Khóa luận Ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu cho ngành hàng gạo xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG i

TÓM TẮT ii

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1. Lý do chọn đề tài: 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu: 2

1.3. Phạm vi nghiên cứu: 2

1.4. Ý nghĩa thực tiễn: 2

1.5. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu: 3

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT - MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 4

2.1. Thương mại điện tử 4

2.1.1 Thương mại điện tử là gì 4

2.1.2 Các mô hình ứng dụng thương mại điện tử 5

2.1.3 Các cấp độ phát triển của thương mại điện tử 6

2.1.4 Một số định nghĩa liên quan trong thương mại điện tử 7

2.1.4.1 Website 7

2.1.4.2 Các nguyên tắc thiết kế, trình bày website 8

2.1.4.3 Các chỉ số đo lường mức độ sẵn sàng thương mại điện tử của các quốc gia 10

2.1.5 Các công cụ Truyền thông tiếp thị trực tuyến (Marketing Communications) 11

2.2. Thông tin tích hợp (Intergrated Marketing Communication - IMC) 16

2.3. Quá trình truyền tin 16

2.3.1 Các thành phần của mô hình truyền tin 16

2.3.2 Mô hình hiệu ứng truyền tin 17

2.3.3 Quá trình thiết kế chương trình quảng bá thương hiệu 18

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

3.1. Thiết kế nghiên cứu 23

3.2. Giai đoạn 1 – Nghiên cứu khám phá 23

3.3. Giai đoạn nghiên cứu 2 25

3.4. Giai đoạn 3 – Nghiên cứu hoạch định 25

CHƯƠNG 4: HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI CÔNG TY ANGIMEX VÀ CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH 26

4.1. Giới thiệu Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu An Giang 26

4.2. Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại Công ty ANGIMEX 31

4.3. Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại các công ty trong lĩnh vực xuất khẩu gạo 36

4.3.1. Tổng Công ty lương thực miền Bắc – Vinafood 1 37

4.3.2. Tổng Công ty lương thực miền Nam – Vinafood 2 38

4.3.3. Công ty Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long – Imexcuulong 39

4.3.4. Công ty lương thực Tiền Giang – Tigifood 41

4.3.5. Công ty cổ phần Du lịch An Giang – An Giang Tourimex 42

CHƯƠNG 5: LẬP KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀO VIỆC QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU CHO NGÀNH HÀNG GẠO XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY ANGIMEX 44

5.1. Xác định thị trường mục tiêu cho việc ứng dụng thương mại điện tử trong quảng bá thương hiệu gạo Angimex 44

5.2. Xác định mục tiêu thông tin và thiết kế thông điệp cho ứng dụng thương mại điện tử trong quảng bá thương hiệu gạo Angimex 47

5.3. Lập kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu cho ngành hàng gạo xuất khẩu của công ty Angimex 48

5.4. Hoạch định ngân sách 52

5.5. Đánh giá hiệu quả 53

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN 55

6.1. Kết luận 55

6.2. Kiến nghị 56

PHỤ LỤC 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

 

 

