân điện tử, thước đo, kính hiển vi, lam kính, lamen, bộ dao kéo… 3. Nội dung nghiên cứu - Xác định thành phần giống loài ngoại ký sinh trùng trên cá Chép giai đoạn từ cá hương lên cá giống - Xác định thời điểm nhiễm ngoại ký sinh trùng - Thử nghiệm thuốc và hóa chất xử lý ngoại ký sinh trùng 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu ký sinh trùng dựa theo phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng của Viện sỹ V.A. Dogiel (1929), có sự bổ sung của TS. Hà Ký và TS. Bùi Quang Tề, 2007 cho phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam. Sơ đồ nghiên cứu ký sinh trùng Thu mẫu Quan sát mẫu Làm tiêu bản Phân loại Xác định giống loài Soi tươi * Công thức tính cường độ nhiễm, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng: Tổng số cá bị nhiễm Tổng số cá kiểm tra Tỷ lệ nhiễm (%) = x 100 Tổng số lượng ấu trùng đếm được trên cá Tổng số cá bị nhiễm Cường độ nhiễm = 4.1. Phương pháp thu mẫu Kiểm tra ngẫu nhiên cá Chép hương, giống ở khu vực Gia Lâm - Hà Nội và khu vực Từ Sơn – Bắc Ninh. Đặc biệt chú ý đến các vùng thường xuyên xuất hiện bệnh. Nếu mẫu kiểm tra bị nhiễm ngoại ký sinh trùng thì tiến hành thu mẫu cá để làm thí nghiệm. Đối với mẫu đối chứng, lấy mẫu cá không bị bệnh ở cùng lứa tuổi. Phương pháp thu mẫu cá, kiểm tra ngoại ký sinh trùng của Hà Ký và Bùi Quang Tề (2007) và phương pháp đo, cân trọng lượng cá, tính tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm. 4.2. Phương pháp quan sát mẫu tươi Các bước tiến hành: Cân khối lượng, đo kích thước từng cá thể cá và ghi chép Quan sát bằng mắt thường toàn bộ cơ thể bên ngoài của cá nhằm phát hiện các biểu hiện khác thường của cá như: sự biến đổi mầu sắc, lở loét, những đốm của trùng quả dưa, thích bào tử trùng… Đối với cá có kích thước nhỏ (≤ 3 cm) đặt cả con lên lam kính, sau đó nhỏ một giọt nước lên, đậy lamen và quan sát dưới kính hiển vi với độ phóng đại từ nhỏ đến lớn (4 x 10; 10 x 10) Đối với cá có kích thước > 3 cm trở lên, cạo nhớt ở các phần khác nhau trên cơ thể cá (da, mang, các vây, đuôi). Sau đó đưa nhớt lên lam kính, nhỏ 1 giọt nước sinh lý, đậy lamen và quan sát dưới kính hiển vi với độ phóng đại từ nhỏ đến lớn (4 x 10; 10 x 10; 10 x 40) 4.3. Cố định, bảo quản và làm tiêu bản ký sinh trùng Do điều kiện về thời gian, hóa chất cũng như phương pháp kỹ thuật có hạn, chúng tôi chỉ tiến hành cố định, bảo quản và làm tiêu bản đối với trùng bánh xe. 4.3.1. Cố định và bảo quản mẫu Cố định mẫu bằng cách phết kính: dùng lamen đặt lên trên lam kính ở vị trí có mẫu, kéo ngược lamen về phía sau sao cho nhớt có thể dàn đều một lớp mỏng rồi để khô tự nhiên trong không khí. Xếp mẫu trong các hộp có lót lớp giấy để bảo quản. 4.3.2. Nhuộm và làm tiêu bản ký sinh trùng Đối với trùng bánh xe, chúng tôi sử dụng phương pháp nhuộm bằng AgNO3 2% : Các lamen