doc65 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3767 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu cho ngành hàng gạo xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u không chỉ là những người sử dụng hiện có và tiềm năng mà còn những nhóm người quyết định, nhóm ảnh hưởng, v.v… và kể cả công chúng, vì họ có thể gây ảnh hưởng đến quyết định mua hàng cũng như gây ấn tượng đến thương hiệu Bước 2: Xác định mục tiêu quảng bá Đây là bước thứ hai cần phải làm. Mục tiêu quảng bá luôn luôn gắn liền với mục tiêu marketing và mục tiêu cuối cùng của quảng bá vẫn là doanh thu cho thương hiệu. Tuy nhiên, tùy theo từng trường hợp cụ thể, mục tiêu quảng bá khác nhau. Theo vị trí tiêu dùng của khách hàng đối với thương hiệu (khách hàng hiện có, khách hàng của đối thủ cạnh tranh, người chưa từng sử dụng sản phẩm trong ngành) chúng ta có những mục tiêu thông tin khác nhau. Theo quy trình quyết định mua hàng của người tiêu dùng, các mục tiêu quảng bá cũng khác nhau cho từng giai đoạn khác nhau của quy trình (nhận dạng nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá thay thế, mua hàng và hành vi sau khi mua). Theo mô hình thang hiệu ứng, hành vi người tiêu dùng trải qua giai đoạn theo bậc thang. Vì vậy, tùy theo từng giai đoạn của khách hàng, nhà marketing phải xác định mục tiêu truyền tin thích hợp. Hay nói cách khác, mục tiêu truyền thông phải được xác định phù hợp cho từng giai đoạn. Bước 3: Thiết kế thông điệp quảng bá Thông điệp phải chứa đựng những nội dung mục tiêu muốn đạt. Nội dung thông điệp thường có một luận cứ bán hàng độc đáo, gọi tắt la USP (Unique Selling Proposition), hay còn gọi là khẩu hiệu (slogan). USP đóng vai trò quan trọng trong việc diễn đạt thông tin về vị trí của thương hiệu cho thị trường mục tiêu, đặc biệt là nhân cách của thương hiệu. USP có nhiều dạng khác nhau nhưng có thể chia thành hai nhóm chính: Theo lý trí: bao gồm các USP còn gọi là RSP (Rational Selling Proposition) thể hiện những đặc trưng về chức năng của thương hiệu. Theo cảm xúc: bao gồm các USP còn gọi là ESP (Emotion Selling Proposition) thể hiện các đặc trưng mang tính cảm xúc (tiêu dùng thương hiệu sẽ đạt được) Cấu trúc và hình thức của thông điệp cũng phải phù hợp với từng trường hợp, công cụ, môi trường thông đạt cụ thể. Nguồn gốc của thông điệp cũng đóng vai trò quan trọng vì nó tạo cơ sở để khách hàng tin tưởng Bước 4: Chọn lựa hỗn hợp công cụ Sau khi có thông điệp, ta phải chọn lựa và phối hợp các công cụ quảng bá, hay nói cách khác, hoạch định chương trình truyền thông tích hợp IMC. Khi thiết kế IMC cần chú ý đến nhiều yếu tố như dạng sản phẩm – thị trường, mục tiêu, giai đoạn sẵn sàng của khách hàng, giai chu kỳ sản phẩm,… Tầm quan trọng của các công cụ chiêu thị thay đổi tùy theo từng loại thị trường sản phẩm cụ thể. Hiệu quả của các công cụ chiêu thị cũng phụ thuộc theo từng giai đoạn hiệu ứng của người tiêu dùng, các giai đoạn của chu kỳ sản phẩm, các chiến lược đẩy hay kéo. Bước 5: Hoạch định ngân sách Ngân sách dành cho các hoạt động quảng bá thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong hoạch định chương trình IMC. Vì vậy, ta cần phải chọn những công cụ chiêu thị, quảng bá không những phù hợp với mục tiêu marketing mà còn phải phù hợp với ngân sách có được, hay nói cách khác là chọn phương thức chấp nhận được. Đây cũng là cách thức tính toán ngân sách chiêu thị. Tuy nhiên, phương pháp này bỏ qua vai trò của chiêu thị là một đầu tư cho doanh thu, thị phần, chứ không phải là chi phí. Một số cách thức tính toán ngân sách nữa thường sử dụng, đó là: Phương pháp theo doanh thu: đây là phương pháp đơn giản nhất. Chi phí chiêu thị hàng năm được tính toán theo phần trăm doanh thu dự đoán cho năm đó. Phương pháp cân bằng cạnh tranh: ngân sách chiêu thị được xác định dựa vào thị phần Phương pháp mục tiêu – công việc: ngân sách chiêu thị được tính toán dựa vào các mục tiêu cụ thể của chương trình IMC, xác định các công việc mà chương trình phải thực hiện để đạt được các mục tiêu này. Ngân sách chiêu thị được tính toán trên cơ sở các công việc phải thực hiện/ Bước 6: Quản lý và đánh giá hiệu quả Khâu cuối cùng là đánh giá hiệu quả và quản lý thực hiện chương trình IMC. Quản lý và đánh giá hiệu quả các chương trình IMC không dễ dàng và đơn giản, đặc biệt nhiều công cụ chiêu thị không tạo hiệu ứng lên doanh thu trong ngắn hạn. Do vậy, thông thường ta phải đánh giá từng bước thông qua các công cụ của nghiên cứu thị trường. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết Kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử được thực hiện gồm 05 bước lần lượt như sau: Xác định thị trường mục tiêu cho việc ứng dụng thương mại điện tử (1) Xác định mục tiêu quảng bá trong ứng dụng thương mại điện tử (2) Thiết kế thông điệp phù hợp với ứng dụng thương mại điện tử (3) Chọn hỗn hợp công cụ truyền thông tiếp thị trực tuyến (4) Hoạch định ngân sách (5) Hình 2.4: Quy trình thiết kế chương trình quảng bá thương hiệu Bước 1: Bước đầu tiên là xác định thị trường mục tiêu, đây là khâu quan trọng trong quá trình quảng bá thương hiệu, là xương sống để các bước sau bám theo thực hiện. Xác định thị trường mục tiêu trong việc ứng dụng thương mại điện tử khác so với xác định thị trường mục tiêu trong kinh doanh truyền thống. Vì khi xác định cho việc ứng dụng thương mại điện tử, ta còn có một yếu tố ràng buộc khác. Đó là mức độ sẵn sàng ứng dụng thương mại điện tử. Mức độ sẵn sàng này bao gồm cơ sở hạ tầng, pháp luật và trình độ kiến thức. Bước 2: Ở bước này ta đi xác định mục tiêu quảng bá mà ta muốn gửi đến khách hàng. Mục tiêu quảng bá trong ứng dụng thương mại điện tử (hay còn gọi là mục tiêu quảng bá trong e-marketing) cũng chính là mục tiêu quảng bá trong marketing truyền thống. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà ta xác định mục tiêu khác nhau. Bước 3: Từ mục tiêu xác định ở bước trên, ta đi đến thiết kế thông điệp quảng bá. Thông điệp quảng bá phải chứa đựng những nội dung thể hiện mục tiêu muốn đạt được. Nội dung thông điệp thường có một luận cứ bán hàng (USP – Unique Selling Proposition), hay còn gọi là slogan. USP có nhiều dạng khác nhau, nhung nhìn chung có thể chi thành hai nhóm chính là: theo lý trí và theo cảm xúc. Bước 4: Đến bước này, ta sẽ chọn lựa và phối hợp các công cụ truyền thông tiếp thị trực tuyến, hay nói cách khác là ta hoạch định chương trình truyền thông tích hợp IMC. Tùy theo đặc trưng của thị trường mục tiêu ta đã chọn ở bước 1, mà ta lên chọn lọc và phối hợp các công cụ. Khi hoạch định, ta cần phải chú ý một số yếu tố sau: ngành hàng, thị trường, mục tiêu quảng bá, mức độ sẵn sàng của khách hàng, giai đoạn của chu kỳ sản phẩm, chiến lược chiêu thị, … Bên cạnh đó, ta cũng cần xem xét một số yếu tố sau: tình hình ứng dụng thương mại điện tử của công ty Angimex và các công ty khác trong ngành hàng gạo xuất khẩu. Bước 5: Sau cùng, ta cần phải hoạch định ngân sách chi cho kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu cho ngành hàng gạo xuất khẩu. Để hoạch định ngân sách, ta có thể sử dụng các phương pháp sau: phương pháp theo doanh thu, phương pháp cân bằng cạnh tranh, phương pháp mục tiêu – công việc. Tóm tắt: Như vậy, để thực hiện kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu cho ngành hàng gạo xuất khẩu của Công ty Angimex ta sẽ chọn khái niệm thương mại điện tử theo nghĩa rộng, mô hình ứng