có mẫu đã giữ khô, xếp vào đĩa peptri có mặt trùng ngửa lên trên. Dùng pipet nhỏ dung dịch AgNO3 2% lên chỗ phết mẫu, đậy nắp đĩa peptri để tất cả vào buồng tối trong thời gian từ 10 – 15 phút, lấy ra rửa qua nước cất 3 – 4 lần. Tất cả các kính sau khi rửa chuyển sang đĩa nước cất khác để mặt có trùng hướng lên trên, đem phơi dưới ánh sáng mạnh của mặt trời trong thời gian từ 15 – 30 phút hoặc hơn phụ thuộc vào cường độ ánh sáng. Trong quá trình nhuộm phải kiểm tra sự bắt màu của tiêu bản nhuộm. Nếu quan sát thấy rõ các cơ quan của trùng thì ngừng phơi. Rửa lại mẫu trong nước cất, để khô tự nhiên trong không khí, gắn tiêu bản bằng nhựa canada và ghi nhãn cho mỗi mẫu. 4.4. Phân loại ký sinh trùng Dựa vào hình thái, cấu tạo ký sinh trùng, quan sát trùng sống và trùng đã cố định, nhuộm màu, vẽ và chụp ảnh. Từ đó so sánh, phân loại theo các tài liệu phân loại ký sinh trùng đã có. Tài liệu phân loại: Ký sinh trùng cá nước ngọt Việt Nam của Hà Ký và Bùi Quang Tề, 2007; Sán lá đơn chủ (Monogenea) ở cá của Bukhopski, 1957; Ký sinh trùng đơn bào của Lom và Dykova, 1992; Monogenea, Trematoda, Nematoda, Crustacea ký sinh ở cá của Yamaguti, 1958, 1960, 1963, 1971. 4.5. Phương pháp xử lý hóa chất với ngoại ký sinh trùng trên cá Chép Bảng 3.1. Các nồng độ thuốc và hoá chất dùng để điều trị thử nghiệm ký sinh trùng trên cá Chép hương và Chép giống Thuốc, hóa chất và phương pháp dùng Số mẫu kiểm tra (con) Nồng độ thuốc hoá chất xử lý Ghi chú CuSO4 Tắm 30 3 ppm - Khi xử lý bằng phải bật sục khí liên tục, tránh làm cá bị ngạt do thiếu khí. - Phương pháp tắm: tắm cho cá trong thời gian 15–30 phút. - Phương pháp ngâm: ngâm cho cá trong thời gian 24 giờ. 30 4 ppm 30 5 ppm Ngâm 30 0,3 ppm 30 0,4 ppm 30 0,5 ppm Formalin Tắm 30 200 ppm 30 250 ppm 30 300 ppm Ngâm 30 20 ppm 30 25 ppm 30 30 ppm KMnO4 Tắm 30 10 ppm 30 15 ppm 30 20 ppm Ngâm 30 1 ppm 30 1,5 ppm 30 2 ppm Muối NaCl: Tắm 30 2% 30 3% 30 4% Ngâm 30 0,2% 30 0,3% 30 0,4% Mỗi bể thí nghiệm nuôi 30 con cá Chép trong bể có thể tích 40x50x80 cm, các bể này được cung cấp nước giếng khoan và sục khí liên tục. Lô 1: Cá nhiễm ký sinh trùng nuôi trong nước giếng khoan không có hóa chất Lô 2: Cá nhiễm ký sinh trùng nuôi trong môi nước có pha hóa chất           Cá ở hai lô được nuôi và chăm sóc trong điều kiện giống nhau. Sau thời gian thí nghiệm, dùng vợt bắt cá ra tiến hành làm tiêu bản kiểm tra dưới kính hiển vi. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Lô xử lý hóa chất và lô đối chứng đều được chăm sóc như nhau trong cùng một điều kiện nhiệt độ 25 – 300C, sục khí liên tục. Nước sử dụng để thay h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu tình hình nhiễm và biện pháp xử lý ngoại ký sinh trùng ký sinh trên cá Chép ở giai đoạn cá hương và cá giống tại khu vực trường Đại học Nông .doc
Tài liệu liên quan