dụng là B2B và dùng cách phân chia cấp độ phát triển thương mại điện tử theo 3 cấp độ. Ta phân tích mức độ sẵn sàng của Angimex và các công ty khác trong ngành bởi nguyên tắc thiết kế website 7C và mô hình 4N. Đối với mức độ sẵn sàng thương mại điện tử của các quốc gia thì ta dùng 3 chỉ số là chỉ số sẵn sàng kết nối NRI, chỉ số Công nghệ thông tin và Truyền thông ICT-OI và chỉ tiêu sẵn sàng thương mại điện tử e-Readiness. Nội dung chính của chương Cơ sở lý thuyết – Mô hình nghiên cứu là các công cụ Truyền thông tiếp thị trực tuyến và quá trình thiết kế chương trình quảng bá thương hiệu. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương Phương pháp nghiên cứu sẽ giới thiệu quá trình nghiên cứu đề tài Ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu cho ngành hàng gạo xuất khẩu của Công ty ANGIMEX. Đồng thời chương này cũng trình bày chi tiết các bước cần phải thực hiện trong quá trình nghiên cứu. Chương này đóng vai trò làm nền tảng để ta tiến hành triển khai kế hoạch. Thiết kế nghiên cứu Đề tài trải qua ba giai đoạn, gồm có nghiên cứu khám phá, nghiên cứu định tính chính thức và nghiên cứu hoạch định. Giai đoạn 1: Nghiên cứu khám phá Phỏng vấn chuyên sâu để nhận định thị trường gạo xuất khẩu Phỏng vấn chuyên sâu để tìm hiểu tình hình ứng dụng công nghệ thông tin Giai đoạn 2: Nghiên cứu định tính chính thức Giai đoạn 3: Nghiên cứu hoạch định Hình 3.1: Quá trình nghiên cứu Trong giai đoạn nghiên cứu khám phá đầu tiên, ta sẽ tìm hiểu tình hình xuất khẩu gạo, hiện trạng về tình hình ứng dụng công nghệ thông tin tại công ty Angimex nhằm xác định thị trường mục tiêu, mục tiêu quảng bá và thiết kế thông điệp cho việc ứng dụng thương mại điện tử. Đến giai đoạn định tính chính thức, ta tiến hành khảo sát khả năng ứng dụng và thích hợp của các công cụ truyền thông trực tuyến với hình thức kinh doanh, với thị trường mục tiêu, mục tiêu quảng bá và thông điệp đã chọn. Cuối cùng, dựa trên những thông tin đã thu thập và phân tích, ta triển khai kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử trong việc quảng bá thương hiệu cho ngành hàng gạo xuất khẩu của Công ty ANGIMEX. Đồng thời, ta cũng hoạch định ngân sách và đưa ra những tiêu chí để đo lường, đánh giá chương trình thực hiện. Giai đoạn 1 – Nghiên cứu khám phá Ở giai đoạn đầu tiên này, ta tìm hiểu tình hình xuất khẩu gạo, hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin của Công ty ANGIMEX; đồng thời là những thông tin về Công ty, về ngành hàng gạo xuất khẩu thông qua các thông tin thứ cấp và sơ cấp. Từ đó, ta xác định thị trường mục tiêu, mục tiêu quảng bá và thiết kế thông điệp cho kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu cho ngành hàng gạo xuất khẩu của Công ty. Thông tin cần thu và phương pháp thu: Thông tin thứ cấp: bao gồm thông tin thứ cấp bên trong và bên ngoài. Thông tin thứ cấp bên trong là những báo cáo của công ty về tình hình xuất khẩu gạo. Thông tin thứ cấp bên ngoài là những thống kê về tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam, An Giang; báo cáo hiện trạng ứng dụng thương mại điện tử của Việt Nam, An Giang; các báo cáo, nhận định tình hình ứng dụng thương mại điện tử tại thị trường mục tiêu; những đặc trưng văn hóa, kinh doanh của thị trường mục tiêu Đối với loại thông tin này, ta sẽ thu thập thông qua báo chí, Internet,… và được công ty cung cấp. Cụ thể như sau: Bảng 3.1: Nội dung và cách thu thập thông tin thứ cấp Loại thông tin Kỹ thuật thu Nguồn cung cấp Báo cáo tình hình xuất khẩu gạo của công ty Angimex Thu thập trực tiếp Do công ty cung cấp, cụ thể là phòng bán hàng Tình hình xuất khẩu gạo của thế giới Thông qua Internet www.oryza.com www.riceonline.com Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam Thông qua Internet, báo cáo thường niên ngành hàng Trung tâm thông tin thương mại - Bộ công thương: www.vinanet.com.vn Trung tâm thông tin Phát triển nông nghiệp nông thôn: www.agro.gov.vn Báo cáo thường niên ngành hàng lúa gạo Việt Nam Tình hình xuất khẩu gạo của An Giang Thông qua Internet www.sonongnghiep.angiang.gov.vn www.sothuongmai.angiang.gov.vn Trang thông tin điện tử phục vụ điều hành tỉnh An Giang: Tình hình ứng dụng thương mại điện tử Việt Nam Thông qua Internet Trí tuệ Việt Nam: www.ttvn.com.vn Trang thông tin điện tử Bô công thương: www.mot.gov.vn Tình hình ứng dụng thương mại điện tử An Giang Thông qua Internet www.angiang.gov.vn Tình hình ứng dụng thương mại điện tử tại thị trường mục tiêu Thông qua Internet Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển: www.unctad.org Thông tin sơ cấp: hình ảnh thương hiệu gạo Angimex mà công ty mong muốn đưa đến đối tác, mức độ sử dụng các phương tiện thương mại điện tử của nhân viên trong công ty. Bảng 3.2: Nội dung và cách thu thập thông tin sơ cấp Thông tin Phương pháp thu Nhận định về thị trường gạo xuất khẩu của công ty Phỏng vấn chuyên sâu đối với Chị Châu Thị Hận – nhân viên phòng kinh doanh Tìm hiểu tình hình ứng dụng công nghệ thông tin – thương mại điện tử Phỏng vấn chuyên sâu đối với Võ Văn Tú – nhân viên Công nghệ thông tin Phương pháp phân tích áp dụng: Phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp là phương pháp chủ yếu để phân tích những thông tin thu thập được trong đề tài này. Phương pháp này sẽ giúp đề tài rút ra được những thông tin cần thiết đối với loại thông tin thứ cấp và sơ cấp thu thập được, chủ yếu là các bảng biểu thống kê và những thông tin định tính. Giai đoạn nghiên cứu 2 Sau khi đã thu thập những thông tin cần thiết, ta tiến hành khảo sát khả năng ứng dụng và thích hợp của các công cụ truyền thông trực tuyến cho hình thức kinh doanh trực tuyến B2B. Đồng thời xem xét sự phù hợp của các công cụ này với thị trường mục tiêu, mục tiêu quảng bá và thông điệp đã xác định trong giai đoạn 1; đó cũng là cơ sở cho giai đoạn hoạch định tiếp theo. Thông tin cần thu và phương pháp thu: Bảng 3.3: Nội dung và cách thu thập thông tin giá cả Thông tin Phương pháp thu Bảng giá các công cụ tiếp thị trực tuyến Các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến (thông qua website, brochure, chat…) Phương pháp phân tích áp dụng: Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp dữ liệu. Giai đoạn 3 – Nghiên cứu hoạch định Giai đoạn cuối cùng trong quá trình nghiên cứu là lập kế hoạch thực hiện chương trình tích hợp IMC. Dựa vào những yếu tố đã xác định trong giai đoạn khám phá đầu tiên là thị trường mục tiêu, mục tiêu quảng bá và thông điệp cùng với những thông tin từ giai đoạn nghiên cứu định tính chính thức, giai đoạn này sẽ lựa chọn và kết hợp các công cụ truyền thông trực tuyến với nhau, tạo nên chương trình tích hợp IMC trong ứng dụng thương mại điện tử cho ngành hàng gạo xuất khẩu của Công ty ANGIMEX. Trong chương trình đó, ta cần phải hoạch định ngân sách rõ ràng, nhằm xác định chi phí đầu tư cũng như duy trì hệ thống website. Tóm tắt: Như vậy, kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu cho ngành hàng gạo xuất khẩu của Công ty Angimex gồm có 3 giai đoạn là nghiên cứu khám phá, nghiên cứu định tính chính thức và nghiên cứu hoạch định. CHƯƠNG 4: HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI CÔNG TY ANGIMEX VÀ CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Giới thiệu Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu An Giang Tổng quan -  Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG. -  Tên giao dịch quốc tế: AN GIANG IMPORT – EXPORT COMPANY. -  Tên viết tắt: ANGIMEX. -  Biểu tượng của Công ty: -  Trụ sở chính: Số 1, đường Ngô Gia Tự, phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. -  Điện thoại: 84.76.841548 – 841048 – 841286 Fax: 84.76.843239. -  E-mail: rice@angimex.com.vn -  Website: www.angimex.com.vn -  Mã số thuế: 1600230737-1. -  Lĩnh vực hoạt động chính: Tổ chức thu mua, chế biến lúa gạo tiêu thụ nội địa và cung ứng, xuất khẩu trực tiếp Kinh doanh làm đại lý xe Honda Kinh doanh in bao đóng gói gạo Dịch vụ đào tạo công nghệ thông tin Dịch vụ và kinh doanh điện thoại di động Mua bán và xuất khẩu các mặt hàng tiêu dùng và phân bón Xuất khẩu cá và nhập khẩu bã đậu nành. Quá trình hình thành và một số điểm chính Quá trình hình thành - Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu An Giang (Angiang Import – Export Company), viết tắt là Angimex, được thành lập vào ngày 23/07/1976 theo Quyết định số 73/QĐ-76 do Chủ tịch tỉnh Trần Tấn Thời ký, với tên gọi ban đầu là Công ty Ngoại thương An Giang. Tháng 9/1976, Công ty chính thức đi vào hoạt động, trụ sở đặt tại Châu Đốc. -  Năm 1979: Đổi tên thành Công ty Liên hợp xuất khẩu tỉnh An Giang, trụ sở tại thị xã Long Xuyên. -  Năm 1982: Thành lập Trạm giao nhận TP. Hồ Chí Minh (nay là chi nhánh TP.HCM) -  Năm 1988: Đổi tên thành Liên hiệp Công ty Xuất Nhập Khẩu tỉnh An Giang. -  Năm 1991: Thành lập Công ty liên doanh ANGIMEX – KITOKU. -  Năm 1992: Đổi tên thành Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang. -  Năm 1998: Được Bộ Thương Mại cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp. Thành lập đại lý ủy nhiệm đầu tiên của hãng Honda. -  Năm 2004: Thành lập Trung tâm Phát triển Công nghệ thông tin NIIT – ANGIMEX. - Năm 2005: Đón nhận chứng chỉ ISO 9001 – 2000. Khai trương đại lý điện thoại S-Fone – ANGIMEX. -  Năm 2008: Chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần. Với những cố gắng của mình, Công ty đã được khen thưởng nhiều lần: Huân chương lao động (1983 – hạng ba, 1985 - hạng nhì và 1995 – hạng nhất) và các bằng khen, cờ thi đua của Bộ Ngoại thương, Bộ Thương mại. Công ty còn được bầu chọn là doanh nghiệp xuất khẩu uy tín bốn năm liền (2004, 2005, 2006, 2007) và là một trong 500 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam. Sơ đồ quản lý Sơ đồ 4.1: Sơ đồ tổ chức Công ty Angimex ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Ban kiểm soát Phó Tổng Giám đốc Tổng Giám đốc Chi nhánh TPHCM Phòng Hành chánh Phòng Nhân sự Phòng Phát triển chiến lược Phòng Tài chính Kế toán Bộ phận Công nghệ thông tin Bộ phận Marketing Bộ phận Chiến lược & Kế hoạch Kinh doanh Bộ phận Dự án Giám đốc lương thực Giám đốc Trung tâm Honda ANGIMEX Giám đốc Trung tâm Kinh doanh Tổng hợp ANGIMEX Giám đốc Trung tâm Đào tạo ANGIMEX Phòng Bán hàng Phòng điều hành Kế hoạch lương thực Chi nhánh lương thực ANGIMEX Long Xuyên Chi nhánh lương thực ANGIMEX Thoại Sơn Cửa hàng ANGIMEX 3 Chi nhánh Honda Châu Đốc Chi nhánh Honda Long Xuyên Bộ phận kinh doanh Thức ăn chăn nuôi Bộ phận kinh doanh Điện thoại Bộ phận kinh doanh Phân bón Sơ lược về ngành xuất khẩu gạo của Công ty Mối quan hệ với nền sản xuất nông nghiệp trong nước: Công ty có lợi thế là có vùng nguyên liệu tại Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là nguồn cung chính cho xuất khẩu, là vùng có diện tích lúa lớn nhất trong cả nước. Nhưng thời tiết thất thường, hạn hán, lũ lụt cùng dịch bệnh cũng gây nhiều thiệt hại, làm mất mùa, ảnh hưởng phần nào đến nguyên liệu đầu vào cho việc xuất khẩu gạo. Điều này góp phần làm tăng giá lúa gạo trong những năm gần đây. (dẫn chứng). Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu từ Campuchia đã giúp bổ sung cho nguồn cung thị trường. Chính sách của Chính phủ: Ngành lương thực chịu sự điều tiết của Chính phủ về sản lượng xuất khẩu hàng năm, cụ thể trong năm 2006, 2007 giá cao liên tục và để đảm bảo an ninh lương thực nên Thủ tướng đã có những lần điều chỉnh tạm dừng xuất khẩu gạo, lần gần đây nhất là vào ngày 2/4/2008. Vấn đề này đã làm ảnh hưởng hạn chế đến kế hoạch kinh doanh của Công ty trong các thời điểm rất thuận lợi cho việc xuất khẩu, đó là những lúc giá bán cao, nhu cầu thị trường tiêu thụ mạnh, Công ty có tồn kho đáp ứng được cho xuất khẩu. Tuy nhiên, với nếp và gạo thơm thì vẫn được cho tiếp tục ký các hợp đồng xuất khẩu bình thường. Tình hình thị trường: Giá gạo thế giới trong hai năm trở lại đây có những biến động mạnh, đặc biệt là trong thời gian gần đây. Nguyên nhân là do nhu cầu tăng mạnh, nhất là thị trường Châu Phi, Trung Đông; thêm vào đó do nguồn cung cũng khan hiếm ở một số nước xuất khẩu, như trường hợp của Thái Lan, sau khi đẩy mạnh xuất khẩu, đã phải mở cửa kho dự trữ để cung cấp cho nội địa, cả Ấn Độ và Việt Nam cũng hạn chế xuất khẩu nhằm đảm bảo nguồn cung trong nước. Bên cạnh đó, do tình trạng đầu cơ trục lợi cũng góp phần đẩy giá gạo tăng cao. Tại thị trường xuất khẩu, từ tháng 2 đến đầu tháng 5 năm 2008, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng liên tục, trong ba tháng tăng thêm 830 USD/tấn, từ 370 USD/tấn (tháng 2) lên 500-600 USD/tấn (tháng 3) rồi lên 600-800 USD/tấn và cuối cùng là 1.200 USD/tấn (tại cuộc đấu thầu ở Philippines giữa tháng 4 của Hiệp hội lương thực Việt Nam). Vào lúc này, giá gạo của Thái Lan cũng đã đạt 1.000 USD/tấn (FOB – 100%B), 980 USD/tấn (FOB 5% tấm). Như vậy, so với cùng kỳ năm 2007, giá bán gạo của Thái Lan tăng 209%-211%, gạo Việt Nam tăng 220%-223%. Đối với thị trường nội địa, bên cạnh do giá gạo xuất khẩu tăng còn do tình trạng đầu cơ nên đã gây ra giá gạo tăng cao trong thời gian gần đây. Hoạt động kinh doanh: Theo cơ cấu hình thức tiêu thụ, Công ty đã đạt được số lượng xuất khẩu như sau: Biểu đồ 4.1: Biểu đồ hình thức tiêu thụ năm 2006 Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2006 và phương hướng năm 2007 của Công ty ANGIMEX Công ty kinh doanh xuất khẩu gạo với ba hình thức là xuất khẩu trực tiếp, cung ứng và ủy thác. Trong đó, xuất khẩu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn nhất (71.79%), đến xuất khẩu ủy thác chiếm 24.12% và cung ứng chiếm 4.09%. Tính theo cơ cấu loại gạo, Công ty xuất khẩu gạo cao cấp 5%-10% tấm, gạo cấp trung bình 15% tấm, gạo cấp thấp 25% tấm, gạo sắt, gạo thơm, nếp và tấm. Bảng 4.1: Tỷ trọng xuất khẩu gạo qua các năm 2003, 2004, 2005 và 2006 Tổng hợp từ các Báo cáo của Công ty Cố phần Xuất Nhập An Giang Chỉ tiêu 2003 Tỷ trọng 2004 Tỷ trọng 2005 Tỷ trọng 2006 Tỷ trọng Gạo 5% 37,633 11.34% 63,055 24.34% 87,490 27.47% 74,583 41.79% Gạo 10% 45,614 13.75% 6,469 2.50% - - - - Gạo 15% 109,600 33.03% 81,364 31.41% 115,990 36.42% 34,288 19.21% Gạo 25% 109,828 33.10% 84,218 32.51% 81,846 25.70% 52,481 29.41% Tấm 1,778 0.54% 17,805 6.87% 26,793 8.41% 11,321 6.34% Nếp 12,500 3.77% 4,757 1.84% 4,493 1.41% 2,149 1.20% Gạo sắt - - - - - - 2,164 1.21% Gạo thơm - - - - - - 1,475 0.83% Tấm nếp - - - - 1,182 0.37% - - Jasmine 526 0.16% 925 0.36% 701 0.22% - - Gạo khác 14,363 4.33% 480 0.19% - - - - Tổng cộng 331,842 100.00% 259,073 100.00% 318,495 100.00% 178,461 100.00% Trong đó, gạo 5%, 15% và 25% luôn chiếm tỷ lệ cao. Trong khi gạo 5% có xu hướng tăng dần thì gạo 15% và 25% thu hẹp dần, điều này là do Công ty chủ trương xuất khẩu gạo cao cấp, có giá trị gia tăng cao với kim ngạch xuất khẩu cao hơn các loại gạo cấp thấp. Đồng thời cũng do các thị trường Công ty xuất đến có những yêu cầu cao về chất lượng gạo. Thị trường xuất khẩu trực tiếp Bảng 4.2: Sản lượng xuất khẩu gạo trực tiếp tại các thị trường Tổng hợp từ các Báo cáo của Công ty Cố phần Xuất Nhập An Giang ĐVT: tấn Thị trường 2003 2004 2005 2006 Châu Á 269,469 71,104 144,408 84,159 Châu Phi 4,000 142,030 152,905 78,255 Châu Đại Dương  -  -  - 5,650 Châu Âu 245  - 118 3,234 Châu Mỹ  -  -  - 5,000 Tổng 273,714 213,134 297,430 176,298 Thị trường chủ yếu của Công ty là Châu Á, luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, nhưng sau đó có xu hướng giảm dần, vì Công ty chủ trương mở rộng sang các thị trường khác. Đó là thị trường Châu Phi, qua bốn năm liên tiếp Angimex đã tăng số lượng xuất, từ 1.46% tổng số lượng tiêu thụ năm 2003 tăng lên 44.39% vào năm 2006. Đến năm 2006, Công ty mở rộng sang hai thị trường mới là Châu Đại Dương với 5650 tấn và Châu Mỹ với 5000 tấn. Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại Công ty ANGIMEX Để đánh giá hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin của Angimex, ta đánh giá trên hai mặt là công nghệ thông tin và website. Công nghệ thông tin Để có thể thấy được hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin của một doanh nghiệp, ta có thể xem xét trên bốn nhân tố là nhận thức, nhân lực, nối mạng và nội dung. Đây còn được gọi là 4N trong thương mại điện tử. Sau đây, ta sẽ xem xét ứng dụng công nghệ thông tin trong Công ty Angimex với 4N Nhận thức Ban giám đốc Công ty đã nhận ra vai trò quan trọng của công nghệ thông tin, nên Công ty đã có những sự đầu tư thích hợp vào lĩnh vực này từ những năm trước đây. Đến hôm nay, công tác quản lý, kinh doanh, nghiệp vụ của Công ty đã đi vào quá trình ứng dụng công nghệ thông tin một cách thông suốt. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên cũng đã tham gia các khóa học tin học ngắn hạn nhằm nâng cao kỹ năng sử dụng vi tính, kiến thức ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc. Bảng 4.3: Danh mục đầu tư trang thiết bị của ANGIMEX 2007-2009 Nguồn: Bản công bố thông tin Công ty Xuất Nhập khẩu An Giang ĐVT: Triệu đồng Stt Danh mục Vốn đầu tư Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Đầu tư máy móc thiết bị 12.000 4.000 4.000 4.000 2 Nâng cấp trang thiết bị 9.000 3.000 3.000 3.000 3 Đầu tư công nghệ thông tin 3.000 1.000 1.000 1.000 Tổng cộng 24.000 8.000 8.000 8.000 Trong những ba năm tới, Công ty sẽ chi cho việc đầu tư công nghệ thông tin 3 tỷ đồng, trải đều qua ba năm. Việc đầu tư này cho thấy công ty có sự quan tâm cải tiến công nghệ thông tin cho mình. Chiến lược phát triển Công ty sau khi cổ phần có đề ra việc cần phải hoàn thiện việc ứng dụng tin học vào chương trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Chiến lược nhân sự cũng đề cập đến vấn đề đào tạo, nâng cao kỹ năng sử dụng thành thạo công nghệ thông tin. Việc đề ra những chiến lược này cũng góp phần cho thấy sự quan tâm của Công ty đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, kinh doanh. Trong những năm qua Công ty đã thực hiện và chạy thử website của mình, đến nay, Công ty chuẩn bị đưa ra website chính thức hoàn chỉnh sau một thời gian chạy thử, chỉnh sửa. Nhân lực Hiện nay, công việc quản lý công nghệ thông tin trong Công ty do phòng Phát triển chiến lược tiếp nhận. Công việc này được giao cho 01 nhân viên. Bên cạnh đó, các nhân viên trong Công ty đều có khả năng sử dụng vi tính khá tốt. Năm 2005, Công ty đã hoàn thành công tác đào tạo tin học cơ bản cho 90 cán bộ công nhâ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKL_Le Ngoc Tuyen_DH5KD_Ung dung Thuonng mai dien tu vao viec quang ba thuong hieu cho nganh hang gao xuat khau cua Cty ANGIMEX.doc
Tài liệu liên quan